Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không?

Theo dõi IHR trên goole news

Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ở đùi, thắt lưng và khiến nhiều người tập lo lắng. Vậy gác chân lên tường bị tê chân có sao không và làm thế nào để khắc phục, bạn có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới.

gác chân lên tường bị tê chân có sao không
Gác chân lên tường là tư thế yoga đơn giản và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Gác chân lên tường bị tê chân có sao không?

Gác chân lên tường (Viparita Karani) là một tư thế yoga phục hồi (yoga restorative) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và dễ thực hiện mà không cần bất cứ sự khởi động hoặc chuẩn bị nào trước đó.

Để vào tư thế này, bạn không cần bất cứ dụng cụ nào, chỉ cần ngửa hông, đưa mông sát gần tường và đưa thẳng chân lên. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể lót một miếng đệm dưới mông, một tấm chăn dưới đầu, một dây đeo quanh đùi.

Để chân lên tường bị tê chân
Gác chân lên tường bị tê chân không nguy hiểm và không cần điều trị

Tư thế này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Cải thiện tình trạng đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đầu, đau nửa đầu, buồn nôn, giãn tĩnh mạch và nhiều lợi ích khác.
  • Giúp chân có thời gian nghỉ ngơi sau khi hoạt động thể chất suốt một ngày.
  • Giúp cân bằng nội tiết tố và cải thiện lưu thông máu.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và cách thực hiện tương đối đơn giản, tuy nhiên một số người bệnh có thể bị tê chân, đau nhức hoặc không thoải mái khi thực hiện tư thế này. Theo các chuyên gia, các biểu hiện tê mỏi hoặc khó chịu, thường là dấu hiệu cơ thể đang phục hồi các tổn thương, tình trạng này không nghiêm trọng và không cần điều trị.

Ngoài ra, việc tập luyện sai phương pháp và tư thế, cũng có thể dẫn đến tê mỏi chân khi gác lên tường. Điều quan trọng là thực hiện đúng tư thế theo hướng yoga. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc lo lắng gác chân lên tường bị tê chân có sao không, bạn nên trao đổi trực tiếp với người hướng dẫn.

Gác chân lên tường bị tê chân phải làm sao?

Tư thế gác chân lên tường có thể kéo căng chân nhưng không gây đau, mỏi cũng như tê chân. Tuy nhiên, nếu bị tê chân hoặc khó chịu, bạn chỉ cần nhẹ nhàng đặt mông ở xa tường cho đến khi cảm thấy thoải mái.

Gác chân lên tường giảm bắp chân
Để cải thiện tình trạng tê chân, bạn chỉ cần đưa mông ra khỏi tường một chút

Khi bắt đầu tư thế, bạn nên duy trì trong 3 – 5 phút, sau đó tăng dần lên 10 – 15 phút để nhận được tất cả lợi ích từ động tác. Tuy nhiên, nếu bàn chân hoặc bắp chân tê buốt đến mức không thể chịu được, hãy thoải mái trượt chân xuống tường và tạm nghỉ ngơi hoặc lăn sang một bên để thoát khỏi tư thế.

Bên cạnh đó, khi thực hiện tư thế gác chân lên tường, bạn nên hít thở sâu để giữa tập trung. Hãy hít vào trong khi đếm từ 1 đến 3 và thở ra khi đếm từ 4 đến 6. Điều này có thể giúp não bộ nhận ra bạn đang muốn nghỉ ngơi.

Cách thực hiện động tác gác chân lên tường

Tư thế gác chân lên tương rất đơn giản và có thể thực hiện mà không cần sự hướng dẫn của huấn luyện viên yoga. Tuy nhiên, việc tập luyện sai có thể gây đau cũng như nhiều dấu hiệu khác. Do đó, tốt nhất bạn nên đến một lớp yoga chuyên nghiệp và trao đổi với huấn luyện viên để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể học tư thế này tại các video yoga trực tuyến.

Gác chân lên tường bao lâu
Bạn chỉ cần nằm xuống sàn nhà, đưa mông sát tường và nâng chân lên cao

Dưới đây là một số bước thực hiện tư thế gác chân lên tường như sau:

  • Đặt một tấm chăn hoặc thảm tập yoga trên sàn nhà, cạnh tường và dùng một chiếc gối nhỏ kê đầu, nếu cần thiết.
  • Nằm xuống chăn hoặc thảm tập với mông ở gần sát tường, xương cụt nên đặt trên sàn nhà và mông càng gần tường càng tốt. Lưng và đầy cần được thẳng hàng và vuông góc với tường.
  • Phần chân nên dựa vào tường, đầu gối thả lỏng, bàn chân song song với sàn bên dưới. Lúc này bạn sẽ thấy chân đang căng ra, nhưng sẽ không gây đau đớn.
  • Từ từ thư giãn, hít thở sâu trong 2 – 3 phút, tuy nhiên bạn có thể giữ tư thế này lâu hơn nếu thích.
  • Tư từ thoát khỏi tư thế khi đã hoàn thành bài tập. Hãy cẩn thận chuyển sang tư thể ngồi và ngồi lặng yên trong ít nhất 30 giây.

Có một vài biến thể khác của tư thế gác chân lên tường, chẳng hạn như động tác đập cánh bướm để thư giãn hông và đùi trong. Để thực hiện tư thế này, người tập ở trong tư thế ngồi, sau đó thu chân lại sao cho hai gan bàn chân áp vào nhau, đầu gối gập lại, dùng tay để giữa hai bàn chân chạm nhau, từ từ nâng hạ hai đầu gối cùng lúc.

Ai không nên gác chân lên tường?

Tương tự như bất cứ động tác yoga nào nào, gác chân lên tường cũng có nhiều rủi ro và chống chỉ định. Bạn nên tránh thực hiện tư thế này nếu được chẩn đoán các bệnh sau:

1. Tăng nhãn áp

Các tư thế đảo ngược như gác chân lên tường đã được chứng minh là có thể làm tăng nhãn áp – áp suất chất lỏng trong mắt của bạn, khiến tư thế này không an toàn với người bị tăng nhãn áp.

Các chuyên gia cho biết, áp lực sẽ trở lại bình thường khi người bệnh tiếp tục ở tư thế ngồi. Tuy nhiên nếu bị tăng nhãn áp, bạn nên tránh thực hiện tư thế gác chân lên tường.

2. Các tình trạng gây tích nước quá mức

Những người mắc bệnh số bệnh lý cụ thể gây ra quá nhiều chất lỏng trong cơ thể cũng nên tránh thực hiện tư thế gác chân lên tường. Các chuyên gia cho biết, người bệnh không nên thực hiện tư thế này hoặc thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bởi vì một lượng lớn các chất lỏng có thể quay trở lại hệ tuần hoàn và gây căng tim.

Gác chân lên tường bị đau lưng
Người có tình trạng tích nước quá mức, chẳng hạn như bệnh thận nên tránh gác chân lên tường

Các điều kiện tích nước mức bao gồm:

  • Suy tim sung huyết
  • Suy thận
  • Suy gan hoặc xơ gan

3. Huyết áp không kiểm soát được

Nếu bị cao huyết áp không kiểm soát được, bạn nên tránh gác chân lên tường, bởi vì tư thế này có thể làm tăng huyết áp hơn nữa. Tuy nhiên, sau khi huyết áp ổn định, bạn có thể thực hiện tư thế yoga này để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Gác chân lên tường là một tư thế yoga mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong trường hợp bị tê, mỏi hoặc khó chịu, bạn nên rút ngắn thời gian tập luyện hoặc nhích ra khỏi tường xa một chút. Nếu tình trạng tê không được cải thiện, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua