Nhức chân từ đầu gối trở xuống: Nguyên nhân và điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nhức chân từ đầu gối trở xuống thường không quá nghiêm trọng. Phân lớn các trường hợp xảy ra ở người già bị lão hóa xương khớp, thừa cân béo phì. Ở một số trường hợp khác, cơn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh loãng xương và thoái hóa khớp tiến triển. Để giảm đau người bệnh có thể áp dụng các cách chăm sóc tại nhà hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Nhức chân từ đầu gối trở xuống
Tìm hiểu nguyên nhân gây nhức chân từ đầu gối trở xuống và các cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây nhức chân từ đầu gối trở xuống

Nhức chân từ đầu gối trở xuống xảy ra khi khớp gối bị tổn thương hoặc mất tính ổn định làm phát sinh cơn đau gối lan rộng xuống cẳng chân. Đối với những trường hợp có tổn thương dây thần kinh, cơn đau có thể lan rộng xuống cả mắt cá chân và bàn chân. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của người bệnh.

Phần lớn các trường hợp bị nhức chân từ đầu gối trở xuống cẳng chân và bàn chân là người lớn tuổi, do sự tác động của quá trình lão hóa theo thời gian khiến xương khớp suy yếu hoặc thoái hóa khớp gối. Cơn đau thường đột ngột nhưng không nhói lên, chỉ âm ỉ kéo dài trong vài giờ đồng hồ và lặp lại trong vài ngày.

Một số nguyên nhân gây nhức chân từ đầu gối trở xuống thường gặp:

1. Thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì có thể là một trong những nguyên nhân gây nhức chân từ đầu gối trở xuống. Theo giải phẫu học, khớp gối có cấu trúc phức tạp, giữ vai trò quan trọng trong việc duỗi và gấp chân, đảm bảo quá trình xoay chuyển linh hoạt theo nhiều hướng.

Ngoài ra khớp gối còn có chức năng đáp ứng nhu cầu vận động, cân bằng và nâng đỡ cơ thể. Chính vì thế nếu trọng lượng cơ thể dư thừa, khớp gối sẽ chịu nhiều áp lực và bị tổn thương. Điều này làm phát sinh cảm giác đau nhức từ đầu gối xuống cẳng chân.

Tổn thương đau nhức khớp gối do thừa cân béo phì thường nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi, những người có công việc cần đứng lâu hoặc ít vận động, đi bộ nhiều.

Thừa cân béo phì
Thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối, phát sinh cảm giác đau nhức từ đầu gối xuống cẳng chân

2. Thoái hóa khớp gối

Cơn đau từ đầu gối lan rộng xuống cẳng chân và bàn chân thường phát sinh từ bệnh thoái hóa khớp gối. Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển và mức độ hư hỏng sụn khớp, cơn đau có thể âm ỉ từ nhiều giờ đến nhiều ngày khiến bệnh nhân khó chịu. Ở một số thời điểm, người bệnh có thể bị đau nhói thành từng cơn, đau khu trú làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, tâm lý và khả năng vận động.

Đau đầu gối do thoái hóa khớp gối thường nghiêm trọng hơn khi lên xuống cầu thang hoặc đứng lên đột ngột từ tư thế ngồi xổm. Tuy nhiên cảm giác đau nhức khó chịu có thể giảm nhẹ khi chườm đá và nghỉ ngơi.

Ngoài tình trạng nhức chân từ đầu gối trở xuống, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối còn gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Cứng khớp gối, giảm phạm vi mở rộng khớp gối
  • Sưng đầu gối
  • Hạn chế khả năng vận động
  • Nhìn thấy đỏ và sờ thấy nóng ở khớp
  • Xuất hiện tiếng kêu ở khớp gối khi mở rộng khớp

XEM NGAY: Bài thuốc Nam bí truyền điều trị thoái hóa khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

3. Loãng xương

Nếu thường xuyên bị nhức chân từ đầu gối trở xuống, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa xương, chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự suy giảm mật độ xương, bên trong vỏ xương gia tăng kích thước của những khoảng trống khiến xương khớp suy yếu.

Đối với loãng xương, bệnh nhân sẽ bị đau nhức nhiều ở các đầu xương. Đau giảm nhẹ ở những vị trí không chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể. Ngoài đầu gối, bệnh nhân bị loãng xương còn có cảm giác đau nhức lưng, xương chậu và nhiều xương khác trên cơ thể.

Loãng xương
Bệnh loãng xương có thể là nguyên nhân gây đau nhức chân từ đầu gối trở xuống

4. Chấn thương đầu gối

Chấn thương trong khi chơi thể thao hoặc lao động, té ngã, tai nạn, vận động mạnh hoặc quá sức có thể gây tổn thương và kích hoạt cơn đau ở khớp gối. Đối với những trường nặng, ảnh hưởng đến xương khớp, dây chẳng hoặc có vết thương hở, cơn đau có thể lan xuống cẳng chân làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Các dạng chấn thương có thể gây nhức chân từ đầu gối trở xuống:

Nhức chân từ đầu gối trở xuống – Khi nào cần khám?

Phần lớn các trường hợp bị đau nhức chân từ đầu gối trở xuống có mức độ nhẹ và tiến triển từ các nguyên nhân không quá phức tạp. Do đó người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để kiểm soát cơn đau.

Tuy nhiên nếu cơn đau không giảm, đau nghiêm trọng hoặc tăng dần mức độ đau theo thời gian, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp hơn.

Ngoài ra người bệnh cũng cần gặp bác sĩ chuyên khoa khi cơn đau xuất hiện kèm theo những biểu hiện sau:

  • Tê bì, ngứa ran hoặc châm chích
  • Yếu cơ
  • Sưng đỏ khớp gối
  • Sờ thấy nóng
  • Đau nhức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại…

Điều trị nhức chân từ đầu gối trở xuống

Phần lớn trường hợp bị nhức chân từ đầu gối trở xuống có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn. Vì thế dựa vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể thử áp dụng các phương pháp điều trị và giảm đau dưới đây:

1. Nghỉ ngơi

Những người bị nhức chân từ đầu gối trở xuống nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong vài ngày đầu để làm dịu cơn đau, đặc biệt là khi đau nhức đột ngột và nghiêm trọng, đau nhức do chấn thương, vận động mạnh hoặc áp lực từ trọng lượng.

Trong khi nghỉ ngơi, khớp xương và dây chằng sẽ được thư giãn, giảm bớt áp lực từ trọng lượng giúp hạn chế chấn thương tiến triển, xoa dịu nhanh cảm giác đau nhức khó chịu. Mặt khác, nghỉ ngơi giúp thư giãn và điều chỉnh tâm trạng. Trong khi đó căng thẳng chính là nguyên nhân kích hoạt và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì thế trong khi nghỉ ngơi, người bệnh cần điều chỉnh cả tư thế lẫn tâm trạng để soát kiểm soát cơn đau.

Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi giúp giảm bớt áp lực từ trọng lượng, xoa dịu nhanh cảm giác đau nhức khó chịu

2. Chườm lạnh hoặc chườm ấm

Đối với những trường hợp bị nhức chân từ đầu gối trở xuống do chấn thương, người bệnh nên ưu tiên biện pháp chườm lạnh trong vài ngày đầu. Sau đó có thể chuyển sang chườm nóng hoặc dùng xen kẽ biện pháp chườm nóng và lạnh.

Biện pháp chườm lạnh có tác dụng giảm đau, viêm và sưng, hỗ trợ điều trị giãn dây chằng và tăng tầm vận động cho khớp gối. Biện pháp này nên được thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày, tối đa 20 phút/ lần.

Đối với chườm nóng, biện pháp này có tác dụng tăng lưu thông máu, thư giãn khớp xương, mạch máu và dây thần kinh. Đồng thời giảm tê bì và đau nhức xương khớp. Ngoài ra chườm nóng còn có tác dụng kích thích quá trình sản sinh dịch khớp, giúp khớp gối chuyển động trơn tru. Từ đó hạn chế tình trạng cứng khớp và ngăn ngừa đau nhức khi đi lại.

3. Xoa bóp nhẹ nhàng

Khi bị đau nhức chân từ đầu gối trở xuống, người bệnh nên nằm nghỉ ở tư thế thoải mái, sau đó dùng lực từ bàn bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp để giảm đau. Biện pháp này có tác dụng thư giãn dây chằng, cơ và khớp xương, giãn mạch, tăng lưu thông máu và xoa dịu cơn đau.

Ngoài ra thường xuyên xoa bóp còn giúp người bệnh đẩy lùi cảm giác tê buốt lan dọc từ đầu gối xuống bàn chân, làm tan máu bầm. Đồng thời hạn chế cứng khớp và tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Do đó những người có tổn thương khớp gối, bị nhức chân từ đầu gối trở xuống có thể xoa bóp mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút để cắt giảm triệu chứng. Lưu ý, xoa bóp nhẹ nhàng và tăng dần cường độ, không nên đột ngột xoa bóp mạnh để tránh cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Xoa bóp nhẹ nhàng
Xoa bóp có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu, thư giãn khớp xương và dây chằng, xoa dịu cơn đau

4. Kiểm soát cân nặng

Nếu nhức chân từ đầu gối trở xuống xảy ra do áp lực từ trọng lượng dư thừa, người bệnh nên tăng cường hoạt động thể chất, thiết lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp để điều chỉnh cân nặng. Điều này giúp hạn chế tổn thương và những đợt đau nhức ở đầu gối.

5. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Các nghiên cứu cho thấy, xây dựng chế độ ăn phù hợp có thể giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau ở đầu gối. Đồng thời góp phần ngăn ngừa một số vấn đề bệnh lý làm ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối.

Cụ thể những người có xương khớp suy yếu, thường xuyên đau nhức chân từ đầu gối trở xuống nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Cụ thể như các loại rau xanh, cam, sữa, sữa chua, cá hồi, cá tích, dầu gan cá tuyết, tôm, cua, các loại đậu, hạt và quả hạch…

Bởi canxi và vitamin D có tác dụng xây dựng hệ xương chắc khỏe, tăng mật độ xương, hạn chế nguy cơ loãng xương và thoái hóa khớp. Ngoài ra cả hai thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng hỗ trợ sức đề kháng, tăng cường sức khỏe và giảm đau.

Axit béo omega-3 và các chất chống oxy hóa cũng nên được thêm vào chế độ ăn uống của những người có vấn đề ở khớp gối dẫn đến đau nhức lan rộng. Chất chống oxy hóa trong các loại trái cây và rau quả được khuyến khích bổ sung vì có tác dụng chống lại gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, ngăn thoái hóa tiến triển.

Trong khi đó axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng cường tiết dịch, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe và giúp khớp gối hoạt động trơn tru hơn. Loại axit này thường được tìm thấy trong các loại dầu cá, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, trứng cá muối, hạnh nhân…

Tuy nhiên để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với người bị đau nhức chân từ đầu gối trở xuống, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm và các nhóm chất, không nên chỉ tập trung vào một nhóm thực phẩm.
  • Tránh thêm vào chế độ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ vì có thể làm giảm nguy cơ hấp thụ canxi từ các loại thực phẩm.
  • Thức ăn chứa nhiều muối hoặc đường đều có khả năng tăng tốc độ thoái hóa xương khớp, kích thích phản ứng viêm và gây đau. Vì thế cần tránh tiêu thụ.
  • Uống nhiều nước lọc để tăng hấp thu các dưỡng chất.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống phù hợp giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau ở đầu gối, ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan

6. Tăng cường hoạt động thể chất

Khi cảm giác đau nhức thuyên giảm, người bệnh nên tăng cường hoạt động thể chất với những bộ môn lành mạnh và tốt cho khớp gối như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập thái cực quyền… Bởi việc luyện tập có thể giúp duy trì độ dẻo dai và tính linh hoạt cho các khớp xương, ổn định cấu trúc khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ và dây chằng, hỗ trợ giảm đau.

Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy, việc luyện tập đúng cách và kiên trì mỗi ngày còn giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe, hạn chế chấn thương, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến khớp gối như thoái hóa, viêm khớp, viêm gân, giãn dây chằng đầu gối

Chính vì thế những người thường xuyên bị đau nhức khớp gối lan rộng nên tăng cường hoạt động thể chất với các bài tập thích hợp để kiểm soát tình trạng.

7. Tập yoga

Một số bài tập yoga có thể giúp kéo giãn dây chằng và các khớp xương, giảm đau nhức, tăng tầm vận động và tính linh hoạt cho đầu gối. Ngoài ra các bài tập còn có tác dụng tăng cường sức cơ và độ dẻo dai của các dây chằng hỗ trợ khớp gối, duy trì chức năng vận động. Đồng thời hạn chế nhức chân từ đầu gối trở xuống do các nguyên nhân như chấn thương, thoái hóa khớp…

Dưới đây là một số bài tập yoga phù hợp với người bị nhức đầu gối lan rộng, tốt cho hệ xương khớp:

Bài tập nửa ngồi xổm

  • Đứng thẳng trên sàn, hai chân dang rộng bằng vai
  • Từ từ nâng cao tay, đồng thời thực hiện tư thế ngồi xổm một nửa (khoảng 10 inch thì ngưng)
  • Duy trì tư thế này trong 5 giây
  • Thả lỏng và trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác từ 2 – 3 lần, mỗi lần 10 lượt.
Bài tập nửa ngồi xổm
Bài tập nửa ngồi xổm

Bài tập nhón chân

  • Đứng thẳng, mắt nhìn phía trước, hai chân dang rộng bằng vai
  • Từ từ nhón chân lên, đứng bằng mũi chân, gót chân được nâng lên khỏi mặt đất
  • Duy trì tư thế này trong 10 – 15 giây
  • Từ từ hạ chân xuống, thả lỏng cơ và trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác 2 lần, mỗi lần 10 lượt.
Bài tập nhón chân
Bài tập nhón chân

Bài tập tư thế bắt cầu

  • Nằm trên sàn với tư thế thẳng lưng, dọc hai tay theo thân người
  • Co hai đầu gối, bàn chân phẳng trên sàn
  • Nâng cao thân người hết mức có thể. Bàn chân, cánh tay, vai và cổ giữ nguyên
  • Duy trì tư thế này trong 20 giây, hít thở đều
  • Thả lỏng cơ thể, trở về tư thế ban đầu
  • Lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập tư thế bắt cầu
Bài tập tư thế bắt cầu

Khi tập yoga, người bệnh cần lưu ý luyện tập đúng cách, thực hiện những bài tập thích hợp để giảm nhẹ cơn đau, tăng cường sức cơ và hỗ trợ khớp gối. Tránh vận động mạnh hoặc luyện tập gắng sức. Vì điều này có thể làm phát sinh tác dụng ngược, gây tổn thương khớp gối.

8. Dùng thuốc không kê đơn

Nếu thường xuyên bị nhức chân từ đầu gối trở xuống hoặc đau nhức kéo dài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng vận động, người bệnh có thể thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Những loại thuốc giúp giảm đau nhanh và thường được sử dụng:

  • Paracetamol: Paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Việc sử dụng với liều 500mg/ lần x 2 – 4 lần/ ngày có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình giảm đau nhức chân, hạn chế tình trạng đau lan rộng từ đầu gối xuống cẳng chân và bàn chân. Tuy nhiên thuốc chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị đau nhẹ và trung bình.
  • Thuốc chống viêm không steriod (NSAID): Nhóm thuốc này hợp với người không có đáp ứng với Paracetamol, đau ở mức độ trung bình hoặc có liên quan đến viêm. Thuốc chống viêm không steriod có tác dụng hạ sốt (không đặc hiệu), giảm đau, phòng ngừa và trị viêm. Tuy nhiên NSAID có thể gây tác dụng (thường gặp ở hệ tiêu hóa). Vì thế thuốc chỉ được dùng điều trị ngắn hạn (dưới 5 ngày) hoặc dùng kèm theo một loại thuốc có tác dụng bảo vệ dạ dày.
Dùng thuốc không kê đơn
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát tình trạng nhức chân từ đầu gối trở xuống

Có nhiều nguyên nhân gây nhức chân từ đầu gối trở xuống. Phần lớn các trường hợp xảy ra ở người lớn tuổi, có mức độ nhẹ, dễ kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc và dùng thuốc không kê đơn.

Những cơn đau nhức chân từ đầu gối trở xuống có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp nghiêm trọng. Nếu đau nhức tái phát nhiều lần, kéo dài âm ỉ hoặc kèm theo các biểu hiện khác, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn. Để giải quyết dứt điểm các bệnh lý về xương khớp, đông đảo người bệnh hiện nay có xu hướng lựa chọn các bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản.

Bài thuốc QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG “đánh tan” mọi cơn đau, tái tạo sụn khớp, phục hồi vận động từ tinh hoa Y học cổ truyền

Bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang kết tinh từ tâm huyết, trí tuệ, kinh nghiệm của đội y bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị YHCT hàng đầu hiện nay đã có 12 năm xây dựng và phát triển. Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ hàng chục bài thuốc cổ phương, trong đó nổi bật nhất là cốt thuốc của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn. Dưới sự soi sáng của khoa học hiện đại, kết hợp với y pháp bậc thầy của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc xương khớp đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu, bài bản của YHCT

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc Bổ thận – Giải độc – Đặc trị tạo tác động ĐA CHIỀU vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh – giải quyết dứt điểm triệu chứng – tái tạo xương khớp, ngăn bệnh tái phát. Trong đó:

  • QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Thông huyết mạnh, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, phù thũng, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, tăng cường bổ sung dưỡng chất, tái tạo sụn khớp, ngăn loãng xương, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, phục hồi vận động toàn diện.
  • QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Giải độc, trừ tà, tiêu viêm, giảm sưng, thông kinh hoạt lạc, loại bỏ các triệu chứng đau nhức.
  • QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Bồi bổ và phục hồi chức năng can thận, dưỡng huyết, hoạt huyết, cân bằng âm dương, ổn định chính khí, mạnh gân cốt, tăng cường thể trạng.
3 nhóm thuốc kết hợp thành phác đồ “kiềng 3 chân” hoàn chỉnh mang đến công dụng vượt trội

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang hiệu quả và phù hợp với mọi trường hợp đang bị đau nhức chân, đau nhức đầu gối từ nhẹ đến nặng, đau mãn tính lâu năm, đau do mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp…

Bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang kết hợp hơn 50 vị thuốc Nam. Nhiều vị thuốc là bí dược đặc hữu của người Tày lần đầu tiên được phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam. Một số vị chủ dược tiêu biểu có tên tiếng Tày có thể kể đến: Kê huyết đằng, Tào đông, Thau pình, Phác mạy nghiến, Phác mạy liến, Phác kháo cài, Lịn tưa, Mạy vang, Huyết giác, kha khếp… Ngoài ra, bài thuốc góp mặt các vị: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, vỏ gạo, bạc sau, tang ký sinh, ngưu tất, tơ hồng vàng, dây đau xương, đỗ trọng, hầu vĩ tóc, hy thiêm, gối hạc…

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Một số vị thuốc tiêu biểu trong bảng thành phần thảo dược quý hiếm của Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang an toàn, không tác dụng phụ khi sử dụng nguồn dược liệu chuẩn hóa GACP-WHO được cung ứng từ đơn vị Quốc gia Vietfarm, nhiều vị thuốc khai thác trực tiếp từ rừng tự nhiên.

Tiến sĩ Alok – Nguyên Phó Chủ tịch cao cấp của Tập đoàn Canon Châu Á bị đau khớp gối suốt nhiều năm và khỏi bệnh nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc:

Ông Nguyễn Văn Dũng (Quận Phú Nhuận – TP HCM) khỏi hẳn viêm khớp gối sau 2 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

XEM THÊM: CHUYÊN GIA VÀ NGƯỜI BỆNH NÓI GÌ VỀ HIỆU QUẢ CỦA BÀI THUỐC QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG?

Sau khi bài viết được đăng tải đã có rất nhiều bạn đọc và người bệnh mong muốn được tư vấn điều trị dứt điểm đau nhức xương khướp bằng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Ban biên tập xin được để lại thông tin về Trung tâm Thuốc dân tộc ngay dưới đây để bạn đọc chủ động trong việc liên hệ thăm khám và sử dụng thuốc hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua