Hội Chứng Lối Thoát Ngực (TOS) Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Hội chứng lối thoát ngực (TOS) là một nhóm các rối loạn xảy ra do mạch máu hoặc/ và các dây thần kinh ở lối ra lồng ngực bị kích thích, chèn ép hoặc tổn thương. Điều này dẫn đến những đợt đau đớn ở cánh tay, cổ và vai kèm theo theo sự suy giảm tuần hoàn và tê bì.

Hội chứng lối thoát ngực (TOS)
Thông tin cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hội chứng lối thoát ngực (TOS)

Hội chứng lối thoát ngực là gì?

Hội chứng lối thoát ngực (Thoracic outlet syndrome – TOS) là thuật ngữ y tế chỉ một nhóm các rối loạn xảy ra khi các dây thần kinh hoặc/ và mạch máu ở lối ra lồng ngực (không gian giữa xương sườn đầu tiên và xương đòn) bị kích thích, nén hoặc tổn thương.

TOS làm khởi phát những đợt đau đớn ở vai, cổ và cánh tay. Đau thường kèm theo tê yếu, sưng, các triệu chứng liên quan đến sự suy giảm tuần hoàn. Thông thường, bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc kết hợp vật lý trị liệu để giảm nhẹ tình trạng. Phẫu thuật có thể được thực hiện khi cần thiết.

Nguyên nhân gây hội chứng lối thoát ngực

Hội chứng lối thoát ngực có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

  • Chấn thương: Gãy xương đòn có thể làm thu hẹp không gian chứa dây thần kinh và mạch máu. Từ đó dẫn đến sự chèn ép và gây ra các rối loạn. Điều này cũng có thể xảy ra ở những người bị chấn thương xương sườn thứ nhất. Một số chấn thương thường gặp:
    • Chấn thương thể chất (tai nạn giao thông, chấn thương khi tham gia thể thao…)
    • Căng thẳng/ chấn thương lặp đi lặp lại do mang vác vật nặng hoặc va đập
    • Chấn thương do đòn roi
    • Chấn thương cổ do hạ huyết áp
    • Gãy xương sườn
    • Gãy xương đòn
    • Tuyết vú nặng
    • Vai bị tụt
Gãy xương đòn
Gãy xương đòn làm thu hẹp không gian chứa dây thần kinh và mạch máu dẫn đến các rối loạn
  • Khuyết tật: TOS thường là kết quả của những khuyết tật bẩm sinh (di truyền, có sẵn khi sinh) ở xương sườn. Cụ thể như:
    • khuyết tật ở xương sườn cổ tử cung (xương sườn phụ trên xương sườn thứ nhất)
    • Một dải xơ bất thường nối cột sống với xương sườn
    • Dị thường dạng sợi
    • Chứng cong vẹo cột sống cổ
    • Xương bả vai nhô cao hơn bên còn lại
  • Tư thế kém: Một số tư thế kém trong sinh hoạt có thể tăng áp lực lên vùng đầu ngực, khiến các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Cụ thể: Thường xuyên giữ đầu ở tư thế hướng về phía trước, thả vai…

Yếu tố nguy cơ

Nguy cơ mắc hội chứng lối thoát ngực thường tăng cao ở những trường hợp dưới đây:

  • Người lớn từ 20 đến 50 tuổi. Mặc dù vậy hội chứng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
  • Phụ nữ. Nguy cơ mắc chứng TOS ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới.
  • Hình thành những hạch bạch huyết hoặc khối u lớn ở vùng dưới cánh tay hoặc ở trên ngực
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Phì đại các cơ vảy
  • Trầm cảm hoặc căng thằng
  • Thường xuyên mang vác vật nặng trên vai và cổ khiến chấn thương lặp đi lặp lại. Ngoài chấn thương ở vai và cổ cũng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát tình trạng này
  • Vận động viên hoặc những người thường xuyên tham gia vào các bộ môn thể thao đòi hỏi chuyển động nhiều và liên tục của cánh tay. Cụ thể như bóng truyền, bóng rổ, bóng chày, bơi lội, gôn…

Các rối loạn hội chứng lối thoát ngực

Khi các dây thần kinh và mạch máu ở lối thoát ngực bị tổn thương, những rối loạn dưới đây có thể xuất hiện:

Hội chứng lối thoát ngực được phân loại dựa trên tổn thương dây thần kinh và mạch máu
Hội chứng lối thoát ngực được phân loại dựa trên tổn thương dây thần kinh và mạch máu
  • Hội chứng lối thoát ngực do thần kinh

Hội chứng lối thoát ngực do thần kinh xảy ra khi mô mềm và xương bất thường kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh cánh tay. Các dây thần kinh bị ảnh hưởng:

    • Phức hợp các dây thần kinh cung cấp vận động và chức năng cảm giác cho vai, bàn tay và cánh tay
    • Các dây thần kinh của đám rối cánh tay.

So với những rối loạn khác, hội chứng lối thoát ngực do thần kinh là loại phổ biến nhất.

  • Hội chứng đầu ra tĩnh mạch ngực

Rối loạn này xảy ra khi những tĩnh mạch chính ở lối ra lồng ngực (dưới xương đòn) bị tổn thương hoặc bị nén dẫn đến hình thành cục máu đông. Hội chứng đầu ra tĩnh mạch ngực thường phát triển đột ngột sau khi tập thể dục hoặc những hoạt động khiến cánh tay mệt mỏi.

  • Hội chứng đường ra động mạch lồng ngực

So với những rối loạn khác, hội chứng đường ra động mạch lồng ngực nghiêm trọng nhất nhưng ít phổ biến hơn. Hội chứng này xảy ra khi những bất thường xương bẩm sinh ở cổ và ngực làm tổn thương một hoặc nhiều động mạch lồng ngực.

Khi động mạch lồng ngực bị nén hoặc tổn thương, nó có thể phình ra dẫn đến chứng phình động mạch.

Một người có thể gặp một hoặc cả ba loại rối loạn nêu trên. Nguyên nhân là do nhiều phần của đường ra bị nén lại khiến cả mạch máu (tĩnh mạch, động mạch) và dây thần kinh bị chèn ép.

Triệu chứng của hội chứng lối thoát ngực

Hội chứng lối thoát ngực có những triệu chứng khác nhau do gây ra những tổn thương khác nhau. Ngoài ra mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh hoặc/ và mạch máu.

Triệu chứng chung

  • Đau cổ, đau cánh tay và đau vai. Cơn đau thường nghiêm trọng và đột ngột tương tự như đau thắt ngực. Tuy nhiên đau thắt ngực thường tăng lên hoặc xảy ra khi đi bộ, đau không tăng khi nâng cao cánh tay bị ảnh hưởng. Ngược lại đau do hội chứng lối thoát ngực tăng lên khi nâng cao cánh tay bị ảnh hưởng, đau không xảy ra hoặc không tăng khi đi bộ.
  • Tê hoặc châm chích
  • Yếu chi
  • Suy giảm tuần hoàn làm giảm lượng máu lưu thông đến những khu vực bị ảnh hưởng
  • Sưng tấy
  • Teo cơ (cơ ở cánh tay bị tiêu hao)
  • Co rút cơ ở phần thịt của ngón tay cái
  • Không bắt được mạch hoặc mạch yếu ở cánh tay bị ảnh hưởng

Hội chứng lối thoát ngực do thần kinh

  • Tê hoặc có cảm giác ngứa ran, kim châm ở các ngón tay hoặc cánh tay
  • Nhức mỏi hoặc đau nhói ở cánh tay, bàn tay, ngực và cổ
  • Yếu tay
  • Giảm khối lượng cơ ở cánh tay (thường xảy ra ở một bên của cơ thể)
  • Đau cổ, đau vai và đau cánh tay
  • Yếu cổ

Hội chứng đầu ra tĩnh mạch ngực

  • Đau, sưng cánh tay, bàn tay và ngón tay
  • Sưng cổ
  • Có cảm giác nặng ở cánh tay
  • Yếu tay
  • Sưng ở ngực do những tĩnh mạch thành ngực trước bị giãn ra
  • Hình thành khối u nhói gần xương đòn
  • Bàn tay hoặc ngón tay (một hoặc nhiều ngón tay có màu sắc bất thường hoặc xanh xao
  • Thường xuyên cảm thấy mỏi cánh tay khi hoạt động
  • Hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch

Hội chứng đường ra động mạch lồng ngực

  • Ngón tay và bàn tay nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
  • Lở loét, tê hoặc đau các ngón tay
  • Giảm lưu thông máu đến bàn tay, ngón tay và cánh tay
  • Không có mạch hoặc mạch yếu ở cánh tay bị ảnh hưởng
  • Da xanh xao hoặc tía tái (hơi xanh) ở toàn bộ bàn tay hoặc chỉ ở một ngón tay
  • Đau cánh tay
  • Cánh tay, bàn tay và ngón tay lạnh

Hội chứng lối thoát ngực có nguy hiểm không?

Điều trị y tế sớm có thể chữa khỏi TOS. Ngược lại những trường hợp trì hoãn điều trị có thể gặp một số biến chứng sau (tùy thuộc vào mạch và dây thần kinh bị tổn thương):

  • Yếu tay
  • Teo cơ
  • Mất khả năng vận động
  • Đau mãn tính hoặc sưng cánh tay vĩnh viễn
  • Tắc mạch do cục máu đông, chẳng hạn như thuyên tắc phổi
  • Hoại tử xương hoặc chết mô cơ thể do mất lưu lượng máu nuôi dưỡng
  • Loét do thiếu máu cục bộ ở ngón tay
  • Tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn hoặc những biến chứng thần kinh khác
Hội chứng lối thoát ngực không được điều trị gây sưng và đau cánh tay vĩnh viễn
Hội chứng lối thoát ngực không được điều trị gây sưng và đau cánh tay vĩnh viễn, yếu chi, hoại tử xương

Chẩn đoán hội chứng lối thoát ngực như thế nào?

Hội chứng lối thoát ngực thường bị nhầm lẫn với nhiều tình trạng y tế khác. Chính vì thế mà chẩn đoán xác định cần dựa vào kết quả kiểm tra lâm sàng và một số xét nghiệm.

1. Kiểm tra lâm sàng

Trong quá trình thăm khám, bệnh nhân được kiểm tra thể chất, bệnh sử và các triệu chứng. Ởngười mắc hội chứng lối thoát ngực, những tình trạng dưới đây sẽ được phát triển:

  • Tê yếu, đau đớn ở cổ, vai và cánh tay
  • Bất thường của xương phía trên xương đòn
  • Lõm ở vai
  • Cánh tay có màu sắc nhợt nhạt hoặc sưng tấy
  • Mạch đập bất thường
  • Tay yếu, khó nâng hoặc cầm nắm đồ vật
  • Giảm phạm vi chuyển động ở những vùng bị ảnh hưởng, khó nâng hoặc di chuyển cánh tay hay quay đầu

2. Kiểm tra cận lâm sàng

Những kỹ thuật dưới đây sẽ được sử dụng để xác định chẩn đoán, phân biệt hội chứng lối thoát ngực với những tình trạng y tế khác.

  • Điện cơ (EMG): EMG được dùng để đánh giá hoạt động điện của cơ bắp khi nghỉ hoặc co lại. Đồng thời xác định dây thần kinh có tổn thương hay không. Điện cơ được thực hiện bằng cách truyền một dòng điện vào da hoặc cơ thông qua các điện cực trên da.
  • Chụp X-quang: Kỹ thuật này giúp kiểm tra xương và phát hiện các bất thường. Chẳng hạn như bất thường của xương sườn cổ tử cung.
  • Chụp CT: Kỹ thuật này được sử dụng để kiểm tra những tổn thương không được nhìn thấy trên X-quang. CT tạo ra hình ảnh về mặt cắt ngang của cơ thể, giúp phát hiện những tổn thương tiềm ẩn. Những trường hợp CT mạch máu được tiêm một lượng thuốc nhuộm vào tĩnh mạch. Kỹ thuật này tạo hình ảnh rõ nét về những tổn thương của mạch máu. Từ đó xác định nguyên nhân gây chèn ép mạch và vị trí của mạch bị thương.
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh chi tiết về cơ thể và mô mềm. Điều này giúp xác định mạch máu/ dây thần kinh bị tổn thương và nguyên nhân gây chèn ép. Ngoài ra MRI cũng có khả năng phát hiện những dị tật bẩm sinh.
  • Siêu âm: Siêu âm giúp phát hiện những vấn đề về mạch máu và xác định hội chứng mạch máu ngực.
  • Chụp mạch (động mạch và tĩnh mạch): Tiêm thuốc nhuộm qua đường tĩnh mạch. Sau đó sử dụng tia X để kiểm tra tổn thương của mạch máu.

3. Chẩn đoán phân biệt

Hội chứng lối thoát ngực được phân biệt với những bệnh lý có các triệu chứng tương tự. Cụ thể:

  • Đau thắt ngực (một dạng đau ngực do cơ tim không được cung cấp đủ máu và oxy)
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Viêm xương sống trung gian
  • Bệnh viêm bao gân De Quervain
  • Bệnh Raynaud
  • Hội chứng Horner
  • Hội chứng đau vùng phức tạp
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu chi trên
  • Khối u cục bộ
  • Đau ngực
  • Hội chứng lồng ngực
  • Đau trung gian giao cảm

Phương pháp điều trị hội chứng lối thoát ngực

Có 3 phương pháp điều trị chính, bao gồm: Thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Tùy thuộc vào phân loại mà phương pháp điều trị cụ thể có thể khác nhau ở mỗi người.

1. Thuốc

Trong điều trị hội chứng lối thoát ngực, các thuốc được sử dụng dựa trên mức độ đau nhức và phân loại TOS.

+ Thuốc giảm đau

Những loại thuốc giảm đau thường được chỉ định:

  • Acetaminophen (Tylenol): Đây là một loại thuốc giảm đau không kê đơn, thích hợp với những cơn đau nhẹ. Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt, thường được dùng ở liều 500mg/ lần mỗi 4 – 6 giờ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Aspirin, Ibuprofen hoặc Naproxen thường được dùng để điều trị những cơn đau vừa. Nhóm thuốc này có tác dụng trị viêm và đau, chống kết tập tiểu cầu.
  • Thuốc giãn cơ: Một số trường hợp được dùng thuốc giãn cơ để giảm đau, điều trị co thắt cơ. Thuốc này phù hợp với những cơn đau vừa và nhẹ, có co thắt hoặc cứng cơ.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Nhóm thuốc này có thể được dùng để giảm đau thần kinh, đau ở mức độ nhẹ và vừa. Thuốc có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ, giảm đau và ngăn đau làm ảnh hưởng đến tâm trạng.
  • Thuốc giảm đau opioid: Opioid là thuốc giảm đau theo đơn, được dùng cho những cơn đau nặng và đau sâu, đau không giảm khi dùng thuốc khác. Khi được sử dụng, opioid làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể và giảm truyền những tín hiệu đau với não. Vì thế nhóm thuốc này có khả năng giảm đau nhanh chóng.

+ Thuốc làm tan huyết khối

Thuốc làm tan huyết khối thường được truyền qua ống thông hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Thuốc có khả năng xử lý/ làm tan cục máu đông trong mạch máu (vài giờ đến vài ngày).

Thuốc làm tan huyết khối
Thuốc làm tan huyết khối được dùng để làm tan cục máu đông trong mạch máu

+ Thuốc chống đông máu

Nhóm thuốc này được sử dụng để làm giảm khả năng đông máu, ngăn hình thành cục máu đông. Thuốc chống đông máu phù hợp với những người có hội chứng lối thoát ngực làm tổn thương mạch máu.

Một số thuốc chống đông máu thường được sử dụng:

  • Warfarin (Coumadin)
  • Heparin
  • Fondaparinux (Arixtra)

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc hội chứng lối thoát ngực do thần kinh. Trong quá trình này, nhiều bài tập được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:

  • Các bài tập vận động ở phạm vi chủ động hoặc thụ động
  • Bài tập kéo giãn. Một số bài tập cụ thể:
    • Di chuyển vai về phía trước, trở lại vị trí trung lập. Tiếp tục di chuyển vai về phía sau và trở lại vị trí trung lập.
    • Nâng vai lên cao nhất có thể, sau đó trở lại vị trí trung lập.
  • Những bài tập có trọng lượng hoặc hạn chế

Những bài tập này có tác dụng thư giãn dây thần kinh và mạch máu, giảm bớt sự chèn ép trong khoang ngực. Đồng thời sắp xếp lại xương, gân và dây chằng; tăng tuần hoàn máu; cải thiện tư thế và giảm nhẹ cơn đau.

Ngoài ra những bài tập kéo giãn và tăng cường còn giúp cải thiện phạm vi chuyển động cho vai, cổ và cánh tay; tăng tính linh hoạt, giảm tình trạng yếu chi và tăng cường cơ bắp. Từ đó giúp phục hồi chức năng vận động và cảm giác.

Vật lý trị liệu tích cực giúp cải thiện nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên nên vận động trị liệu với cường độ nhẹ trong thời gian đầu. Tăng dần cường độ luyện tập theo thời gian, không gắng sức.

3. Phẫu thuật

Trong điều trị hội chứng lối thoát ngực, phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi:

  • Điều trị nội khoa không hiệu quả, những triệu chứng trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề thần kinh
  • Chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng, đau tiếp tục sau một liệu trình vật lý trị liệu tối ưu
  • Hầu hết bệnh nhân có hội chứng lối thoát ngực do mạch máu (tĩnh mạch hoặc động mạch bị tổn thương)

Mục tiêu chính của phương pháp phẫu thuật:

  • Cải thiện tình trạng thu hẹp ở lối ra lồng ngực
  • Giảm kích thích các đám rối thần kinh cánh tay
  • Sửa chữa mạch và loại bỏ cục máu đông
  • Điều trị các triệu chứng và ngăn biến chứng
Phẫu thuật
Phẫu thuật để sửa chữa mạch, giảm kích thích, cải thiện tình trạng thu hẹp ở lối ra lồng ngực

Các lựa chọn điều trị:

  • Phẫu thuật giải áp

Bệnh nhân được phẫu thuật để giải nén đầu ra lồng ngực, giảm áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ một phần của xương sườn đầu tiên hoặc cơ.

Nếu có tổn thương tĩnh mạch hoặc động mạch, phẫu thuật sẽ được thực hiện sau khi cục máu đông đã được xử lý hoặc làm tan hiệu quả bằng thuốc. Trong một số trường hợp, cục máu đông ở tĩnh mạch và động mạch được loại bỏ thông qua vết mổ.

  • Phẫu thuật sửa chữa cấu trúc mạch máu

Phẫu thuật có thể được thực hiện để sửa chữa cấu trúc của động mạch và tĩnh mạch. Phương pháp này thường được thực hiện trước khi đầu ra lồng ngực được giải nén.

  • Phẫu thuật thay thế động mạch

Động mạch bị hỏng có thể được thay thế bằng một đoạn động mạch mới. Mẫu ghép thường được lấy từ một vùng khác của cơ thể hoặc sử dụng mẫu ghép nhân tạo. Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật thay thế động mạch sẽ được thực hiện đồng thời với phẫu thuật cắt bỏ xương sườn.

Mặc dù ít gặp nhưng phẫu thuật điều trị có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:

  • Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay
  • Nhiễm trùng
  • Không giảm các triệu chứng hoặc khiến chúng nghiêm trọng hơn
  • Biến chứng hiếm gặp: Xuất huyết, rò rỉ chất lỏng bạch huyết, tràn khí màng phổi

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được nằm viện vài ngày để theo dõi, chăm sóc vết thương để tránh nhiễm trùng. Sau khi vết thương đã ổn định, người bệnh được hướng dẫn vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hoàn toàn. Đồng thời giúp giảm đau và phòng ngừa bệnh tái phát.

4. Chăm sóc tại nhà

Trong quá trình điều trị, người bệnh được hướng dẫn thêm một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều này giúp hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng, ngăn tổn thương thêm ở mạch máu và dây thần kinh. Đồng thời giảm nguy cơ tái phát hội chứng lối thoát ngực.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà gồm:

Thường xuyên vận động và tập thể dục nhẹ nhàng
Thường xuyên vận động và tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau, xây dựng cơ và cải thiện vận động
  • Vận động và tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường các cơ xung quanh, giảm đau, cải thiện khả năng vận động và phạm vi. Ngoài ra nên ngồi thiền, tập hít thở sâu và kéo giãn. Những bài tập thư giãn có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng lối thoát ngực.
  • Giữ tư thế tốt trong mọi hoạt động. Bởi những triệu chứng trở nên trầm trọng hơn do tư thế không tốt.
  • Giữ cân nặng hợp lý, nên giảm cân an toàn khi cần thiết.
  • Thường xuyên nghỉ giải lao và di chuyển nhẹ nhàng để cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng ở vai và lồng ngực. Đây cũng là một trong những cách giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả.
  • Có thể chườm đá 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm sưng viêm và đau.
  • Chườm ấm lên vùng bị đau để giảm đau, giãn mạch, tăng tuần hoàn máu tại chỗ, giúp các dây thần kinh và cơ xương khớp được thư giãn.
  • Thực hành chuyển động và sử dụng bàn làm việc khoa học để duy trì tư thế chủ động.

Phòng ngừa hội chứng lối thoát ngực

Hội chứng lối thoát ngực có thể được hạn chế bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế nâng vật nặng. Đặc biệt không nên mang túi nặng qua vai bởi nó có thể khiến mạch máu và bó thần kinh ở đường ra lồng ngực chịu nhiều áp lực.
  • Tránh những động tác lặp đi lặp lại ở vai, cổ và cánh tay.
  • Không vận động và luyện tập gắng sức. Đặc biệt là vận động viên hoặc những người chơi thể thao cần lặp lại chuyển động của cánh tay và vai.
  • Đảm bảo thực hiện mọi hoạt động với tư thế đúng. Không nên thả vai và giữ đầu hướng về phía trước trong thời gian dài.
  • Thận trọng để tránh chấn thương làm tổn thương các xương xung quanh lồng ngực, suy giảm không gian chứa mạch máu và dây thần kinh.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để kéo giãn và thực hiện những bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ vai. Điều này giúp tăng tuần hoàn máu, ổn định khớp xương, giảm nguy cơ chấn thương. Ngoài ra luyện tập mỗi ngày cũng giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn và phòng ngừa hội chứng lối thoát ngực.

Hội chứng lối thoát ngực gây đau đớn lan rộng kèm theo tê yếu, suy giảm tuần hoàn, tăng nguy cơ hoại tử xương và mất khả năng vận động. Chính vì thế cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ ngay khi có những triệu chứng đầu tiên.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua