Gen Chiếm Bao Nhiêu Phần Trăm Chiều Cao? Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Gen chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao của một người là câu hỏi thường gặp. Bởi đây chính là một trong những yếu tố tác động tích cực và quyết định chiều cao của các cá nhân. Tuy nhiên nhiều yếu tố khác cũng cần được xem xét hơn là di truyền trước khi khẳng định rằng trẻ sinh ra có cùng chiều cao với ba mẹ của họ.

Gen chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao
Tìm hiểu gen chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao, yếu tố ảnh hưởng khác và cách đạt chiều cao vượt trội

Gen chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao?

Con người có nhiều chiều cao khác nhau do được tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó di truyền (hay gen) là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định chiều cao của một người.

Vậy gen chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao? Dựa trên kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng cấu tạo gen (hay còn gọi là DNA, yếu tố di truyền) chịu trách nhiệm 80% chiều cao của một người. Điều này có nghĩa ba mẹ có chiều cao vượt trội thường có xu hướng sinh con có chiều cao tương tự.

Chính vì thế cấu tạo gen trở thành yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều cao. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, chiều cao cũng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác. Cụ thể chế độ dinh dưỡng, nội tiết tố, tình trạng y tế, lối sống… đều tác động mạnh mẽ cũng như góp phần vào việc bạn cao bao nhiêu.

Cấu tạo gen chịu trách nhiệm 80% chiều cao của một người
Cấu tạo gen (DNA/ yếu tố di truyền) chịu trách nhiệm 80% chiều cao của một người

Sự di truyền của nhiều cao

Theo nguyên tắc chung, chiều cao của một người có thể được dự đoán dựa trên chiều cao của ba mẹ. Nếu họ thấp hoặc cao, chiều cao của bạn được cho là kết quả cuối cùng dựa trên chiều cao trung bình giữa ba và mẹ.

  • Sự thừa hưởng biến thể chuỗi DNA

Ở giai đoạn phát triển trong bụng mẹ, trẻ được thừa hưởng các biến thể chuỗi DNA. Chúng có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển chiều cao vượt trội trong tương lai. Tuy nhiên những biến thể này thuộc gen nào, chúng hoạt động như thế nào và làm gì để ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao… vẫn chưa được hiểu rõ ràng.

Một số đột biến gen hiếm gặp (chẳng hạn như những biến thể trong gen FGFR3) có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến chiều cao. Cụ thể như những biến thể này gây ra chứng bệnh achondroplasia (căn bệnh được đặc trưng bởi tầm vóc bé).

Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, phần lớn chiều cao được kiểm soát bởi sự kết hợp của những biến thể di truyền (trong đó mỗi biến thể ảnh hưởng khiêm tốn hơn đến chiều cao). Song song đó là sự đóng góp nhỏ hơn từ các yếu tố ảnh hưởng chiều cao khác. Cụ thể như các hoạt động thể chất, yếu tố dinh dưỡng, lối sống, môi trường.

Hiện tại có trên 700 biến thể gen nêu trên đã được phát hiện và xác định sự tác động. Dự kiến nhiều biến thể khác sẽ được phát hiện trong tương lai.

  • Sự tác động đến sụn trong những đĩa tăng trưởng

Trong những biến thể được xác định, một số biến thể nằm trong các cấu trúc gen ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến sụn trong những đĩa tăng trưởng (thuộc các xương dài của chân và tay). Đây là nơi tạo ra xương mới, khiến các xương dài ra trong giai đoạn phát triển của trẻ.

Cấu trúc gen ảnh hưởng đến sụn trong những đĩa tăng trưởng
Cấu trúc gen ảnh hưởng đến sụn trong những đĩa tăng trưởng, giúp xương dài ra trong giai đoạn phát triển
  • Các đột biến gen ảnh hưởng đến chiều cao

Ngoài gen FGFR3 (đột biến gen gây ra chứng bệnh achondroplasia), hàng trăm gen khác liên quan đến những tình trạng rối loạn hiếm gặp đã được xác định. Chúng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của chiều cao.

Dưới đây là một số gen ảnh hưởng đến chiều cao có thể gặp:

    • FBN1: Gây hội chứng Marfan, loạn sản âm , loạn sản geleophysic.
    • GH1: Gen này gây ra tình trạng thiếu hụt hormone tăng trưởng cô lập.
    • EVC: EVC làm phát triển chứng loạn sản cơ Weyers, hội chứng Ellis-van Creveld.
    • GPC3: Simpson- Hội chứng Golabi-Behmel sẽ phát triển ở những người thừa hưởng gen GPC3.

Những tình trạng nêu trên đều ảnh hưởng đến chiều cao của một người, khiến trẻ thấp hơn so với chiều cao trung bình của ba và mẹ.

  • Gen không phải là yếu tố quyết định

Gen không phải là yếu tố duy nhất dự đoán chiều cao của một người. Trong nhiều trường hợp, một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành có thể cao hơn nhiều so với ba mẹ cũng như những người thân khác của chúng. Đôi khi trẻ có thể thấp hơn nhiều so với chiều cao của người thân.

Sự khác biệt này được giải thích bởi sự tác động hay góp phần vào chiều cao của những yếu tố khác bên ngoài gen.

Một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với ba mẹ
Một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với ba mẹ và người thân

Sự tác động của những yếu tố khác

Ngoài cấu trúc gen, những yếu tố dưới đây có thể góp phần quyết định chiều cao của một người. Đồng thời có thể khiến bạn cao hơn hoặc thấp hơn so với chiều cao trung bình của bố và mẹ.

  • Cơ chế sinh học

Những cơ chế sinh học khác (cụ thể như hormone) có thể ảnh hưởng đến chiều cao. Trong giai đoạn phát triển, hormone tăng trưởng (GH) do tuyến yên sản xuất cần được đảm bảo để phát triển các xương dài. Cụ thể như xương đùi, xương chày.. Sự thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể làm gián đoạn sự phát triển của trẻ.

  • Nội tiết tố

Ngoài hormone tăng trưởng, hormone tuyến giáp và hormone sinh dục (cụ thể như testosterone và estrogen) đều có khả năng điều chỉnh sự phát triển của cơ thể. hormone tuyến giáp tạo ra hormone tăng trưởng đảm bảo sự tăng trưởng bình thường của trẻ. Testosterone và estrogen thúc đẩy sự phát triển trong độ tuổi dậy thì.

Bất kỳ sự bất thường nào đối với một trong những loại hormone này đều có khả năng làm thay đổi chiều cao tổng thể cũng như sự phát triển cơ thể của trẻ.

  • Tình trạng dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự phát triển chiều cao. Trẻ có thể phát triển vượt trội nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai được đảm bảo, thai phụ không sử dụng chất kích thích (như thuốc lá, rượu bia); trẻ sinh ra được nuôi dưỡng đầy đủ, năng động và khỏe manh.

  • Tình trạng y tế

Những trẻ được chăm sóc tốt và khỏe mạnh sẽ có khả năng cao hơn ở độ tuổi trường thành so với trẻ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ngoài ra một số rối loạn bẩm sinh có thể góp phần quy định chiều cao của một người. Cụ thể như:

    • Achondroplasia (lùn): Đây là một chứng rối loạn phát triển xương hiếm gặp, Achondroplasia xảy ra trong gia đình. Tình trạng này đặc trưng bởi sự thấp bé của trẻ sau khi sinh và lớn lên.
    • Hội chứng Turner: Hội chứng Turner là một rối loạn bẩm sinh khác có thể làm ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ, khiến trẻ chậm dậy thì và thấp hơn. Khác với Achondroplasia, hội chứng này không xảy ra trong gia đình.
    • Hội chứng Marfan và Klinefelter: Hội chứng Marfan và Klinefelter đều là những rối loạn bẩm sinh làm ảnh hưởng đến chiều cao. Những hội chứng này khiến tầm vóc của trẻ thấp hơn so với bình thường. Hội chứng Marfan liên quan đến sự mở rộng của mô liên kết. Đối với hội chứng Klinefelter, bất thường xảy ra khi nam giới được sinh ra thừa hưởng bản sao bổ sung của nhiễm sắc thể X.
Achondroplasia
Achondroplasia là một rối loạn được đặc trưng bởi sự thấp bé của trẻ sau khi sinh và lớn lên
  • Giới tính

Trong thời gian đầu, bé trai có xu hướng phát triển chậm hơn so với bé gái. Điều này là so sự khác biệt về thời điểm dậy thì. Tuy nhiên khi lớn lên, nam giới trưởng thành thường có xu hướng cao hơn 5,5 inch (14cm – mức trung bình) so với nữ giới trưởng thành.

Làm thế nào để phát triển chiều cao?

Mỗi người được sinh ra với những cấu trúc gen giúp quy định chiều cao của một người. Tuy nhiên tình trạng y tế, dinh dưỡng không đầy đủ cùng những yếu tố khác có thể làm thay đổi triển vọng này.

Vì thế trong giai đoạn phát triển, trẻ em và thanh thiếu niên nên thực hiện một số biện pháp giúp tối đa hóa chiều cao khi trưởng thành. Cụ thể:

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt

Dinh dưỡng từ chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng. Các nghiên cứu cho thấy, những trẻ được chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ cao hơn so với những trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Theo các nhà dinh dưỡng, trẻ em và thanh niên nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng với đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên tiêu thụ đa dạng các loại trái cây tươi, rau củ quả và các loại hạt, đậu. Điều này giúp cơ thể nhận được tất cả các loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Từ đó đảm bảo quá trình phát triển của trẻ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt
Thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt là một trong những cách đảm bảo quá trình phát triển của trẻ

Đặc biệt nên bổ sung canxi và protein từ chế độ ăn uống. Bởi cả hai thành phần dinh dưỡng này đều có khả năng duy trì sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển của xương. Thông thường canxi có nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Cá hồi
  • Đậu nành
  • Quả cam
  • Cá mòi
  • Tôm, cua
  • Cải xoăn
  • Bông cải xanh
  • Phô mai
  • Sữa
  • Sữa chua

Thực phẩm giàu protein:

  • Hải sản
  • Trứng
  • Thịt
  • Gia cầm
  • Cây họ đậu
  • Hạt và các loại quả hạch
  • Các loại rau xanh như măng tây, rau bina và rau cải xanh.

Để đảm bảo sự phát triển của trẻ trong tương lai, chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Cụ thể thai phụ nên ăn nhiều thịt, cá, đậu, quả hạch, hoa quả, cam, rau xanh, sản phẩm từ sữa tiệt trùng… để cung cấp các dưỡng chất giúp tha nhi khỏe mạnh và phát triển (theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).

2. Tập thể dục thường xuyên

Để phát triển thể chất, trẻ em và thanh niên nên tập thể dục thường xuyên. Bởi một số bộ môn thể thao (như bơi lội, đạp xe, bóng rổ, cầu lông…) và bài tập thể dục tăng chiều cao có khả năng thúc đẩy sự phát triển. Đồng thời hỗ trợ sức khỏe của các mô cơ và xương.

Điều này là do các môn thể thao và bài tập có khả năng tác động đến sụn trong những đĩa tăng trưởng. Từ đó hỗ trợ cho sự phát triển của các xương dài, giúp xương dài ra nhanh chóng. Ngoài ra tập thể dục mỗi ngày còn giúp duy trì hoạt động của tuyến yên và góp phẩn đảm bảo sự sản sinh của những hormone tăng trưởng.

Tham khảo thêm: Bơi Lội Có Tăng Chiều Cao Không? Kiểu Bơi Tốt Nhất

3. Ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ tốt thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bởi cơ thể tiết các hormone cần thiết giúp phát triển tầm vóc trong khi ngủ sâu, đặc biệt là hormone tăng trưởng. Thông thường tuyến yên sản sinh hormone tăng trưởng nhiều nhất trong khung giờ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.

Chính vì thế, ngủ sớm và đủ đủ giấc (từ 8 – 9 tiếng/ đêm) có thể cho phép cơ thể phát triển tối ưu. Ngược lại ngủ không đủ giấc trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone tăng trưởng. Đồng thời làm cản trở sự phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra ngủ không đủ giấc còn làm suy giảm khả năng tập trung, giảm chất lượng cuộc sống và học tập. Đồng thời gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Một giấc ngủ tốt thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng ở trẻ em và thanh thiếu niên
Giấc ngủ tốt tạo điều kiện sản sinh hormone tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên

Bài viết là những thông tin xoay quanh vấn đề “Gen chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao?” cùng những yếu tố ảnh hưởng khác và cách đạt chiều cao vượt trội.

Cấu trúc gen chịu trách nhiệm 80% chiều cao của một người, có thể giúp dự đoán chiều cao của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên ngoài gen, chiều cao cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố khác. Vì thế cần điều chỉnh lối sống và ăn uống đủ chất phát triển chiều cao vượt trội.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua