Hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina Syndrome)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Hội chứng chùm đuôi ngựa là tình trạng tổn thương bó dây thần kinh bên dưới phần cuối của tủy sống. Tổn thương khiến người bệnh có cảm giác đau nhức nghiêm trọng ở vùng thắt lưng, cơn đau có xu hướng lan rộng xuống chân kèm theo cảm giác tê khắp vùng mông. Ngoài ra người bệnh có thể bị mất kiểm soát bàng quang và ruột.

Hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina Syndrome)
Thông tin cơ bản về hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina Syndrome)

Đuôi ngựa là gì?

Ở phần cuối của cột sống chứa một bó gây thần kinh có tên gọi là đuôi ngựa (tên khoa học Cauda equina). Bó dây thần kinh này chứa những rễ dây thần kinh phân nhánh tủy sống, kéo dài đến cột sống thắt lưng, qua xương cùng, cuối cùng di chuyển đến phía sau của từng chân.

Cauda equina của mỗi người có khoảng 10 cặp rễ dây thần kinh. Trong đó một số cặp rễ dây thần kinh có thể kết hợp với nhau và tạo ra một dây thần kinh lớn hơn. Điển hình như dây thần kinh tọa ở phần dưới cơ thể.

Chức năng của cauda equina gồm đảm bảo khả năng vận động và chịu trách nhiệm về cảm giác của những chi dưới và bên trong xương chậu. Đồng thời đảm bảo chức năng của ruột và bàng quang.

Hội chứng chùm đuôi ngựa là gì?

Hội chứng chùm đuôi ngựa (Cauda equina Syndrome) là tình trạng bó dây thần kinh tồn tại bên dưới phần cuối của tủy sống (đuôi ngựa – Cauda equina) bị chèn ép và tổn thương.

Lúc này bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau nhức nghiêm trọng ở vùng thắt lưng, đau lan rộng xuống chân kèm theo cảm giác tê khắp vùng mông, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.

Đây là một tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, người bệnh có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí bị liệt vĩnh viễn ở chân.

Hội chứng chùm đuôi ngựa
Hội chứng chùm đuôi ngựa là tình trạng bó dây thần kinh (đuôi ngựa) bị chèn ép và tổn thương

Nguyên nhân gây hội chứng chùm đuôi ngựa

Những rễ dây thần kinh từ L4-S4 góp phần tạo ra đám rối xương và làm ảnh hưởng tiêu cực đến dây thần kinh tọa. Khi đó khu vực này của ống sống sẽ bị nén, tổn thương hoặc chấn thương, cuối cùng gây hội chứng chùm đuôi ngựa.

Những nguyên nhân cụ thể gây hội chứng chùm đuôi ngựa gồm:

1. Chấn thương

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể xảy ra ngay sau khi bệnh nhân bị chấn thương. Đặc biệt là khi chấn thương mạnh gây ra những vết thủng thắt lưng, thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, vỡ mãnh thân đốt sống.

Ngoài ra hội chứng cũng dễ xảy ra khi bệnh nhân bị chấn thương ống sống dẫn đến tê tủy sống, chấn thương xuyên thấu do dao, đạn hoặc tác động xung quanh xương sống bằng thuốc gây tê cục bộ cao.

2. Tình trạng viêm mãn tính

Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể xảy ra từ những tình trạng viêm cột sống mãn tính gồm:

  • Bệnh viêm đa dây thần kinh do viêm mạn tính
  • Bệnh neurosarcoidosis
  • Bệnh Paget
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh lao mãn tính
  • Bệnh thấp khớp của cột sống.

Những bệnh lý trên khiến ống sống bị thu hẹp và chèn ép vào bó dây thần kinh.

3. Hẹp ống sống thắt lưng

Hẹp ống sống thắt lưng sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chùm đuôi ngựa. Nguyên nhân là do ống sống thu hẹp khiến bó dây thần kinh bị chèn ép và tổn thương.

Thông thường hẹp ống sống thắt lưng là kết quả của một số tình trạng nghiêm trọng không được điều trị. Cụ thể như thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, dị tật xương bẩm sinh.

Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng xích đạo cauda spondylolisthesis.

Hẹp ống sống thắt lưng
Hẹp ống sống thắt lưng gây chèn ép, tổn thương dây thần kinh dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa

4. U ống nội tủy vùng đuôi ngựa

U ống nội tủy vùng đuôi ngựa là một loại u thường gặp có thể làm tổn thương chùm đuôi ngựa và gây bệnh. Loại u này hình thành và phát triển từ vùng tận cùng của tủy sống. Khi phát triển đến một kích thước nhất định, túi cùng thắt lưng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5. U dây thần kinh vùng đuôi ngựa

Hội chứng đuôi ngựa có thể dễ dàng phát sinh từ những bệnh nhân có u dây thần kinh vùng đuôi ngựa. Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ u để xử lý các triệu chứng của bệnh.

6. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương và làm phát sinh hội chứng chùm đuôi ngựa. Nguyên nhân là do nhân đĩa đệm thoát ra chèn ép vào chùm đuôi ngựa gây đau, tê và làm phát sinh nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác.

Trong trường hợp không được kiểm soát tổn thương sẽ lan rộng. Lúc này người bệnh cần phẫu thuật kết hợp với thuốc và vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

7. Nhiễm trùng ống sống

Nhiễm trùng ống sống (viêm tủy xương) thường dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa, nhất là khi bị áp xe ngoài màng cứng tủy sống. Nguyên nhân là do nhiễm trùng có thể gây tổn thương mô và chèn ép vào ống sống. Từ đó gây ra những triệu chứng thần kinh.

Nhiễm trùng ống sống
Nhiễm trùng ống sống thường dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa

8. Biến chứng sau phẫu thuật thắt lưng

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị hội chứng đuôi ngựa sau khi tiến hành phẫu thuật thắt lưng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

9. Nguyên nhân khác

  • Có khối u ác tính ở cột sống
  • Gãy xương
  • Dị dạng động mạch
  • Xuất huyết tại cột sống
  • Đĩa đệm vùng thắt lưng bị vỡ nghiêm trọng.

Yếu tố nguy cơ của hội chứng chùm đuôi ngựa

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn chùm đuôi ngựa, bao gồm:

  • Những người có độ tuổi trung niên. Vì đây là nhóm đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
  • Người có công việc vận động, thường xuyên mang vác vật nặng.
  • Nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.
  • Thừa cân béo phì.
  • Vận động viên hoặc những người bị chấn thương trước đó.

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng, những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa có thể đột ngột xuất hiện hoặc xuất hiện một cách từ từ, sau đó tăng dần mức độ nghiêm trọng.

Những triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của hội chứng đuôi ngựa gồm:

  • Đau nhức dữ dội ở vùng thắt lưng.
  • Tê, ngứa ran hoặc/ và yếu vùng yên ngựa.
  • Đau kiểu đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân bị đau ở một bên, đau từ thắt lưng lan rộng đến chân và những ngón chân. Trong một số trường hợp ít gặp, bệnh nhân có thể đau cả hai bên.
  • Bệnh nhân có biểu hiện tê hoặc dị cảm vùng hậu môn, vùng đáy chậu, cơ quan sinh dục ngoài. Khi ngồi bệnh nhân sẽ có cảm giác tê tương tự như kim châm ở vùng háng và đùi trong.
  • Rối loạn cảm giác trong trực tràng và bàng quang.
  • Rối loạn chức năng bàng quang và ruột. Nguyên nhân là do tổn thương chùm đuôi ngựa khiến cơ vòng tiết niệu và hậu môn bị giảm trương lực. Lúc này bệnh nhân có thể tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu, khi đánh giá bàng quang nhận thấy nước tiểu còn sót lại mặc dù đã đi tiểu trước đó.
  • Thay đổi hoặc mất hoàn toàn cảm giác ở chân, mặt sau của chân, đùi trong, vùng mông và chân. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này thường tăng theo thời gian.
  • Yếu cơ cẳng chân ở một hoặc cả hai chân khiến bệnh nhân khó đi lại, đứng dậy, ngồi xuống và dễ vấp ngã. Thậm chí có thể liệt nửa người ở trường hợp nặng.
  • Rối loạn chức năng tình dục. Cụ thể bệnh nhân khó đạt khoái cảm, giảm ham muốn và khó hoạt động tình dục bình thường.
  • Phản xạ Achilles (mắt cá chân) hay còn gọi là phản xạ mắt cá chân giật không xuất hiện ở cả hai bên.
  • Mất phản xạ ở hậu môn
  • Thay đổi dáng đi.
Triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa
Triệu chứng của hội chứng chùm đuôi ngựa gồm đau nhiều ở vùng thắt lưng, tê, ngứa ran, yếu vùng yên ngựa

Mức độ nghiêm trọng của hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội chứng chùm đuôi ngựa nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng và tổn thương vĩnh viễn. Bao gồm:

  • Đau mãn tính
  • Giảm khả năng vận động
  • Tê liệt chân, thậm chí có thể liệt vĩnh viễn hai chi dưới kèm theo mất phản xạ và mất cảm giác
  • Mất chức năng tình dục
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột.

Chẩn đoán hội chứng chùm đuôi ngựa

Hội chứng chùm đuôi ngựa được chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng và xác định tổn thương thực thể thông qua hình ảnh.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng gồm kiểm tra tiền sử mắc bệnh hay chấn thương và kiểm tra triệu chứng.

  • Bệnh nhân được đặt một số câu hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử mắc bệnh và những chấn thương trước đó.
  • Kiểm tra cảm giác đau bằng cách châm kim. Phương pháp này có thể giúp kiểm tra mức độ nghiêm trọng và dây thần kinh bị chèn ép (dây thần kinh xương cùng, dây thần kinh thắt lưng).
  • Kiểm tra đồng thời cảm giác đau trên rễ dây thần kinh và cảm giác đáy chậu.
  • Kiểm tra chức năng của ruột và bàng quang, những rối loạn khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
  • Kiểm tra phản xạ ở chân, biểu hiện tê, cứng, khả năng vận động và đi lại của bệnh nhân bằng một bài kiểm tra thể chất.
  • Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng yếu cơ và liệt nửa người (nếu có).

Những chẩn đoán lâm sàng có thể giúp tìm kiếm nguyên nhân, đánh giá mức độ chèn ép và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng hội chứng đuôi ngựa gồm kiểm tra tiền sử mắc bệnh và kiểm tra triệu chứng

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi kiêm tra lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán cận lâm sàng với những kỹ thuật sau:

  • Chụp tủy, chụp X-quang ống sống có tiêm chất cản quang: Sau khi tiêm chất cản quang, người bệnh sẽ được chụp X-quang ống sống và chụp tủy. Kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra những tổn thương ở ống sống. Đồng thời kiểm tra mức độ chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống nếu có.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật sử dụng máy tính và từ trường để tạo ra các hình ảnh ba chiều về cột sống. Từ đó giúp kiểm tra rõ nét hơn về những tổn thương đang tồn tại và mức độ nghiêm trọng của sự chèn ép.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính (CT) được chỉ định cho những bệnh nhân chống chỉ định chụp cộng hưởng từ do một số nguyên nhân. Tương tự như MRI, CT có khả năng tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu tạo xương và xác định những vấn đề đang xảy ra, bao gồm cả những tổn thương nhỏ nhất.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ được chỉ định cho những trường hợp có nghi ngờ mắc hội chứng chùm đuôi ngựa do nhiễm trùng hoặc do các tình trạng viêm mãn tính.

Phương pháp điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa

Những bệnh nhân bị hội chứng chùm đuôi ngựa cần được điều trị y tế ngay lập tức để giảm áp lực lên dây thần kinh, phòng ngừa biến chứng và những tổn thương vĩnh viễn.

Thông thường để xử lý hội chứng và phòng ngừa phát sinh những tổn thương vĩnh viễn, bệnh nhân sẽ được yêu cầu phẫu thuật khẩn cấp giải phóng dây thần kinh đang bị chèn ép. Trong 48 giờ từ khi xuất hiện hội chứng chính là thời gian phù hợp nhất để phẫu thuật điều trị. Lúc này bệnh nhân sẽ đạt khả năng khôi phục cao nhất.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật kết hợp với một số loại thuốc và phương pháp điều trị sau:

  • Corticosteroid: Corticosteroid liều cao được chỉ định cho những bệnh nhân bị đau nhiều, viêm và có biểu hiện sưng tấy. Loại thuốc này có khả năng kiểm soát triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên do Corticosteroid có khả năng gây tác dụng phụ nên cần được cân nhắc trước khi dùng thuốc.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây hội chứng chùm đuôi ngựa liên quan đến nhiễm trùng, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để dự phòng nhiễm trùng trước và sau phẫu thuật.
  • Hóa trị hoặc xạ trị: Trong trường hợp khối u là nguyên nhân gây ra sự chèn ép, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật kết hợp hóa trị hoặc xạ trị để giải quyết căn nguyên.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với hội chứng chùm đuôi ngựa
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với hội chứng chùm đuôi ngựa

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị dứt điểm hội chứng chùm đuôi ngựa NGĂN CHẶN biến chứng, BẢO TỒN cột sống

Theo Y học cổ truyền, hội chứng chùm đuôi ngựa là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hội chứng này xảy ra do chính khí của cơ thể suy yếu tạo điều kiện cho phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập, ẩn nấp vào gân cơ, xương khớp làm khí huyết tắc nghẽn, kinh lạc không thông gây đau nhức, tê bì. 

Nguyên tắc điều trị của YHCT là tập trung đưa căn nguyên gây bệnh là phong, hàn, thấp, nhiệt ra ngoài cơ thể, bồi bổ can thận, ngăn thoái hóa xương khớp, hoạt huyết trừ ứ, nâng cao chính khí ngăn bệnh tái phát. Được nghiên cứu và phát triển dựa trên nguyên tắc chữa bệnh của YHCT, tinh hoa y học bản địa cùng các thành tựu nghiên cứu khoa học, Quốc dược Phục cốt khang mang đến khả năng chữa trị hội chứng chùm đuôi ngựa từ căn nguyên, giải quyết dứt điểm triệu chứng đau nhức, ngăn chặn bệnh biến chứng nghiêm trọng, bảo tồn cột sống. 

Mời bạn đọc cùng xem những thước phim ghi lại hành trình hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang trong video:

Bài thuốc được hàng ngàn bệnh nhân lựa chọn và tin dùng, giới chuyên gia đánh giá là “bảo vật quốc gia” giúp cường gân, mạnh cốt cần được giữ gìn và ứng dụng rộng rãi khi quy tụ nhiều ưu điểm “có 1 không 2” sau đây:

  • Công thức “3 trong 1” hoàn chỉnh – Bước đột phá điều trị dứt điểm hội chứng chùm đuôi ngựa

Quốc dược Phục cốt khang được kế thừa và phát triển từ phương thuốc bí truyền chữa đau nhức xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn cùng hàng chục bài thuốc cổ phương bản địa của 54 dân tộc anh em. Kết hợp với y pháp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, Quốc dược Phục cốt khang được hoàn thiện với công thức hoàn chỉnh “3 trong 1”. Bài thuốc kết hợp 3 nhóm thuốc tác động lên toàn bộ hệ thống xương khớp, mang lại những công dụng tuyệt vời như:

Quốc dược Phục cốt hoàn: Nhóm thuốc có tác dụng bổ sung canxi, tăng sinh dưỡng chất giúp tái tạo và phục hồi sụn khớp chuyên sâu, kích thích tăng sinh dịch nhầy, tăng đàn hồi đĩa đệm, làm chậm thoái hóa xương khớp, phục hồi vận động.

Quốc dược Giải độc hoàn: Là kháng sinh trong YHCT giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, tiêu sưng viêm, giảm phù nề, giải quyết hiệu quả tình trạng đau nhức cột sống, vận động gián đoạn do hội chứng chùm đuôi ngựa gây ra.

Quốc dược Bổ thận hoàn: Tác dụng bổ thận, kiện tỳ, cân bằng âm dương, sơ thông kinh lạc, hoạt huyết, giúp mạnh gân cốt, nâng cao chính khí, ngăn bệnh tái phát.

  • Bảng thành phần “vàng” làm nên hiệu quả vượt trội, tạo sự an tâm tuyệt đối

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa, thoát vị đĩa đệm kết hợp cùng lúc hơn 50 vị thảo dược thượng hạng, tốt bậc nhất trong việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, tái tạo sụn khớp, cải thiện khả năng vận động. Trong đó, nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu kỹ lưỡng và ứng dụng bài bản tại Việt Nam như: Tào đông, Thau Pinh, Kê huyết đằng, Co bát vạ, bộ 5 tầm gửi quý hiếm: Phác mạy nghiến – Phác mạy liến – Phác kháo cài – Tầm gửi cây hồng – Tầm gửi cây gạo, Kha khếp…

80% dược liệu được lấy trực tiếp từ Hệ thống vườn dược liệu Quốc Gia VietFarm, 20% dược liệu là cây thuốc quý lâu năm trong rừng sâu được Trung tâm Thuốc dân tộc nhập khẩu chính ngạch hoặc thu mua trực tiếp từ người dân bản địa Tây Bắc. Từng vị thuốc đều được kiểm nghiệm dược tính khắt khe, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.

Để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, tê bì cột sống cho bệnh nhân mắc phải hội chứng chùm đuôi ngựa, Trung tâm Thuốc dân tộc xây dựng phác đồ hoàn chỉnh, kết hợp bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang với các phương pháp trị liệu YHCT (xoa bóp cồn thảo dược, châm cứu, cấy chỉ, bấm huyệt, thuỷ châm…) cùng chế độ dinh dưỡng và bài tập vận động phù hợp. Sự kết hợp tác động cả trong lẫn ngoài giúp bệnh nhân giảm bớt những cơn đau nhức, thư giãn gân cốt, cải thiện khả năng vận động, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc, rút ngắn thời gian phục hồi. 

VTV2 Chất lượng cuộc sống đã lựa chọn bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đưa tin trong chương trình Cẩm nang sức khoẻ 365 là giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.

xem phóng sự qua Video sau:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị của Trung tâm Thuốc dân tộc đã khẳng định được chất lượng và tính hiệu quả khi được đông đảo bệnh nhân trên cả nước tin tưởng lựa chọn và phản hồi tích cực sau thời gian sử dụng.

[XEM CHI TIẾT PHẢN HỒI TẠI ĐÂY]

Để điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa, thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất, bệnh nhân vui lòng liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn miễn phí, ưu tiên đặt lịch khám sớm nhất:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

Tiên lượng sau phẫu thuật

Tiên lượng sau phẫu thuật ở những bệnh nhân bị hội chứng chùm đuôi ngựa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm:

  • Mức độ tổn thương dây thần kinh tại thời điểm phẫu thuật
  • Thời gian dây thần kinh bị giải nén.

Chức năng của các cơ quan không thể khôi phục hoàn toàn ngay cả khi được điều trị khỏi. Thông thường khả năng phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và biến chứng.

Trong trường hợp phẫu thuật sớm và thành công, chức năng ruột và chức năng bàng quang sẽ được phục hồi trong nhiều năm sau đó. Thông thường thời gian phục hồi sẽ rút ngắn nếu bệnh nhân áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ sau mổ.

Đối với những trường hợp điều trị muộn, tổn thương vĩnh viễn đã xuất hiện, phẫu thuật sẽ không mang đến hiệu điều trị quả cao. Lúc này hội chứng chùm đuôi ngựa sẽ chuyển sang thể mãn tính. Bên cạnh đó những tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi, bệnh nhân bị mất chức năng ruột, bàng quang cùng nhiều cơ quan khác.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh cần học cách thích nghi với bệnh và làm quen với những thay đổi trong cơ thể. Đồng thời nên cải thiện tinh thần và chăm sóc thể chất.

Biện pháp phục hồi chức năng ở hội chứng chùm đuôi ngựa

Sau phẫu thuật điều trị hội chứng chùm đuôi ngựa bệnh nhân sẽ được áp dụng thêm một số biện pháp để đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng.

1. Phục hồi chức năng vận động hai chi dưới

Vận động trị liệu phục hồi chức năng vận động hai chi dưới gồm những bài tập phù hợp với tầm vận động khớp và sức cơ. Những bài tập này có tác dụng tăng cường chức năng, cải thiện khả năng và phạm vi vận động cho bệnh nhân. Đồng thời giúp cải thiện lực cơ và độ linh hoạt của khớp.

Ngoài ra các chuyên gia có thể hướng dẫn thêm một số bài tập cải thiện khả năng di chuyển kết hợp với những thiết bị hỗ trợ. Cụ thể như gậy, khung tập đi, nạng, nẹp cẳng chân.

Biện pháp phục hồi chức năng vận động hai chi dưới 
Biện pháp phục hồi chức năng vận động hai chi dưới giúp cải thiện khả năng và phạm vi vận động

2. Phục hồi chức năng của trực tràng

Biện pháp phục hồi chức năng trực tràng giúp xây dựng thói quen cho đường ruột. Từ đó làm giảm nguy cơ phát sinh những tổn thương thứ cấp như nứt hậu môn, hẹp hậu môn, bệnh trĩ…

Biện pháp phục hồi chức năng của trực tràng gồm:

  • Tập thói quen đi ngoài ở một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái và những loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Bên cạnh đó người bệnh nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, protein, axit béo omega-3, chất chống oxy hóa để nâng cao sức khỏe toàn diện.
  • Khi đi đại tiện, người bệnh cần ngồi bồn cầu hoặc ngồi bô để dễ dàng đẩy phân ra ngoài. Đối với những trường hợp không ngồi được, bệnh nhân có thể nằm nghiêng về bên trái để dễ thải phân và phân đặc lại.

3. Phục hồi chức năng của bàng quang

Việc lựa chọn những biện pháp phục hồi chức năng của bàng quang dựa trên kết quả đo niệu động học với những yếu tố sau:

  • Kiểm soát được những vấn đề tiểu tiện
  • Thường xuyên làm rỗng bàng quang, không ứ đọng nước tiểu
  • Tránh những biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Không gây trào ngược nước tiểu lên thận từ bàng quang.

Những biện pháp phục hồi chức năng bàng quang thường được áp dụng gồm:

  • Thực hiện những bài tập cơ thành bụng và bài tập cơ đáy chậu
  • Tiến hành đặt sonde tiểu lưu hoặc đặt cách quảng để thông tiểu cho bệnh nhân.
  • Vệ sinh cá nhân tốt và uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vệ sinh tốt và uống nhiều nước mỗi ngày để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu
Vệ sinh tốt và uống nhiều nước mỗi ngày để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

4. Phục hồi chức năng sinh dục

Bệnh nhân được áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng sinh dục gồm:

  • Điều chỉnh những rối loạn cương dương
  • Tăng ham muốn tình dục.

Theo Y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm nói chung, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4, L5 do chính khí của cơ thể không đầy đủ tạo điều kiện cho phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập, ẩn nấp vào gân cơ, khớp xương khiến khí huyết tắc nghẽn, kinh lạc không thông gây nên các chứng đau nhức, tê bì. 

Gốc bệnh do can thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được gân làm xương khớp, đĩa đệm bị mất nước, thoái hóa; bao xơ lỏng lẻo không chắc chắn nên bị thoát vị. 

Nguyên tắc giải quyết bệnh trong YHCT cần tập trung đưa căn nguyên gây bệnh gồm phong, hàn, thấp, nhiệt ra ngoài cơ thể. Đồng thời cần bồi bổ can thận, ngăn thoái hóa, lão hóa. Đồng thời phục hồi chức năng của đĩa đệm cột sống, chống lại hiện tượng lão hóa, thoái hóa. Những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 do chấn thương cần kết hợp thuốc hoạt huyết trừ ứ để đạt hiệu quả cao.

Biện pháp phòng ngừa hội chứng chùm đuôi ngựa

Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể phòng ngừa hội chứng chùm đuôi ngựa với những biện pháp sau:

  • Tránh ngồi và vận động sai tư thế, không ngồi lâu một chỗ
  • Tránh mang vác vật nặng, không sử dụng vùng thắt lưng quá mức. Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
  • Tránh những tổn thương cột sống khi chơi thể thao, tham gia giao thông hoặc khi lao động.
  • Tránh đột ngột ngửa ra khi đang gập người. Bởi hoạt động này sẽ làm tăng nguy cơ rách/ nứt vòng xơ bao quanh nhân nhầy đĩa đệm. Lúc này nhân nhầy sẽ thoát ra và nhanh chóng chèn ép vào dây thần kinh.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì bằng cách ăn uống lành mạnh và luyện tập.
  • Thư giãn cơ, xương, khớp và phòng ngừa tình trạng chèn ép dây thần kinh bằng cách vận động với những bài tập đơn giản như bơi lội, đi bộ, yoga, đạp xe…
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ thoát vị và chèn ép chùm đuôi ngựa bằng cách bổ sung nhiều canxi, vitamin D và chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống.
Ăn uống đủ chất
Ăn uống đủ chất giúp cải thiện xương khớp, giảm nguy cơ thoát vị và chèn ép chùm đuôi ngựa

Hội chứng chùm đuôi ngựa là một tình trạng nguy hiểm cần được điều trị y tế ngay lập tức. Khi được xử lý kịp thời người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, cải thiện chức năng của các cơ quan và phòng ngừa biến chứng.

Nếu chậm trễ bệnh nhân có thể đối mặt với những tổn thương vĩnh viễn, thậm chí liệt hai chi dưới. Chính vì thế ngay khi có triệu chứng, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và phẫu thuật điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua