Cảnh báo nguy cơ gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Các chuyên gia y tế khuyến cáo xương khớp vùng háng là khu vực “nguy hiểm” vì ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Nguy cơ nứt gãy xương khớp háng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn cả ở người cao tuổi. Nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Nguy cơ gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi và hậu quả khó lường

Người cao tuổi là đối tượng luôn được quan tâm nhiều nhất khi nhắc đến các vấn đề về sức khỏe, trong đó đặc biệt là các bệnh lý xương khớp. Bởi lẽ ở người cao tuổi, khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trở nên suy yếu, lão hóa dần theo thời gian, bao gồm cả hệ cơ xương khớp. 

Nguy cơ gãy xương háng ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao
Nguy cơ gãy xương háng ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao

Không những thế, khả năng hồi phục của người cao tuổi cũng gặp nhiều trở ngại và mất nhiều thời gian hơn so với những đối tượng khác. Đa số các bệnh nhân cao tuổi gặp vấn đề về xương khớp rất khó để hồi phục hoàn toàn và thường để lại biến chứng tương đối nghiêm trọng. Theo các chuyên gia y tế chỉ ra, một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng gãy xương vùng háng ở người cao tuổi như sau

  • Tình trạng loãng xương: Xương khớp suy yếu, lão hóa dần theo tuổi tác dẫn đến tình trạng loãng xương, điều này đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Hậu quả dẫn đến tình trạng xương mỏng, xương mềm dẫn đến khả năng chịu áp lực kém, xương dễ gãy hơn. Điểm dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể chính là xương vùng khớp háng. 
  • Gặp chấn thương: Trong sinh hoạt, người cao tuổi có phần chậm chạp, “hậu đậu” hơn người bình thường. Do đó, tai nạn không mong muốn có thể xảy ra, điển hình một số chấn thương như ngã cầu thang, ngã ngồi, ngã đập mông xuống nền nhà, bậc cầu thang,…rất dễ gây tổn thương xương khớp vùng háng.

Ngoài ra, khả năng hấp thu dinh dưỡng của người cao tuổi cũng suy yếu hơn người bình thường. Bởi vậy, hệ cơ xương khớp càng thiếu hụt dinh dưỡng và trở nên suy yếu hơn. Đồng thời, khả năng hồi phục của người già không tốt như bình thường, việc chữa lành các thương tổn xương khớp chỉ dao động khoảng 50 – 70%. 

Thông thường, sau các chấn thương tại vùng khớp háng, khả năng vận động của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, khó hồi phục 100% như trước. Rất nhiều trường hợp người cao tuổi gặp tổn thương khớp háng và để lại dị tật đến hết đời, thậm chí bại liệt hoàn toàn, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào người thân trong gia đình. 

Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Để hạn chế nguy cơ tổn thương xương vùng khớp háng ở người cao tuổi, thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sức khỏe xương khớp là điều cần thiết. Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) chia sẻ: “Xương khớp người già suy yếu là thuận theo lão hóa tự nhiên, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ cần người bệnh và người thân chú ý thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa, chăm sóc xương khớp thì có thể tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh xương khớp”.

Bác sĩ Lê Phương chia sẻ về các biện pháp phòng tránh chấn thương xương khớp háng ở người cao tuổi
Bác sĩ Lê Phương chia sẻ về các biện pháp phòng tránh chấn thương xương khớp háng ở người cao tuổi

Cụ thể hơn, bác sĩ Phương chỉ ra một số vấn đề cần chú trọng trong chăm sóc sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi như sau:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin D và canxi vào bữa ăn của người cao tuổi. Trong trường hợp người cao tuổi khó ăn uống, có thể sử dụng thay thế bằng sữa và một số thực phẩm chức năng khác.
  • Tạo thói quen vận động nhẹ nhàng cho người cao tuổi. Chú ý lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể trạng thực tế, tránh vận động quá sức ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Chú ý hơn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Không vận động tay chân quá sức tránh gặp chấn thương. Các vật dụng trong nhà nên được sắp xếp hợp lý, hạn chế tối đa va chạm không mong muốn gây ra chấn thương. 
  • Đi thăm khám y tế định kỳ để nhận biết nhanh chóng các vấn đề về xương khớp và có hướng xử lý phù hợp càng sớm càng tốt. 

Để được tư vấn chi tiết hơn khi gặp các vấn đề tại xương khớp ở háng, độc giả có thể liên hệ trực tiếp với Viện Nghiên cứu bệnh cơ xương khớp Việt Nam (trực thuộc Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) theo số hotline 0888.598.102 (Hà Nội) hoặc 0888.698.102 (Hồ Chí Minh). Đội ngũ chuyên gia y tế sẽ giúp độc giả giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe xương khớp cũng như tư vấn các biện pháp phòng ngừa bệnh lý phù hợp cho mọi người.

Nguồn: suckhoedoisong

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua