Loạn Sản Khớp Háng Tiến Triển (DDH): Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Loạn sản khớp háng tiến triển là tình trạng trật một phần hoặc toàn bộ của chỏm xương đùi, khiến hông – háng không phát triển đúng cách ở trẻ sơ sinh, gây đau đớn, khó khăn khi đi lại và tăng nguy cơ viêm khớp thoái hóa. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Loạn sản khớp háng tiến triển
Loạn sản khớp háng tiến triển là tình trạng trật một phần hoặc toàn bọ khớp háng

Loạn sản khớp háng tiến triển là gì?

Loạn sản khớp háng tiến triển (Developmental Dysplasia of the Hip – DDH) trước đây được gọi là trật khớp háng bẩm sinh (Congenital Dislocation of the Hip – CDH), là một thuật ngữ y tế chỉ tình trạng bất thường của cấu tạo khớp háng trong đó chỏm xương đùi không được giữ vững bên trong ổ khớp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên hông:

  • Loạn sản cả hai bên: Cả hai khớp háng để bị ảnh hưởng.
  • Loạn sản một bên: Chỉ một bên khớp háng bị ảnh hưởng và đa phần là khớp háng bên trái.

Các bất ổn chung và phổ biến của loạn sản khớp háng tiến triển bao gồm:

  • Loạn sản khớp háng
  • Trật khớp háng tiến triển
  • Loạn sản tiến triển khớp háng
  • Loạn sản ổ cối
  • Trật khớp háng bẩm sinh (Congenital Dislocation of the Hip – CDH)

Mặc dù các triệu chứng loạn sản khớp háng thường xuất hiện khi mới sinh, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể phát triển trong những năm đầu của trẻ.

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trẻ sơ sinh được quấn chặt với hông và đầu gối thẳng có nguy cơ phát triển DDH sau khi sinh cao hơn đáng kể. Khi việc quấn tã ngày càng trở nên phổ biến, do đó điều quan trọng là cha mẹ phải học cách quấn trẻ an toàn và hiểu rằng khi thực hiện không đúng cách, việc quấn tã có thể dẫn đến các vấn đề như DDH.

Thông tin và số liệu dịch tễ học

Dịch tễ học loạn sản khớp háng phát triển như sau:

  • Tỷ lệ mắc chứng loạn phát triển khớp háng tiến triển được ước tính là 01 trên 1.000 trẻ sơ sinh.
  • Thường gặp nhất ở hông trái (67% trường hợp).
  • Tỷ lệ loạn phát triển khớp háng hai bên phổ biến hơn chỉ riêng hông phải.
  • Phổ biến hơn ở trẻ em gái (chiếm 85% các trường hợp).
  • Tiền sử gia đình dương tính chiếm ⅓ các trường hợp (≥20%).
  • Khi có sự gia tăng nội tiết tố nữ ở người mẹ, và trong trường hợp sinh ngôi mông (30% đến 50%).
  • 95% các trường hợp loạn sản khớp háng được điều trị thành công.

Nguyên nhân gây loạn sản khớp háng tiến triển

Hông – háng là một khớp chỏm. Ở khớp háng bình thường, khớp chỏm ở đầu trên của xương đùi sẽ vừa khít với ổ cối và là một phần của xương chậu. Chỏm được cố định vững chắc trong ổ cối nhờ mô liên kết được gọi là dây chằng.

Ở trường hợp loạn sản khớp háng tiến triển (Developmental Dislocation – DDH), khớp háng chưa hoặc không được phát triển bình thường, ổ cối nông, dẫn đến khớp chỏm bị lỏng lẻo bên trong ổ cối và dễ bị trật. Trong trường hợp này dây chằng cũng dễ bị chùng nên chỏm xương đùi dễ bị trượt ra ngoài.

Theo nghiên cứu, các nguyên nhân của DDH được cho là liên quan đến yếu tố cơ học và sinh lý, cụ thể bao gồm:

1. Tiền căn gia đình

Khả năng mắc chứng loạn sản phát triển khớp háng ở trẻ cao gấp 12 lần nếu có tiền gia đình mắc bệnh. Tỷ lệ được thống kê như sau:

Loạn sản khớp háng ở trẻ sơ sinh
Theo các nghiên cứu, loạn sản khớp háng có tính chất di truyền trong gia đình
  • Nếu trong gia đình đã sinh một trẻ có chứng loạn sản khớp háng, nguy cơ của những đứa trẻ khác là 6%
  • Nếu cha mẹ bị loạn sản khớp háng, nguy cơ của trẻ là 12%
  • Nếu cha mẹ bị loạn sản khớp háng và đã sinh một đứa trẻ bị loạn sản khớp háng, nguy cơ của những đứa trẻ sau này là 36%

Điều này có nghĩa là, có khoảng 1/10 trẻ sơ sinh sẽ có bất ổn khớp háng nếu có cha mẹ hoặc anh chị bị loạn sản khớp háng.

2. Vị trí trong tử cung

Vị trí của em bé trong tử cung có thể làm tăng áp lực lên khớp háng và dẫn đến loạn sản phát triển.

  • Ngôi đầu: Hông trái áp lực nhiều hơn hông phải
  • Ngôi mông: Có nguy cơ bất ổn khớp hàng cao hơn ngôi đầu

Dị tật vẹo chân hoặc vẹo cứng cổ cũng có thể làm tăng nguy cơ loạn sản phát triển khớp háng.

Yếu tố hormone của mẹ: Điều này khiến những bé gái nhạy cảm và dễ phát triển tình trạng loạn sản khớp háng tiến triển hơn những người khác.

3. Các bất thường bẩm sinh

Một số bất thường bẩm sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng loạn sản phát triển khớp háng, chẳng hạn như:

  • Bại não
  • Hội chứng Down
  • Co cứng khớp (các khớp không thể duỗi thẳng)
  • Chẻ đôi cột sống (khiếm khuyết cột sống)
  • Vẹo cột sống (cong cột sống)

4. Các yếu tố rủi ro

Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng phát triển phát triển chứng loạn sản khớp háng tiến triển bao gồm:

  • Giới tính nữ
  • Tư thế sau sinh, chẳng hạn như được quấn hông mở rộng, địu trên lưng hoặc trước ngực không đúng cách
  • Con đầu lòng
  • Oligohydramnios (lượng nước ối của mẹ thấp)
  • Đa thai

Triệu chứng loạn sản phát triển khớp háng

Một số trẻ sinh ra bị loạn sản khớp háng sẽ không có biểu hiện gì ra bên ngoài. Trong khi một số trẻ khác có các dấu hiệu như:

Loạn sản xương hông
Trẻ bị loạn sản khớp háng sẽ có hai chân mất đối xứng và chiều dài chân không đều nhau
  • Mất đối xứng: Hai chân có độ dài khác nhau, các nếp lằn mông lệch, nếp lằn đùi, chi ngắn và khả năng dạng chân bị hạn chế.
  • Có tiếng “click” ở khớp háng: Tình trạng này có thể là dấu hiệu loạn sản khớp háng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu lỏng dây chằng ở xung quanh khớp háng.
  • Dáng đi bất thường: Trẻ thường có dáng đi khập khiễng, đi bằng cách ngón chân hoặc dáng đi lạch bạch.

Loạn sản khớp háng tiến triển có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp loạn sản phát triển khớp háng đều có thể điều trị thành công. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro như:

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể điều trị bằng các biện pháp nội khoa. Trong khi đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, trẻ sẽ cần được phẫu thuật để phát triển bình thường.

Chi phí mổ trật khớp háng bẩm sinh
Nếu không được điều trị, loạn sản khớp háng có thể gây đau đớn và khiến trẻ có dáng đi khập khễnh

Ngoài ra, loạn sản phát triển khớp háng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều dị tật bẩm sinh khác, bao gồm:

  • Tật vẹo cột sống bẩm sinh, chiếm 8% các trường hợp và trẻ em trai có nguy cơ cao hơn trẻ em gái
  • Dị tật bàn chân khoèo, là tình trạng toàn bộ bàn chân bị nghiêng vào trong và gót chân rút lại
  • Đầu nghiêng, do hộp sọ bị biến dạng, dẫn đến méo đầu
  • Bàn chân kép, là tình trạng phần trước của bàn chân bị cong vào trong
  • Gót bàn chân vẹo, là tình trạng gập lưng bàn chân vào trong

Chẩn đoán loạn sản khớp háng tiến triển như thế nào?

Chẩn đoán và xác định tình trạng loạn sản phát triển khớp háng thay đổi tùy theo độ tuổi của trẻ. Thông thường, bác sĩ có thể đề nghị khám lâm sàng kết hợp với siêu âm và chụp X – quang để xác định các triệu chứng.

Quy trình thăm khám và chẩn đoán như sau:

1. Chuẩn bị

Trước khi tiến hành chẩn đoán loạn sản khớp háng, cha mẹ cần lưu ý:

  • Cho trẻ bú đủ, thoải mái và giữ ấm
  • Bác sĩ thăm khám cần thư giãn và bình tĩnh
  • Bề mặt bàn khảm vững và tách biệt với xung quanh
  • Trẻ phải đối diện với người khám
  • Trẻ cần được bộc lộ tối thiểu từ eo trở xuống

2. Khám lâm sàng

Phần hông của trẻ sẽ được kiểm tra bằng cách cử động nhẹ nhàng để xác định các vấn đề mất cân bằng, đau đớn hoặc khó chịu. Bác sĩ sẽ sử dụng các thao tác cụ thể để xác định xem liệu hông có thể bị trật và / hoặc đưa trở lại vị trí thích hợp hay không.

Trẻ có thể bị loạn sản khớp háng tiến triển nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Giảm cử động phía bên hông bị trật
  • Vị trí đầu gối không cân xứng, chân bên trật ngắn hơn
  • Có nhiều nếp gấp hông ở bên bị trật, tuy nhiên các dấu hiệu về nếp gấp thường có độ tin cậy không cao
  • Chân phía bên trật ngắn hơn
Nghiệm pháp Ortolani
Bác sĩ có thể kiểm tra các khớp và xương của trẻ để xác định các dấu hiệu bất thường

Kiểm tra dấu Barlows:

Dấu Barlows là khi người khám cố đây chỏm xương ra sau ngoài ổ cối. Cách thực hiện như sau:

  • Một tay cố định khung chậu, tay kia nắm đầu gối
  • Khớp háng từ 10 – 20 độ
  • Các dấu hiệu loạn sản khớp háng bao gồm khớp háng không vững, có cảm giác trượt nhẹ do đầu xương đùi bị trật

Kiểm tra dấu Ortolani: 

Dấu Ortolani là thao tác làm giảm trật khớp háng tạm thời và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Thao tác này mang lại hiệu quả cao ở trẻ 1 – 2 tháng tuổi và không hữu dụng ở trẻ sau 2 tháng tuổi.

Dấu Ortolani được thực hiện như sau:

  • Gập háng 90 độ và nắm chặt gối
  • Khi xoay nhẹ chân mà nghe được âm thanh trầm là dương tính

3. Siêu âm

Siêu âm có thể nhìn thấy trực tiếp tổ hợp sụn tại khớp háng, thường được khuyến cáo thực hiện ở trẻ từ 4 – 6 tuần tuổi. Hiệu quả của siêu âm giảm dần khi các đầu xương đùi cốt hóa.

Quy trình siêu âm như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa hoặc nghiêng ngoài
  • Siêu âm khớp háng hai bên, trên hai mặt phẳng trực giao bao gồm mặt phẳng trán tư thế nằm nghỉ và mặt phẳng ngang gấp háng ở tư thế nghỉ và động, điều này có thể giúp xác định độ vững cũng như hình thái khớp háng
trật khớp háng bẩm sinh có chữa được không
Siêu âm thường được khuyến cáo thực hiện ở trẻ từ 4 – 6 tuần tuổi để xác định các rối loạn khớp háng

Đối tượng được chỉ định siêu âm:

  • Có vấn đề về hông khi còn nhỏ và có tiền sử gia đình (bố mẹ, anh chị)
  • Ở tư thế ngôi mông (chân hoặc mông hướng xuống) trong tháng cuối của thai kỳ (hoặc sau tuần 36 tuần)
  • Nếu mẹ đã từng sinh đôi hoặc sinh nhiều con và có em bé bị loạn sản khớp háng

4. Xét nghiệm khác

Xét nghiệm hình ảnh X – quang được chỉ định cho trẻ lớn hơn (sau 6 tháng tuổi khi các chỏm xương đùi đã bắt đầu cốt hóa).

Ngoài ra, nếu cần thiết, trẻ cũng được chỉ định chụp CT và chụp MRI để xác định các rủi ro liên quan.

Điều trị loạn sản khớp háng tiến triển

Khi được phát hiện sớm, loạn sản khớp háng tiến triển có thể được điều trị bằng cách sử dụng dây nẹp hoặc nịt. Nếu phát hiện muộn, việc điều trị phức tạp hơn, kết quả khó lường trước được.

Tùy thuộc vào độ tuổi  và các yếu tố liên quan, điều trị loạn sản phát triển khớp háng được điều trị như sau:

1. Điều trị không phẫu thuật

Trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc loạn sản phát triển khớp háng sớm thường được điều trị bằng nẹp vải gọi là dây nịt Pavlik. Điều này đảm bảo cả hai hông của bé ở vị trí ổn định và giúp hông phát triển bình thường.

Dây nịt cần phải được đeo liên tục trong vài tuần và không được phép tháo ra bởi bất kỳ ai ngoại trừ một chuyên gia y tế. Dây nịt có thể được điều chỉnh trong các lần tái khám và bác sĩ sẽ trao đổi với cha mẹ về tiến trình điều trị của trẻ.

Dây nịt Pavlik được thiết kế để giữa cố định hông những chân có thể di chuyển tự do và dễ dàng cho cha mẹ khi thay tã lót. Dây nịt Pavlik giúp thắt chặt các dây chằng xung quanh khớp háng và thúc đẩy sự hình thành xương hông bình thường.

dây nịt Pavlik
Nếu được phát hiện sớm, trẻ sẽ được chỉ định sử dụng dây nịt Pavlik để điều chỉnh khớp háng

Các chỉ định và hiệu quả của dây nịt Pavlik như sau:

– Trẻ từ 1 – 6 tháng: 

Xương đùi của em bé được định vị lại trong ổ khớp bằng dây nịt hoặc các thiết bị tương tự. Phương pháp này thường thành công ngay cả khi hông đã bị trật ra khỏi ổ khớp.

Thời gian sử dụng nẹp ở mỗi em bé là khác nhau, tuy nhiên hầu hết trẻ cần sử dụng trong 6 tuần. Nếu dây nịt không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị các loại nẹp làm bằng vật liệu cứng hơn để giữ chân của bé ở đúng vị trí.

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể nhẹ nhàng di chuyển xương đùi của bé vào vị trí thích hợp, sau đó bó bột để cố định. Thủ tục này sẽ được thực hiện khi trẻ bị gây mê để đảm bảo hiệu quả.

– Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi:

Những bé lớn hơn bị loạn sản khớp háng tiến triển cũng có thể được điều trị bằng phương pháp nẹp và bó bột.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ được nẹp cố định trong vài tuần trước khi bó bột cố định xương đùi. Lực kéo căng khi nẹp sẽ giúp thay đổi các mô mềm ở hong và chuẩn bị cho việc điều chỉnh lại vị trí của các xương, khớp.

Sau khi đeo dây nịt Pavlik hoặc nẹp, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cách vệ sinh, bao gồm:

  • Cách thay quần áo, tã lót cho bé mà không cần tháo dây nịt.
  • Cách làm sạch dây nịt nếu bị bẩn, chẳng hạn như sử dụng bàn chải đánh răng cũ và nước để làm sạch mà không cần tháo dây nịt.
  • Vị trí của trẻ khi ngủ, chẳng hạn như luôn để trẻ nằm ngửa và tránh các động tác nghiêng, lệch.
  • Khi tắm cho trẻ, cha mẹ có thể sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc túi ni lông để đảm bảo dây nịt không bị ướt.

2. Phẫu thuật

Trẻ có thể cần được phẫu thuật nếu dây nịt Pavlik không mang lại hiệu quả hoặc khi phát hiện quá muộn. Phẫu thuật phổ biến nhất bao gồm việc đặt đầu xương đùi trở lại ổ khớp háng.

phẫu thuật loạn sản khớp háng
Phẫu thuật được chỉ định các trường hợp phát triển muộn hoặc khi dây nịt Pavlik không mang lại hiệu quả

Trong một số trường hợp, xương đùi có thể được rút ngắn lại để có thể ghép xương và ổ khớp thích hợp. Phẫu thuật sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật X – quang để đảm bảo xương đã đúng vị trí. Sau đó trẻ sẽ được bó bột ít nhất 12 tuần để duy trì vị trí hông thích hợp.

Đối với trẻ trên 2 tuổi, tình trạng lỏng lẻo khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do trẻ đã trở nên năng động và hoạt động nhiều hơn. Phẫu thuật lúc này là cần thiết để điều chỉnh lại khớp háng.

Sau khi phẫu thuật khoảng 6 tuần, trẻ sẽ được khám tổng quát để đảm bảo khớp háng đã ổn định và hồi phục tốt. Sau lần tái khám này, trẻ có thể bó bột thêm ít nhất là 6 tuần để giúp hông ổn định hoàn toàn.

Ngoài ra, một số trẻ em cũng có thể cần phẫu thuật xương (phẫu thuật cắt xương) để điều chỉnh các dị dạng xương liên quan.

3. Hồi phục và hiệu quả điều trị

Trẻ em được điều trị bằng phương pháp đeo dây nịt Pavlik và các thiết bị định vị khác có thể gây kích ứng da xung quanh dây đai. Ngoài ra, sự chênh lệch chiều dài chân có thể vẫn còn, nhưng không đáng kể. Sau điều trị, rối loạn tăng trưởng trên xương đùi là rất hiếm, nhưng có thể xảy ra do rối loạn cung cấp máu ở vùng phát triển xương đùi.

Trẻ sơ sinh 2 chân không bằng nhau
Nếu được điều trị sớm, khớp háng của trẻ có thể phát triển đúng cách và bình thường

Trẻ em được điều trị bằng phương pháp bó bột có thể chậm đi. Tuy nhiên sau khi tháo bột, trẻ vẫn có thể đi lại và phát triển bình thường.

Phương pháp phẫu thuật thường thành công và hiếm khi xảy ra biến chứng.

Ngay cả khi được điều trị tích cực, ổ khớp háng vẫn có thể bị nông và tăng nguy cơ trật khớp háng trong tương lai. Đôi khi trẻ có thể cần phẫu thuật để khôi phục cấu trúc giải phẫu bình thường của khớp háng.

Tiên lượng loạn sản khớp háng tiến triển

Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị thành công, trẻ có thể phát triển khớp háng bình thường và không bị hạn chế về chức năng.

Nếu không được điều trị, loạn sản khớp háng tiến triển có thể dẫn đến đau đớn và viêm xương khớp ở tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng này cũng có thể tạo ra sự khác biệt về chiều dài chân hoặc giảm sự nhanh nhẹn và linh hoạt của trẻ.

Ngoài ra, ngay cả khi được điều trị thích hợp, biến dạng khớp háng và viêm xương khớp vẫn có thể phát triển khi trẻ trưởng thành, đặc biệt đúng khi điều trị bắt đầu sau 2 tuổi.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua