Nang xương đơn độc là gì? Thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Nang xương đơn độc là một khoang chứa đầy chất lỏng có màu vàng, không kèm theo triệu chứng lâm sàng, khó nhận biết sớm. Tổn thương này không lan ra ngoài xương nên lành tính hơn so với những dạng tổn thương khác. Tuy nhiên các phương pháp điều trị vẫn được thực hiện để tránh nguy cơ làm mỏng các vùng xương tổn thương và gây gãy xương bệnh lý.

Nang xương đơn độc
Thông tin cơ bản về nang xương đơn độc, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nang xương đơn độc là gì?

Nang xương đơn độc còn được gọi là u nang xương đơn phương (Unicameral bone cysts – UBC). Đây là một khoang chứa đầy chất lỏng có màu vàng, không kèm theo triệu chứng ở trường hợp nhẹ. Tuy nhiên bệnh nhân có thể bị đau, xương mỏng và dễ gãy khi có những tổn thương lớn hơn.

U nang xương đơn phương không gây ra những tổn thương ngoài xương nên được đánh giá là lành tính, ít gây ra những rủi ro nghiêm trọng. Để điều trị, người bệnh sẽ được tiêm steroid, phẫu thuật nạo bỏ nang xương và ghép xương (phương pháp điều trị chính).

Nang xương thường gặp ở trẻ em hơn so với người lớn. Ngoài ra tỉ lệ mắc bệnh của nam giới so với phụ nữ là 2:1.

Vị trí tổn thương

Một u nang xương có thể hình thành và phát triển ở trong bất kỳ cấu trúc xương nào. Tuy nhiên chúng thường nằm trong tủy và chủ yếu được tìm thấy ở những xương dài, tiếp giáp với đĩa tăng trưởng. Cụ thể như:

  • Các xương cánh tay (chiếm 50 – 60% tổng số ca bệnh)
  • Xương đùi gần (chiếm 30% tổng số ca bệnh) hoặc một số xương dài khác
  • Xương bàn chân
  • Một số vị trí ít phổ biến nhưng thường gặp ở người lớn:
    • Khung chậu (chiếm 2% tổng số ca bệnh)
    • Cột sống
  • Một số vị trí ít phổ biến nhưng thường gặp ở trẻ:
    • Cánh chậu
    • Xương cựa (các sên)
    • Calcaneus
U nang xương đơn độc chủ yếu được tìm thấy ở những xương dài
U nang xương đơn độc chủ yếu được tìm thấy ở những xương dài, tiếp giáp với đĩa tăng trưởng

Phân loại nang xương đơn độc

Dựa vào đặc điểm và khả năng tiến triển, nang xương đơn độc được phân thành hai loại, bao gồm:

1. U nang xương đơn phương hoạt động

Một u nang hoạt động sẽ phát triển trên những khu vực tiếp giáp với sụn tiếp hợp đầu xương. Ngoài ra chúng có xu hướng phát triển cho đến khi tổn thương lắp đầy toàn bộ cơ nhị đầu, trong xương và trục.

Tùy thuộc vào khả năng phát triển và mức độ xâm lấn của nang xương, tổn thương có thể phá hủy mảng biểu mô khiến người bệnh mắc chứng xương ngắn vĩnh viễn. Ở những trường hợp nhẹ hơn, khối u hoạt động có thể gây gãy xương bệnh lý sau khi phát triển.

2. U nang xương đơn phương tiềm ẩn

Một u nang xương đơn phương tiềm ẩn sẽ hình thành ở vị trí cách xa mảng biểu mô. Chúng ít phát sinh rủi ro và có khả năng chữa lành cao khi điều trị. U nang tiềm ẩn thường gặp ở những trẻ em có độ tuổi từ 5 – 15 tuổi.

Nguyên nhân gây nang xương đơn độc

Hiện nay nguyên nhân gây nang xương đơn độc vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin rằng u nang xương có thể xảy ra khi lượng chất lỏng trong xương bị phân hủy với tốc độ cao và tích tụ tại một khu vực do tắc nghẽn. Điều này được kết luận khi các thành phần hóa học của chất lỏng màu vàng được tìm thấy trong u nang xương có cấu trúc khá giống với thành phần hòa học trong huyết thanh.

Ngoài ra một số nghiên cứu và giả thuyết khác cũng được thiết lập. Cụ thể:

  • U nang xương đơn độc là kết quả của những rối loạn liên quan đến đĩa tăng trưởng.
  • Sự phát triển bất thường liên quan đến những tĩnh mạch của xương do những vấn đề về hệ tuần hoàn gây ra.
  • Chấn thương lặp đi lặp lại kích thích một u nang xương đơn phương phát triển.

Triệu chứng của nang xương đơn độc

Hầu hết các u nang xương đơn độc không kèm theo triệu chứng. Vì thế chúng thường được phát hiện khi tình cờ khám xương, chụp CT hoặc X-quang do những nguyên nhân khác.

Tuy nhiên ở những trường hợp có nang xương đang phát triển và gây tổn thương lớn, những mảng xương gần đó có thể mỏng đi theo thời gian. Điều này khớp bệnh nhân thường xuyên bị đau và gãy xương bệnh lý.

Đau và gãy xương bệnh lý
Đau nhức và gãy xương bệnh lý do u nang xương đơn phương phát triển khiến xương mỏng và yếu đi

U nang xương đơn độc có nguy hiểm không?

U nang xương đơn độc được đánh giá là khá lành tính do những tổn thương không lan ra ngoài xương. Tuy nhiên những tổn thương rộng có thể khiến các xương mỏng đi và gây ra những vấn đề sau:

Vì thế để phòng ngừa rủi ro, người bệnh nê thường xuyên thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chẩn đoán nang xương đơn độc

U nang xương đơn độc thường không được phát hiện qua những biểu hiện lâm sàng. Phần lớn trường hợp đều tình cơ phát hiện u nang xương thông qua hình ảnh X-quang hoặc một số xét nghiêm khác.

1. Chẩn đoán xác định nang xương đơn độc

Để xác định u nang xương đơn phương và đánh giá mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được yêu cầu thực một số kỹ thuật chẩn đoán dưới đây:

+ Chụp X-quang

Đây là kỹ thuật chẩn đoán u nang xương đơn phương chủ yếu. Trên hình ảnh X-quang, u nang xương có những đặc điểm sau:

  • Tổn thương được tìm thấy trong xương dài (khoảng 90 – 95% trường hợp)
  • Nang xương có hình thuôn dài, chạy dọc theo chiều dài của xương
  • Có tâm
  • Hiếm khi nang xương đa nhân và phát triển lớn
  • Có vết nứt hoặc có một mảnh xương nhỏ xuất hiện và di chuyển trong dịch nang khi bị gãy xương (dấu hiệu mảnh rơi). Đây là dấu hiệu chẩn đoán u nang xương đơn phương.
  • Bong bóng di chuyển lên trên (dấu hiệu bong bóng tăng). Đây là dấu hiệu chẩn đoán u nang xương đơn sụn.

+ Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Kỹ thuật này được chỉ định để xác định nguy cơ gãy xương và đánh giá độ dày thành nang.

  • Ở khu vực bị tổn thương xuất hiện vách mỏng với giả vách ngăn
  • Vách ngăn có lỗ thủng cho phép hai khoang thông thương hoặc vách ngăn không hoàn toàn.

+ Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI được sử dụng để kiểm tra xương và mô mềm xung quanh. Đồng thời phân loại và xác định vị trí chính xác của nang xương. Ngoài ra kỹ thuật này còn giúp kiểm tra kích thước thực tế của nang xương, xác hình dạng và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đặc điểm tín hiệu MRI đối với một tổn thương không biến chứng:

  • T1 có tín hiệu thấp
  • T2 có tính hiệu cao
  • Không có mức chất lỏng trừ khi đã xuất hiện biến chứng liên quan đến xuất huyết

Để tìm ra các điểm khác biệt của u nang và cấu trúc của các bộ phận xung quanh nó, người bệnh sẽ được yêu cầu chụp cộng hưởng từ kết hợp tần số vô tuyến và nam châm để tạo ra hình ảnh chi tiết hơn. Từ đó lập ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

+ Quét xương

Quét xương là kỹ thuật chẩn đoán u nang xương đơn độc được áp dụng phổ biến. Kỹ thuật này sử dụng hình ảnh hạt nhân để loại trừ các u nang khác, xác định những bất thường liên quan đến quá trình thoái hóa.

Ngoài ra quét xương còn giúp đánh giá những thay đổi của cấu trúc trong khớp xương. Từ đó xác định nguyên nhân gây viêm hoặc/ và đau xương, phân biệt nang xương với khối u ác tính và bệnh xương.

Chẩn đoán xác định nang xương đơn độc
Chẩn đoán xác định nang xương đơn độc thông qua hình ảnh X-quang, chụp cắt lớp vi tính, MRI, quét xương

2. Chẩn đoán phân biệt

Nang xương đơn độc được chẩn đoán phân biệt với những dạng u nang xương khác và các bệnh lý sau:

Phương pháp điều trị nang xương đơn độc

Phẫu thuật là phương pháp điều trị nang xương đơn độc chủ yếu. Ngoài ra người bệnh có thể được yêu cầu dùng thêm thuốc nếu có triệu chứng hoặc cần thiết.

1 Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) chỉ được sử dụng để giảm triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị nang xương đơn độc bằng phương pháp phẫu thuật. Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

+ Thuốc giảm đau

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ đau nhức, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng Paracetamol (thuốc giảm đau thông thường) và Codein (thuốc giảm đau gây nghiện). Phương pháp này có tác dụng làm dịu cơn đau, phù hợp với những bệnh nhân có tổn thương lớn kèm theo đau nhức.

  • Paracetamol: Giảm những cơn đau nhẹ hoặc vừa.
  • Codein: Giảm những cơn đau nặng. Codein có thể được dùng để thay thế cho thốc giảm đau thông thường hoặc kết hợp với Paracetamol giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ.

+ Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Aspirin…) được sử dụng cho những bệnh nhân kém hấp thu với Paracetamol. Thuốc này có tác dụng giảm viêm, sưng và đau ở mức trung bình.

+ Denosumab

Denosumab thực chất là một kháng thể đơn dòng kháng RANKL. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân có u nang xương đơn độc. Ngoài ra Denosumab còn có tác dụng điều trị bệnh loãng xương và những bệnh lý ác tính di căn xương.

Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc để giảm triệu chứng và tăng hiệu quả chữa u nang xương đơn độc bằng điều trị ngoại khoa

2. Điều trị ngoại khoa

Người bệnh sẽ được yêu cầu điều trị nội khoa ngay lập tức nếu u nang xương đơn đọc khiến xương mỏng và có khả năng gãy xương cao. Tuy nhiên bác sĩ có thể sử dụng steroid dạng tiêm hoặc kết hợp các phương pháp phẫu thuật dựa vào những yếu tố sau:

  • Tiền sử bệnh, chấn thương trước đó
  • Loại thuốc đang dùng
  • Độ tuổi
  • Khả năng đáp ứng với các thủ thuật y tế
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh

Những phương pháp điều trị ngoại khoa thường được sử dụng gồm:

+ Phẫu thuật nạo bỏ tổn thương

Phẫu thuật nạo bỏ tổn thương giúp loại bỏ hoàn toàn u nang xương đơn độc trước khi kích thích những tế bào xương mới phát triển. Đồng thời giảm nguy cơ gãy xương bệnh lý và hạn chế tái phát.

Các bước nạo bỏ tổn thương:

  • Dùng dao mổ tạo một đường rạch hoặc một lỗ trong xương
  • Dùng ống mềm dẫn lưu chất lỏng bên trong u nang ra ngoài
  • Sử dụng dụng cụ y tế nạo mô niêm mạc ra khỏi tổn thương

Vết nạo thường sâu và rộng hơn tổn thương để giảm nguy cơ tái phát từ những tế bào tổn thương còn sót lại.

+ Ghép xương

Sau khi phẫu thuật nạo bỏ tổn thương, người bệnh sẽ được ghép xương để hoàn thành quá trình phục hồi. Để thực hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng xương của người hiến tặng hoặc xương tự thân cấy ghép vào khoang trống. Sự cấy ghép này sẽ kích thích các tế bào xương phát triển, lấp đầy vị trí tổn thương và đảm bảo khả năng vận động cho bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng vật liệu nhân tạo (còn được gọi là xi măng) lấp đầy khoảng trống sau khi nạo bỏ tổn thương. Tuy nhiên cả hai cách đều được chèn thêm một số chất hóa học giúp ngăn chạn u nang xương đơn độc tái phát.

+ Tiêm steroid

Để giảm nồng độ prostaglandin (một axit béo ngăn cản quá trình tái hấp thu của u nang vào xương), người bệnh sẽ được tiêm methylprednisolone acetate vào vị trí tổn thương. Phương pháp này có tác dụng điều chỉnh nồng độ prostaglandin, thúc đầy quá trình tái hấp thu u nang vào xương và khiến tổn thương biến mất.

Các bước tiêm steroid điều trị u nang xương đơn độc như sau:

  • Đặt kim sinh thiết vào u nang và dịch kẽ, dẫn lưu toàn bộ dịch trong u nang
  • Dùng thuốc cản quang làm đầy u nang, sau đó chụp X-quang để xác định hình dạng và thể tích của u nang
  • Người bệnh được tiêm methylprednisolone acetat trong trường hợp có thể lắp đầy u nang. Thời gian tiêm thuốc có thể kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Khi mức độ prostaglandin giảm, u nang xương đơn độc sẽ được tái hấp thu vào xương, sau đó biến mất.

So với phương pháp phẫu thuật nạo bỏ u nang xương, tiêm steroid được ưu tiên hơn. Bởi phương pháp này có ít rủi ro, giảm nguy cơ gãy xương, nhiễm trùng và tái phát u nang.

Điều trị u nang xương đơn độc
Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu tiêm steroid hoặc kết hợp các phương pháp phẫu thuật dựa trên tình trạng

Theo dõi và kiểm soát bệnh

Sau khi tiêm steroid và phẫu thuật điều trị, người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp người bệnh theo dõi tình trạng, đánh giá hiệu quả sau điều trị. Đồng thời kiểm tra khả năng tái phát u nang xương. Từ đó sớm thiết lập những phương pháp xử lý thích hợp nhất.

Trong 2 năm đầu tiên sau điều trị, người bệnh được khuyên tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần. Những năm tiếp theo, bệnh nhân có thể tái khám mỗi 6 – 12 tháng 1 lần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp phát hiện u xương đơn phương tái phát, người bệnh nên tiến hành kiểm tra cận lâm sàng để đánh giá toàn diện. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra trong thời gian điều trị, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây để tăng tốc độ phục hồi:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ thành phần dinh dưỡng từ các loại thực phẩm lành mạnh để rút ngắn tốc độ phục hồi tổn thương, giảm nguy cơ tái phát. Cụ thể như như rau xanh, trái cây, thịt, cá, sữa, hài sản. Đặc biệt cần bổ sung đủ hàm lượng canxi và vitamin D cần thiết cho quá trình tái tạo xương.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là cách hỗ trợ giảm tổn thương, tăng hấp thụ chất dinh dưỡng và
  • Vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia để phục hồi chức năng và đảm bảo vận động linh hoạt.
  • Thường xuyên đi lại, tập thể dục với các bài tập yoga hoặc bộ môn thích hợp (bơi lội, đạp xe…) để phòng ngừa cứng khớp, teo cơ do bất động lâu ngày, duy trì khả năng vận động và nâng cao sức khỏe.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc lao động gắng sức trong giai đoạn phục hồi.
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để rút ngắn tốc độ phục hồi tổn thương, giảm nguy cơ u nang tái phát

Nang xương đơn độc là một tổn thương lành tính và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp phác nhau. Tuy nhiên tổn thương này khó được nhận biết trong giai đoạn sớm khiến nguy cơ gãy xương tăng cao, xương yếu và khó điều trị hơn. Vì thế người bệnh nên khám sức khỏe xương khớp định kỳ hoặc thăm khám ngay khi đau xương xuất hiện. Sau đó điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế rủi ro.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua