Đau Thần Kinh Tọa Có Chữa Khỏi Được Không? (2022)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một bệnh lý nghiêm trọng, cần nhiều thời gian để kiểm soát và giảm kích thích ở dây thần kinh tổn thương. Ngoài ra đau thần kinh tọa còn gây biến chứng nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

Bệnh đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không
Đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian bắt đầu điều trị, phương pháp

Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh có kích thước lớn và dài nhất trong cơ thể. Dây thần kinh này bắt nguồn từ thắt lưng, ngang qua hông, xuống mông và đầu gối, sau đó rẻ nhánh và kết thúc ở các ngón chân. Dây thần kinh tọa giữ chức năng quan trọng. Cụ thể nó giúp chi phối cảm giác vận động dinh dưỡng, chi phối vận động. Đồng thời hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào trong những vùng có dây thần kinh tọa đi qua.

Đau thần kinh tọa là thuật ngữ thể hiện cho tình trạng tổn thương hay sự kích thích quá mức diễn ra ở dây thần kinh tọa. Điều này làm khởi phát một cơn đau nhức nghiêm trọng từ thắt lưng và kéo dài đến các ngón chân (đau ở tất cả các vị trí có dây thần kinh tọa đi qua). Cơn đau thường xuất hiện cùng với cảm giác châm chích và tê yếu. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, các triệu chứng có thể ở mức trung bình hoặc rất nghiêm trọng.

Tổn thương dây thần kinh tọa thường xảy ra sau một chấn thương làm chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh này. Ngoài ra tổn thương cũng có thể là kết quả của tình trạng hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng… Đau dây thần kinh tọa thường tiến triển ở những người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi.

Hầu hết bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa đều có những triệu chứng từ trung bình đến nặng, có thể khởi phát ngay cả khi nghỉ ngơi. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Những trường hợp nặng và tổn thương kéo dài có thể bị liệt hai chân. Vì thế người bệnh cần sớm khám chữa bệnh để sớm kiểm soát tình trạng.

Tham khảo thêm: 5 Bệnh Viện Chữa Đau Thần Kinh Tọa Tốt Nhất TP HCM

Bệnh đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không?

Về vấn đề “Đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không?”, các chuyên gia cho biết: Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, đau thần kinh tọa có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, khả năng chữa khỏi bệnh càng thấp khi bệnh càng tiến triển nặng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động và cảm giác. Đồng thời tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng như liệt hai chân, teo cơ chân.

Ngoài ra đau thần kinh tọa được phân thành 3 cấp độ. Mỗi cấp độ sẽ có khả năng phục hồi khác nhau. Cụ thể:

  • Cấp độ đau cấp tính

Cấp độ đau cấp tính là giai đoạn khởi phát của bệnh. Lúc này các triệu chứng thường nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc, luyện tập thể dục thể thao kết hợp với các biện pháp chăm sóc để khắc phục.

Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở cấp độ đau cấp tính có đến 95% khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Ngoài ra người bệnh có thời gian điều trị ngắn, khoảng 3 – 6 tháng.

  • Cấp độ đau mãn tính

Ở cấp độ đau mãn tính, dây thần kinh tọa đã bị tổn thương nặng và không được điều trị trong thời gian dài. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau đớn nghiêm trọng, mỗi đợt đau kéo dài nhiều ngày kèm theo cảm giác châm chích, tê bì khó chịu.

Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở cấp độ đau mãn tính thường cần nhiều phương pháp để giảm nhẹ triệu chứng và khắc phục bệnh. Hơn thế tỉ lệ chữa khỏi bệnh khá thấp, thường dao động trong khoảng 8 – 10%. Ngoài ra khả năng tái phát bệnh thường rất cao. Vì thế trong và sau thời gian điều trị, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý và không thực hiện những hoạt động làm ảnh hưởng đến dây thần kinh như mang vác vật nặng…

  • Cấp độ đau cần phẫu thuật

Đối với trường hợp quá nặng, dây thần kinh tọa bị tổn thương nghiêm trọng hoặc viêm, người bệnh được đề nghị phẫu thuật để khắc phục tình trạng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường có tỉ lệ phục hồi khá cao, có thể lên đến 70%.

Tuy nhiên tất cả trường hợp phẫu thuật điều trị đều có nguy cơ gặp biến chứng và rủi ro không mong muốn. Tùy thuộc vào quá trình chăm sóc và các yếu tố khác, đau thần kinh tọa có thể tái phát, nhiễm trùng hoặc có cục máu đông sau phẫu thuật, người bệnh yếu đi…

Đau thần kinh tọa có thể được chữa khỏi hoàn toàn
Đau thần kinh tọa có thể được chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Các phương pháp dùng trong điều trị đau thần kinh tọa đều có khả năng giảm đau và cải thiện chức năng vận động của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân, người bệnh có thể được hướng dẫn điều trị với những phương pháp sau:

1. Sử dụng thuốc

Người bệnh thường được yêu cầu dùng thuốc điều trị đau thần kinh tọa để giảm nhẹ cơn đau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các loại thuốc dưới đây sẽ được chỉ định:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)thuốc giảm đau gây nghiện là ba loại thuốc giảm đau thường được dùng cho bệnh nhân bị đau thần kinh tọa. Trong đó Paracetamol giúp giảm đau cho những trường hợp có cơn đau nhẹ. Thuốc kháng viêm không steroid phù hợp với người có cơn đau trung bình, thuốc có tác dụng trị viêm và giảm đau. Thuốc giảm đau gây nghiện giúp cải thiên tình trạng cho những trường hợp bị đau nặng.
  • Thuốc giảm đau thần kinh: Một số loại thuốc giảm đau thần kinh như Gabapentin, Pregabalin… được dùng cho bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh tọa có những cơn đau nặng, đau dai dẳng và thường xuyên tái phát.
  • Tiêm Corticosteroid: Thuốc Corticosteroid thường được tiêm vào màng cứng cho những bệnh nhân bị tổn thương rễ thần kinh dẫn đến đau thần kinh tọa.

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, giúp tăng khả năng phục hồi. Hầu hết bệnh nhân được hướng dẫn điều trị với những bài tập kéo căng và tăng cường sức mạnh để phục hồi chức năng. Đồng thời kiểm soát cơn đau, hỗ trợ giải nén dây thần kinh, ngăn ngừa tổn thương tiến triển và tái phát trong tương lai.

Ngoài ra người bệnh còn được hướng dẫn một số bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ… Đây đều là những bài tập có tác dụng căng các gân và cơ không linh hoạt, tăng cường chất dinh dưỡng và chất lỏng trong cơ thể, cải thiện chức năng của cột sống và các cơ liên quan.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng, kiểm soát cơn đau, hỗ trợ giải nén dây thần kinh, ngăn ngừa tổn thương tiến triển

3. Liệu pháp thay thế

Trong nhiều trường hợp, người bệnh được hướng dẫn điều trị với những thủ thuật xâm lấn tối thiểu (như sử dụng sóng cao tần loại bỏ tổ chức ở trung tâm đĩa đệm) hoặc các liệu pháp thay thế gồm châm cứu, xoa bóp… để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Những phương pháp này cần được chỉ định dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó người thực hiện khám và điều trị phải là người có trình độ chuyên môn cao.

Tham khảo thêm: Chữa Đau Thần Kinh Tọa Bằng Châm Cứu Có Khỏi Không?

4. Phẫu thuật

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu thất bại khi điều trị nội khoa (sau 3 tháng), có biến chứng liệt chi dưới hoặc teo cơ, dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng. Phương pháp này giúp loại bỏ căn nguyên (khối u, khối thoát vị từ đĩa đệm, trượt ống sống…), giải nén dây thần kinh. Từ đó khắc phục bệnh đau thần kinh tọa và loại bỏ các triệu chứng.

Sau phẫu thuật, người bệnh được hướng dẫn cách chăm sóc kết hợp với một số phương pháp khác như nẹp, vật lý trị liệu… để phục hồi chức năng, ngăn biến chứng và phòng ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Phẫu thuật
Phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả, có biến chứng hoặc dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng

Biến chứng của đau thần kinh tọa

Nếu không tiến hành sớm hoặc chữa trị không đúng cách (kéo dài nhiều tháng), tổn thương dây thần kinh tọa có thể tiến triển nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tổn thương dây thần kinh vĩnh viển
  • Teo cơ
  • Liệt chi
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa khiến bệnh nhân tiểu tiện khó khăn

Để ngăn ngừa biến chứng và tăng khả năng chữa khỏi, người bệnh cần khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát sinh các triệu chứng diễn ra. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để ngăn bệnh tái diễn.

Nhìn chung bệnh đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thời gian bắt đầu điều trị và các phương pháp được áp dụng. Chính vì thế việc điều trị sớm và đúng cách là điều cần thiết, Người bệnh cần đến bệnh viện, tiến hành khám chữa bệnh ngay khi cơn đau bắt đầu.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua