Đau Lưng Ra Huyết Nâu Kèm Đau Bụng Là Bị Gì? Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng là một tình trạng thường gặp ở nữ giới, phần lớn không nguy hiểm. Tình trạng này chủ yếu liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Ở một số trường hợp khác, đau bụng và lưng kèm theo huyết nâu là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nghiêm trọng, cần được điều trị y tế sớm.

Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng
Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng thường là dấu hiệu mang thai, có kinh nguyệt và một số bệnh lý

Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng là bị gì?

Những nguyên nhân gây đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng:

1. Mang thai

Đau lưng và đau bụng kèm theo ra huyết nâu thường liên quan đến mang thai. Quá trình thụ tinh thành công của tinh trùng và trứng tạo nên phôi thai. Nó bám chắt vào niêm mạc tử cung, theo thời gian phát triển thành bào thai. Điều này khiến cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi lớn. Trong đó ra máu báo thai xuất hiện ở phần lớn trường hợp.

Máu báo thai có thể màu hồng nhạt hoặc huyết nâu. Nữ giới sẽ nhận thấy biểu hiện này khi lớp niêm mạc bong ra. Ngoài ra quá trình hình thành và phát triển bào thai khiến mẹ bầu mệt mỏi kèm theo đau lưng dưới và đau bụng dưới. Tình trạng này thường nhầm lẫn với dấu hiệu có kinh và bệnh phụ khoa.

Ngoài đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng, một số dấu hiệu khác cũng có thể xảy ra khi mang thai, cụ thể:

  • Mất/ chậm chu kỳ kinh nguyệt
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Ốm nghén (dấu hiệu phổ biến)
  • Khó thở
  • Chuột rút nhẹ ở bụng
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khó thở hoặc hụt hơi
  • Bị chuột rút nhẹ ở bụng

Có thể mua que thử thai hoặc thăm khám để chắc chắn hơn về tình trạng.

2. Chu kỳ kinh nguyệt

Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng có thể là dấu hiệu nhận biết chu kỳ kinh nguyệt đang đến. Trước chu kỳ kinh nguyệt từ 1 – 2 ngày, nữ giới thường đau nhẹ ở vùng bụng dưới và ra huyết nâu (do máu lẫn vào huyết trắng). Một số trường hợp khác còn bị đau lưng. Điều này thường liên quan đến mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể.

Chu kỳ kinh nguyệt
Nữ giới đau nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng kèm theo ra huyết nâu trước chu kỳ kinh nguyệt 1 – 2 ngày

3. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố thường gặp ở những người bị stress quá mức, lo âu/ căng thẳng kéo dài, dùng thuốc tránh thai hoặc có chế độ ăn uống không khoa học. Điều này thường dẫn đến tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới ra huyết nâu kèm theo cảm giác đau thắt ở lưng hoặc/ và bụng.

Những người bị rối loạn nội tiết tố cần được thăm khám và điều trị sớm để tránh tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

4. Lạm dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai là một loại thuốc uống được dùng để ngăn ngừa thai kỳ xảy ra. Thuốc này được chia thành 2 loại cơ bản gồm thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp (dùng cho trường hợp khẩn cấp, đã xuất tinh vào trong).

Những loại thuốc tránh thai được đánh giá là phương pháp ngừa thai nội tiết tối tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên việc lạm dụng loại thuốc này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm. Phổ biến nhất là rối loạn nội tiết tố, vùng niêm mạc tử cung bị mỏng. Điều này khiến nữ giới bị ra huyết nâu kèm theo đau lưng và đau bụng.

5. Quan hệ tình dục thô bạo

Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng có thể xảy ra khi nữ giới hoặc bạn tình quan hệ tình dục thô bạo. Những va chạm mạnh tạo ra vết xước trong âm đạo, làm tổn thương tử cung. Điều này khiến nữ giới bị đau bụng dưới, đau lưng và ra huyết nâu. Những triệu chứng thường xảy ra trong hoặc ngay sau khi quan hệ tình dục xong.

6. Bệnh phụ khoa

Nữ giới cần thận trọng vì đau lưng ra huyết nâu và đau bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

  • Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng viêm nhiễm âm đạo dẫn đến tiết dịch bất thường, đau và ngứa ngáy. Bệnh lý này xảy ra do nhiễm trùng (nhiễm nấm men, vi khuẩn, lậu, Trichomonas) hoặc mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo, giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh.

Thông thường, bệnh viêm âm đạo gây ra những triệu chứng sau:

    • Thay đổi màu sắc, số lượng và mùi hương của dịch tiết từ âm đạo
    • Đau khi đi tiểu và giao hợp
    • Kích thích hoặc ngứa âm đạo
    • Chảy máu âm đạo nhẹ dẫn đến tiết dịch có màu nâu

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân, người bệnh còn bị đau lưng và đau bụng dưới.

  • Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị viêm, sưng và lở loét. Bệnh được chia thành hai loại gồm cấp tính và mãn tính, thường liên quan đến nhiễm vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Viêm cổ tử cung cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm cổ tử cung mãn tính.

Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau lưng và bụng kèm theo ra huyết nâu

Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung gồm:

    • Tiết dịch bất thường. Dịch tiết có màu xám nhạt, trắng đục hoặc màu vàng
    • Xuất huyết âm đạo bất thường
    • Ngứa ngáy và đau âm đạo
    • Đau rát khi quan hệ tình dục
    • Đau buốt khi tiểu tiện
    • Một số trường hợp bị đau lưng và đau bụng.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng. Bệnh lý này là tình trạng các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung xâm lấn ra phía ngoài do phát triển quá mức. Từ đó dẫn đến tổn thương cổ tử cung.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh phụ khoa không đúng cách, viêm nhiễm, thay đổi nội tiết tố… là những nguyên nhân phổ biến nhất. Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường lành tính nhưng cũng có một số trường hợp ác tính. Ngoài ra bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi không điều trị.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra những triệu chứng dưới đây:

    • Ra nhiều khí hư. Khí hư có màu trắng đục hoặc màu sắc bất thường
    • Khí hư có dạng bã đậu hoặc lỏng nước, có bọt, mùi hôi tanh khó chịu
    • Ngứa, rát âm đạo
    • Xuất huyết khi quan hệ tình dục
    • Đau bụng dưới
    • Xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh
    • Rối loạn kinh nguyệt
    • Giảm ham muốn tình dục

Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng có nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng. Phần lớn các trường hợp liên quan đến yếu tố sinh lý bình thường (mang thai, chu kỳ kinh nguyệt). Tình trạng này không đáng lo ngại và không cần điều trị y tế.

Tuy nhiên, đau lưng và đau bụng kèm theo ra huyết nâu cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, cần được thăm khám và điều trị sớm. Chẳng hạn như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung… Việc không điều trị có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Giảm chức năng miễn dịch của âm đạo và tử cung
  • Tăng khả năng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, nhiễm HIV, nhiễm Chlamydia…
  • Ảnh hưởng đến quá trình thụ thai
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Phát triển những bệnh phụ khoa khác như viêm nội mạc cổ tử cung, viêm tiểu khung…
  • Ảnh hưởng đến đời sống
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung nếu các bệnh viêm nhiễm phụ khoa không được khám chữa trị

Khi nào cần đến bệnh viện?

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe chung và không gây ra những biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện khi:

  • Ra huyết nâu kèm theo đau lưng và đau bụng kéo dài
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như ngứa ngáy/ đau rát âm đạo, tiết dịch bất thường, đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục…
  • Không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai

Điều trị đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng

Nữ giới cần thăm khám, xác định nguyên nhân gây đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng để có phương pháp chữa trị thích hợp nhất. Đối với những nguyên nhân thông thường, nữ giới có thể áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng. Đối với nguyên nhân bệnh lý, hãy điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà như nghỉ ngơi, chườm ấm… phù hợp với bệnh nhân bị đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng do mang thai, có kinh và quan hệ tình dục thô bạo. Những biện pháp này có thể giúp xoa dịu nhanh cơn đau.

  • Nghỉ ngơi

Nữ giới (đặc biệt là bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu) nên nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện các triệu chứng. Biện pháp này giúp cơ thể được thư giãn, thả lỏng các cơ, làm dịu cơn đau ở lưng và bụng.

Ngoài ra nghỉ ngơi hợp lý còn giúp cải thiện tâm trạng, hạn chế căng thẳng và lo âu quá mức. Từ đó cân bằng nội tiết tố, tránh phát sinh những triệu chứng khó chịu khác. Đối với huyết nâu/ hồng, chúng thường xuất hiện kéo dài từ 1 – 2 ngày và tự biến mất.

  • Chườm nóng

Chườm nóng là một biện pháp thư giãn và giảm đau hiệu quả. Nhiệt độ cao từ biện pháp này giúp tăng tuần hoàn máu tại chỗ, thư giãn các cơ và khớp xương, giảm đau và hạn chế tình trạng cứng khớp. Từ đó giúp thư giãn, khắc phục đau lưng và đau bụng, cải thiện vận động cho người bệnh.

Khi chườm ấm, dùng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc miếng đệm ấm đặt lên vùng bị đau, thư giãn trong 20 phút. Thực hiện vài lần mỗi ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

Chườm nóng
Chườm nóng giúp thư giãn, tăng tuần hoàn máu tại chỗ và giảm đau nhanh chóng
  • Xoa bóp nhẹ nhàng

Khi bị đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng, nữ giới có thể xoa bóp nhẹ nhàng để giảm nhẹ cơn đau và tăng tuần hoàn máu. Biện pháp này giúp thư giãn cơ xương khớp và mạch máu, tăng tuần hoàn, giảm đau và hạn chế cứng khớp. Ngoài ra xoa bóp thường xuyên còn giúp cải thiện tâm trạng và tăng chất lượng giấc ngủ.

Để tăng hiệu quả giảm đau, hãy thoa một lượng dầu nóng hoặc tinh dầu (chẳng hạn như tinh dầu gừng, tràm trà…) lên vùng bị đau trước khi xoa bóp.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng và cân bằng cũng là một trong những cách ngăn ngừa và giảm nhẹ đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp hạn chế tăng cân, giảm áp lực lên cột sống và cơ hỗ trợ. Từ đó giúp hạn chế đau lưng, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Ngoài ra một số thành phần dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ viêm đau, khắc phục tình trạng ra huyết hư kèm theo đau nhói ở lưng và bụng. Cụ thể:

    • Vitamin C: Tăng đề kháng và miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể, kháng viêm, chống nhiễm trùng và giảm đau. Những loại thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây thuộc họ cam quýt, kiwi, ớt chuông đỏ, dâu tây, việt quất, cà chua, bông cải xanh…
    • Omega-3: Kháng viêm và giảm đau, tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế đau lưng và đau bụng. Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, trứng cá muối, hạnh nhân, dầu gan cá tuyết…
    • Canxi, vitamin D, magie: Tăng cường chất lượng xương, giảm đau lưng và đau nhức xương khớp, tăng hệ miễn dịch và ổn định chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều canxi, magie và vitamin D gồm: Sữa và chế phẩm của sữa, đậu nành, ngũ cốc, đậu phụ, rau lá xanh, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm, cam, cá ngừ, hàu, chuối…
    • Sắt: Bổ máu ngày đèn đỏ và khi mang thai, hạn chế thiếu máu, giảm tình trạng mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt. Những loại thực phẩm giàu chất sắt: Trứng, thịt, cá, những chế phẩm từ đậu nhành, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, đậu xanh, các loại hạt…
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu đau nhiều hoặc đau dai dẳng, nữ giới có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Chẳng hạn như Acetaminiphen, Ibuprofen… Những loại thuốc này giúp giảm đau từ nhẹ đến vừa. Thuốc cần được dùng theo hướng dẫn để hạn chế tác dụng phụ.

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau tạm thời cho người bị đau nhiều hoặc đau dai dẳng

2. Điều trị y tế

Dùng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh nhân có bệnh lý gây đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, những loại thuốc dưới đây có thể được sử dụng:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được dùng cho bênh nhân bị nhiễm vi khuẩn. Thuốc có tác dụng loại trừ vi khuẩn gây viêm, hạn chế viêm tái diễn.
  • Thuốc kháng nấm/ ký sinh trùng/ virus: Nếu bị nhiễm trùng do nấm/ ký sinh trùng/ virus, người bệnh sẽ được dùng thuốc kháng nấm, thuốc kháng ký sinh trùng hoặc thuốc kháng virus. Tương tự như thuốc kháng sinh, những loại thuốc này đều có khả năng loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bị viêm nhiễm nặng, một số liệu pháp xâm lấn dưới đây có thể được áp dụng:

  • Liệu pháp Laser
  • Đốt điện
  • Phẫu thuật lạnh

Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được chỉ định điều trị với phương pháp thích hợp nhất. Điều quan trọng là người bệnh cần thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Phòng ngừa đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng

Để giảm nguy cơ đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

Không lạm dụng thuốc tránh thai
Không lạm dụng thuốc tránh thai để tránh rối loạn nội tiết tố, ngăn đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, không thụt rửa âm đạo.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Tránh quan hệ tình dục quá mức, quá sớm và quá nhiều.
  • Không quan hệ tình dục với người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế nạo phá thai.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh lo âu/ căng thẳng quá mức.
  • Ngủ sớm và đủ giấc để cân bằng hormone trong cơ thể.
  • Nếu căng thẳng quá mức, hãy áp dụng các biện pháp kiểm soát như nghỉ ngơi, ngồi thiền, thực hiện các hoạt động yêu thích…
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc hay lao động gắng sức.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Nên bổ sung thêm những nhóm thực phẩm có khả năng kháng viêm và giảm đau như nghệ, gừng, tỏi, các loại cá giàu omega-3, trái cây giàu vitamin C.
  • Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút/ ngày. Đây là một trong những cách giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch và đề kháng. Ngoài ra tập thể dục đều đặn còn giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp. Từ đó giúp hạn chế tình trạng đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng.
  • Theo dõi sức khỏe, khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện những bất thường..

Đau lưng ra huyết nâu kèm theo đau bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân. Phần lớn không quá nghiêm trọng, triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên một số trường hợp xuất huyết bất thường kèm theo đau lưng và bụng do bệnh lý. Vì thế, nữ giới cần theo dõi tình trạng sức khỏe, sớm khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua