Đề tài “Nghiên cứu phục hồi chức năng xương khớp bằng vật lý trị liệu”

Theo dõi IHR trên goole news

1/ Đặt vấn đề

Bệnh lý về cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh cao hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, các bệnh lý xương khớp đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Theo thống kê, có khoảng 35% dân số Việt Nam mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có khoảng 30% bệnh nhân trên 35 tuổi, 60% người bệnh trên 65 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới WHO xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thường được sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp với bài thuốc YHCT nhằm mang lại hiệu quả điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, xương khớp thuộc chứng Tý (tắc nghẽn không thông) với các triệu chứng như đau nhức, tê bì chân tay, sưng đau khớp. Nguyên nhân gây các chứng bệnh xương khớp thường là do can thận hư yếu (can chủ cân, thận chủ cốt tủy), do bất nội ngoại nhân (chấn thương, sai tư thế), do ngoại tà xâm nhập (phong, hàn, thấp, nhiệt) gây ra. Theo đó, để điều trị dứt điểm các chứng bệnh xương khớp, phục hồi chức năng vận động, Y học cổ truyền đã kết hợp sử dụng hiệu quả bài thuốc nam và các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt, cấy chỉ,…

Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu phục hồi chức năng xương khớp bằng vật lý trị liệu” được thực hiện với mục tiêu:

  • Tìm hiểu về phương pháp vật lý trị liệu gồm châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ.
  • Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng xương khớp của các phương pháp vật lý trị liệu
  • Đề xuất phác đồ điều trị, phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu để áp dụng cho các cơ sở y tế.

2/ Tổng quan đề tài

2.1 Định nghĩa

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị xương khớp được thực hiện bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý cơ học, nhiệt, điện, sóng, từ trường… tác động lên cơ thể người bệnh nhằm hồi phục thể chất, tinh thần, cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

2.2 Các bệnh lý xương khớp phổ biến

Phương pháp vật lý trị liệu có thể được thực hiện với những trường hợp bệnh nhân xương khớp sau đây:

  • Bệnh khớp thoái hóa: thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp vai,… Xảy ra do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm, dịch nhầy bôi trơn tại khớp suy giảm khiến cho khớp bị sưng, đau nhức, co cứng, khô khớp.
  • Thoát vị đĩa đệm: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh xảy ra do nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các tổ chức cơ quan khác như rễ thần kinh, lâu dần có thể dẫn đến teo cơ, yếu cơ, bại liệt chân tay.
  • Bệnh khớp do nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa: gout, viêm khớp do rối loạn chuyển hóa,…)
  • Bệnh khớp tự miễn: Viêm khớp dạng thấp,… Bệnh xảy ra ở nhiều khớp gây viêm sưng, đau nhức dữ dội, cứng khớp. Bệnh thường mang tính chất đối xứng hai bên nên dễ gặp ở các khớp chân, tay, đầu gối. Nếu để bệnh tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến tim, phổi, mạch máu,…
  • Viêm khớp: Bệnh thường xuất hiện tại đầu gối, cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân,… Triệu chứng thường gặp nhất là sưng tấy, đau nhức, nóng đỏ ở các khớp.
  • Bệnh khớp do rối loạn mạch máu, dây thần kinh: đau dây thần kinh tọa, hội chứng đau thắt lưng,… Người bệnh xuất hiện cơn đau kéo dài từ thắt lưng xuống đến lòng bàn chân, gây khó khăn đi lại, vận động.
  • Bệnh xương khớp do tổn thương hệ phần mềm: viêm gân, viêm bao gân,…
  • Bệnh về cơ: co rút cơ, xơ hóa cơ,…
  • Các bệnh có liên quan đến tổn thương dây thần kinh trung ương: liệt sau tai biến hoặc chấn thương sọ não, liệt do tổn thương cột sống,…
  • Loãng xương: Tình trạng giảm mật độ xương, khiến cho xương giòn, dễ bị gãy, nứt. Trường hợp nặng gây đau nhức toàn thân, diễn tiến thành các bệnh lý xương khớp khác.

2.3 Triệu chứng bệnh xương khớp theo YHHĐ

Tùy vào vị trí và thể bệnh mà triệu chứng bệnh xương khớp ở mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 5 dấu hiệu cơ bản, thường gặp nhất để chẩn đoán bệnh xương khớp gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau cơ học tại một hoặc nhiều khớp cùng lúc
  • Đau mỏi, co cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy
  • Tần suất và mức độ đau tăng lên về đêm, thời tiết thay đổi, vận động khớp và có xu hướng giảm đau khi nghỉ ngơi.
  • Khớp bị viêm, sưng, ấn vào thấy đau nhức, sờ thấy nóng đỏ ở khớp.
  • Cử động khớp khó khăn, mất đi độ linh hoạt. Có trường hợp nặng có thể bị tê liệt chân tay, không cử động, đi lại được.
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động
Đau nhức xương khớp khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động

2.4 Quan điểm YHCT về cơ chế sinh bệnh xương khớp

Trong Y học cổ truyền, bệnh xương khớp được xếp vào nhóm chứng Tý hay bệnh Tý, nghĩa là tắc nghẽn không thông.

Nguyên nhân gây bệnh là do chính khí (sức đề kháng) của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố phong – hàn – thấp – nhiệt xâm nhập vào hệ kinh lạc – cơ – khớp, làm cho quá trình lưu thông khí huyết của cơ thể bị tắc nghẽn. Từ đó, gây ra triệu chứng sưng đau, tê mỏi ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân.

Ngoài ra, ở những người cao tuổi hoặc người mắc bệnh mãn tính lâu ngày, các chức năng tạng phủ đã suy yếu, chính khí hư hao cũng làm cho khí huyết giảm sút, không đủ nuôi dưỡng gân mạch. Vì vậy, gây nên tình trạng sưng đau, thoái hóa xương khớp. Lâu ngày dẫn đến tình trạng mất khả năng vận động của xương khớp.

Do đó, khi điều trị, phục hồi chức năng xương khớp, các phương pháp vật lý trị liệu thường được kết hợp với bài thuốc YHCT nhằm lưu thông khí huyết đến gân xương, sơ thông kinh lạc, giảm đau nhức. Từ đó, giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, sinh hoạt bình thường trở lại.

2.5 Phục hồi xương khớp bằng vật lý trị liệu bao gồm những mục tiêu

  • Điều trị triệu chứng đau nhức xương khớp, giải quyết tình trạng viêm nhiễm, co cứng của khớp.
  • Tăng cường sức mạnh và sức bền của hệ thống gân cơ bao giữ khớp
  • Duy trì khả năng vận động của cơ xương khớp, phòng ngừa triệu chứng cứng khớp
  • Phục hồi chức năng vận động, giúp người bệnh đi lại và sinh hoạt bình thường.
Phương pháp vật lý trị liệu được ứng dụng phổ biến trong điều trị, phục hồi chức năng xương khớp
Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, tăng cường sức mạnh gân cơ khớp, phục hồi khả năng vận động

2.6 Cơ chế tác động của phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

  • Châm cứu:

Châm cứu là bộ phận quan trọng trong hệ thống các phương pháp vật lý trị liệu bằng YHCT. Châm cứu được áp dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm trước tại Trung Quốc và Việt Nam. Kinh nghiệm châm cứu được tích lũy và dần cải thiện trở thành kỹ thuật châm cứu như hiện nay.

Châm cứu là tên gọi của hai hình thức khác nhau gồm châm và cứu. Trong đó, châm là sử dụng kim châm đâm xuyên qua da, tác động trực tiếp lên huyệt đạo trên cơ thể. Cứu là dùng lá ngải khô đốt lên để hơ nóng huyệt đạo.

YHCT cho rằng, trong cơ thể con người có những dòng chảy năng lượng chạy khắp cơ thể, tạo ra sự cân bằng âm dương. Khi dòng chảy bị tắc nghẽn sẽ gây ra các căn bệnh xương khớp.

Châm cứu vào các huyệt đạo sẽ giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, điều trị tận gốc căn nguyên bệnh xương khớp. Quá trình châm cứu sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hoạt chất giảm đau nội sinh endorphin giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức, co cứng cơ.

Bên cạnh đó, châm cứu còn tạo ra cung phản xạ mới thay thế cho cung phản xạ bệnh lý, từ đó giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh xương khớp, cải thiện sức khỏe, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục khả năng vận động của xương khớp.

  • Bấm huyệt:

Bấm huyệt là phương pháp sử dụng bàn tay, ngón tay để tác động lên huyệt đạo, da thịt, gân cơ của người bệnh, giúp cho khí huyết lưu thông tại chỗ cũng như toàn thân, đi nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ quan, nâng cao sức khỏe, góp phần phục hồi sức khỏe, chữa bệnh và phòng bệnh rất tốt.

YHHĐ cho rằng, bấm huyệt tạo ra kích thích làm cho huyết quản co giãn, thúc đẩy quá trình vận chuyển máu từ nội tạng ra da và lại từ da vào nội tạng. Quá trình vận chuyển này làm tăng tuần hoàn máu ở gân cơ khớp , góp phần chống viêm, tăng cường đàn hồi gân cơ khớp, gia tăng sự tiết hoạt dịch. Quá trình bấm huyệt cũng giúp điều hòa bài tiết một số hormone nội sinh có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đề phòng bệnh xương khớp và điều trị những biến chứng của bệnh, phục hồi khả năng vận động linh hoạt của khớp xương.

Trong YHCT, bấm huyệt có thể tác động sâu đến hệ thống dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan thụ cảm, giúp kích thích lưu thông khí huyết, thông kinh lạc, nhuận khớp, giãn cơ, chỉ thống, giúp hệ thống xương cơ xương khớp của người bệnh chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình bào mòn xương khớp.

Huyệt đạo là bộ phận quyết định hoạt động tăng sinh sản xuất các chất dẫn truyền, ức chế thần kinh có công dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên như endorphin, dopamine,…

Bấm huyệt đúng cách còn thúc đẩy hoạt động tái tạo, phục hồi các mô sụn, dây chằng, ngăn ngừa tổn thương xương khớp tiến triển nặng, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, phục hồi cảm giác khu vực và khả năng vận động cho người bệnh.

Bấm huyệt được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý xương khớp
Bấm huyệt được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý xương khớp
  • Cấy chỉ:

Cấy chỉ còn gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt , được thực hiện bằng cách đưa một đoạn chỉ catgut vào huyệt vị của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh lý.

Cấy chỉ có nguồn gốc phát triển từ Trung Quốc, bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những 1960, được ứng dụng tại một số bệnh viện Quân đội như Viện Quân y 103, Viện Châm cứu Trung ương, Bệnh viện Quân đội 108,… trong điều trị một số bệnh lý như hội chứng thắt lưng hông, viêm loét dạ dày đại tràng, hen phế quản,…

Cho đến nay, cấy chỉ đã có nhiều cải tiến, thực hiện được trên nhiều mặt bệnh hơn, trong đó bao gồm điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân xương khớp.

Chỉ catgut là một protit tự tiêu trong vòng 20-25 ngày. Khi đưa vào cơ thể có vai trò như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu, làm thay đổi đáp ứng miễn dịch, ngăn chặn các triệu chứng dị ứng.

Đồng thời, chỉ catgut trong quá trình tự tiêu kích thích tạo ra phản ứng hóa sinh tại chỗ thúc đẩy tăng tái tạo protein, hydratcarbon và tăng dinh dưỡng tại chỗ.

Theo Y học cổ truyền, chỉ catgut được cấy vào huyệt vị sẽ tạo ra một kích thích vật lý tương tự như châm cứu.

Cấy chỉ thông qua cơ chế thần kinh và thể dịch tương tự như châm cứu mang lại hiệu quả điều trị bệnh lý, phục hồi chức năng cơ xương khớp.

Trên thực tế, cấy chỉ đã góp phần làm giảm gánh nặng cho ngành y tế, đặc biệt mang lại lợi ích đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, kéo dài như xương khớp

2.7 Phục hồi xương khớp bằng phương pháp vật lý trị liệu

YHCT sử dụng phương pháp vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ,…) để điều trị và phục hồi chức năng xương khớp theo nguyên tắc sau:

  • Lưu thông khí huyết, ôn thông kinh lạc, cân bằng âm dương
  • Giảm đau nhức, tiêu viêm sưng
  • Thư giãn gân cốt, làm cho cân duỗi ra
  • Hành khí hoạt huyết, hóa ứ, dẫn khí huyết lưu thông tốt.
  • Phục hồi chức năng vận động xương khớp, thúc đẩy các hoạt động sống trong cơ thể.

Dựa trên triệu chứng của từng thể bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ xác định huyệt đạo cần thi châm để mang đến hiệu quả điều trị tương ứng.

YHCT thường phân loại thể bệnh, triệu chứng bệnh xương khớp theo các thể sau:

  • Thể Phong hàn thấp tý:

Triệu chứng: Đau mỏi khớp, đau tăng hoặc tái phát khi trời lạnh và ẩm thấp, sợ gió, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn.

Thực hiện trị liệu ở các huyệt tại chỗ sưng đau và vùng lân cận khớp đau; huyệt toàn thân như huyệt Hợp cốc, Phong môn, Phong trì, Huyết hải, Túc tam lý, Cách du.

  • Thể Phong thấp nhiệt tý:

Triệu chứng: Sưng và nóng đỏ, đau nghiêm trọng ở các khớp, khó cử động, sốt, nhiều mồ hôi, sợ gió, lưỡi đỏ, mạch huyền hoạt sác.

Thực hiện trị liệu tại các huyệt Phong trì, Khúc trì, Phong môn, Hợp cốc, Huyết hải, Túc tam lý, A thị huyệt.

  • Thể đàm ứ kinh lạc:

Triệu chứng: Khớp sưng đau, cứng khớp, co duỗi khó, lưng gối mỏi, cơ teo, yếu cơ, người mệt mỏi, chóng mặt, uể oải.

Thực hiện trị liệu tại các huyệt Phong long, Túc tam lý, Phong môn, A thị huyệt, Khúc trì, Đại chùy, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Huyền chung,…

3/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: 150 bệnh nhân được chẩn đoán gặp các vấn đề bệnh lý xương khớp, cần được điều trị và phục hồi chức năng xương khớp.
  • Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, có theo dõi trước và sau điều trị của bệnh nhân

Nghiên cứu, phân tích cơ chế tác động, quy trình ứng dụng các phương pháp vật lý trị liệu vào điều trị và phục hồi xương khớp.

4/ Phân tích kết quả và bàn luận

Kết quả lâm sàng:

  • Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng đau:

Thời điểm trước điều trị, các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu chủ yếu đau ở mức độ nặng, điểm VAS trung bình là 6,73 ± 1,28. Trước điều trị, số bệnh nhân không đau và đau nhẹ chỉ chiếm 24%. Sau 30 ngày điều trị, nhóm bệnh nhân này tăng lên 53%. Đặc biệt, sau 30 ngày điều trị không có bệnh nhân đau nặng, chỉ số VAS trung bình là 1,14 ± 1,21.

  • Đánh giá tình trạng co cứng cơ:

Sau 10 ngày điều trị, 58% bệnh nhân không còn tình trạng co cứng gân cơ. Sau 20 ngày điều trị, 77% bệnh nhân không còn tình trạng co cứng cơ. Sau 30 ngày điều trị, 100% bệnh nhân không còn tình trạng co cứng gân cơ.

  • Đánh giá mức độ phục hồi xương khớp, tầm vận động:

Kết quả sau 30 ngày điều trị cho thấy sự khác biệt về tầm vận động xương khớp ở nhóm bệnh nhân trước và sau điều trị. Cụ thể, sự hạn chế tầm vận động xương khớp mức độ nặng của bệnh nhân trước điều trị chiếm 26%, sau 10 ngày điều trị còn 14% và sau 30 ngày điều trị không còn hạn chế mức độ vận động. Ở bệnh nhân có mức độ hạn chế trung bình trước điều trị chiếm 52% đã giảm còn 36% sau 10 ngày điều trị và xuống còn 16% sau 30 ngày điều trị. Không có bệnh nhân nào có kết quả phục hồi tầm vận động kém. Nhòe có khả năng giảm đau mạnh và kéo dài nên bệnh nhân sau điều trị đa phần đã giảm đau, gân cơ mềm mại. Vì vậy, khả năng vận động của các khớp cũng dễ dàng hơn, cải thiện tầm vận động.

  • Đánh giá về sự cải thiện chất lượng cuộc sống:

Nhóm bệnh nhân nghiên cứu sau 30 ngày điều trị loại tốt đạt 41%, loại trung bình đạt 47%, loại trung bình đạt 12%, không có bệnh nhân bị loại kém.

Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp vật lý trị liệu: Trong quá trình nghiên cứu, theo dõi không có bệnh nhân nào xảy ra tác dụng không mong muốn hay những tai biến sau khi thực hiện thủ thuật châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ phục hồi chức năng xương khớp. Bệnh nhân không xuất hiện các triệu chứng vựng châm, chảy máu, sẩn ngứa, nhiễm trùng, lộ đầu chỉ,

5/ Kết luận

Phương pháp vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ có hiệu quả tốt trong điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân xương khớp. Sau 30 ngày điều trị, nhóm bệnh nhân nghiên cứu đạt kết quả tốt 59%, loại khá 34%, trung bình 7%, không có bệnh nhân loại kém. Vì vậy, có thể áp dụng kỹ thuật vật lý trị liệu châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ để phục hồi xương khớp cho bệnh nhân tại các tuyến y tế.

Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị phục hồi chứng năng xương khớp bằng vật lý trị liệu hàng đầu

Nắm bắt theo xu hướng phát triển của nền YHCT trong thế kỷ XXI, cùng với mong muốn đem đến cho người bệnh những cách chữa tối ưu, hiệu quả cao mà vẫn an toàn, lành tính, Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp, trực thuộc Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã được ra đời.  

Nhiệm vụ chính của đơn vị là nghiên cứu, phát triển và đẩy mạnh ứng dụng các liệu pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe không cần dùng đến thuốc. Sau hơn 5 năm, hiện nay, đây chính là địa chỉ chữa bệnh không dùng thuốc uy tín, được đánh giá cao với nhiều chuỗi phòng khám chất lượng hàng đầu trên khắp cả nước.

Trung tâm Thuốc dân tộc trang bị hệ thống phòng trị liệu, dụng cụ chuyên biệt đạt chuẩn. Phòng thủ thuật khử khuẩn đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Trực tiếp lên phác đồ và điều trị là đội ngũ y bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm. Tùy vào bệnh lý xương khớp gặp phải mà bác sĩ tại Trung tâm ứng dụng các phương pháp trị liệu xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, ngải cứu, thủy châm, cấy chỉ… phù hợp. 

Không ngừng đổi mới, tối ưu hóa hiện đại và nâng tầm giá trị cách chữa bệnh bằng YHCT

Khác với nhiều đơn vị khác, Đông phương Y pháp là một trong số ít những địa chỉ Vật lý trị liệu nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều thầy thuốc, bác sĩ – là “cây kim” giỏi, thuộc lớp “thế hệ vàng” của nền YHCT Việt Nam. 

Đồng thời Trung tâm cũng được tư vấn, định hướng chiến lược bởi các chuyên gia hàng đầu trên thế giới. Từ đó tập trung vào mục tiêu phát triển hiện đại hơn vì sức khỏe và lợi ích của người dân.

Kế thừa sáng tạo và thành công trường phái Tân Châm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu. Giáo sư Nguyễn Tài Thu được ưu ái gọi với cái tên “thần châm”. Ông chính là “huyền thoại” giúp cho rất nhiều người bệnh trở về từ “cửa tử thần”, giành lại sự sống, chiến thắng nhiều căn bệnh mãn tính, bệnh nan y. 

“Tân Châm” là một trường phái mới được ông nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong vật lý trị liệu rất thành công. Với Tân Châm, hiệu quả phục hồi tăng lên gấp 4 – 5 lần, rút ngắn thời gian điều trị xuống còn 1 nửa so với các phương pháp đơn thuần.

Tuy đây là trường phái chữa bệnh NHIỀU LỢI ÍCH nhưng yêu cầu ứng dụng cũng rất cao nên không phải đơn vị nào cũng có thể ứng dụng thành công.

Với sự đồng hành và cố vấn từ Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Doãn Hồng Phương (Học trò xuất sắc của Giáo sư Tài Thu, Nguyên Phó trưởng khoa Nội – Bệnh viện Châm cứu Trung ương), Đông phương Y pháp chính là đơn vị DUY NHẤT có khả năng ứng dụng thành công trường phái này.  Từ đó tối ưu hơn hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, giúp chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm. 

Nhờ ứng dụng trường phái này mà các phương pháp Vật lý trị liệu tại Đông phương Y pháp luôn đảm bảo các tiêu chí: 

  • Hiệu quả phục hồi luôn trên 90%
  • Không gây đau, không biến chứng
  • An toàn tuyệt đối với sức khỏe

Nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm

Ngay từ những ngày đầu hình thành và phát triển Trung tâm đã tập trung vào việc xây dựng đội ngũ y bác sĩ phải đảm bảo được cả “chất” và “lượng”. Bởi con người luôn là yếu tố quan trọng, là chìa khóa mở cánh cửa thành công, giúp Trung tâm ghi dấu được tên tuổi trên lĩnh vực Y học cổ truyền.

Với tầm nhìn xa trông rộng đó, hiện nay Trung tâm đã xây dựng được đội ngũ y bác sĩ hàng đầu YHCT, đầy đủ chứng chỉ hành nghề, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, thông thạo về đường kinh, huyệt vị trên cơ thể.

Để đạt được những thành công như hiện tại, không thể không nhắc đến tâm huyết của những “bậc thầy” lỗi lạc trong làng YHCT. Các y, bác sĩ, những người chịu trách nhiệm chính trong quá trình khám, chữa bệnh đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, với trình độ chuyên môn cao và vô cùng tận tâm với nghề. 

Cụ thể, đội ngũ y bác sĩ chuyên thực hiện liệu pháp trị liệu tại Trung tâm có:

  • Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội, kiêm phụ trách khoa châm cứu trị liệu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
  • Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Bác sĩ CKII – Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn bệnh viện YHCT Trung ương
  • Thầy thuốc ưu tú Doãn Hồng Phương – Bác sĩ CKII, Nguyên Phó trưởng khoa Nội – Bệnh viện Châm cứu Trung Ương, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp
  • Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai – Nguyên Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng Bệnh viện Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
  • Thầy thuốc ưu tú, Thạc sĩ Y học Nguyễn Thị Thư – Bác sĩ CKI Y học cổ truyền, đạt Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác kế thừa và phát triển nền Y dược cổ Việt Nam năm 2010

Ngoài các bác sĩ kể trên, hỗ trợ và trực tiếp thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân theo sự hướng dẫn của bác sĩ là đội ngũ kỹ thuật viên – các trợ thủ “đắc lực” của các y bác sĩ tại Trung tâm. Họ là những chuyên viên đã được qua đào tạo bài bản, chuyên sâu trong lĩnh vực YHCT nói chung và vật lý trị liệu nói riêng.

Chính sự góp mặt của đội ngũ y bác sĩ và kỹ thuật viên sở hữu kỹ thuật cao, vững tay nghề, luôn tận tâm vì sức khỏe người bệnh đã tạo nên thành công của Trung tâm Thuốc dân tộc trong việc chữa khỏi bệnh xương khớp cho hàng chục nghìn bệnh nhân suốt 10 năm qua.

Liệu trình chuyên biệt, đa tác dụng, mang tính đại chúng nhưng không đại trà

Dựa trên nguyên tắc BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ – LUẬN CHỨNG HẠ CHÂM, sau khi chẩn đoán chính xác bệnh tình, các bác sĩ sẽ lên liệu trình chi tiết và phương pháp trị liệu tương ứng. Vì thế, không ai giống ai, đảm bảo tác dụng tối đa theo từng cơ địa.

“Liệu trình điều trị luôn đảm bảo sự chuyên biệt. Vì thế có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, mọi mức độ và tình trạng bệnh khác nhau. Đông phương Y pháp không sử dụng đại trà một phác đồ cho tất cả bệnh nhân nên sẽ đem đến kết quả phục hồi ở mức tốt nhất” – BS Doãn Hồng Phương.

Ngoài ra, việc điều trị bằng liệu trình Đông phương Y pháp không chỉ giúp người bệnh xử lý triệt để bệnh tình, loại bỏ đau nhức, chấm dứt mọi phiền toái do bệnh gây nên mà còn giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện, làm đẹp, tăng cường thể trạng. Từ đó vừa đem lại sự khỏe mạnh vừa mang đến sự thoải mái, thư giãn.

Ứng dụng khoa học công nghệ để đáp ứng tối đa chất lượng và hiệu quả điều trị

Trung tâm cũng luôn mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, hệ thống phòng khám, hình thức điều trị để đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân.

Đặc biệt, phương pháp điện châm, thủy châm, diện chẩn,… tại đây sẽ được thực hiện với máy móc hiện đại, đảm bảo mức độ đo thông số chính xác, có sự theo dõi từ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trong mỗi liệu trình. Vì thế người bệnh hoàn toàn có thể an tâm.

Ngoài ra, quy trình thăm khám cũng đảm bảo nhanh gọn, chính xác, không mất thời gian cho người bệnh. Bệnh nhân có thể đặt lịch khám online trên hệ thống chăm sóc khách hàng để tiết kiệm thời gian chờ đợi.

Với những ưu thế này, Trung tâm Đông phương Y pháp đã trở thành địa chỉ hàng đầu được bệnh nhân tin tưởng tìm đến suốt nhiều năm qua. Trong đó, có cả sự tin tưởng đến từ giới nghệ sĩ, người nổi tiếng trong và ngoài nước như NS Hương Dung, NS Trần Hạnh, diễn viên Phú Thăng, NS Thu Hà, NS Chiến Thắng, Tiến sĩ Alok Bharadwaj,…

Xem thêm: Chia sẻ của Nghệ sĩ Phú Thăng về phương pháp cấy chỉ Đông y tại Trung tâm Đông Phương Y Pháp

Hơn 3000 lượt bệnh nhân được điều trị khỏi mỗi năm, tỷ lệ phục hồi luôn đạt mức 90 – 95% với thời gian chỉ từ 1 – 3 tháng.

Khác với dùng thuốc, hiệu quả của phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc có thể cảm nhận được ngay, hiệu quả đến đâu thấy rõ rệt đến đó. Nhất là các biểu hiện đau nhức, tê bì, khó chịu có thể hết ngay sau một vài buổi trị liệu đầu tiên.

Những nỗ lực không ngừng của Trung tâm trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá, công nhận sự đóng góp cho sự nghiệp phát triển YHCT. Đồng thời, chứng minh cho niềm tin, sự yêu quý mà người bệnh trao tặng.

Bên cạnh đó, hiệu quả chữa bệnh tại Đông phương Y pháp không những được người bệnh chia sẻ, lan truyền rộng rãi mà còn được nhiều trang báo chí, truyền thông đưa tin giới thiệu. Nhờ vậy giúp nhiều người biết đến và tìm ra cách thoát khỏi bệnh.

Bên cạnh việc áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu, tùy theo từng thể bệnh và mức độ bệnh, để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ kết hợp với bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang từ 100% thành phần thiên nhiên. Bài thuốc sở hữu công thức 3 trong 1 giúp giải quyết căn nguyên, loại bỏ triệu chứng đau nhức, tái tạo và phục hồi sụn khớp.

LIÊN HỆ NGAY HOTLINE 0987 173 258 ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN CHI TIẾT

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua