Mổ Giãn Dây Chằng Đầu Gối Khi Nào? Chi Phí và Lưu Ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Mổ giãn dây chằng đầu gối thường được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng, mất vững và không có đáp ứng tốt với phương pháp bảo tồn. Hầu hết bệnh nhân được phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng. Phương pháp này giúp cấu trúc và chức năng của dây chằng được phục hồi hiệu quả.

Mổ giãn dây chằng đầu gối
Thông tin cơ bản về mổ giãn dây chằng đầu gối, kỹ thuật điều trị và cách phục hồi nhanh

Giãn dây chằng đầu gối là gì? Mức độ tổn thương

Giãn dây chằng đầu gối là thuật ngữ biểu đạt cho tình trạng dây chằng chéo trước hoặc/ và dây chằng chéo sau của khớp gối bị kéo giãn quá mức, không thể tự phục hồi. Tình trạng này làm phát sinh những cơn đau nhức nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều ngày.

Ngoài ra giãn dây chằng đầu gối còn khiến người bệnh có cảm giác tê bì, đầu gối sưng đỏ/ bầm tím, sờ thấy ấm nóng. Sau tổn thương, bệnh nhân thường khó vận động và đi lại, giảm khả năng chịu trọng lượng.

So với những vị trí khác, giãn dây chằng xảy ra ở đầu gối dễ dẫn đến đứt/ rách dây chằng và kèm theo nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như rách sụn chêm, mất vững khớp, tổn thương xương

Giãn dây chằng đầu gối có ba mức độ tổn thương, bao gồm:

  • Mức độ 1: Bệnh nhân bị giãn dây chằng đầu gối có tổn thương nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn ra, không có dấu hiệu đứt hoặc rách dây chằng.
  • Mức độ 2: Dây chằng có dấu hiệu căng giãn quá mức, có dấu hiệu rách một phần. Điều này khiến nhiều bó sợi bị đứt nhưng vẫn giữ được độ vững chắc của khớp. Ở mức độ 2, giãn dây chằng đầu gối khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội kèm theo sưng đỏ quanh khớp, khả năng vận động bị hạn chế.
  • Mức độ 3: Giãn dây chằng đầu gối mức độ 3 rất nghiêm trọng, dây chằng bị rách với một mảng lớn hoặc bị đứt hoàn toàn. Đối với trường hợp này, khớp lỏng lẻo và kém linh hoạt, bệnh nhân khó đứng vững bằng hai chân, đau nhức nặng nề và không giảm trong nhiều ngày.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định mổ giãn dây chằng đầu gối hoặc không. Thông thường, giãn dây dây chằng mức độ 1, 2 có thể được khắc phục bằng biện pháp chăm sóc và điều trị nội khoa. Giãn dây chằng mức độ 3 có thể được phẫu thuật để tái tạo dây chằng và hạn chế rủi ro.

Mổ giãn dây chằng đầu gối khi nào?

Mổ giãn dây chằng đầu gối thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Giãn dây chằng mức độ 3 (dây chằng có dấu hiệu rách hoặc đứt)
  • Thất bại khi điều trị bảo tồn
  • Dây chằng tổn thương không thể tự tái tạo do một số nguyên nhân
  • Vận động viên có mong muốn tiếp tục sự nghiệp hoặc những người có nhu cầu vận động cao.
Mổ giãn dây chằng đầu gối được chỉ định khi không có đáp ứng với điều trị bảo tồn
Mổ giãn dây chằng đầu gối được chỉ định khi không có đáp ứng với điều trị bảo tồn, giãn dây chằng mức độ 3

Phương pháp mổ giãn dây chằng đầu gối

Có nhiều phương pháp mổ giãn dây chằng đầu gối giúp khắc phục tình trạng. Tuy nhiên phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Phương pháp này có thể mang đến những tác dụng và lợi ích sau:

  • Phục hồi chức năng và cấu trúc của dây chằng bị tổn thương
  • Ổn định khớp gối, khắc phục tình trạng mất vững
  • Cải thiện khả năng vận động cho người bệnh, tăng tính linh hoạt cho khớp xương
  • Phòng ngừa giãn/ đứt dây chằng đầu gối tái phát trong tương lai
  • Khắc phục các triệu chứng.

Trong khi phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng, bác sĩ sẽ sử dụng mảnh ghép bằng gân (mảnh ghép tự thân hoặc đồng loại) để thay thế cho dây chằng khớp gối đã bị đứt. Tuy nhiên do ngân hàng mô chưa phát triển ở Việt Nam nên hầu hết bệnh nhân được tái tạo dây chằng bằng mảnh ghép tự thân.

Dưới đây là những mảnh ghép tự thân thường được sử dụng:

  • Mảnh ghép gân tứ đầu đùi
  • Mảnh ghép gân mác dài
  • Mảnh ghép gân bánh chè
  • Mảnh ghép gân hamstring…

Thông thường người bệnh có thể tùy ý lựa chọn việc sử dụng mảnh ghép nào. Tuy nhiên so với những mảnh ghép còn lại, mảnh ghép gân hamstring được dùng phổ biến hơn.

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng
Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng là phương pháp thường được áp dụng

Kỹ thuật mổ nội soi tái tạo dây chằng đầu gối

Với nền y học phát triển, hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đầu gối. Tùy thuộc vào loại dây chằng tổn thương, mục đích điều trị, kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với những kỹ thuật phù hợp.

Dưới đây là những kỹ thuật mổ nội soi tái tạo dây chằng đầu gối thường được áp dụng:

  • 2 bó 3 đường hầm
  • 2 bó 4 đường hầm
  • 1 bó 2 đường hầm

Kết quả kiểm tra lâm sàng cho thấy, các kỹ thuật nêu trên đều cho ra kết quả rất tốt.

Mổ giãn dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?

Mổ giãn dây chằng đầu gối hay bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng đều có khả năng gây ra một số rủi ro nhất định. Mặc đù vậy phẫu thuật tái tạo dây chằng vẫn là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, giúp phục hồi dây chằng tổn thương nhanh chóng.

Để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị, người bệnh cần được thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng. Đồng thời cân nhắc về lợi ích và những rủi ro có thể mắc phải sau phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh cần chăm sóc vết thương và áp dụng các biện pháp phục hồi theo hướng dẫn để hạn chế rủi ro.

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp sau khi mổ giãn dây chằng đầu gối:

  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Xuất huyết và có cục máu đông
  • Những cơn đau đầu gối kéo dài
  • Yếu hoặc cứng đầu gối
  • Khả năng vận động bị hạn chế
  • Tổn thương màng tăng trưởng làm tăng nguy cơ rút ngắn xương (thường gặp ở trẻ nhỏ).
Yếu hoặc cứng đầu gối
Yếu hoặc cứng đầu gối là một trong những biến chứng thường gặp sau mổ giãn dây chằng đầu gối

Tiên lượng

Theo Học viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), khả năng phục hồi dây chằng và ổn định đầu gối hoàn toàn của những ca phẫu thuật tái tạo dây chằng chiếm đến 82 – 90%. Đây là một tỉ lệ khá cao. Vì thế mổ giãn dây chằng đầu gối cần được xem xét cho những trường hợp nặng, không thể cải thiện tình trạng bằng các phương pháp điều trị nội khoa.

Mổ giãn dây chằng đầu gối giá bao nhiêu?

Thông thường, chi phí cho một lần phẫu thuật trị giãn đứt dây chằng đầu gối dao động trong khoảng 30 – 40 triệu. Tuy nhiên mức cho phí này có thể tăng hoặc giảm dựa trên tác động của một số yếu tố dưới đây:

  • Cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật
  • Bác sĩ phẫu thuật (Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa…)
  • Bảo hiểm y tế và những đối tượng nằm trong danh sách miễn giảm.

Mổ giãn dây chằng đầu gối bao lâu phục hồi?

Trung bình vết thương có thể lành sau 3 tháng mổ giãn dây chằng đầu gối và cần 6 tháng để các dây chằng phục hồi cấu trúc và chức năng. Thông thường sau 6 tháng phẫu thuật, người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Ngoài ra sau thời gian này, sức mạnh của cơ chân có thể phục hồi đến 95% so với trước đây.

Người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường sau 6 tháng mổ giãn dây chằng đầu gối
Người bệnh có thể đi lại và sinh hoạt bình thường sau 6 tháng mổ giãn dây chằng đầu gối

Phục hồi sau mổ giãn dây chằng đầu gối

Sau mổ giãn dây chằng đầu gối người bệnh nên áp dụng những biện pháp dưới đây để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Từ đó sớm vận động và đi lại bình thường.

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Tương tự như khớp, xương và các mô mềm, dây chằng cần được nuôi dưỡng để phục hồi nhanh và hiệu quả hơn, sớm hoàn thiện cấu trúc và chức năng sau phẫu thuật. Một số thành phần dinh dưỡng như protein, omega-3… có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh các tế vào mô mới, rút ngắn thời gian hoàn thiện cấu trúc và phục hồi chức năng của dây chằng.

Ngoài ra một chế độ dinh dưỡng phù hợp còn giúp tăng khả năng chống viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường sức mạnh, duy trì chức năng của cơ và các khớp xương.

Cụ thể những loại thực phẩm nên ăn sau mổ giãn dây chằng đầu gối:

  • Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B và vitamin E: Giúp tăng sinh tế bào mô mới, thúc đẩy chữa lành tổn thương sau phẫu thuật. Những loại vitamin này thường được tìm thấy trong các loại hoa quả chín và rau xanh (khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông, dưa lưới, xoài, cà chua…), dầu gan cá, gan bò, trứng, sữa, cá hồi, các loại hạt…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin C gồm ớt chuông, cam, bông cải xanh, kiwi, đu đủ, dâu tây, bưởi, việt quất, cà chua…
  • Thực phẩm giàu omega-3: Tăng khả năng chống viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành dây chằng tổn thương, cải thiện trí não và sức khỏe. Axit béo omega-3 thường có nhiều trong cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết, cá trích, cá mòi…
  • Thực phẩm giàu đạm: Bổ sung đạm giúp cải thiện khối lượng và sức cơ, thúc đẩy phục hồi chức năng vận động sau mổ giãn dây chằng đầu gối. Những loại thực phẩm giàu đạm gồm sữa, trứng, ức gà, các loại đậu, súp lơ xanh, chuối, khoai lang, các loại cá béo…
  • Thực phẩm giàu canxi: Canxi giúp xây dựng khung xương chắc khỏe, tăng mật độ xương, phục hồi tính ổn định cho khớp gối, chống loãng xương. Những loại thực phẩm lành mạnh và giàu canxi gồm các loại đậu, hạnh nhân, các loại hạt, cam, sữa chua, phô mai, sữa, rau lá xanh, rau dền…
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp để chống viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi dây chằng

2. Tập vật lý trị liệu

Sau mổ giãn dây chằng đầu gối, người bệnh sẽ được sử dụng nẹp chân với tư thế duỗi và tập đi bằng hai nạng không chống chân. Sau 2 tuần, người bệnh được hướng dẫn chườm đá giảm đau và chống sưng nề, kết hợp tập vật lý trị liệu. Điều này giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng hiệu quả.

Quá trình vật lý trị liệu sau phẫu thuật điều trị giãn dây chằng:

Giai đoạn 1: 2 tuần đầu sau mổ

  • Mang nẹp Zimmer liên tục, chỉ tháo nẹp khi luyện tập
  • Chườm đá gối chấn thương. Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 phút
  • Tập day sẹo vết mổ. Biện pháp này giúp chống dính hiệu quả
  • Tập lắc xương bánh chè
  • Tập gồng cơ tĩnh
  • Tháo nẹp và tiến hành tập gấp gối 60 độ
  • Tập nâng chân khỏi mặt giường.

Giai đoạn 2: Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4

  • Tập gấp gối tăng dần
  • Tập gồng cơ cẳng chân và cơ đùi với lực cản tăng dần.
  • Sau 3 tuần, bỏ nẹp Zimmer và bỏ nạng. Tập đạp xe trong phòng.

Giai đoạn 3: Sau tuần thứ 4

  • Tiếp tục tập duỗi gối
  • Tập gồng cơ với kháng lực tăng dần
  • Tập nhún đùi
  • Tập lên xuống cầu thang
  • Tập dáng đi bình thường.

Sau mổ 9 tháng, người bệnh mới có thể chơi thể thao.

Cần tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật để phục hồi chức năng vận động
Cần tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật để phục hồi chức năng vận động, tăng cường sức mạnh, chống cứng khớp

Mổ giãn dây chằng đầu gối ở đâu tốt?

Để tăng tính hiệu quả và độ an toàn khi mổ giãn dây chằng đầu gối, người bệnh cần lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi. Ngoài ra bác sĩ phải có bề dày kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và phẫu thuật điều trị.

Bệnh viện Nhân Dân 115

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ 2 đến thứ 6: Khám từ 7h00 (nhận bệnh nhân từ 6h30).
  • Địa chỉ: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ 2 đến thứ 6: 7h00 – 20h00
    • Thứ 7 và Chủ nhật: 7h00 – 12h00
  • Địa chỉ: Số 929 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028.3923.5791 – 028.3923.7007 – 028.3923.5821

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ 2 đến thứ 6: 7h00 – 16h00
    • Thứ 7: 7h00 – 11h00
  • Địa chỉ: Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028.3855.4137 – 028.3855.4138

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ 2 đến thứ 6: 7h00 – 16h00
    • Thứ 7: 7h00 – 11h00
  • Địa chỉ: Số 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028.3950.6126

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
    • Buổi sáng: 7h00 – 12h00
    • Buổi chiều: 13h30 – 16h00
  • Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: 024.3825.3531 – 024.3824.8308

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ 2 đến thứ 6: 7h00 – 17h00
    • Thứ 7: 7h00 – 17h00 (tại khoa Khám bệnh và điều trị theo yêu cầu)
  • Địa chỉ: Số 1, Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: 069.572.400

Bệnh viện Bạch Mai

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ 2 đến thứ 6: 6h30 – 18h00
    • Thứ 7: 6h30 – 18h00 (tại khoa Khám bệnh và điều trị theo yêu cầu)
  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 024.3869.3731

Bệnh viện Quân y 103

  • Thời gian làm việc:
    • Từ thứ 2 đến thứ 6: 6h00 – 16h30
    • Thứ 7 và Chủ nhật: 6h00 – 16h30 (tại khoa Khám bệnh và điều trị theo yêu cầu)
  • Địa chỉ: Số 261 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: 0967 811 616
Bệnh viện Quân y 103
Bệnh viện Quân y 103 là một trong những địa chỉ mổ giãn dây chằng đầu gối tốt nhất

Mổ giãn dây chằng đầu gối mang đến hiệu quả điều trị cao nhưng dễ phát sinh biến chứng. Vì thế phương pháp này chỉ được áp dụng cho trường hợp nặng, không có đáp ứng với điều trị bảo tồn. Sau phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc và vật lý trị liệu để tăng tốc độ phục hồi, giảm biến chứng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua