Gãy Xương Hông: Dấu Hiệu, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy xương hông là một chấn thương nghiêm trọng, cực kỳ nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên theo tuổi tác và bệnh lý liên quan, chẳng hạn như loãng xương hoặc hóa khớp. Điều quan trọng là có kế hoạch điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe phù hợp để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Gãy xương hông
Gãy xương hông là một chấn thương nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị phù hợp

Gãy xương hông là gì?

Gãy xương hông xảy ra khi phần trên của xương đùi bị nứt, vỡ hoặc gãy. Tình trạng gãy xương này thường xảy ra do té ngã hoặc tai nạn giao thông. Tuy nhiên loại gãy xương này thường phổ biến ở người lớn tuổi, khi xương trở nên yếu hơn và dễ gãy theo tuổi tác.

Xương hông có thể bị gãy do căng thẳng, đặc biệt là khi người bệnh thực hiện các động tác lặp lại nhiều lần. Theo thời gian, cơ thể không bắt kịp đối với các tác động lên xương và cuối cùng là dẫn đến gãy xương. Gãy xương do căng thẳng khác với gãy xương do tác động lực cao như té ngã hoặc gãy xương bệnh lý do loãng xương, khối u hoặc nhiễm trùng.

Các vị trí thường bị gãy xương bao gồm:

  • Chỏm xương đùi
  • Cổ xương đùi
  • Liên mấu chuyển
  • Dưới mấu chuyển

Trong đó, vị trí gãy xương hông phổ biến nhất là gãy liên mấu chuyển và gãy dưới chỏm xương đùi.

Hầu hết các trường hợp gãy xương hông đều gây ra những cơn đau dữ dội, nghiêm trọng và cần được phẫu thuật ngay lập tức. Một số người có thể cần thay toàn bộ khớp háng sau khi bị gãy xương hông. Sau khi phẫu thuật điều trị, người bệnh cần thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động sau khi gãy xương.

Nguyên nhân gây gãy xương hông

Va chạm mạnh, chẳng hạn té ngã hoặc tai nạn ô tô, có thể dẫn đến gãy xương hông ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn tuổi, loại gãy xương này thường xảy ra do té ngã từ độ cao khi đứng. Ở các đối tượng khác, gãy xương hông có thể liên quan đến cấu trúc xương yếu, sử dụng một số thuốc, thiếu dinh dưỡng hoặc liên quan đến nhiều bệnh lý cơ xương khớp.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ gãy xương hông, chẳng hạn như:

1. Độ tuổi và giới tính

Mật độ xương và khối lượng cơ sẽ giảm dần theo tuổi tác, điều này dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Người lớn tuổi cũng thường xuyên gặp các vấn đề về thị lực và sự thăng bằng, điều này làm tăng nguy cơ té ngã.

nguyên nhân dẫn đến gãy xương
Người lớn tuổi có nguy cơ loãng xương, mất cân bằng, té ngã có gãy xương cao

Phụ nữ có nguy cơ gãy xương hông cao gấp 3 lần nam giới, chiếm khoảng 75% các trường hợp. Phụ nữ thường có xu hướng mất mật độ xương nhanh hơn nam giới. Tình trạng sụt giảm estrogen xảy ra khi mãn kinh làm tăng tốc độ mất mật độ xương, dẫn đến loãng xương và gãy xương.

Tuy nhiên đôi khi nam giới cũng mất mật độ xương nhanh chóng. Điều này có thể liên quan đến nhiều vấn đề nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp.

2. Điều kiện y tế

Có một số bệnh lý, tình trạng sức khỏe và các vấn đề y tế liên quan có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, chẳng hạn như:

  • Loãng xương: Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên xốp và yếu, làm tăng nguy cơ loãng xương. Phụ nữ có nguy cơ loãng xương hơn nam giới gấp 4 lần, do đó nguy cơ gãy xương hông cũng cao hơn.
  • Các vấn đề tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe xương và làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Vấn đề tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa và dinh dưỡng có thể gây thiếu hụt vitamin D hoặc nồng độ canxi thấp trong máu, điều này khiến xương yếu  và dễ gãy. Rối loạn hấp thu, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, hoặc ăn uống kém, chẳng hạn như chán ăn, cũng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.
  • Các vấn đề về sự cân bằng: Bệnh Parkinson, bệnh thần kinh ngoại biên hoặc đột quỵ, có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Ngoài ra, lượng đường trong máu thấp hoặc huyết áp thấp cũng có thể góp phần tăng nguy cơ té ngã và gãy xương.
  • Sức khỏe tinh thần: Các tình trạng tinh thần, chẳng hạn như mất trí nhớ và rối loạn thăng bằng, có thể làm tăng nguy cơ té ngã, gãy xương cao hơn gấp 3 lần so với những người khác.

3. Một số loại thuốc

Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như Prednisone, có thể dẫn đến gãy xương nếu sử dụng lâu dài.

Ngoài ra sử dụng một số loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc, có thể dẫn đến chóng mặt, làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương. Các loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ té ngã bao gồm thuốc ngủ, thuốc chống loạn thần và thuốc an thần.

4. Vấn đề dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi có thể dẫn đến giảm khối lượng xương, điều này làm tăng nguy cơ gãy xương khi trưởng thành. Điều quan trọng là bổ sung đầy đủ canxi và vitamin để duy trì mật độ xương.

gãy xương ở trẻ em
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoáng chất và vitamin cần thiết có thể gây ảnh hưởng đến mật độ xương

Ngoài ra, giảm cân, thiếu cân, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cũng làm tăng nguy cơ mất xương và gãy xương hông.

5. Phong cách sống

Những người có lối sống ít vận động, không tập thể dục nhiều, có khả năng gãy xương hông cao hơn những người khác. Tuy nhiên những người có thói quen tạo áp lực lên hông dẫn đến gãy xương do căng thẳng. Các chấn thương do hoạt động lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ đường dài hoặc chạy bộ, có thể dẫn đến hỏng xương hoặc gãy xương.

Gãy xương hông do căng thẳng thường xảy ra nhất tại cổ xương đùi và chỏm xương đùi. Tuy nhiên gãy xương do căng thẳng cũng có thể xảy ra tại các vùng khác của hông và xương chậu.

Dấu hiệu nhận biết gãy xương hông

Các triệu chứng gãy xương hông thường xảy ra đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên đôi khi các triệu chứng có thể xuất hiện theo thời gian đối với trường hợp gãy xương do căng thẳng.

dấu hiệu gãy xương hông
Gãy xương hông khiến người bệnh không thể đứng hoặc di chuyển và đặt trọng lượng cơ thể lên hông

Gãy xương dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Đau đớn: Thông thường, gãy xương dẫn đến các cơn đau dữ dội và nghiêm trọng. Tuy nhiên cơn đau cũng có thể nhẹ hoặc đau nhức âm ỉ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi bị gãy xương. Hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đau ở đùi, hông ngoài, xương chậu và khu vực bẹn (háng). Cơn đau cũng có thể lan từ hông đến mông và chân (đau thần kinh tọa). Đôi khi người bệnh cũng có thể bị đau ở đầu gối.
  • Hạn chế khả năng vận động: Hầu hết người bị gãy xương hông không thể đứng hoặc đi lại. Đôi khi người bệnh có thể đi nhưng không thể dồn trọng lượng lên chân bị tổn thương do đau đớn.
  • Thay đổi về thể chất: Người bệnh có thể bị bầm tím ở hông, một trong hai chân có thể ngắn hơn chân còn loại. Hông có thể bị lệch khỏi vị trí ban đầu, bị vẹo hoặc xoay về hướng khác.

Những người bệnh bị gãy xương do căng thẳng thường là vận động viên chạy tiếp sức hoặc những người thường xuyên vận động tác động mạnh. Thông thường người bệnh sẽ nhận thấy những cơn đau nhức ở vùng háng, dẫn đến khó hoạt động, cơn đau thường được cải thiện khi nghỉ ngơi.

Gãy xương hông do căng thẳng đặc biệt nghiêm trọng vì xương có nguy cơ bị di lệch xương. Nếu điều này xảy ra, nguồn cung cấp máu có thể bị cắt, dẫn đến chất xương và phát triển chúng hoại tử xương hông.

Gãy xương hông có nguy hiểm không?

Gãy xương hông sẽ gây ảnh hưởng đến tính độc lập và đôi khi có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Theo thống kê, có hơn một nửa người có tiền sử gãy xương hông không thể quay trở lại cuộc sống độc lập và cần được hỗ trợ trong một số sinh hoạt.

Nếu không được điều trị phù hợp, kịp lúc hoặc khi các phương pháp điều trị không hiệu quả, xảy ra biến chứng, người bệnh có thể tử vong sau 1 – 2 năm, kể từ lúc gãy xương hông.

gãy xương chậu có nguy hiểm không
Gãy xương hông di lệch có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông và gây tử vong nếu cục máu đông di chuyển đến phổi

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi bị gãy xương hông bao gồm:

  • Tổn thương da: Nếu người bệnh bất động trên giường hoặc ghế trong thời gian dài, da có thể bị tổn thương, đau đớn, hình thành các vết tì đè, lở loét.
  • Cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu): Bất động cơ thể có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông, thường hình thành ở chân, gây đau đớn. Nếu các cục huyết khối tách khỏi chân và di chuyển đến phổi sẽ gây ra thuyên tắc phổi và dẫn đến tử vong. Để ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông, người bệnh nên thường xuyên vận động, mang tất y tế và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nhiễm trùng: Mặc dù các kỹ thuật điều trị hiện đại có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, tuy nhiên có 1 – 3% người gãy xương hông bị nhiễm trùng sau khi phẫu thuật điều trị.
  • Hoại tử: Gãy xương di lệch có thể làm gián đoạn nguồn máu cung cấp đến chỏm xương đùi, cắt đứt nguồn máu giàu oxy và chất dinh dưỡng quan trọng đến xương, dẫn đến chết các mô xương.
  • Gãy xương không lành (gãy không liền xương): Mặc dù gãy xương có thể tự lành mà không có các biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên xương hông có thể không lành được, do nguồn cung cấp máu không ổn định.

Nếu được điều trị thành công, gãy xương hông có thể dẫn đến nhiều biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Gãy xương là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp háng, tăng nguy cơ thoái hóa khớp và nhiều vấn đề xương khớp khác. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau đùi: Cơn đau nay có thể lan xuống mông và đầu gối.
  • Đau và cứng khớp: Tình trạng này có thể xảy ra khi ngồi hoặc nghỉ ngơi và trở nên nghiêm trọng hơn khi trời mưa.
  • Hạn chế vận động: Người bệnh có thể cảm thấy khớp bị khóa hoặc ma sát khi di chuyển, điều này làm giảm phạm vi chuyển động của hông và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chẩn đoán gãy xương hông như thế nào?

Bác sĩ có thể kiểm tra khu vực xương hông và các tai nạn, chấn thương, té ngã, va chạm, nghề nghiệp và các môn thể thao người bệnh tiếp xúc. Để kiểm tra các tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh), người bệnh có thể chạm vào bàn chân của người bệnh và xác định các cảm giác liên quan.

Để chẩn đoán gãy xương và kiểm tra các tổn thương mô mềm, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như:

  • X – quang, sử dụng các bức xạ để tạo ra hình ảnh xương và xác định các tổn thương.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng từ trường nhằm tạo ra hình ảnh của xương và các mô mềm.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng máy tính và tia X để bác sĩ xác định hình ảnh chi tiết của khu vực bị tổn thương.

Biện pháp điều trị gãy xương hông

Điều trị gãy xương hông phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và các loại chấn thương. Hầu hết các trường hợp gãy xương hông cần được phẫu thuật trong 1 – 2 ngày sau khi chấn thương. Tuy nhiên, nếu người bệnh không đủ sức khỏe, tuổi tác cao hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị khác.

Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

1. Phẫu thuật

Gãy xương hông cần được phẫu thuật điều trị. Có một số kỹ thuật điều trị khác nhau, chẳng hạn như sử dụng đinh vít, tấm kim loại để cố định xương và giúp xương lành lại. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất để giảm các triệu chứng và tránh những hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như thoái hóa khớp, loét da và cục máu đông.

cách điều trị gãy xương hông
Phẫu thuật điều trị là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng gãy xương hông

Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Giảm mở và cố định bên trong: Phẫu thuật này được thực hiện khi người bệnh được gây tê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ để lộ xương bị gãy và cố định chỗ xương bị gãy bằng vít, đinh hoặc tấm kim loại. Điều này giúp xương có thời gian lành lại và tránh các tổn thương liên quan.
  • Thay thế toàn bộ xương đùi hoặc toàn bộ khớp háng: Trong khoảng một nửa các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thế khớp háng thay vì cố định khớp bị tổn thương. Khuyến cáo phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất của chấn thương, độ tuổi, khả năng vận động của người bệnh trước khi bị gãy xương và các điều kiện y tế khác, chẳng hạn như viêm xương khớp. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp háng bằng vật liệu nhân tạo.

2. Giảm đau

Khi bị gãy xương, người bệnh sẽ được chỉ định kiểm soát cơn đau bằng cách sử dụng thuốc hạn chế hoạt động của các dây thần kinh hoặc tiêm morphin gần khớp.

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn và theo toa có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm. Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

3. Điều trị khi không thể phẫu thuật

Phẫu thuật được khuyến khích cho hầu hết người bệnh để điều trị gãy xương hông. Tuy nhiên phẫu thuật có thể không phù hợp với người có sức khỏe kém, khó hồi phục, tuổi tác cao và có các bệnh lý phức tạp khác.

Nếu không đủ điều kiện phẫu thuật, bác sĩ có thể để nghị theo dõi các dấu hiệu, kiểm soát cơn đau và đề nghị người bệnh nằm trên giường để tránh các biến chứng. Tuy nhiên, những người cần nằm trên giường trong thời gian dài nên có kế hoạch cử động tại chỗ an toàn và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ.

Phục hồi chức năng sau khi gãy xương hông

Sau khi điều trị gãy xương hông, bác sĩ có thể đề nghị một chương trình vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và khả năng vận động của người bệnh. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật và khả năng hồi phục của người bệnh, quá trình hồi phục như sau:

phục hồi chức năng sau gãy xương
Duy trì lối sống lành mạnh, di chuyển thường xuyên và tập luyện điều độ để phục hồi sức khỏe
  • Thời gian: Bác sĩ vật lý trị liệu có thể đánh giá người bệnh ngay sau khi phẫu thuật. Các buổi tập đầu tiên sẽ được thực hiện tại bệnh viện và bác sĩ sẽ quyết định thời điểm an toàn để xuất viện và thực hiện các bài tập tại nhà. Thời gian xuất viện sớm nhất là 3 – 5 ngày sau khi phẫu thuật.
  • Bài tập: Bác sĩ vật lý trị liệu và người bệnh sẽ quyết định các mục tiêu thực tế trong quá trình hồi phục chức năng sau khi gãy xương. Các bài tập bao gồm tăng khả năng chịu trọng lượng, chẳng hạn như đi bộ, các bài tập không chịu trọng lượng, chẳng hạn như bơi lội và các bài tập giữ thăng bằng, tránh té ngã và chấn thương trong tuong lai.

Ngoài ra, người bệnh cũng được hướng dẫn các kỹ thuật để khôi phục khả năng sống độc lập, chẳng hạn như cách sử dụng nhà vệ sinh, tắm, mặc quần áo và nấu ăn. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách sử dụng gậy hoặc xe lăn để hỗ trợ.

Cách phòng ngừa gãy xương hông như thế nào?

Thực hiện lối sống lành mạnh ở tuổi trưởng thành, xây dựng khối lượng cơ phù hợp, tránh loãng xương, có thể hạn chế khả năng té ngã và gãy xương. Các biện pháp phòng ngừa phù hợp ở mọi lứa tuổi trong việc phòng ngừa nguy cơ té ngã và cải thiện sức khỏe tổng thể.

phòng ngừa gãy xương hông
Kiểm tra sức khỏe mắt và di chuyển thận trọng để tránh nguy cơ té ngã

Người bệnh có thể ngăn ngừa gãy xương hông bằng một số cách như sau:

  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục có thể làm tăng sức mạnh cơ bắp và giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, mất xương. Một số bài tập phù hợp bao gồm bơi lội, thái cực quyền và thực hiện các bài tập tạ để cải thiện sức mạnh cũng như giúp giữ thăng bằng.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Thực hiện chế độ ăn uống nhiều vitamin D và canxi có thể giúp xương chắc, khỏe hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương để phát hiện các dấu hiệu của bệnh loãng xương. Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc phù hợp để giúp xương chắc khỏe và hạn chế tình trạng mất xương.
  • Phòng ngừa nguy cơ té ngã: Cẩn thận khi sử dụng cầu thang, đi bộ tại các điều kiện xấu. Người bệnh Parkinson hoặc có vấn đề về sức khỏe tinh thần, hãy trao đổi với bác sĩ về cách giữ thăng bằng, tránh té ngã.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể: Người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc lá và tránh uống rượu để đảm bảo sức khỏe.
  • Sử dụng gậy hoặc khung tập đi: Nếu cảm thấy không ổn định khi đi bộ, hãy trao đổi với bác sĩ về các loại gậy, khung tập đi hoặc các sản phẩm hỗ trợ khác để tránh các nguy cơ.
  • Kiểm tra sức khỏe mắt: Các vấn đề thị lực có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Do đó, người bệnh cần kiểm tra thị lực thường xuyên bằng cách khám mắt, sử dụng kính mắt phù hợp và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiên lượng gãy xương hông

Gãy xương hông có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người lớn tuổi không thể lấy lại khả năng vận động hoàn toàn hoặc khả năng sinh hoạt độc lập sau khi gãy xương hông. Một số người cần sử dụng gãy hoặc khung tập đi để di chuyển. Trong khi đó, một số bệnh nhân có thể cần được chăm sóc toàn thời gian.

Tiên lượng và khả năng hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Độ tuổi: Người lớn tuổi có thể không thể chữa lành vết thương và không đủ điều kiện phẫu thuật. Nếu không được phẫu thuật, người bệnh cần nằm trên giường, hạn chế cử động để tránh các cơn đau. Nằm trên giường trong thời gian kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như liệt giường, hình thành cục máu đông và viêm phổi.
  • Sức khỏe tổng thể: Những người vận động và di chuyển sớm thường có tiên lượng tốt hơn sau khi gãy xương hông. Nếu người bệnh vẫn khỏe mạnh, hãy đứng dậy và đi lại xung quanh phòng để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Di chuyển cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng khi nằm trên giường.
  • Loại gãy xương: Gãy cổ xương đùi có thể gây cắt đứt nguồn máu cung cấp cho chỏm xương đùi, dẫn đến hoại tử xương. Nếu chấn thương dẫn đến hỏng các mô khác, chẳng hạn như dây thần kinh và mạch máu, quá trình hồi phục có thể mất nhiều thời gian hơn.

Gãy xương hông có thể thay đổi cuộc sống, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi với các tình trạng sức khỏe khác. Thường xuyên tập vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Để ngăn ngừa gãy xương, người bệnh nên thường xuyên khám sức khỏe và có kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu bị loãng xương, hay trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc làm chậm quá trình mất xương và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua