Hội chứng Plica đầu gối là gì? Dấu hiệu và điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Hội chứng Plica là một tình trạng gây đau nhức đầu gối, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang hoặc cử động đầu gối. Hội chứng này thường dễ điều trị và quản lý băng vật lý trị liệu và các bài tập tăng cường chức năng.

Hội chứng Plica đầu gối
Hội chứng Plica đầu gối xảy ra khi Plica đầu gối bị tổn thương

Hội chứng Plica đầu gối là gì?

Plica là một nếp gấp nhỏ ở bên trong màng hoạt dịch khớp gối (là một bao chứa đầy chất lỏng bao quanh đầu gối). Hầu hết mọi người đều có bốn Plica ở đầu gối, hỗ trợ quá trình uốn cong và di chuyển một cách dễ dàng.

Hội chứng Plica đầu gối hay hội chứng bạch cầu trung thất là hiện tượng một trong bốn Plica bị kích thích và viêm do chấn thương hoặc khi người bệnh lạm dụng đầu gối (thường là Plica trung gian).

Hội chứng Plica đầu gối thường ảnh hưởng đến những người sử dụng đầu gối với cường độ cao, chẳng hạn như chạy bộ, đi xe đạp hoặc đi cầu thang thường xuyên. Ngoài ra, những người tập thể dục nhiều hơn bình thường hoặc bị chấn thương đầu gối, chẳng hạn như va chạm thể thao hoặc tai nạn giao thông, có thể có nguy cơ phát triển hội chứng Plica.

Dấu hiệu hội chứng Plica đầu gối

Dấu hiệu chính của hội chứng Plica đầu gối là đau đầu gối. Các triệu chứng có thể phát triển đột ngột khi bị chán thương hoặc xuất hiện dần dần do các hoạt động quá mức. Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai đầu gối với các đặc trưng như:

dấu hiệu nhận biết hội chứng Plica
Đau đầu gối là dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng Plica
  • Đau đầu gối với các cơn đau âm ỉ và có xu hướng đau nhói thay vì đau như bị cắt thịt. Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí và loại Plica bị tổn thương. Đau do viêm màng hoạt dịch Plica thường nghiêm trọng hơn và có xu hướng tồi tệ vào ban đêm khi dịch viêm tích tụ.
  • Cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi thực hiện một số hoạt động, chẳng hạn như uốn cong đầu gối hoặc duỗi thẳng đầu gối như lên xuống cầu thang, ngồi xổm hoặc đứng lên từ tư thế ngồi.
  • Có âm thanh ở đầu gối khi hoạt động chẳng hạn như duỗi hoặc uốn cong đầu gối.
  • Cứng đầu gối hoặc có cảm giác như đầu gối bị kẹt. Tình trạng này thường xảy ra khi đứng dậy sau một thời gian ngồi lâu.
  • Đầu gối không ổn định, đặc biệt là khi đi bộ hoặc khi lên xuống cầu thang.
  • Sưng đầu gối và các khu vực xung quanh.
  • Hạn chế hoạt động ở đầu gối. Tình trạng này thường xảy ra khi bao hoạt dịch Plica dày lên khiến đầu gối mất tính đàn hồi và gây hạn chế khả năng hoạt động.

Nguyên nhân gây hội chứng Plica đầu gối

Hội chứng Plica phát triển khi các nếp gấp bao hoạt dịch bị kích thích và viêm. Điều này có thể là do chấn thương đầu gối trực tiếp, hoạt động quá mức hoặc thực hiện các hoạt động lặp lại thường xuyên. Bên cạnh đó, một số điều kiện sức khỏe liên quan cũng có thể ảnh hưởng đến Plica đầu gối và dẫn đến đau đớn, khó chịu.

Plica đầu gối cũng có thể bị kẹt tại xương đầu gối hoặc mắc vào xương đùi. Khi điều này xảy ra, lớp đệm đầu gối có thể bị viêm, dần dần dày lên và sẽ hình thành sẹo cứng nếu không được điều trị phù hợp.

nguyên nhân gây hội chứng Plica
Thực hiện các hoạt động lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như chạy lên cầu thang có thể gây hội chứng Plica

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Plica đầu gối bao gồm:

  • Chấn thương trực tiếp chẳng hạn như một cú đánh vào đầu gối, té ngã hoặc va chạm mạnh vào đầu gối.
  • Chuyển động đầu gối lặp đi lặp lại, liên tục uốn cong và duỗi thẳng đầu gối thường là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Plica, chẳng hạn như đi xe đạp, lên và xuống cầu thang.
  • Tăng cường hoạt động hoặc tập luyện với cường độ cao một cách đột ngột. Điều này có thể gây kích ứng Plica và gây viêm.
  • Các chấn thường gây xoắn đầu gối, rách sụn chêm hoặc các điều kiện sức khỏe khác có thể gây chảy máu đầu gối một cách đột ngột.
  • Thực hiện bài tập kéo dài gập người khi ngồi lâu hoặc ngủ với đầu gối có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch Plica và gây đau đớn.
  • Các tình trạng cơ bản về đầu gối chẳng hạn như viêm tủy xương, viêm bao hoạt dịch hoặc thoái hóa khớp gối.
  • Yếu cơ, đặc biệt là cơ tứ đầu có thể làm tăng lực tác động lên Plica, dẫn đến kích ứng và viêm.

Chẩn đoán hội chứng Plica

Hội chứng plica đầu gối rất khó chẩn đoán do các triệu chứng này tương tự với nhiều vấn đề đầu gối khác. Để xác định các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể hội về tình trạng đầu gối, các triệu chứng liên quan và thói quen hoạt động của người bệnh.

Hội chứng Plica thường được chẩn đoán bằng cách loại trừ các vấn đề liên quan, chẳng hạn như rách sụn hoặc viêm gân. Cụ thể, để chẩn đoán hội chứng Plica, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm như:

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể sờ, nắn hoặc kích thích đầu gối để xác định các vấn đề liên quan đến hội chứng Plica và các vấn đề khác ở đầu gối.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X – quang không thể xác định được tình trạng viêm ở Plica nhưng có thể xác định các vấn đề ảnh hưởng đến xương đầu gối.
  • Chụp MRI: Xét nghiệm này thường được sử dụng để xác định các vấn đề như rách sụn chêm, chấn thương dây chằng hoặc đứt dây chằng ở đầu gối. Ngoài ra, hình ảnh MRI có thể xác định độ dày của Plica và xác định các triệu chứng liên quan.
  • Nội soi khớp: Nếu bác sĩ nghi ngờ các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các triệu chứng của hội chứng Plica đầu gối, bác sĩ có thể đề nghị nội soi khớp để quan sát các cấu trúc bên trong khớp.

Ngoài ra, có một số tình trạng sức khỏe ở đầu gối tương tự như hội chứng Plica. Do đó, cần chẩn đoán phân biệt tình trạng này với:

  • Bệnh viêm xương tủy xương
  • Bong gân đầu gối
  • Viêm khớp
  • Thoái hóa khớp gối
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối
  • Rách sụn chêm
  • Chấn thương dây chằng chéo trước
  • Hội chứng đau bánh chè – đùi (Patellofemoral Pain Syndrome)

Điều trị hội chứng Plica đầu gối

Các biện pháp điều trị hội chứng Plica thường nhằm mục đích giảm viêm ở các nếp gấp bao hoạt dịch. Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể hoạt động bình thường trong 6 – 8 tuần sau khi điều trị tại nhà hoặc điều trị vật lý trị liệu mà không cần phẫu thuật.

1. Điều trị không phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp hội chứng Plica đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị không phẫu thuật. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc đơn giản như:

điều trị hội chứng Plica
Dành thời gian nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp có thể cải thiện cơn đau ở đầu gối
  • Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặng, chẳng hạn như đạp xe đạp, đi bộ và chạy bộ để màng hoạt dịch Plica có thời gian hồi phục.
  • Chườm đá: Thường xuyên chườm đá có thể chống viêm và giảm đau.
  • Thực hiện các bài tập kéo căng: Kéo giãn cơ tứ đầu và gân kheo có thể giảm căng thẳng ở đầu gối.
  • Thực hiện bài tập tăng cường sức mạnh: Tăng cường cơ mông, cơ hông và cơ đầu gối có thể hạn chế căng thẳng ở Plica đầu gối và hạn chế các rủi ro liên quan.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc chống viêm, giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng Plica hiệu quả.
  • Tiêm corticosteroid: Nếu cơn đau không được cải thiện, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc tiêm steroid vào màng hoạt dịch để giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng sau chấn thương. Tuy nhiên tiêm steroid cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro và tác dụng phụ.

2. Vật lý trị liệu

Hầu hết các trường hợp hội chứng plica đều đáp ứng tốt với vật lý trị liệu hoặc chương trình tập thể dục tại nhà. Các bài tập thường tập trung vào việc kéo căng gân kheo và tăng sức mạnh ở cơ tứ đầu. Hầu hết các trường hợp, người bệnh thường có hoạt động bình thường sau 6 – 8 tuần thực hiện vật lý trị liệu hoặc tập thể dục.

– Tăng cường cơ tứ đầu:

Plica trung gian được gắn vào cơ tứ đầu (một cơ lớn ở đùi). Do đó, nếu cơ tứ đầu yếu, người bệnh có nhiều khả năng bị viêm và sưng phù ở đầu gối.

Người bệnh có thể tăng cường cơ tứ đầu bằng các bài tập, chẳng hạn như:

  • Siết cơ tứ đầu
  • Nâng chân thẳng
  • Ép chân
  • Mini squats

Người bệnh cũng có thể thử bơi lội, đi xe đạp tại chỗ hoặc trao đổi với bác sĩ đề được hướng dẫn cụ thể.

– Căng gân:

Cơ gân kheo là nhóm cơ kéo dài từ xương chậu đến xương ống chân. Cơ này được sử dụng để uốn cong đầu gối. Khi cơ gân kheo bị căng sẽ tạo thêm áp lực lên phía trước đầu gối, nơi chứa Plica.

Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện một số động tác kéo giãn để hỗ trợ thư giãn cơ gân kheo.

Hầu hết các bài tập điều trị hội chứng Plica thường đơn giản, dễ thực hiện và có thể luyện tập tại nhà. Do đó, người bệnh nên thường xuyên luyện tập để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Phẫu thuật điều trị

Phẫu thuật được đề nghị nếu sau 3 – 5 tháng điều trị không phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật có thể được thực hiện thông qua nội soi khớp. Trong phẫu thuật này, bác sĩ thực hiện một vết rạch nhỏ ở xung quanh khớp gối và đưa dụng cụ phẫu thuật dạng ống vào khớp để đánh giá tình trạng khớp và loại bỏ phần Plica bị viêm.

phẫu thuật hội chứng plica
Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn

Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể kiểm tra tính toàn vẹn của cấu trúc khớp và cắn bỏ sụn chêm nếu sụn chêm bị tổn thương.

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị một chương trình vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng đầu gối. Vật lý trị liệu có cải thiện sức mạnh ở đầu gối, tăng cường khả năng di chuyển và giảm sưng tấy hiệu quả.

Hội chứng Plica thường được điều trị và quản lý bằng vật lý trị liệu hoặc các bài tập tại nhà. Trong trường hợp cần phẫu thuật, quá trình này thường là xâm lấn tối thiểu và có thời gian phục hồi nhanh chóng.

Thời gian phục hồi của hội chứng Plica phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh hoặc các bệnh lý liên quan khác. Tiên lượng ở người bệnh trẻ tuổi thường tốt hơn người lớn tuổi. Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các bệnh lý liên quan để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Tham khảo thêm: Phục hồi chức năng là gì? Các bệnh cần thực hiện

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua