Hít Thở Sâu Bị Đau Bên Phải – Trái: Nguyên Nhân, Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Hít thở sâu bị đau bên phải – trái liên quan đến những vấn đề về tim, phổi, xương và các tình trạng nhiễm trùng. Điều này thường nguy hiểm nếu kèm theo sốt hoặc ớn lạnh, chóng mặt, suy nhược, đổ nhiều mồ hôi và ngất xỉu. Đau ngực trái, phải khi hít thở cần được theo dõi và điều trị y tế sớm.

Hít thở sâu bị đau bên phải - trái
Tìm hiểu hít thở sâu bị đau bên phải – trái do đâu, cách chẩn đoán và khắc phục tình trạng

Hít thở sâu bị đau bên phải – trái do đâu?

Hít thở sâu bị đau sườn phải – trái là một cảm giác khó chịu khi hô hấp. Điều này có thể khiến người bệnh co thắt nhẹ hoặc đau đớn dữ dội. Hô hấp đau khởi phát do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên hầu hết đều là các bệnh lý và tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, cần được khám và chăm sóc y tế ngay lập tức.

Các nguyên nhân gây đau ngực khi thở được phân thành những nhóm sau:

1. Nguyên nhân truyền nhiễm

Bệnh nhân khó thở khi nằm, hít thở sâu bị đau bên phải – trái do một số nguyên nhân truyền nhiễm sau:

  • COVID-19

Đau ngực trái, phải khi thở là một trong những triệu chứng của bệnh COVID-19. Đây là một bệnh truyền nhiễm do SARS-CoV-2. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, làm tổn thương phổi và khởi phát những triệu chứng nghiêm trọng.

Ngoài hô hấp đau ngực, COVID-19 còn gây ra một số triệu chứng sau:

    • Sốt, ớn lạnh
    • Cơ thể mệt mỏi
    • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
    • Khó thở
    • Ho nghiêm trọng theo thời gian
    • Viêm họng
    • Đau nhức cơ bắp, đau đầu
    • Triệu chứng ở đường tiêu hóa (nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy)
    • Mất khứu giác hoặc/ và vị giác
    • Phát ban
hít thở sâu bị đau bên trái
COVID-19 làm tổn thương phổi, gây sốt, khó thở, đau ngực khi thở, mất khứu giác hoặc vị giác
  • Viêm phổi

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân hít thở sâu bị đau bên trái – phải. Bệnh lý này xảy ra khi một hoặc cả hai phổi bị nhiễm trùng bởi virus nấm hoặc vi khuẩn dẫn đến tổn thương và mất chức năng.

Ngoài ra nhiễm trùng dẫn đến viêm phế nang (túi khí của phổi) khiến nang chứa đầy dịch mủ và gây khó thở. Một số dấu hiệu nhiễm trùng khác gồm sốt, ớn lạnh, tức ngực, ho khan kéo dài, khạc nhổ ra mủ, chán ăn…

  • Bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm làm ảnh hưởng chủ yếu đến phổi. Bệnh lý này gây tức ngực, hít thở sâu bị đau bên phải hoặc trái, mệt mỏi, ho ra máu, ho kéo dài hơn 3 tuần, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, yếu ớn, đổ mồ hôi, chán ăn và giảm cân.

  • Viêm màng phổi

Viêm màng phổi là tình trạng nhiễm trùng ở mô bảo vệ và đệm cho phổi. Bệnh lý này tạo ra cảm giác đau nhói như dao đâm khi thở. Cơn đau biến mất khi tạo áp lực lên vùng đau hoặc nít thở. Đau nặng hơn khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển.

Một số đặc điểm khác của cơn đau:

    • Đau ở một bên ngực
    • Đau ở vai và đau lưng
    • Thở nông có thể tránh được cảm giác đau
  • Viêm phế quản

Viêm xảy ra ở các ống phế quản vận chuyển không khí từ khí quản vào phổi được gọi là viêm phế quản. Khi bị viêm, chất nhầy có thể tích tụ dẫn đến khó thở, hít thở sâu bị đau sườn trái hoặc phải, ho và sốt nhẹ. Ngoài ra viêm phế quản còn khiến bệnh nhân thở khò khè, sổ mũi, viêm họng, hắt hơi, đau lưng, đau cơ và mệt mỏi.

hít thở sâu bị đau sườn trái hoặc phải
Viêm phế quản làm tích tụ chất nhầy ở ống phế quản dẫn đến khó thở, hít thở sâu bị đau ngực, ho và sốt nhẹ
  • Bệnh zona

Bệnh zona khởi phát khi vi-rút varicella-zoster xâm nhập. Bệnh lý này gây phát ban dạng mụn nước, làm tổn thương dây thần kinh dẫn đến đau thần kinh liên sườn. Đôi khi bệnh nhân còn có dấu hiệu đau bên trái hoặc phải khi thở sâu.

2. Bệnh lý ở phổi

Hít thở sâu bị đau bên phải (trái) thường liên quan đến những tổn thương và rối loạn ở phổi. Hô hấp đau do bệnh phổi thường kéo dài, hơi thở có thể nông hơn, đau cả khi hít vào hoặc thở ra, đau kèm theo ho.

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

COPD là một nhóm các bệnh phổi tiến triển. Trong đó viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng là những bệnh thường gặp nhất. Khí phế thũng phá hủy các túi khí trong phổi, khiến luồng khí đi ra ngoài bị cản trở. Viêm phế quản khiến các ống phế quản bị viêm và thu hẹp, tạo điều kiện cho chất nhầy tích tụ. Những điều này dẫn đến khó thở, tức ngực và đau khi thở.

  • Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh đường hô hấp liên quan đến phổi. Bệnh gây khó thở, đau khi hô hấp, cơ thể suy yếu, nhiễm trùng và cản trở một số hoạt động thể chất.

  • Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi xảy ra khi có cục máu đông trong phổi. Điều này làm giảm lưu lượng máu và nồng độ oxy trong máu, tổn thương các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể tử vong nếu cục máu đông lớn hoặc nhiều. Chính vì thế thuyên tắc phổi cần được điều trị ngay lập tức.

Các triệu chứng của bệnh gồm:

    • Thở nhanh
    • Nhịp tim không đều
    • Đau khi hít thở sâu
    • Có cảm giác lâng lâng
    • Ngất xỉu
    • Đau ngực lan rộng đến cánh tay, hàm, cổ và vai
    • Mạch yếu
    • Tim loạn nhịp
    • Khạc ra máu
hít thở sâu bị đau ngực bên phải
Thở sâu thấy đau do cục máu đông trong phổi làm giảm lưu lượng máu và nồng độ oxy trong máu
  • Tràn khí màng phổi (phổi xẹp)

Tràn khí màng phổi là thuật ngữ chỉ tình trạng phổi bị xẹp. Điều này xảy ra khi không khí đi vào khoang màng phổi (không gian xung quanh phổi). Từ đó làm tăng áp lực bên ngoài phổi dẫn đến xẹp phổi.

Dấu hiệu nhận biết tràn khí màng phổi (phổi xẹp):

    • Đau ngực đột ngột, đau sắc nét như đâm vào ngực
    • Khó thở
    • Hít thở sâu bị đau bên phải hoặc trái
    • Nhịp tim nhanh
    • Giãn nở phổi một bên
    • Huyết áp thấp
    • Cơ thể mệt mỏi
    • Thường xuyên lo lắng
  • Phù thũng

Phù thũng có thể là nguyên nhân gây đau ngực trái hoặc phải khi thở sâu. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng tích tụ mủ ở khu vực giữa phổi và mặt trong của thành ngực, còn được gọi là mủ màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi. Để làm sạch khoang màng phổi, mủ cần được dẫn lưu bằng kim hoặc phẫu thuật.

Đau ngực khi thở do phù thũng được mô tả là những cơn đau nhói như bị đâm. Bệnh lý này còn gây sốt, ho khan, chán ăn, đau đầu, đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi.

3. Vấn đề ở sụn và xương

Trong nhiều trường hợp hít thở sâu bị đau bên phải – trái xảy ra do viêm sụn sườn hoặc gãy xương sườn.

Đây là một tình trạng viêm sụn trong khung xương sườn (sụn gắn xương sườn vào xương ức). Viêm sụn sườn gây đau ngực từ nhẹ đến nặng. Những trường hợp nhẹ có thể gây khó chịu hoặc hơi đau khi ấn vào.

Những trường hợp nặng bị đau khi thở sâu hoặc thực hiện một số chuyển động nhất định. Đau nặng nề hơn khi nằm xuống, đau tăng lên khi thở sâu, ho, có áp lực lên ngực hoặc hoạt động thể chất.

Hít thở sâu bị đau sườn phải
Viêm sụn sườn là một trong những nguyên nhân khiến hít thở sâu bị đau bên phải – trái

Lồng ngực gồm 12 cặp xương sườn. Các xương này có thể bị gãy khi va đập hoặc đánh mạnh. Xương sườn bị gãy khiến các hoạt động hàng ngày và thở sâu trở nên đau đớn. Sau chấn thương cơn đau thường đột ngột và nghiêm trọng, vùng ảnh hưởng bị sưng và bầm tím.

Tuy nhiên xương sườn bị gãy có thể tự lành. Một số trường hợp cần điều trị y tế nếu đầu xương gãy làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh hoặc nội tạng.

4. Bệnh tim

Bệnh tim là một nguyên nhân nguy hiểm có thể gây tình trạng hít thở sâu bị đau bên trái (phải). Thông thường bệnh nhân bị đau nhói ở vùng ngực, thở đau, khó thở và hụt hơi.

Các loại bệnh tim gây đau ngực bên trái – phải khi thở:

  • Đau thắt ngực

Đây là một loại đau ngực khiến lưu lượng máu đến tim suy giảm. Điều này khiến cơ tim không nhận đủ oxy dẫn đến đau đớn. Cơn đau thường khởi phát khi căng thẳng, rối loạn cảm xúc hoặc hoạt động thể chất.

Trong giai đoạn đau thắt ngực ổn định, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sau:

    • Ra mồ hôi
    • Chóng mặt
    • Mệt mỏi
    • Buồn nôn
    • Khó thở
    • Hít thở sâu bị đau bên trái
  • Đau tim (nhồi máu cơ tim)

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu đến tim bị cắt đứt hoặc tắc nghẽn. Khi không được cung cấp đủ máu và oxy, các tế bào của tim có thể bị tổn thương. Từ đó làm khởi phát một cơn đau tim. Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim phổ biến nhất. Ngoài ra người bệnh còn gặp một số triệu chứng sau:

    • Khó chịu ở vùng ngực
    • Khó thở
    • Thở sâu thấy đau
    • Đau lan lên vai, cổ và cánh tay
    • Mệt mỏi
    • Chóng váng
    • Đổ mồi hôi
    • Buồn nôn
    • Đau phần trên cơ thể
hít thở sâu bị đau bên trái
Đau tim và hô hấp khó khăn khi dòng máu lưu thông đến tim bị cắt đứt hoặc tắc nghẽn
  • Suy tim

Suy tim là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng tim không còn khả năng bơm đủ lượng máu cho cơ thể. Điều này khiến tất cả các chức năng chính của cơ thể và hoạt động của các cơ quan bị giãn đoạn. Suy tim có thể làm ảnh hưởng đến bên trái, bên phải hoặc cả hai bên của trái tim cùng một lúc. Điều này có thể tiến triển ở dạng cấp tính hoặc mãn tính.

Các triệu chứng của suy tim:

    • Khó thở
    • Hít thở sâu bị đau ngực
    • Sưng bụng
    • Tim đập nhanh
    • Nhịp tim không đều
    • Chán ăn
    • Tăng cân đột ngột
    • Khó thở khi nằm
    • Tĩnh mạch cổ nhô ra
    • Phù chân và mắt cá chân
  • Viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng cơ tim bị viêm. Cơ này co lại và thư giãn giúp bơm máu vào và ra khỏi tim, máu giàu oxy được đưa đến phần còn lại của cơ thể. Tuy nhiên khả năng bơm máu của cơ tim bị suy giảm khi bị viêm. Điều này làm khởi phát nhiều vấn đề như đau ngực, đau khi hít thở sâu, khó thở, nhịp tim bất thường.

  • Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm túi khí xung quanh tim (màng ngoài tim giúp giữ tim trong thành ngực) dẫn đến đau nhói. Một lượng nhỏ chất lỏng giữa các lớp giúp ngăn ma sát khi tim đập. Khi bị viêm, những lớp này ma sát với nhau dẫn đến đau ngực.

Triệu chứng của viêm màng ngoài tim:

    • Đau ngực tương tự như một cơn đau tim, đau nhói đột ngột; đau ở giữa hoặc bên trái của ngực; lan đến cổ, vai, hàm và cánh tay
    • Khó thở, đặc biệt là khi nằm
    • Sốt
    • Hô hấp đau
    • Ho khan
    • Tim đập nhanh
    • Sưng ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân

5. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Hít thở sâu bị đau sườn phải – trái có thể liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh lý này xảy ra khi lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản thường gây ợ nóng, buồn nôn, hơi thở hôi, khó nuốt, đau họng, nóng vùng ngực, đau tức ở thượng vị. Đôi khi GERD gây đau đớn khi hô hấp.

hít thở sâu bị đau sườn phải
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ợ nóng, buồn nôn, hít thở sâu bị đau bên phải – trái

6. Cơn hoảng sợ

Hoảng sợ là tình trạng sợ hãi đột ngột và khó chịu dữ dội. Điều này có thể gây ra một cơn đau thắt tương tự như đau tim và rối loạn hô hấp. Bên cạnh đau ngực và đau khi hít thở sâu, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Đổ mồ hôi
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Cảm giác lâng lâng
  • Run sợ

Hít thở sâu bị đau bên phải – trái nguy hiểm không?

Hít thở sâu bị đau ngực bên phải – trái có thể giảm nhẹ bằng cách nghỉ ngơi và chăm sóc. Tuy nhiên triệu chứng này thường tái diễn nhiều lần do nguyên nhân chưa được kiểm soát. Vì thế bệnh nhân được khuyên thăm khám và chữa trị ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Lưu ý người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu đau khi hít thở sâu là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc các tình trạng y tế nghiêm trọng khác. Việc xử lý không kịp thời hoặc không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Chẩn đoán hít thở sâu bị đau bên phải – trái

Người bệnh kiểm tra triệu chứng, thể chất và bệnh sử trong lần thăm khám đầu tiên. Ngoài ra bệnh nhân còn được chỉ định một số xét nghiệm để đánh giá tổn thương, loại bỏ bệnh lý ở tim và phổi là nguyên nhân gây thở đau.

Chẩn đoán nguyên nhân hít thở sâu bị đau
Chẩn đoán nguyên nhân hít thở sâu bị đau bằng kết quả lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm thường được chỉ định:

  • Chụp X-quang ngực: Bệnh nhân được chụp X-quang ngực để phát hiện những bất thường về xương, mô và các cơ quan. Từ đó chẩn đoán các bệnh lý về xương, tim, phổi, đường thở và mạch máu của bạn.
  • Chụp CT: Kỹ thuật này dùng máy X-quang và máy tính để tạo hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Điều này giúp kiểm tra mạch máu, mô mềm, xương và các bộ phận khác của cơ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI giúp kiểm tra động mạch và mô mềm. Đồng thời phát hiện sự phát triển bất thường trong các cơ quan.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Đây là một cách dể theo dõi sức khỏe tổng thể, kiểm tra yếu tố viêm và tình trạng nhiễm trùng.
  • Điện tâm đồ: Điện tâm đồ được dùng để đo hoạt động điện của tim.
  • Siêu âm tim: Siêu âm tim sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh của tim. Điều này cho phép bác sĩ theo dõi hoạt động của tim và các van.
  • Đo oxy theo mạch: Đây là một xét nghiệm không xâm lấn được dùng để đo mức độ bão hòa oxy trong máu. Xét nghiệm này giúp phát hiện những thay đổi về nồng độ oxy.
  • Xét nghiệm chức năng phổi (PFTs): Đây là một nhóm các xét nghiệm không xâm lấn, được áp dụng để đo lường mức độ hoạt động của phổi.

Điều trị hít thở sâu bị đau bên phải – trái

Điều trị hít thở sâu bị đau bên phải – trái dựa vào nguyên nhân. Thông thường bệnh nhân được chăm sóc lâu dài với các biện pháp cải thiện đường thở, dùng thuốc theo toa. Một số trường hợp khác có thể cần phải phẫu thuật.

Trước tiên người bệnh nên thăm khám, trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng để tránh trì hoãn quá trình điều trị. Sau đó áp dụng đúng phương pháp điều trị theo chỉ định.

1. Nghỉ ngơi

Người bệnh được khuyên nghỉ ngơi đầy đủ nếu bị đau ngực khi hít thở sâu. Điều này đặc biệt thích hợp với những bệnh nhân có cơn hoảng loạn và chấn thương gây gãy xương sườn. Nghỉ ngơi giúp cơ thể có thời gian hồi phục, các mô được chữa lành, thư giãn và giảm đau ở ngực.

2. Thay đổi vị trí của cơ thể

Cảm giác đau ngực khi hít thở thường giảm nhanh khi thay đổi vị trí của cơ thể, đặc biệt là những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu đau và khó thở khi nằm, hãy thử dùng gối kê cao đầu.

Tư thế khi đứng:

  • Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
  • Tựa hông vào tường
  • Thư giãn vai, đầu tựa vào cánh tay
  • Hơi nghiêng người về phía trước, đặt tay lên đùi.

Tư thế khi ngồi:

  • Đặt chân phẳng trên sàn nhà
  • Hơi nghiêng người về phía trước
  • Chống khuỷu tay lên bàn hoặc đầu gối
  • Thư giãn vai và cổ.

3. Tập thở

Tập thở là biện pháp chăm sóc ngắn hạn được khuyên dùng cho những bệnh nhân hít thở sâu bị đau bên phải – trái. Việc ngồi xuống và tập trung vào hơi thở có thể giúp điều chỉnh nhịp thở, cải thiện khả năng thở sâu. Ngoài ra một số bài tập còn giúp tăng dung tích, chức năng và hoạt động của phổi. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh và nhận đủ lượng oxy cần thiết.

hít thở sâu bị đau ngực bên phải hoặc trái
Tập thở giúp mở rộng đường thở, cải thiện khả năng thở sâu, thư giãn và kiểm soát căng thẳng

Một số bài tập thở hữu ích:

Thở bằng cơ hoành

Thở bằng cơ hoành (thở bằng bụng, thở sâu) phù hợp với bệnh nhân thở đau do phổi tắc nghẽn mãn tính. Bài tập này giúp làm mạnh cơ hoành, cải thiện đường thở.

  • Ngồi hoặc nằm xuống, thư giãn vai
  • Đặt một tay lên ngực, một tay ở bụng
  • Hít vào bằng mũi trong 2 giây. Lúc này có thể cảm thấy không khí vào bụng và bụng di chuyển ra ngoài
  • Mím môi trong khi ấn vào bụng, thở ra trong 2 giây
  • Lặp lại vài lần.

Thở mím môi

Thở mím môi giúp giữ đường thở mở lâu hơn, cải thiện quá trình trao đổi carbon dioxide và oxy, phổi hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra bài tập này còn giúp giảm căng thẳng, mở rộng và làm sạch đường thở, giảm triệu chứng hít thở sâu bị đau ngực.

  • Từ từ hít vào bằng mũi
  • Mím môi tương tự như đang bĩu môi
  • Thở ra bằng cách mím môi, càng chậm càng tốt
  • Lặp lại vài lần.

3. Tập yoga

Nếu hít thở sâu bị đau ngực bên phải – trái làm ảnh hưởng đến thói quen tập thể dục, người bệnh có thể thử những bài tập nhẹ nhàng. Chẳng hạn như yoga hoặc thái cực quyền. Sự tập trung và những khía cạnh thiền định của các bài tập này có thể giúp thư giãn, kiểm soát căng thẳng. Đồng thời hỗ trợ cải thiện nhịp thở và tăng khả năng vận động.

4. Sử dụng thuốc

Để giảm đau khi thở, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Những loại thuốc được chỉ định đều dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

  • Thuốc giảm đau Acetaminophen (Tylenol): Acetaminophen được dùng để giảm đau ở vùng ngực. Thuốc này có thể giúp cải thiện những cơn đau có mức độ từ nhẹ đến vừa.
  • Thuốc kháng axit: Một số loại thuốc kháng axit như Tums có thể hữu ích cho những bệnh nhân thở đau do trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc này có tác dụng trung hòa axit, giảm chứng ợ nóng, thở đau, không tiêu hóa axit và đau dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được dùng do những bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn và một số tình trạng nhiễm khuẩn khác. Thuốc này có khả năng ngăn chặn vi khuẩn nhân lên, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng virus: Được dùng cho những trường hợp nhiễm virus để tiêu diệt tác nhân gây nhiễm trùng.
  • Thuốc chống trầm cảm: Những người mắc chứng rối loạn lo âu có thể được yêu cầu dùng thuốc chống trầm cảm. Thuốc này có tác dụng an thần, ngăn ngừa hít thở sâu bị đau bên phải – trái do cơn hoảng loạn, cải thiện giấc ngủ và giảm đau.
  • Thuốc chống đông máu: Thuốc chống đông máu được dùng để giảm nguy cơ hình thành hoặc loại bỏ cục máu đông. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa, phá vỡ những cục máu đông hình thành trong tim và mạch. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn lưu thông dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Những loại thuốc chống đông máu thường được sử dụng gồm Warfarin, Heparin, Rivaroxaban.
hít thở sâu bị đau bên phải - trái
Dùng thuốc chống đông máu giúp phá vỡ và ngăn ngừa những cục máu đông hình thành trong tim và mạch

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp có cục máu đông lớn hoặc nhiều dẫn đến thuyên tắc phổi, tăng nguy cơ đau tim. Phương pháp này thường được áp dụng sau khi điều trị bảo tồn không khả quan.

Ngăn ngừa hít thở sâu bị đau bên phải – trái

Để giảm nguy cơ hít thở sâu bị đau bên phải và trái, người bệnh nên áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bảo vệ phổi. Cụ thể:

  • Duy trì cân nặng ở mức an toàn.
  • Kiểm soát huyết áp ở người có huyết áp cao.
  • Giảm mức cholesterol.
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày với các bài tập và bộ môn thích hợp. Chẳng hạn như yoga, bơi lội, đạp xe, thái cực quyền…
  • Thiền định kết hợp tập thở sâu để cải thiện đường thở và tâm trạng.
  • Giảm tiêu thụ chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Điều trị tốt bệnh tiểu đường.
  • Sinh sống và làm việc ở nơi có không khí trong lành.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất. Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, hạt, sữa và ngũ cốc để tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, duy trì sức khỏe tổng thể.

Hít thở sâu bị đau bên phải – trái thường là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng, cần được điều trị y tế sớm. Chính vì thế người bệnh nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thở đau kèm theo khó thở, chóng mặt, mệt mỏi hoặc đau thắt ngực. Đồng thời điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua