Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đạp Xe Không? Bác Sĩ Chia Sẻ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng do có tính lành mạnh và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và xương khớp. Điển hình như tăng cường sức bền và độ dẻo dai, giúp săn chắc cơ bắp, tăng cường sức khỏe xương khớp, tim mạch, kiểm soát cân nặng… Tuy nhiên những người bị đau dây thần kinh tọa có nên đạp xe không? Dưới đây là những lợi ích và những điều cần lưu ý khi đạp xe trị bệnh.

Đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
Tìm hiểu bệnh nhân bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Hướng dẫn đạp xe đúng cách và những điều cần lưu ý

Người bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?

Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp. Bệnh thể hiện cho tình trạng đau nhức kèm theo tê bì và khó chịu dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này còn được gọi là dây thần kinh hông – dây thần kinh dài và dày nhất của cơ thể người.

Đau dây thần kinh tọa khiến cơn đau khởi phát ở vùng thắt lưng, sau đó nhanh chóng di chuyển xuống mông, mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân, cuối cùng là các ngón chân. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, chấn thương cột sống thắt lưng là những nguyên nhân phổ biến.

Thông thường bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa được tư vấn dùng thuốc, nghỉ ngơi đầy đủ, vật lý trị liệu và duy trì thói quen tập luyện để nâng cao sức khỏe tổng thể. Vậy những người bị đau dây thần kinh tọa có nên đạp xe không? Các chuyên gia cho biết, những người bị đau dây thần kinh tọa hoàn toàn có thể đạp xe. Bởi việc đạp xe có thể hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, tăng cường sức cơ, cải thiện sức khỏe tổng thể và duy trì độ bền cho hệ thống xương khớp.

Mặc dù vậy, bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa cần đạp xe đúng cách. Bởi việc đạp xe sai cách, đạp xe đường dài hoặc trên mặt phẳng gồ ghề có thể làm khởi phát một cơn đau cấp tính hoặc khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Lợi ích đạp xe đối với người bị đau thần kinh tọa

Những người bị đau dây thần kinh tọa được khuyên tránh ngồi dậy. Tuy nhiên đối với đạp xe, việc thực hiện đúng cách có thể giúp người bệnh cân đối hai bên của cơ thể (đặc biệt là hai bên chân). Đồng thời giúp cân bằng độ đàn hồi và sức bền cho cột sống.

Bên cạnh đó đạp xe cũng được đánh giá là một trong những bộ môn có khả năng hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa. Bởi bài tập này có thể dựa vào trọng lượng cơ thể và sức cơ để kéo giãn cột sống, giúp cột sống được ổn định và linh hoạt hơn trong các hoạt động. Đồng thời tăng độ bền và sự dẻo dai cho dây chằng, cơ cùng các mô mềm bao quanh cột sống và hai chân.

Đạp xe đúng cách giúp người bệnh cân đối hai bên cơ thể
Đạp xe đúng cách giúp cân đối hai bên cơ thể, cân bằng độ đàn hồi, sức bền cho cột sống, hỗ trợ trị đau dây thần kinh tọa

Ngoài ra đạp xe khi bị đau thần kinh tọa còn mang đến nhiều lợi ích khác, bao gồm:

  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh của cơ thể

Đạp xe liên tục có thể giúp người bệnh tiêu hao từ 300 đến 400 calo/ giờ. Điều này giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh của cơ thể, giảm cân ở những người thừa cân béo phì. Trong khi đó cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống và dây thần kinh tọa tổn thương. Từ đó khiến tổn thương lan rộng, đau nghiêm trọng và thường xuyên tái phát.

  • Săn chắc cơ bắp

Thường xuyên đạp xe có thể giúp bạn tăng cường sức cơ và Khiến cơ bắp săn chắc. Bởi khi thực hiện động tác đạp xe, cơ bắp sẽ được tác động nhiều nhất, nhất là khi vị trí tiếp xúc với bàn đạp là gót chân.

Trong trường hợp mũi chân tiếp xúc với bàn đạp, cơ đùi sẽ trở nên chắc khỏe hơn do hoạt động nhiều hơn. Cơ mông sẽ hoạt động nhiều hơn nếu giữ bàn chân là nơi tiếp xúc với bàn đạp.

  • Tăng cường sức khỏe xương khớp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đạp xe 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn tăng mật độ xương, ổn định ổ khớp (đặc biệt là khớp gối) và củng cố hệ xương chắc khỏe. Bởi khi đạp xe, các bộ phận sẽ phối hợp nhịp nhàng và vận động một cách có hiệu quả, các khớp sẽ được hỗ trợ bởi dây chằng, cơ và gân nên linh hoạt và khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra đạp xe giúp các khớp hoạt động đều đặn, tiết dịch nhầy khớp. Điều này giúp gân, cơ được kéo giãn, tăng sự dẻo dai, sự linh hoạt và độ đàn hồi. Đồng thời giúp phòng ngừa và cải thiện cơn đau.

  • Giảm đau

Đạp xe giúp cột sống được cân bằng, ổn định và linh hoạt hơn trong các hoạt động. Điều này giúp xoa dịu vị trí tổn thương, giảm áp lực lên dây thần kinh tọa và giảm đau. Tuy nhiên người bệnh lưu ý đạp xe đúng cách, có cường độ và thời gian thích hợp. Bởi việc đạp xe sai cách hoặc gắng sức có thể kích hoạt một cơn đau cấp tính. Đồng thời khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Thư giãn tinh thần

Đạp xe có thể giúp người bệnh giảm stress và kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Bởi các động tác trong đạp xe có thể kích thích cơ thể tăng tiết endorphins. Đây một loại hormone có khả năng tạo ra cảm giác phấn chấn, vui vẻ và hứng khởi.

Đạp xe có thể giúp người bệnh giảm stress và kiểm soát căng thẳng hiệu quả
Đạp xe giúp kích thích cơ thể tăng tiết endorphins, người bệnh giảm stress và kiểm soát căng thẳng hiệu quả
  • Lợi ích khác

Ngoài những lợi ích nêu trên, việc đạp xe trong thời gian điều trị đau thần kinh tọa có thể mang đến nhiều tác dụng hữu hiệu và lợi ích khác, bao gồm:

  • Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu về khu vực tổn thương
  • Hạn chế co cứng, tăng khả năng vận động cho người bệnh
  • Hạn chế và cải thiện các cơ tê bì do dây thần kinh tọa bị chèn ép
  • Tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi
  • Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Từ đó giúp hạn chế và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
  • Cơ thể được thư giãn và thả lỏng, giảm đau và giảm căng thẳng thần kinh
  • Bảo vệ tim mạch và phòng ngừa các bệnh lý liên quan. Điển hình như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
  • Tăng tuổi thọ
  • Tăng cường sức khỏe cho não bộ
  • Cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn
  • Tăng sức bền và độ dẻo dai cho toàn thân người.

Chọn phương tiện phù hợp cho người bị đau thần kinh tọa

Đạp xe có thể tác động đến hệ xương khớp, cơ thể và dây thần kinh tọa theo nhiều cách khác nhau. Để đảm bảo an toàn, hỗ trợ giảm đau và nâng cao hiệu quả chữa bệnh từ bộ môn này, người bệnh nên chọn phương tiện luyện tập phù hợp.

Theo các chuyên gia, người bệnh nên lựa chọn các loại xe chuyên dụng và phù hợp với tình trạng. Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý lựa chọn xe đạp tập phù hợp theo thân mình. Bởi điều này có thể giúp các dây thần kinh sẽ được thư giãn, giảm áp lực từ việc đè nén, giúp hạn chế và cải thiện mức độ đau hiệu quả.

Đối với nữ giới, bạn nên lựa chọn và sử dụng những chiếc xe nhỏ gọn, nhẹ, có độ cao phù hợp và dễ điều khiển. Đối với nam giới, bạn nên lựa chọn xe đạp gọn nhẹ, có thể dùng tay lái ngang giúp cân bằng hai vai, hai cánh tay, thân mình và giữ thẳng cột sống. Đồng thời điều chỉnh yên xe có độ cao phù hợp.

Ngoài ra người bệnh cần lựa chọn xe đạp tập có bộ phận giảm sốc hoặc chống sốc. Bộ phận này có thể hỗ trợ người bệnh trong việc hạn chế các đợt sốc đột ngột. Từ đó ổn định vị trí đúng của cột sống và thân mình, tránh tạo áp lực và khiến dây thần kinh tọa tổn thương thêm.

Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn xe đạp phù hợp, người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn để được tư vấn.

Nên lựa chọn xe đạp gọn nhẹ và có độ cao phù hợp
Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên lựa chọn xe đạp gọn nhẹ, có độ cao phù hợp, có bộ phận giảm sốc và dễ điều khiển

Tư thế và cường độ đạp xe cho người bị đau thần kinh tọa

Áp dụng tư thế, tần suất và cường độ đạp xe phù hợp là điều cần thiết và vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị đau thần kinh tọa. Bởi việc luyện tập gắng sức hoặc ngồi không đúng tư thế có thể gây phản tác dụng, làm nặng hơn tình trạng tổn thương dây thần kinh. Đồng thời làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện cơn đau.

Tư thế, tần suất và cường độ đạp xe cho người bị đau thần kinh tọa như sau:

1. Tư thế chuẩn khi đạp xe

Khi đạp xe, người bệnh cần ngồi thoải mái, thả lỏng cơ thể, cân bằng hai vai, hai cánh tay, thân mình và giữ thẳng cột sống. Bên cạnh đó người bệnh cần phân phối đều lực giữa cánh tay và hai vai, nâng phần ngực, thả lỏng cột sống, không được gồng căng, đầu hạ thấp xuống và thả lỏng cổ.

Trong thời gian đạp xe đạp, bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa không nên thực hiện những tư thế sau:

  • Cong lưng hoặc vẹo lưng
  • Gồng mình
  • Lệch hông
  • Chạy xe một tay hoặc không cân bằng lực ở hai bên tay và vai…

2. Thời gian và cường độ luyện tập

Trong thời gian đầu, bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa chỉ nên đạp xe từ 15 đến 20 phút mỗi ngày. Sau khi quen dần với chế độ luyện tập, người bệnh có thể tăng thời gian đạp xe lên 30 phút/ ngày. Có thể đạp xe vào buổi sáng (5h – 6h sáng) hoặc buổi chiều (4h – 5h chiều) tùy theo sở thích của người bệnh.

Bên cạnh đó người bệnh nên luyện tập với cường độ và nhịp độ thích hợp. Tuyệt đối không đạp xe gắng sức, không đạp xe nhanh và liên tục. Đồng thời không kéo dài thời gian luyện tập để tránh gây áp lực và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa.

Tốt nhất trong thời gian đầu, người bệnh nên luyện tập từ từ, nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu. Sau khi quen dần với thời gian, cường độ và nhịp độ luyện tập, người bệnh có thể tăng quãng đường và tăng tốc độ đạp xe.

Trong thời gian đạp xe, người bệnh cần hít thở đều, cân bằng giữa việc thở bằng mũi và miệng. Điều này giúp điều hòa nhịp thở, ổn định lượng oxy được đưa vào, không để mất sức.

Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa chỉ nên đạp xe từ 15 đến 20 phút mỗi ngày
Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa chỉ nên đạp xe từ 15 đến 30 phút mỗi ngày, luyện tập với cường độ và nhịp độ thích hợp

3. Địa hình luyện tập

Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa cần đạp xe trên địa hình bằng phẳng, nên có nhiều cây xanh và thoáng mát. Người bệnh cần tránh đạp xe ở những nơi có địa hình gồ ghề, nhiều chỗ gấp khúc. Bởi việc dằn xóc và thường xuyên uốn ngừoi sang một bên có thể làm tăng áp lực lên cột sống, tăng tổn thương cột sống và dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm tiến triển…

Đạp xe khi bị đau thần kinh tọa cần lưu ý những gì?

Ngoài những điều nêu trên, để đạp xe an toàn khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh cần lưu ý nghỉ ngơi 5 phút nếu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc xuất hiện những biểu hiện bất thường khác như tê nhức, đột ngột đau nhói…

Trong trường hợp cảm giác tê nhức hoặc đau nhói không thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, người bệnh nên đạp xe chậm rãi hoặc đi bộ về nhà. Bên cạnh đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn xử lý nếu cơn đau và tê bò kéo dài.

Một số điều cần lưu ý khác:

  • Nên mang giày chuyên dụng dành riêng cho những người đạp xe. Không nên đi chân đất hoặc mang dép lê để tránh làm giảm tác dụng, hạn chế phát sinh cơn đau.
  • Trong thời gian đạp xe, người bệnh nên giữ lưng thẳng, đồng thời giữ tay, vai và cổ thẳng, không nên cong vẹo để tránh tạo áp lực lên dây thần kinh tổn thương, giảm hiệu quả chữa bệnh.

Bài viết là các thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?”, cường độ đạp xe và những điều cần lưu ý. Nhìn đạp xe có thể giúp người bệnh giảm đau, ổn định cột sống, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa… Tuy nhiên người bệnh lưu ý đạp xe đúng cách, đúng tư thế. Đồng thời lựa chọn phương tiện và luyện tập với tần suất thích hợp để sớm đạt hiệu quả và đảm bảo tính an toàn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua