Gãy Xương Cẳng Tay Bao Lâu Thì Lành? Cách Phục Hồi Nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, đây là một chấn thương nghiêm trọng, có thời gian phục hồi lâu hơn so với các dạng gãy xương khác. Ngoài ra tốc độ phục hồi còn dựa vào nhiều yếu tố. Do đó để rút ngắn thời gian lành xương, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị và áp dụng thêm các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành
Tìm hiểu gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành? Cách phục hồi xương gãy nhanh và an toàn

Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?

Gãy xương cẳng tay là một chấn thương thường gặp, có thể xảy ra sau một cú té ngã với bàn tay và cẳng tay chống xuống đất, ngã từ trên cao. Một số trường hợp khác xảy ra do tai nạn xe hoặc có lực mạnh tác động trực tiếp lên xương cánh tay.

Phần lớn các trường hợp gãy xương cẳng tay làm tổn thương cả xương quay và xương trụ trong cùng một tay (được gọi là gãy hai xương cẳng tay). Tình trạng này khá nghiêm trọng, dễ gây biến chứng và có thời gian phục hồi lâu.

Về vấn đề “Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?”, theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, một người bị gãy xương cẳng tay phải mất ít nhất 8 – 12 tuần sau cố định đúng cách mới được tháo bột, mất khoảng từ 5 – 6 tháng xương mới lành và bình phục hoàn toàn.

Tuy nhiên một số yếu tố dưới đây có thể kéo dài thời gian phục hồi:

  • Tuổi cao do các khớp đã bắt đầu thoái hóa, xương xốp và giòn hơn.
  • Gãy xương hở làm tổn thương da, mạch máu và dây thần kinh
  • Có nhiễm trùng
  • Chăm sóc không đúng cách
Bệnh nhân bị gãy xương cẳng tay mất khoảng từ 5 - 6 tháng xương mới lành và bình phục hoàn toàn
Bệnh nhân bị gãy xương cẳng tay mất khoảng từ 5 – 6 tháng xương mới lành và bình phục hoàn toàn

Cách phục hồi nhanh khi bị gãy xương cẳng tay

Để tăng tốc độ phục hồi sau gãy xương cẳng tay, người bệnh cần được chăm sóc chu đáo, áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu canxi kết hợp luyện tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.

Dưới đây là một số cách giúp phục hồi nhanh khi bị gãy xương cẳng tay:

1. Cố định vị trí gãy vững chắc

Bệnh nhân bị gãy xương cẳng tay cần được cố định vị trí gãy vững chắc, nhất là những trường hợp bị gãy hai xương cẳng tay, gãy xương hở và có tổn thương mô. Trong khi điều trị, hai đầu xương gãy phải được nắn chỉnh để các mảnh xương trở về vị trí đúng. Sau đó cố định vững chắc để tránh tình trạng di lệch xương trong thời gian phục hồi và lành xương gãy.

Vì thế hầu hết các trường hợp gãy xương cẳng tay đều được đóng đinh nội tủy kết hợp bó bột hoặc nắn chỉnh và bó bột trong nhiều tuần để cố định các đầu xương gãy. Sau một thời gian xương lành, bác sĩ sẽ yêu cầu tháo bột và thăm khám định kỳ để theo dõi diễn tiến đến khi phục hồi hoàn toàn.

Việc tháo bột sớm hoặc muộn đều lành ảnh hưởng đến khả năng và tốc độ phục hồi xương gãy. Do đó người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị và phục hồi hiệu quả.

2. Thiết lập chế độ ăn uống đủ chất

Các nghiên cứu cho thấy, những người có chế độ ăn uống đủ chất và giàu thành phần dinh dưỡng tốt cho xương (canxi, magie, vitamin D…) sẽ có thời gian liền xương cẳng tay và vết thương ở mô ngắn hơn so với bình thường.

Dưới đây là những loại thực phẩm nên và không nên thêm vào chế độ dinh dưỡng của người bị gãy xương cẳng tay:

Thực phẩm nên ăn

  • Thực phẩm giàu canxi: Chất này tham gia vào quá trình xây dựng và chữa lành xương gãy, kích thích các tế bào xương phát triển. Đồng thời tăng mật độ xương và giúp xương chắc khỏe sau phục hồi gãy xương. Canxi có nhiều trong sữa, các loại rau xanh, đậu phụ, cá hồi, cá mòi, các loại hạt, hạnh nhân, phô mai, sữa chua, các loại đậu…
  • Thực phẩm giàu magie: Cùng với canxi, magie góp phần tăng mật độ khoáng xương, củng cố xương khớp chắc khỏe và tăng tốc độ phục hồi xương gãy. Một số loại thực phẩm giàu magie gồm ngũ cốc nguyên hạt, chuối, rau lá xanh, quả bơ, sôcôla đen…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D3: Vitamin D3 giúp tăng tốc độ và khả năng hấp thụ canxi. Từ đó giúp xương khớp chắc khỏe và tăng khả năng phục hồi xương gãy. Những loại thực phẩm giúp bổ sung hàm lượng vitamin D3 cần thiết gồm sữa chua, sữa, tôm, nấm, lòng đỏ trứng, dầu gan cá tuyết, hàu… Ngoài bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, người bệnh có thể hấp thụ vitamin D3 bằng cách tắm nắng từ 10 – 20 phút vào mỗi buổi sáng.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Đây cũng là nhóm thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn uống của người bị gãy xương cẳng tay. Loại vitamin này có tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm đau và hạn chế biến chứng nhiễm trùng do gãy xương cẳng tay. Những loại thực phẩm giàu vitamin C gồm ớt chuông, quả kiwi, dưa lưới vàng, đu đủ, khoai tây, dâu tây, cam, bông cải xanh, nước ép bưởi…
Thiết lập chế độ ăn uống đủ chất
Thiết lập chế độ ăn uống đủ chất, nhiều canxi, magie và vitamin D, C để tăng mật độ xương và tái tạo xương gãy

Thực phẩm không nên ăn

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo: Không nên thêm những loại thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ và chất béo như chả giò, gà rán, khoai lang/ khoai tây chiên… vào chế độ ăn uống của người bị gãy xương cẳng tay. Vì nhóm thực phẩm này có thể tăng phản ứng viêm và làm giảm khả năng hấp thụ canxi nuôi dưỡng xương gãy.
  • Thức ăn nhiều muối, đường: Ăn quá mặn hoặc quá ngọt đều ảnh hưởng đến tốc độ lành xương, tăng nguy cơ thoái hóa và kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Vì thế không nên thêm quá nhiều muối và đường vào món ăn của những người bị gãy xương cẳng tay.
  • Thuốc lá và rượu bia: Những sản phẩm này khiến canxi trong xương bị đào thải, giảm mật độ xương và cản trở quá trình chữa lành vết gãy cẳng tay.

3. Xoa bóp và gồng cơ nhẹ

Bệnh nhân bị gãy xương cẳng tay nên thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng và gồng cơ nhẹ theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu. Biện pháp này giúp tăng cường sức cơ, kích thích lưu thông máu. Từ đó cung cấp oxy và những dưỡng chất cần thiết đến đoạn xương gãy cùng một vài vị trí tổn thương khác. Điều này giúp quá trình phát triển tế bào xương và tái tạo xương diễn ra nhanh hơn, tăng tốc độ chữa lành vết gãy.

4. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bệnh nhân bị gãy xương cẳng tay cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tăng tốc độ liền xương và phục hồi chức năng hiệu quả. Trong thời gian điều trị, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau (vài ngày đầu), cố định xương gãy bằng bột và tập phục hồi chức năng với cường độ và thời gian luyện tập phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ (theo lịch hẹn từ bác sĩ) để dễ dàng hơn trong việc theo dõi tiến độ phục hồi. Đồng thời có những biện pháp chăm sóc phù hợp dựa trên từng giai đoạn.

Khi có các biểu hiện hoặc vấn đề bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời kiểm tra và xử lý.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là một trong những cách phục hồi nhanh khi bị gãy xương cẳng tay

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin giúp giải đáp “Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành? Cách phục hồi nhanh”. Với những thông tin này, người bệnh có thể hiểu hơn về thời gian phục hồi và các biện pháp tốt cho xương, giảm đau và đẩy nhanh tiến độ liền xương. Từ đó giúp các tổn thương mau chóng lành, xương chắc khỏe.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua