Đau nhức cánh tay (phải – trái) là bệnh gì? Cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau nhức cánh tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, bao gồm sử dụng quá mức hoặc chấn thương. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn và vấn đề sức khỏe cần được điều trị y tế.

XEM NGAY: Bài Thuốc Nam bí truyền Đặc Trị Bệnh Xương Khớp ĐỘT PHÁ Từ Y Học Cổ Truyền Việt Nam

đau nhức cánh tay phải là bệnh gì
Đau nhức cánh tay phải – trái có thể là do chấn thương, lạm dụng hoặc liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn khác

Nguyên nhân đau nhức cánh tay

Đau nhức cánh tay thường xảy ra ở bên ngoài của vai và đôi khi lan sâu đến khuỷu tay. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này thường là do chấn thương, va chạm hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Việc xác định nguyên nhân gây đau cánh tay là cách tốt nhất để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp. Cụ thể, các nguyên nhân gây đau buốt cánh tay phải – trái, bao gồm:

1. Sử dụng quá mức

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng đau cánh tay phải hoặc trái là do lạm dụng, dẫn đến viêm gân, viêm bao hoạt dịch quanh vai và Hội chứng Rotator cuff. Mặc dù Hội chứng Rotator cuff thường được xem là một vấn đề ở khớp vai, tuy nhiên cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến cánh tay và lan sâu đến khuỷu tay.

đau cánh tay phải
Sử dụng cánh tay quá mức, chẳng hạn như khi chơi tennis có thể dẫn đến đau cánh tay

Cụ thể, lạm dụng cánh tay quá mức có thể dẫn đến các tình trạng như:

  • Căng cơ hoặc bong gân: Lạm dụng có thể gây căng cơ hoặc bong gân. Các triệu chứng có thể bao gồm đau đớn, sưng, bầm tím, yếu và co thắt cơ. Tình trạng này cần được điều trị và khắc phục càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng cánh tay.
  • Viêm gân: Viêm gân xảy ra khi các gân ở cánh tay hoặc vai bị viêm. Gân các các dải mô dài nối cơ với xương. Viêm gân có thể dẫn đến đau buốt cánh tay phải (hoặc trái). Cơn đau có thể xuất hiện ở vai, lan sâu đến khuỷu tay và cổ tay. Việc sử dụng quá mức hoặc thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như chơi quần vợt, có thể là nguyên nhân chính dẫn đến viêm gân.
  • Hội chứng Rotator cuff: Rotator cuff là phần vao được tạo thành từ cơ và gân, cho phép vai chuyển động và giữ nguyên vị trí. Khi cơ thể lão hóa, các gân có thể bị hao mòn hoặc rách. Ngoài ra, thực hiện một công việc có tính chất lặp lại thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng này. Các triệu chứng khác bao gồm đau âm ỉ ở cánh tay, yêu và đau buốt dữ dội, liên tục. Nếu nghi ngờ mắc Hội chứng Rotator cuff, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Việc lạm dụng quá mức có thể dẫn đến cảm giác đau sâu ở bên ngoài cánh tay. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi nâng cánh tay lên cao hoặc khi về đêm. Trên thực tế, cơn đau vào ban đêm có thể nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người  bệnh, đặc biệt là khi ngủ ở tư thế chèn ép vai.

Tình trạng đau nhức cánh tay do lạm dụng quá mức thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

2. Chấn thương

Ngoài việc sử dụng quá mức, có một số chấn thương có thể gây đau nhức trong xương cánh tay, chẳng hạn như:

  • Gãy xương: Nếu tình trạng đau nhức cánh tay trái hoặc phải xuất hiện sau các chấn thương thực thể, người bệnh có thể đã bị gãy xương. Các triệu chứng khác có thể bao gồm, đau đớn, bầm tím, sưng, viêm, yếu và co thắt cơ. Gãy xương cần được điều trị y tế đúng cách để đảm bảo xương được chữa lành hoàn toàn. Do đó, người bệnh nghi ngờ gãy xương nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Trật khớp: Trật khớp vai hoặc trật khớp xương cổ tay là chấn thương xảy ra khi khớp xương bị lệch khỏi ổ khớp. Tình trạng này thường xảy ra sai một chấn thương, chẳng hạn như té ngã hoặc chấn thương liên quan đến hoạt động thể thao. Trật khớp có thể gây đau nhức cánh tay, sưng và khiến người bệnh mất khả năng sử dụng cánh tay bị ảnh hưởng. Trật khớp cần được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng là cần đưa khớp trở về vị trí ban đầu. Thủ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn, do đó người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

3. Các nguyên nhân khác

Ngoài lạm dụng và chấn thương, có một số nguyên nhân không phổ biến khác có thể dẫn đến đau nhức cánh tay, chẳng hạn như:

+ Dây thần kinh bị chèn ép:

Dây thần kinh bị chèn ép xảy ra khi dây thần kinh có quá nhiều áp lực tác động. Áp lực này có thể xuất phát từ:

  • Xương;
  • Cơ bắp;
  • Sụn khớp;
  • Gân.

Các triệu chứng khi dây thần kinh cánh tay bị chèn ép bao gồm:

  • Đau buốt cánh tay phải hoặc trái;
  • Ngứa ran hoặc tê cánh tay;
  • Đau nhói;
  • Yếu cơ.
đau nhức cánh tay
Đôi khi đau cánh tay có thể liên quan đến các bệnh viêm khớp

+ Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn khớp mãn tính, có thể dẫn đến viêm các khớp trong cơ thể. Khi ảnh hưởng đến cánh tay, bệnh có thể dẫn đến các dấu hiệu như:

  • Khiến cánh tay trở nên ấm, khớp mềm;
  • Sưng và cứng khớp;
  • Đau buốt cánh tay;
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

+ Hội chứng rối loạn cánh tay:

Hội chứng rối loạn là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng bất động hoặc mất khả năng sử dụng cánh tay. Điều này có thể là dấu hiệu của bệnh teo cơ. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm:

  • Đau buốt cánh tay;
  • Cứng cơ bắp;
  • Co rút hoặc hao mòn cơ bắp theo thời gian;
  • Cơ bắp yếu và dễ bị tổn thương.

+ Viêm bao hoạt dịch cánh tay:

Viêm bao hoạt dịch thường là kết quả của tình trạng chuyển động lặp lại thường xuyên.

Tình trạng này có thể gây đau cánh tay, cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi di chuyển cánh tay lên hoặc xuống. Ngoài ra, viêm bao hoạt dịch có thể khiến người bệnh không thể xoay vai hoàn toàn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ngứa ran và bỏng rát ở cánh tay.

+ Thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ:

Đĩa đệm là bộ phận có nhiệm vụ giảm xóc và ma sát giữa các đốt sống. Tình trạng thoát vị đĩa đệm ở cổ có thể dẫn đến chèn ép các dây thần kinh và dẫn đến đau nhức cánh tay.

Cơn đau thường bắt đầu từ cổ, sau đó chuyển xuống vai và cánh tay. Người bệnh cũng có thể cảm thấy tê, ngứa ran hoặc có cảm giác nóng bỏng ở cánh tay. Cơn đau cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi di chuyển. Với tình trạng này, cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Bài thuốc bí truyền ĐẶC TRỊ thoái hóa xương khớp CHẤM DỨT đau nhức sau 1 liệu trình

4. Vấn đề tim mạch

Đau nhức cánh tay trái có thể liên quan đến các tình trạng tim mạch. Cụ thể, các vấn đề phổ biến bao gồm:

+ Đau thắt ngực:

Đau thắt ngực là cơn đau ngực xảy ra khi tim không được cung cấp đầy đủ oxy. Tình trạng này có thể dẫn đến đau cánh tay và vai, cũng như gây áp lực lên ngực, cổ hoặc lưng. Đau thắt ngực thường là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng, cần được điều trị y tế để tránh gây đe dọa đến tính mạng.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

đau buốt cánh tay phải
Trong một số trường hợp, đau cánh tay có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch

+ Đau tim:

Đau nhức trong xương cánh tay có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Các cơn đau tim xảy ra khi máy không thể đến tim, do tắc nghẽn làm mất nguồn cung cấp oxy đến tim. Điều này có thể khiến các cơ tim chế đi nếu oxy không được cung cấp trở lại.

Đau tim cũng có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Đau buốt cánh tay phải hoặc cả hai cánh tay;
  • Khó thở;
  • Đau ở các bộ phận khác của cơ thể;
  • Buồn nôn;
  • Đổ mồ hôi lạnh;
  • Tức ngực;
  • Chóng mặt.

Đau tim có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

5. Hội chứng lối ra lồng ngực

Hội chứng lối ra lồng ngực (Vascular thoracic outlet syndrome) là tình trạng các mạch máu dưới xương đòn bị chèn ép do chấn thương hoặc tác động lặp lại thường xuyên. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương các dây thần kinh.

Hội chứng lối ra lồng ngực có thể dẫn đến đau nhức cánh tay, tê, ngứa ran hoặc yếu cánh tay. Trong một số trường hợp, cánh tay của người bệnh có thể bị đổi màu. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm đổi màu bàn tay, cánh tay hoặc nổi các mạch máu ở cánh tay.

Đau nhức cánh tay trái và phải có thể liên quan đến các nguyên nhân và điều kiện sức khỏe khác nhau. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Phải làm gì khi bị đau nhức trong xương cánh tay?

Tình trạng đau nhức trong xương cánh tay có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim. Các cơn đau tim thường xảy ra đột ngột và xuất hiện từ từ. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm gây khó chịu hoặc đau ở ngực.

Nếu nghi ngờ đau nhức cánh tay liên quan đến các vấn đề về tim, hãy gọi cho cấp cứu ngay lập tức.

đau nhức trong xương cánh tay
Đến bệnh viện nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc

Ngoài ra, đôi khi tình trạng đau nhức cánh tay có thể liên quan đến các tình trạng nghiêm trọng khác. Do đó, người bệnh cần ghi nhớ một số vấn đề liên quan, chẳng hạn như:

  • Nếu đã được chẩn đoán bệnh tim trong quá khứ, người bệnh nên lưu ý đến các cơn đau nhức cánh tay trái để có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Viêm bao hoạt dịch, viêm gân và Hội chứng Rotator cuff, nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm quanh khớp vai và gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, nếu không thể xoay vai hoàn toàn hoặc đau ở cánh tay, cổ tay nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
  • Xương bị gãy có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nếu không được chữa lành phù hợp. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu có khả năng bị gãy xương.
  • Đối với tình trạng bong gân và căng cơ, người bệnh có thể dành thời gian để nghỉ ngơi và nâng cao cánh tay hơn tim (nếu có thể). Chườm đá trong 20 phút mỗi lần có thể hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng.

Hầu hết các trường hợp đau nhức cánh tay là do căng cơ, chấn thương hoặc lạm dụng. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế. Do đó, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Chẩn đoán đau nhức cánh tay như thế nào?

Để chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức cánh tay, bác sĩ thường kiểm tra sức khỏe tổng quát và tiền sử y tế của người bệnh. Trước tiên, bác sĩ có thể hỏi về các hoạt động, chấn thương tiềm ẩn và các triệu chứng liên quan.

Dựa vào các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán như:

  • Yêu cầu người bệnh nâng cánh tay hoặc thực hiện các chuyển động đơn giản để đánh giá phạm vi chuyển động của cánh tay. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định vị trí và nguyên nhân dẫn đến tổn thương.
  • Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để xác định các bệnh lý viêm khớp hoặc tiểu đường.
  • Hình ảnh X – quang có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng gãy xương.
  • Nếu nghi ngờ chấn thương cánh tay liên quan đến tình trạng tim, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm đánh giá các hoạt động của tim.
  • Siêu âm có thể giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong khớp, dây chằng, gân và xác định các nguyên nhân liên quan.
  • Chụp MRI hoặc CT để quan sát hình ảnh chi tiết về xương hoặc mô mềm. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định các nguyên nhân liên quan đến tình trạng đau nhức cánh tay.

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên môn, chẳng hạn như nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hoặc điện tâm đồ. Các xét nghiệm này thường được đề nghị khi tình trạng được cảm thấy là một vấn đề ở nơi khác của cơ thể và lan tỏa đến cánh tay.

Cách điều trị tình trạng đau nhức cánh tay

Điều trị tình trạng đau nhức cánh tay phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến đến tình trạng này. Nếu cảm thấy cơn đau liên quan đến một tình trạng nghiêm trọng hoặc chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

đau cánh tay trái
Tình trạng đau nhức cánh tay có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà

Đối với các nguyên nhân phổ biến, tình trạng đau nhức cánh tay có thể được cải thiện với một số biện pháp đơn giản, chẳng hạn như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Tránh nâng các vật nặng hoặc đẩy, kéo đồ vật có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng đai nâng cánh tay để hỗ trợ hạn chế hoạt động và cải thiện cơn đau.
  • Chườm đá: Chườm đá lên khu vực bị đau có thể hạn chế lưu lượng máu, hỗ trợ chống viêm và giảm đau. Ngoài ra, chườm nóng có thể ngăn ngừa sưng tấy ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Sử dụng thuốc chống viêm: Các loại thuốc hống viêm không steroid có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm viêm và giảm đau. Các loại thuốc này có thể được sử dụng mà không cần sự chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Vật lý trị liệu: Nhiều nguyên nhân gây đau nhức cánh tay có thể được cải thiện bằng các bài tập vật lý trị liệu tăng cường cơ vai và cánh tay trên. Ngay cả những người hoạt động thể chất thường xuyên cũng có thể bị đau cánh tay do các chấn thương hoặc vấn đề bất thường về cơ sinh học. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.
  • Tiêm cortisone: Tiêm cortisone vào cánh tay có thể hỗ trợ chống viêm mạnh và hỗ trợ cải thiện cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, tiêm cortisone có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó,người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được đề nghị cho các trường hợp đau đớn nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc. Phẫu thuật thường được chỉ định đề điều trị viêm khớp, viêm quanh khớp vai, gãy xương, cũng như cải thiện các trường hợp đau nhức trong xương cánh tay nghiêm trọng khác.

BÀI THUỐC QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH XƯƠNG CƠ KHỚP CHUYÊN SÂU VÀ HOÀN CHỈNH

Y học cổ truyền là phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay được đông đảo người bệnh áp dụng. Sở hữu nền tảng Y học cổ truyền lưu giữ hơn 100 bài thuốc cổ phương, đi đầu trong công tác sưu tầm, nghiên cứu và ứng dụng Y học dân tộc, Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kết hợp 3 nhóm thuốc QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN, QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN VÀ QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN. Sự kết hợp này mang lại cơ chế điều trị ĐA CHIỀU chuyên sâu và hoàn chỉnh với công dụng:

  • Điều trị tận gốc căn nguyên gây đau nhức cánh tay do các bệnh lý xương khớp như: thoái hóa, viêm khớp, thoát vị…
  • Giải độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh hoạt lạc, loại bỏ các triệu chứng đau nhức cánh tay, sưng đau xương khớp.
  • Bổ thận, bổ tỳ, bồi bổ cơ thể, bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức mạnh cơ xương khớp.
  • Tái tạo và phục hồi sụn khớp toàn diện.

Bảng thành phần hơn 50 vị thuốc xương khớp tốt bậc nhất, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam. Một số chủ vị có thể kể đến như: Thau pú lùa (Kê huyết đằng), tào đông, thau pinh, co bát vạ, sâm quản trọng, các loại tầm gửi quý (phác kháo cài, phác mạy nghiến, phác mạy liến…), thiên niên kiện, vương cốt đằng…

Trung tâm Thuốc dân tộc CAM KẾT sử dụng dược liệu sạch chuẩn hóa GACP-WHO trong điều trị bệnh an toàn, không tác dụng phụ. 80% dược liệu được cung ứng từ đơn vị trực thuộc Vietfarm, 20% dược liệu là các vị thuốc hiếm khai thác trực tiếp từ rừng tự nhiên. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao tinh chất, cao viên hoàn tiện lợi.

XEM CHI TIẾT: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Quốc dược Phục cốt khang được bào chế tiện lợi

Trên 95% trong tổng số hàng ngàn bệnh nhân dứt điểm đau nhức, phục hồi vận động sau 2-3 tháng sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang.

Mời bạn đọc xem thêm quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn DUY NHẤT bởi các bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Thông tin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 6699098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận. SĐT, Zalo: (028) 7109 66990961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Sử dụng thực phẩm bổ sung dành cho xương khớp giúp cải thiện đau nhức cánh tay hiệu quả 

Bạn đọc có thể tham khảo top 3 sản phẩm xương khớp được chuyên gia đánh giá tốt nhất hiện nay như sau: 

Hoạt huyết Phục cốt hoàn

Hoạt huyết Phục cốt hoàn được hàng triệu người dùng Việt mệnh danh là bảo bối trong quá trình hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là các triệu chứng đau nhức, thoái hóa xương khớp. Bởi sản phẩm này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, khó có thể tìm thấy ở các sản phẩm xương khớp khác trên thị trường hiện nay như: 

  • Mang lại hiệu quả cao trong giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát lên tới 90%. 
  • Có tác dụng với nhiều bệnh lý, triệu chứng khác nhau như đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp gối, háng, cổ tay, cổ chân, tê bì chân tay, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,…
  • Được bào chế hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên, không làm phát sinh tác dụng phụ và đảm bảo tính an toàn cao
  • Hiệu quả cảm nhận NGAY TỪ LIỆU TRÌNH ĐẦU TIÊN và sau 2 – 3 liệu trình, hiệu quả sẽ được duy trì lâu dài ngay cả khi đã ngưng sử dụng. 

Công dụng:

  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng các bệnh lý liên quan đến sức khỏe xương khớp như đau nhức, viêm đa khớp dạng thấp, đau khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp…
  • Bổ sung chất nhầy dịch khớp giúp tăng hiệu quả hoạt động khớp, tái tạo sụn khớp từ đó thúc đẩy khớp khỏe mạnh và vận động linh hoạt.
  • Cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch cho cơ thể từ đó vừa cải thiện, vừa phòng ngừa các bệnh về xương khớp.

Giá bán: Sản phẩm hiện đang được bán với giá 750.000đ và được cung cấp chính hãng tại siêu thị DrVitamin, đảm bảo uy tín về chất lượng cho người tiêu dùng tham khảo và đặt mua ngay tại đây.

Jex Max hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Công dụng: 

  • Viên uống Jex Max có khả năng hỗ trợ làm giảm đau xương khớp ở cả cấp độ cấp tính và cấp độ đau mãn tính.
  • Viên uống hỗ trợ người dùng làm giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, viêm khớp, chứng viêm xương khớp hoặc viêm đa khớp dạng thấp.
  • Các hoạt chất quý trong viên uống giúp phòng ngừa và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa ở xương khớp.
  • Viên uống Jex Max cũng có công dụng hỗ trợ phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng loãng xương hiệu quả.

Giá bán: Giá bán hiện tại của Viên uống Jex Max là 349.000đ/hộp 30 viên. Hiện tại, sản phẩm đang được cung cấp chính hãng tại hệ thống siêu thị DrVitamin với cam kết về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì vậy khách hàng quan tâm tới sản phẩm có thể đặt mua tại đây. 

Glucosamine Orihiro 

Công dụng: 

  • Bổ sung Glucosamine cho các sụn khớp, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
  • Hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về xương khớp như đau nhức cánh tay, đau mỏi vai gáy, đau nhức các khớp tay, chân,…
  • Glucosamine Orihiro có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, đặc biệt là ở người bị xương khớp mãn tính.
  • Giúp tăng chất nhờn và dịch nhầy để các khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Giá bán: Sản phẩm hiện đã có mặt tại siêu thị DrVitamin với giá bán 749.000đ/hộp/900 viên. Người tiêu dùng Việt quan tâm tới sản phẩm có thể tham khảo thông tin chi tiết và đặt mua hàng chính hãng ngay tại đây. 

Ngăn ngừa đau nhức cánh tay

Trong nhiều trường hợp, đau nhức cánh tay xảy ra do chấn thương hoặc các tình trạng cơ thể có thể phòng ngừa được. Do đó, người bệnh có thể ngăn ngừa chấn thương và các yếu tố rủi ro gây đau nhức trong xương cánh tay bằng cách:

  • Thường xuyên thực hiện kéo giãn cánh tay, đặc biệt là trước khi vận động hoặc tập thể dục;
  • Đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng kỹ thuật để ngăn ngừa các chấn thương;
  • Mang thiết bị hỗ trợ và bảo hộ khi chơi thể thao;
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh;
  • Nâng các vật nặng cẩn thận và đúng cách.

Đau nhức cánh tay có thể xảy ra khi người bệnh sử dụng quá mức, chấn thương hoặc do các bệnh lý liên quan. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất thường là do lạm dụng cánh tay.

Mặc dù tình trạng đau cánh tay có thể được điều trị bằng cách biện pháp đơn giản, chẳng hạn như nghỉ ngơi hoặc chườm đá. Tuy nhiên các nguyên nhân nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương, cần được điều trị y tế. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân và các yếu tố rủi ro để có kế hoạch điều trị phù hợp.

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ XƯƠNG KHỚP ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua