Hẹp ống sống là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Hẹp ống sống là tình trạng những không gian trong ống sống bị thu hẹp, chèn ép hoặc gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh đi qua cột sống. Tùy thuộc vào bị trí bị tổn thương, người bệnh có thể bị tê yếu, ngứa ran ở bàn chân, bàn tay, chân, cánh tay, đau ở cổ. Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể bị rối loạn chức năng bàng quang và ruột.

Hẹp ống sống
Hẹp ống sống là tình trạng không gian trong ống sống bị thu hẹp, chèn ép và gây áp lực lên tủy sống cùng các dây thần kinh

Hẹp ống sống là gì?

Cột sống của con người gồm nhiều đốt sống (khoảng 32 – 34 đốt sống) xếp chồng lên nhau. Giữa mỗi hai đốt sống có một lỗ sống với kích thước thích hợp. Đây chính là nơi tủy sống đi qua. Những lỗ sống này xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống, có nhiệm vụ chứa và bảo vệ tủy sống cùng với những rễ dây thần kinh.

Hẹp ống sống là tình trạng những không gian trong ống sống bị thu hẹp. Điều này tạo ra sự chèn ép hoặc gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh đi qua cột sống. Đây là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Đặc biệt bệnh dễ xảy ra ở những người lao động nặng, bị chấn thương, di truyền và có độ tuổi trên 50 do thoái hóa dẫn đến những hao mòn của cột sống. Cột sống thắt lưng và cột sống cổ là hai vị trí dễ mắc bệnh nhất.

Vị trí hẹp ống sống

Những vị trí hẹp ống sống gồm:

  • Hẹp ống sống vùng cổ
  • Hẹp ống sống lồng ngực
  • Hẹp ống sống thắt lưng.
Những vị trí hẹp ống sống
Những vị trí hẹp ống sống gồm hẹp ống sống thắt lưng, ống sống vùng cổ và ống sống lồng ngực

Phân loại hẹp ống sống

Tùy theo vị trí tổn thương và đặc điểm, hẹp ống sống được phân thành hai loại gồm:

1. Hẹp ống sống bên

Hẹp ống sống bên (hẹp túi tinh) thường liên quan đến tình trạng viêm hoặc chèn ép dây thần kinh cột sống.

Đĩa đệm là lỗ mở xương giữa hai đốt sống liền kề chứa tủy sống và giúp các dây thần kinh di chuyển ra khỏi ống sống. Khi đĩa đệm bị thu hẹp, nó được gọi là hẹp ống đệm hay hẹp ống sống bên. Lúc này dây thần kinh có thể bị chèn ép do có ít không gian. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng kèm theo cảm giác đau đớn.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ khe đệm nào. Tuy nhiên cột sống thắt lưng là nơi dễ mắc bệnh nhất. Ở một số trường hợp khác, người bệnh có thể bị hẹp ống đệm cột sống cổ.

Ngoài ra tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh cột sống bị chèn ép, hẹp ống sống bên được chia thành hai loại nhỏ, gồm:

  • Hẹp phần lõm bên: Những dây thần kinh cột sống bị chèn ép trước khi chạm đến những đĩa đệm.
  • Hẹp bên xa: Những dây thần kinh cột sống bị chèn ép sau khi thoát ra khỏi những đĩa đệm.

2. Hẹp kênh trung tâm

Hẹp kênh trung tâm liên quan đến tình trạng viêm và chèn ép tủy sống.

Những lỗ mở xương ở trung tâm của đốt sống (lỗ đốt sống) có nhiệm vụ chứa và bảo vệ tủy sống. Khi kích thước những khe đốt sống bị thu hẹp, nó được gọi là hẹp ống trung tâm. Lúc này tủy sống bị đè nén do có ít không gian hơn. Từ đó gây ra hiện tượng rối loạn chức năng và tạo ra cảm giác đau cho người bệnh.

Hẹp kênh trung tâm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Tuy nhiên đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng và hai vị trí dễ mắc bệnh nhất.

Cùng một vị trí, hẹp kênh trung tâm và hẹp ống sống bên có thể xuất hiện đồng thời.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết hẹp ống sống

Những triệu chứng có thể phát sinh ngay sau khi ống sống bị thu hẹp và tăng dần mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể không nhận thấy triệu chứng ở giai đoạn đầu.

1. Triệu chứng hẹp ống sống vùng cổ

  • Dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến đau nhức vùng cổ kèm theo cảm giác tê và ngứa ran
  • Đau, ngứa và cảm giác tê lan rộng xuống cánh tay, có thể xảy ra ở một hoặc hai bên tay kèm theo yếu cơ
  • Tủy sống bị chèn ép dẫn đến suy giảm thần kinh kèm theo đau nhức ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả hai chân.

2. Triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng

  • Các dây thần kinh cột sống thắt lưng bị chèn ép dẫn đến đau, tê, ngứa ran và có dấu hiệu yếu hai chi dưới, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và vận động
  • Đau nhiều ở vùng thắt lưng, đau lưng, đau lan xuống toàn bộ vùng mông, đùi và chân
  • Đau nhiều hơn khi đi bộ hoặc đứng thẳng. Đau thuyên giảm khi ngồi hoặc nghiêng người về phía trước. Nguyên nhân là do không gian của ống sống có thể gia tăng khi nghiêng người về trước
  • Có cảm giác tê và ngứa ran ở mông. Đôi khi xuất hiện hiện tượng ngứa nóng ran vùng mông
  • Nếu cauda equina (đuôi ngựa) bị chèn ép, hội chứng chùm đuôi ngựa sẽ xảy ra
  • Đại tiện và tiểu tiện không tự chủ (rối loạn chức năng bàng quang và ruột) khi vùng đuôi ngựa bị tổn thương.
Đau nhiều ở vùng thắt lưng, đau lưng, đau lan xuống toàn bộ vùng mông, đùi và chân
Đau nhiều ở vùng thắt lưng, lưng, đau lan xuống toàn bộ vùng mông, đùi và chân khi bị hẹp ống sống thắt lưng

3. Triệu chứng hẹp ống sống lồng ngực

  • Các dây thần kinh cột sống thắt lưng bị chèn ép dẫn đến yếu, đau, tê, ngứa ran ở bụng hoặc ngực
  • Tủy sống bị chèn ép dẫn đến suy giảm thần kinh ở mức độ nén kèm theo đau ở lưng giữa hoặc những vị trí thấp hơn.

Ít khi hẹp ống sống xảy ra ở lồng ngực, phần lớn xảy ra ở thắt lưng và vùng cổ. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể bị hẹp ống sống song song (hẹp cả cột sống thắt lưng và cột sống cổ).

Hẹp ống sống xảy ra do đâu?

Một số trường hợp có ống sống nhỏ bẩm sinh. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân bị hẹp ống sống là do bệnh lý, chấn thương hoặc do một số nguyên nhân khác khiến không gian mở bên trong ống sống bị thu hẹp. Trong đó những nguyên nhân phổ biến gồm:

1. Xương phát triển quá mức do thoái hóa

Tình trạng thoái hóa xảy ra trên xương cột sống khiến các khớp xương, đĩa đệm bị hao mòn và tổn thương. Lúc này để bù đắp vào những vị trí bị hao mòn, xương có xu hướng phát triển quá mức và hình thành các gai xương.

Những gai xương xâm lấn vào ống sống làm thu hẹp không gian và chèn ép vào các dây thần kinh.

2. Dày dây chằng

Hiện tượng cứng và dày dây chằng theo thời gian có thể dẫn đến tình trạng phình dây chằng và làm ảnh hưởng đến không gian trong ống sống.

3. Đĩa đệm bị hủy

Đĩa đệm bị hủy/ nứt theo thời gian hoặc do chấn thương khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, sau đó chèn ép tủy sống hoặc/ và các dây thần kinh.

Ngoài ra ở những người bị thoái hóa đĩa đệm, tình trạng mất nước có thể khiến không gian của những đĩa đệm thu hẹp. Hoặc không gian ống sống có thể bị thu hẹp khi phình đĩa đệm.

Hẹp ống sống do đĩa đệm bị hủy
Đĩa đệm bị hủy khiến nhân nhầy thoát ra gây hẹp ống sống, chèn ép tủy sống và các dây thần kinh

4. Các khối u

Những khối u có thể hình thành và phát triển bất thường bên trong màng bao bọc tủy sống, trong tủy sống hoặc trong không gian giữa đốt sống và tủy sống. Không gian trong ống sống càng thu hẹp khi khối u càng lớn. Lúc này cả tủy sống và các dây thần kinh đều bị chèn ép.

Hẹp ống sống do khối u không xảy ra phổ biến. Đối với trường hợp này bệnh nhân có thể dễ dàng được chẩn đoán thông qua hình ảnh cột sống từ CT hoặc MRI.

5. Chấn thương

Những chấn thương cột sống trong lao động, thể thao hay tai nạn xe có thể gây gãy hoặc trật nhiều đốt sống. Đối với những trường hợp gãy xương, những chất bên trong ống sống có thể bị hỏng, tạo áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.

Ngoài ra sau phẫu thuật lưng, các mô lân cận có thể bị sưng to và làm ảnh hưởng đến không gian của ống sống.

Yếu tố rủi ro

Hẹp ống sống thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 50 do tình trạng lão hóa xuất hiện. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ do một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Biến dạng cột sống bẩm sinh khiến không gian bị thu hẹp.
  • Ngồi lâu một chỗ và vận động sai tư thế.
  • Chấn thương.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh hẹp ống sống

Mức độ nghiêm trọng của bệnh hẹp ống sống phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương, nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát hiện bệnh lý.

Nếu phát hiện sớm bệnh có thể được chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong trường hợp bệnh được phát hiện và điều trị muộn, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng sau:

Biến chứng hẹp ống sống cổ

  • Yếu cả hai tay
  • Gặp vấn đề về thăng bằng
  • Liệt tứ chi.

Biến chứng hẹp ống sống thắt lưng

  • Đau mãn tính
  • Liệt hai chân
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa dẫn đến rối loạn chức năng ruột và bàng quang.
Hẹp ống sống thắt lưng gây liệt hai chân
Hẹp ống sống thắt lưng không được điều trị gây liệt hai chân

Bệnh hẹp cột sống được chẩn đoán bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh hẹp cột sống, đầu tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến dị tật bẩm sinh (nếu có), tiền sử mắc bệnh và triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được kiểm tra khả năng vận động, chức năng của cả hai tay và hai chân để xác định vị trí tổn thương và đánh giá tình trạng.

Để tìm kiếm căn nguyên và giúp kết quả kiểm tra trở nên chính xác hơn, một số kỹ thuật dưới đây sẽ được yêu cầu thực hiện, bao gồm:

  • Chụp X-quang: Bệnh nhân được yêu cầu chụp X-quang cột sống để tìm kiếm những thay đổi về xương. Điển hình như vỡ đĩa đệm hoặc gai xương làm giảm không gian trong ống sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh cắt ngang cột sống từ kỹ thuật này có thể phát hiện và kiểm tra mức độ tổn thương dây chằng và đĩa đệm. Ngoài ra chụp cộng hưởng từ còn giúp tìm kiếm khối u ở cột sống, xác định vị trí tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nếu thuộc nhóm chống chỉ định MRI, bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính. Hình ảnh thu được từ kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ chuyên khoa kiểm tra nhiều góc độ khác nhau của cột sống. Từ đó giúp kiểm tra kích thước và hình dạng của ống sống, cấu trúc xung quanh. Đồng thời xác định chính xác bệnh hẹp ống sống và nguyên nhân gây bệnh (khối u, vấn đề ở xương, đĩa đệm thoát vị). Đồn
  • CT tủy đồ: Thông thường bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cản quang trước khi CT tủy đồ. Kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ xác định hình dạng của tủy sống và các dây thần kinh. Đồng thời kiểm tra sự chèn ép làm ảnh hưởng đến khu vực này. CT tủy đồ có thể được thực hiện đồng thời với CT- Scan.

Phương pháp điều trị hẹp ống sống

Phương pháp điều trị hẹp ống sống phụ thuộc vào vị trí tổn thương, căn nguyên và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đa số trường hợp hẹp ống sống được điều trị với những phương pháp sau:

1. Sử dụng thuốc

Để kiểm soát triệu chứng, bệnh nhân sẽ được điều trị với những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID)

Bệnh nhân thường được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (NSAID) trong thời gian đầu điều trị. Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn với mục đích kiểm soát triệu chứng đau ở vị trí bị tổn thương. Đồng thời giúp giảm viêm và sưng.

Naproxen, Acetaminophen và Ibuprofen là những thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (NSAID) được dùng phổ biến.

Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (NSAID)
Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau, viêm và sưng trong giai đoạn đầu của bệnh
  • Thuốc chống động kinh

Trong trường hợp những loại thuốc giảm đau thông thường không đạt hiệu quả cao trong quá trình kiểm soát triệu chứng, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc chống động kinh để giảm đau do dây thần kinh bị chèn ép.

Những loại thuốc chống động kinh thường được sử dụng gồm Pregabalin (Lyrica), Gabapentin (Neurontin).

  • Thuốc chống trầm cảm

Đối với những trường hợp bị đau mãn tính, cơn đau lan rộng làm ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng để kiểm soát tình trạng. Loại thuốc này có tác dụng an thần, làm dịu cơn đau mãn tính và giúp dễ ngủ.

Trong các thuốc chống trầm cảm, Amitriptyline là loại thuốc thường được sử dụng.

  • Thuốc giảm đau gây nghiện

Thuốc giảm đau gây nghiện được chỉ định cho những trường hợp đau nghiêm, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và không thể kiểm soát bằng những loại thuốc nêu trên. Loại thuốc này có liên quan đến codeine, chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để giảm đau.

Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng vì việc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Đồng thời bệnh nhân có thể bị lệ thuộc thuốc. Các thuốc giảm đau gây nghiện thường được sử dụng gồm Hydrocodone (Norco, Vicodin), Oxycodone (Oxycontin, Roxicodone).

2. Tiêm steroid ngoài màng cứng

Tiêm steroid ngoài màng cứng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thuốc cản quang và tia X. Lúc này một ống tiêm chứa thuốc steroid (corticosteroid) sẽ được đặt vào ống sống để thuốc được đưa đến khoang ngoài màng cứng.

Mặc dù tiêm steroid ngoài màng cứng không có khả năng làm tăng kích thích ống sống nhưng phương pháp điều trị này có thể giúp giảm đau và giảm viêm ở tủy sống và dây thần kinh. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý đây chỉ là một phương pháp điều trị tạm thời và có khả năng gây tác dụng phụ. Vì thế bệnh nhân chỉ được tiêm steroid ngoài màng cứng khi bác sĩ yêu cầu.

Tiêm steroid ngoài màng cứng
Tiêm steroid ngoài màng cứng giúp giảm đau, giảm viêm ở tủy sống và dây thần kinh

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phần của quá trình điều trị hẹp ống sống. Những bài tập được thực hiện với mục đích làm thư giãn dây thần kinh, cơ và dây chằng, hỗ trợ giảm đau, cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn giúp cải thiện sức cơ, ổn định và tăng độ linh hoạt cho cột sống. Thông thường sau quá trình vật lý trị liệu, bệnh nhân có thể chuyển sang luyện tập các bài thể dục thông thường.

4. Biện pháp khắc phục tại nhà

Theo thời gian điều trị hẹp ống sống, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc cùng với một số biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện tình trạng.

  • Sử dụng nhiệt

Nếu bị đau nhiều, người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau. Biện pháp chườm nóng có tác dụng giảm đau, giảm sưng, kích thích lưu thông máu và giảm căng cơ. Biện pháp chườm lạnh có tác dụng giảm đau, giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng đỏ.

  • Tập thể dục

Sức khỏe tổng thể, sức mạnh cơ bắp và phạm vi di chuyển có thể cải thiện khi bệnh nhân duy trì thói quen vận động và luyện tập thể dục mỗi ngày. Ngoài ra những bài tập kéo giãn, uốn dẻo còn giúp mở rộng ống sống. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

  • Duy trì cân nặng hợp lý

Người bệnh cần tránh thừa cân béo phì, nên duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên cột sống, tránh tổn thương và hạn chế phát sinh cơn đau. Từ đó hỗ trợ tốt quá trình điều trị hẹp ống sống. Bệnh nhân có thể kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống lành mạnh và duy trì thói quen luyện tập thể dục.

  • Dùng dụng cụ hỗ trợ

Đối với trường hợp đau nặng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân, người bệnh có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như khung tập đi hoặc gây. Những thiết bị này có thể giúp bạn di chuyển dễ dàng, cúi người về phía trước khi đi bộ và giúp giảm đau.

  • Xoa bóp

Người bệnh có thể thư giãn tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép bằng cách xoa bóp khu vực bị tổn thương. Điều này có thể giúp cơn đau thuyên giảm và cải thiện các hoạt động của cột sống.

Xoa bóp
Biện pháp xoa bóp giúp giảm đau, thư giãn tủy sống và dây thần kinh đang bị chèn ép

5. Quy trình giải nén thắt lưng

Quy trình giải nén được áp dụng cho những bệnh nhân có dây chằng dày gây hẹp ống sống thắt lưng. Với quy trình giải nén thắt lưng, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một dụng cụ hỗ trợ tương tự như kim châm để tác động vào cột sống và loại bỏ một phần của dây chằng dày. Lúc này không gian trong ống sống có thể được mở rộng, hạn chế sự chèn ép dây thần kinh và tủy sống.

Thông thường quy trình giải nén thắt lưng được thực hiện dưới sự hướng dẫn của hình ảnh qua da (PILD). Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm kỹ lưỡng trước khi thực hiện phương pháp.

6. Phẫu thuật điều trị hẹp ống sống

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả, hẹp ống sống khiến dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân có nguy cơ bị liệt.

Phương pháp điều trị này có tác dụng giải nén tủy sống và các dây thần kinh, phục hồi tổn thương và giúp chúng hoạt động tốt hơn. Vì thế phẫu thuật được đánh giá là phương pháp có khả năng xử lý dứt điểm triệu chứng.

Một số phương pháp phẫu thuật được thực hiện gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ ống sống (Foraminotomy)

Phẫu thuật cắt bỏ ống sống được chỉ định với mục đích loại bỏ gai xương, một phần nhỏ của đĩa đệm và những mô mềm đang chèn ép vào tủy sống và các dây thần kinh. Mặc dù ít xâm lấn hơn phẫu thuật cắt lớp nhưng phẫu thuật cắt bỏ ống sống không mang đến hiệu quả cao đối với những bệnh nhân bị hẹp ống sống nghiêm trọng hoặc lan rộng.

  • Phẫu thuật cắt đốt sống (cắt bỏ Laminectomy)

Phẫu thuật cắt đốt sống có tác dụng loại bỏ quá trình tạo gai và hai lớp đệm, giúp giải nén tủy sống và dây thần kinh. Trong quá trình điều trị, một phần của vòm đốt sống (nơi bảo vệ phần sau của tủy sống) sẽ được loại bỏ. Lúc này tủy sống và các rễ dây thần kinh sẽ được giải nén khỏi tình trạng viêm hoặc sự chèn ép do hẹp ống sống.

Đối với những trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân được phẫu thuật loại bỏ một phần của lamina để làm giảm áp lực lên một điểm cụ thể. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị cắt bỏ các phần của một hoặc nhiều khớp mở rộng. Sau đó kết hợp các đốt sống liền kề với mục đích duy trì sự ổn định của cột sống. Khi đó phẫu thuật cắt đốt sống sẽ được thực hiện tương tự như phẫu thuật cắt lớp.

Phẫu thuật cắt đốt sống
Phẫu thuật cắt đốt sống giúp giải nén tủy sống và dây thần kinh, loại bỏ quá trình tạo gai và hai lớp đệm tổn thương
  • Phẫu thuật cắt bỏ và kết hợp

Đối với những bệnh nhân bị hẹp ống sống do thoái hóa đĩa đệm gây hẹp đĩa đệm, người bệnh sẽ được phẫu thuật để loại bỏ một hoặc nhiều đĩa đệm bị thoái hóa. Sau đó hợp nhất các đốt sống lân cận để cải thiện không gian đĩa đệm và phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

  • Phẫu thuật tạo hình 

Những bệnh nhân bị hẹp ống sống vùng cổ sẽ được phẫu thuật tạo hình để mở rộng không gian trong ống sống. Khi thực hiện phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tạo ra một bản lề trên lớp đệm, phần cứng kim loại sẽ được kết nối với phần mở của cột sống.

  • Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện với mục đích loại bỏ lớp màng hoặc loại bỏ xương bất thường để làm giảm áp lực và tổn thương cho những mô khỏe mạnh lân cận. Đối với phương pháp điều trị này, người bệnh không cần phải phẫu thuật hợp nhất.

  • Giải nén nội vi

Giải nén nội vi còn được gọi là phẫu thuật nội soi vi mô. Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện qua một dụng cụ hỗ trợ với mục đích rút ngắn thời gian phục hồi và giảm thiểu chấn thương cho mô mềm.

Tuy nhiên so với phẫu thuật cắt đốt sống mở, phẫu thuật nội soi vi mô thường khó thực hiện, hình ảnh bị hạn chế khiến bác sĩ không thể xác định hết những tổn thương bên trong.

  • Phẫu thuật cắt bỏ thân đốt sống

Phẫu thuật cắt bỏ thân đốt sống không được sử dụng phổ biến. Phương pháp này chỉ được thực hiện với những bệnh nhân bị gãy xương, thoái hóa cột sống lan rộng hoặc/và hẹp ống sống ở nhiều mức độ cột sống.

Với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ thân đốt sống, đĩa đệm bên dưới, đĩa đệm bên trên và thân đốt sống sẽ bị cắt bỏ hoàn hoàn.

Một số rủi ro khi phẫu thuật điều trị hẹp ống sống

Phẫu thuật điều trị hẹp ống sống là phương pháp khá an toàn và đạt hiệu quả cao, phù hợp với những bệnh nhân không có đáp ứng tốt với các phương pháp nội khoa. Tuy nhiên phẫu thuật không mang đến lợi ích khi kết quả xét nghiệm diện chẩn và/ hoặc hình ảnh không tương ứng với triệu chứng của bệnh nhân.

Ngoài ra một số nguy cơ tiềm ẩn dưới đây có thể xảy ra khi thực hiện phẫu thuật, bao gồm:

  • Chảy nhiều máu
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương tủy sống hoặc tổn thương dây thần kinh
  • Dị ứng
  • Làm tăng mức độ của cơn đau
  • Tăng nguy cơ phẫu thuật lần hai.

Vì thế trước khi phẫu thuật điều trị, người bệnh cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích, xem xét sức khỏe tổng thể, mức độ hẹp và lựa chọn bác sĩ điều trị có nhiều năm kinh nghiệm.

Biện pháp phòng ngừa hẹp ống sống

Để phòng ngừa hẹp ống sống bạn cần sinh hoạt và thay đổi lối sống phù hợp.

  • Giải quyết chấn thương và điều trị những nguyên nhân bệnh lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh điều trị chậm trễ để giảm nguy cơ hẹp ống sống.
  • Tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh.
  • Giảm cân khi cần thiết để giúp giảm bớt những áp lực lên cột sống.
  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin D và canxi (trứng, sữa, các loại đậu, hạt…), thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (dâu tây, việt quất, quả mâm xôi, cà chua…).
  • Thận trọng khi tham gia vào các hoạt động thể chất và lao động để tránh bị chấn thương dẫn đến tổn thương và giảm kích thước ống sống.
  • Thường xuyên vận động với những bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội… để nâng cao sức khỏe, độ bền và sự dẻo dai cho xương khớp.
Tăng cường vận động
Tăng cường vận động giúp nâng cao sức khỏe, độ bền và sự dẻo dai cho xương khớp

Hẹp ống sống là bệnh xương khớp nguy hiểm có thể gây liệt tứ chi nếu không sớm điều trị. Để phòng ngừa bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi bị chấn thương hoặc xuất hiện những bệnh lý liên quan. Trong trường hợp không gian ống sống bị hẹp, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng và giảm khả năng phát sinh biến chứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua