Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục
Đau lưng dưới gần mông có thể liên quan đến tình trạng căng cơ hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn. Có rất nhiều điều kiện sức khỏe có thể liên quan đến tình trạng này, do đó, xác định nguyên nhân là điều quan trọng để tránh các rủi ro liên quan.
NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh
Nguyên nhân gây đau lưng dưới gần mông
Đau thắt lưng, đặc biệt là khu vực ở gần mông, là một tình trạng phổ biến, có ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một thời điểm nhất định. Cơn đau có thể ở một bên cột sống hoặc ở cả hai bên. Việc xác định vị trí chính xác của cơn đau có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tiềm ẩn và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng đau lưng dưới gần mông, chẳng hạn như:
1. Căng cơ hoặc bong gân
Căng cơ và bong gân là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau lưng, bao gồm đau lưng gần mông. Bong gân xảy ra khi dây chằng chéo bị rách hoặc kéo căng quá mức. Điều này có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng như:
- Đau đớn;
- Sưng tấy;
- Bầm tím;
- Khả năng cử động hạn chế.
Bong gân và căng cơ là tình trạng phổ biến và không nghiêm trọng. Để cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể chườm đá, dành thời gian nghỉ ngơi hoặc băng nén thắt lưng. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, bong gân có thể cần được phẫu thuật để tránh các tổn thương nghiêm trọng.
2. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các cơn đau lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh tọa, chạy từ cột sống đến mông và mặt sau của chân. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc chèn ép dẫn đến đau lưng dưới gần mông.
Đau thần kinh tọa thường liên quan đến thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống gây chèn ép một phần của dây thần kinh tọa. Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau nghiêm trọng hơn khi thực hiện một số cử động;
- Yếu ở chân hoặc bàn chân, dọc theo dây thần kinh tọa;
- Cảm thấy đau đớn hoặc đau nhói ở bàn chân hoặc các ngón chân;
- Mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột. Đầy là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế ngay lập tức.
Khi được chẩn đoán đau thần kinh tọa, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.
3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi phần nhân mềm của đĩa đệm thoát ra bên ngoài. Điều này dẫn đến tê yếu ở cánh tay, chân và gây đau lưng ở gần mông. Đôi khi người bệnh có thể không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết nào.
Trong một số trường hợp, các đĩa đệm bị thoát vị có thể gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến đau thắt lưng, tê mỏi và suy nhược cơ thể. Thoát vị đĩa đệm cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thần kinh tọa.
Thoát vị đĩa đệm cần được điều trị phù hợp để tránh gây đau đớn và các biến chứng liên quan. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật khi cần thiết.
XEM NGAY: Bài thuốc BÍ TRUYỀN điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bảo tồn cột sống
4. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp xảy ra khi sụn giữa các đốt sống bị hao mòn và bắt đầu bị phá vỡ. Điều này thường ảnh hưởng đến phần lưng dưới và dẫn đến đau lưng dưới gần mông. Thoái hóa khớp là tình trạng hao mòn bình thường do sự lão hóa của cơ thể, tuy nhiên những chấn thương trước đó cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.
Không có biện pháp điều trị viêm xương khớp, tuy nhiên người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng. Điều trị thường bao gồm tập thể dục thường xuyên, giảm cân, dành thời gian nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp điều như thuốc Tây y, mẹo dân gian chỉ mang tính chất cải thiện triệu chứng “tạm thời” trong thời gian ngắn.
Để điều trị dứt điểm sớm và giải quyết tình trạng đau nhức xương khớp, người bệnh có thể tham khảo giải pháp điều trị với y học cổ truyền đi sâu vào tận gốc TẠI ĐÂY
5. Rối loạn chức năng khớp xương cùng
Rối loạn chức năng ở khớp xương cùng có thể gây đau lưng dưới gần mông hoặc đau chân. Khớp xương cùng kết nối với hông (xương hình tam giác giữa cột sống thắt lưng) và xương cụt. Chức năng chính của khớp xương cùng là hấp thụ chấn động giữa phần trên cơ thể với xương chậu và chân.
Khớp xương cùng thường rất ít cử động. Các chuyển động nhỏ tại khớp có thể giúp hấp sốc và uốn cong về phía trước hoặc phía sau. Khớp được cố định bằng các dây chằng bao quanh, một trong số các dây chằng kéo khớp về phía sau của xương chậu. Mạng lưới các mô mềm sẽ cung cấp hỗ trợ, hạn chế các chuyển động tại khớp và hỗ trợ hấp thụ áp lực.
Rối loạn chức năng khớp xương cùng là tình trạng chuyển động quá nhiều hoặc quá ít ở các khớp xương cùng. Điều này dẫn đến các cơn đau lưng dưới gần mông. Cơn đau có thể lan đến chân và có cảm giác giống như đau thần kinh tọa. Ngoài ra, viêm khớp xương cùng có thể dẫn đến đau vùng chậu.
Rối loạn khớp xương cùng thường phổ biến ở phụ nữ trẻ tuổi và trung niên. Ngoài ra, phụ nữ có thai hoặc mới sinh con cũng có thể bị đau khớp xương cùng. Do đó, rối loạn khớp xương cùng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ.
Cơn đau do rối loạn khớp xương cùng thường nghiêm trọng hơn sau một số hoạt động, chẳng hạn như:
- Đứng thẳng;
- Leo cầu thang;
- Chạy bộ;
- Đặt quá nhiều trọng lượng lên chân;
- Bước những bước lớn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tình trạng này có thể được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật và khôi phục chuyển động bình thường ở khớp. Phẫu thuật có thể được đề nghị cho các trường hợp tổn thương nghiêm trọng.
6. Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận
Thận hỗ trợ việc lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Sỏi thận hình thành khi chức năng thận suy yếu, dẫn đến tích tụ các tinh thể sỏi ở thận. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như tích tụ chất lỏng hoặc tiêu thụ không đủ chất lỏng trong cơ thể.
Sỏi thận nhỏ không gây ra triệu chứng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Các viên sỏi lớn có thể dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như:
- Đau khi đi tiểu;
- Đau nhói ở lưng dưới gần mông;
- Có máu trong nước tiểu;
- Nôn mửa;
- Buồn nôn;
- Sốt.
Ngoài ra, nhiễm trùng thận thường xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng tương tự như sỏi thận. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng thận có thể làm hỏng thận vĩnh viễn. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng nhiễm trùng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
7. Nguyên nhân đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ
Có một số nguyên nhân gây đau lưng dưới gần mông chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ, bao gồm:
Lạc nội mạc tử cung:
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào tạo nên nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Các tế bào này có thể sưng lên và chảy máu hàng tháng khi đến kỳ kinh nguyệt, dẫn đến đau đớn và một số vấn đề khác.
Lạc nội mạc tử cung phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40. Đau đớn là triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng. Cơn đau thường có một số đặc điểm như:
- Đau bụng kinh dữ dội;
- Đau lưng dưới gần mông;
- Đau vùng xương chậu;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Đi tiêu hoặc đi tiểu đau trong chu kỳ kinh nguyệt;
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Ra máu giữa các kỳ kinh;
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài;
- Có các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy;
- Đầy hơi;
- Khô âm đạo.
Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phụ khoa phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, liệu pháp hormone, thuốc tránh thai hoặc phẫu thuật khi cần thiết.
U xơ:
U xơ là những khối u phát triển bên trong thành tử cung. U xơ thường lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các triệu chứng của u xơ tử cung thường bao gồm:
- Chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt;
- Đau bụng kinh;
- Chứng bụng dưới;
- Có cảm giác đầy bụng dưới;
- Đau lưng dưới gần mông;
- Thường xuyên đi tiểu;
- Đau khi quan hệ tình dục.
U xơ tử cung thường không nghiêm trọng và được điều trị dựa vào độ tuổi, kích thước u xơ và sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân không phổ biến có thể dẫn đến đau lưng gần mông, chẳng hạn như viêm tụy và viêm loét đại tràng. Cả hai tình trạng này đều cần được điều trị y tế kịp lúc để tránh các rủi ro không mong muốn.
Chẩn đoán tình trạng đau lưng dưới gần mông
Để chẩn đoán tình trạng đau lưng dưới gần mông, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh di chuyển để quan sát chuyển động của chân và các vấn đề ở lưng dưới.
Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra bệnh sử, bao gồm các triệu chứng, chấn thương, các vấn đề về lưng trong quá khứ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
Khám sức khỏe và tiền sử bệnh thường có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân dẫn đến đau lưng dưới gần mông. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như:
- Chụp X – quang, có thể giúp bác sĩ xác định xương bị gãy hoặc lệch;
- Chụp CT có thể xác định tổn thương ở các mô mềm, chẳng hạn như đĩa đệm giữa các đốt sống và các khối u tiềm ẩn;
- Sử dụng thuốc phản quang cường độ cao để chụp CT hoặc X – quang để xác định tình trạng chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống;
- Kiểm tra dẫn truyền thần kinh nếu bác sĩ nghi ngờ các vấn đề thần kinh gây đau lưng dưới;
- Quét xương để xác định các vấn đề về xương khi X- quang không mang lại hiệu quả chẩn đoán;
- Xét nghiệm máu nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng;
- Chụp MRI nếu người bệnh có các dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng.
Cách khắc phục tình trạng đau lưng dưới gần mông
Đôi khi đau lưng dưới gần mông không liên quan đến các nguyên nhân bệnh lý và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Các vấn đề bệnh lý cần được chăm sóc y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Trừ khi người bệnh có dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hoặc chấn thương gần đây, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà trước khi tiến hành điều trị y tế. Cụ thể các biện pháp khắc phụ tình trạng đau lưng dưới gần mông bao gồm:
1. Giải phóng endorphin bên trong cơ thể
Endorphin là hormone được tạo ra tự nhiên trong cơ thể để ngăn chặn các tín hiệu đau xuất hiện trong não. Endorphin có thể giúp giảm lo lắng, căng thẳng, lo lắng và cải thiện các cơn đau ở lưng dưới.
Một số hoạt động có thể làm tăng Endorphin trong cơ thể bao gồm, tập thể dục nhịp điệu, xoa bóp massage hoặc thiền định.
2. Tập thể dục tăng cường sức mạnh ở lưng
Các cơ ở bụng và lưng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cột sống thắt lưng. Các cơ này thường hoạt động trong suốt cả ngày để hỗ trợ cột sống, do đó cần được luyện tập phù hợp để tránh các cơn đau thắt lưng.
Các bài tập đơn giản có thể được thực hiện trong 20 – 30 phút như một thói quen hàng. Khi được thực hiện thường xuyên và điều độ, các bài tập thể dục có thể mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như:
- Tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống, loại bỏ áp lực từ đĩa đệm và các khớp xương;
- Giảm độ cứng và cải thiện khả năng vận động của cột sống;
- Cải thiện tuần hoàn máu để tăng cường các chất dinh dưỡng, bao gồm đĩa đệm cột sống;
- Giải phóng endorphin để giảm đau một cách tự nhiên;
- Giảm thiểu các cơn đau lưng và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
XEM NGAY: Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin và nhiều người bệnh tin dùng
Các bài tập điều trị đau lưng gần mông phổ biến bao gồm:
- Căng cơ lưng: Người tập nằm ngửa, kéo đầu gối vào ngực đồng thời gập đầu về phía trước cho đến khi cảm thấy căng ở lưng giữa và lưng dưới;
- Căng cơ hình lê: Người bệnh nằm ngửa, đầu gối cong và đặt hai gót chân lên sàn nhà. Bắt chéo chân này lên chân kia và đặt mắt cá chân lên đầu gối dang cong, sau đó nhẹ nhàng kéo đầu gối đến ngực cho đến khi thấy mông căng ra.
3. Chườm lạnh và chườm nóng
Chườm lạnh và chườm nóng là một biện pháp giảm đau lưng dưới gần mông hiệu quả.
- Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm và đau. Người bệnh có thể bọc một viên đá trong một miếng vải mỏng sau đó chườm lên khu vực bị đau.
- Chườm nóng có thể tăng cường lưu lượng máu, hỗ trợ thư giãn và giảm đau. Người bệnh có thể tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc sử dụng đệm chườm nóng để cải thiện các cơn đau lưng dưới.
Chườm nóng và chườm lạnh nên được thực hiện trong 15 – 20 phút mỗi lần và cách nhau ít nhất 2 giờ để tránh gây tổn thương da. Không được ngủ với đệm sưởi hoặc túi gel chườm lạnh để tránh gây tổn thương da.
4. Duy trì chuyển động
Cố gắng duy trì mức độ hoạt động bình thường hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày hoặc đi dạo xung quanh công viên. Cố gắng di chuyển ít nhất 3 lần mỗi tuần để tăng tính linh hoạt của cột sống và giảm đau lưng.
5. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Giảm cân có thể giảm tải trọng lên lưng dưới và giúp giảm áp lực lên lưng, từ đó cải thiện các cơn đau. Tuy nhiên người bệnh không nên giảm cân quá nhanh, điều này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác.
Để giảm cân an toàn và khỏe mạnh, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên.
6. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau và cứng cơ. Các loại thuốc phổ biến bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen và acetaminophen. Các loại thuốc này có thể mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
7. Điều trị các vấn đề y tế
Các biện pháp điều trị y tế khác nhau, phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến các cơn đau. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Vật lý trị liệu;
- Thuốc chống co giật cho các vấn đề thần kinh;
- Thuốc giãn cơ;
- Thuốc kháng sinh cho tình trạng nhiễm trùng thận;
- Tiêm steroid nếu người bệnh bị viêm;
- Phá vỡ các viên sỏi thận có kích thước lớn;
- Châm cứu;
Phẫu thuật cho các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như chèn ép dây thần kinh hoặc khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị.
8. DỨT ĐIỂM đau lưng với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp số 1 cho bệnh nhân xương khớp từ Y học cổ truyềnNếu đau lưng gần dưới mông gây ra do ảnh hưởng của bệnh lý xương khớp, người bệnh cần nhanh chóng điều trị tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm. Kế thừa tư tưởng “Nam dược trị nam nhân” và nguyên tắc trị bệnh từ gốc của Y học cổ truyền, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện điều trị đau lưng do các bệnh xương khớp hiệu quả cao. Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang là thành quả từ công trình khoa học “Ứng dụng YHCT vào điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam” được phát triển dựa trên cốt thuốc bí truyền của người dân tộc Tày – Bắc Kạn cùng hàng chục bài thuốc cổ truyền, y pháp Hải Thượng Lãn Ông, kiến thức y khoa hiện đại. Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc thảo dược ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT sở hữu 3 nhóm thuốc nhỏ trong 1 bài thuốc lớn. Sự kết hợp “3 trong 1” tạo nên tác động toàn diện, đa chiều vừa đặc trị dứt điểm căn nguyên gây bệnh, vừa bồi bổ xương khớp, phục hồi vận động toàn diện. Trong đó:
Trung tâm Thuốc dân tộc không áp dụng 1 đơn thuốc cho tất cả bệnh nhân. Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến đau lưng, các triệu chứng lâm sàng mà nhóm thuốc sẽ được gia giảm linh hoạt cho phù hợp để phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất. Quốc dược Phục cố khang được phối chế từ hơn 50 cây thuốc Nam tốt bậc nhất trong giảm đau, kháng viêm, tái tạo và phục hồi xương khớp. Trong đó, nhiều vị thuốc quý là bí dược LẦN ĐẦU TIÊN được ứng dụng bài bản tại Việt Nam. Một số vị thuốc tiêu biểu trong bảng thành phần có thể kể đến: Kê huyết đằng, Tào đông, thau pinh, phác mạy nghiến, hầu vĩ tóc, thiên niên kiện, kê huyết đằng, xuyên khung, tang ký sinh, vỏ gạo… XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh
Khi điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh được bác sĩ trị liệu châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ, xoa bóp cồn thảo dược để tăng hiệu quả giảm đau và cải thiện vận động. Theo kết quả khảo sát trên 500 bệnh nhân đã điều trị các bệnh xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc: có đến 95% bệnh nhân hết đau nhức, phục hồi vận động sau 2 – 3 tháng, 5% bệnh nhân khỏi bệnh lâu hơn do chưa tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không có trường nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau thời gian ngắn điều trị và gửi về Trung tâm những phản hồi tích cực. NSƯT Phú Thăng bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống lưng suốt 10 năm đã chữa khỏi bệnh sau 3 tháng dùng thuốc. Lắng nghe chia sẻ của nghệ sĩ trong video: Chú Nguyễn Văn Hiển (57 tuổi – Hà Nội) bị đau lưng quanh năm, vận động khó khăn từng suýt bỏ nghề xe ôm vì bị thoái hóa cột sống lưng. XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn duy nhất bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Để tìm hiểu thêm về bài thuốc, và nhận tư vấn điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả, mời bạn đọc liên hệ Trực tiếp đến các kênh thông tin của Trung tâm Thuốc dân tộc để được hỗ trợ nhanh nhất.
|
Nâng cao hiệu quả điều trị bằng thực phẩm bổ sung
Để người đau lưng thêm yên tâm trong quá trình điều trị, tự tin vượt qua căn bệnh lâu năm này, các chuyên gia y tế khuyến khích nên xây dựng thói quen sử dụng các loại thực phẩm bổ sung, kết hợp với thuốc Tây, nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình cải thiện sức khỏe và phòng tránh nguy cơ cơn đau tái phát thường xuyên. 3 sản phẩm dưới đây chắc chắn sẽ khiến người đọc phải lưu tâm và không thể bỏ qua.
Hoạt huyết phục cốt hoàn
Sản phẩm Hoạt huyết phục cốt hoàn được bào chế từ 100% dược liệu thiên nhiên, khai thác triệt để thành phần chủ dược hầu vĩ tóc vốn nổi tiếng trong Đông y về công dụng giảm đau, thúc đẩy các mô sụn tiết chất nhầy ở các khớp. Hầu vĩ tóc được đánh giá là thảo dược quý hiếm của nền y học cổ truyền Việt Nam, giúp cải thiện tình trạng đau xương khớp từ sâu bên trong, cân bằng âm dương và tăng cường khí huyết lưu thông trong cơ thể.
Sản phẩm Hoạt huyết Phục cốt hoàn được các chuyên gia y tế và cộng đồng đánh giá cao ngay từ khi vừa mới ra mắt nhờ chức năng khắc phục nhiều chứng bệnh đau nhức xương khớp, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch cũng như đem lại tinh thần thoải mái, an tâm cho người sử dụng. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển dựa trên những khảo sát về thói quen chăm sóc sức khỏe của người Việt, đảm bảo hiệu quả và tính phù hợp với thị trường nội địa.
Thành phần chính: Hầu vĩ tóc, na rừng, hy thiêm, gối hạc, phòng phong, quế chi, hoàng cầm. Ngoài ra còn một số hoạt chất khác như glucosamine, chondroitin, methylsulfonylmethane
Công dụng:
- Giảm các cơn đau nhức tại xương khớp
- Lưu thông khí huyết, tăng tiết dịch nhầy tại các ổ sụn khớp để hoạt động trơn tru
- Phòng ngừa các bệnh về xương khớp như viêm đa khớp, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp,…
- Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể
Cách dùng: Người lớn trên 15 tuổi sử dụng 12 – 14 viên/ ngày, trẻ em từ 6 – 15 tuổi nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
Hoạt huyết Phục cốt hoàn là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 thành phần Đông và Tây y, thừa kế những tinh hoa của bài thuốc y học cổ truyền và được bào chế dưới dạng viên uống tiện lợi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện đại. Sản phẩm ứng dụng nguyên tắc “Nam dược trị nam nhân”, đi sâu vào căn nguyên gây bệnh đau mỏi xương khớp để cải thiện sức khỏe lâu dài. Hoạt huyết phục cốt hoàn hiện đang thuộc top 5 sản phẩm BÁN CHẠY NHẤT tại Dr Vitamin, đem lại cuộc sống hoạt động khỏe mạnh của hàng triệu người Việt.
Bạn đọc có thể đặt mua sản phẩm này thông qua Dr Vitamin – đại lý phân phối chính thức hàng đầu thị trường với mức giá niêm yết 750.000 VNĐ từ nhà sản xuất. Bên cạnh đó, các chuyên gia của thương hiệu sẽ giải thích cặn kẽ về liệu trình sử dụng, tư vấn cách sử dụng phù hợp để giúp người đau xương khớp vượt qua căn bệnh nhanh chóng, an toàn.
Blackmores Glucosamine
Blackmores Glucosamine là sản phẩm dành cho xương khớp nổi tiếng tại Úc, được đông đảo khách hàng trên thế giới yêu mến và săn đón. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng, bổ sung lượng glucosamine bị thiếu hụt trong cơ thể, giúp các cơ xương khớp nhanh phục hồi thương tổn và vận động linh hoạt.
Thành phần chính: Glucosamine
Công dụng:
- Ức chế các men sinh học phá hủy sụn khớp, ngăn cản thoái hóa khớp khi bước vào độ tuổi trung niên và tuổi già
- Giảm khô khớp, đau nhức hiệu quả
- Tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể ở mức tối đa
- Bổ sung chất nhờn, chống tê bì chân tay ở người cao tuổi
Cách dùng: Người lớn trên 12 tuổi sử dụng 1 viên sau ăn 30 phút hàng ngày. Trong trường hợp đang sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác, vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết.
Giá bán tham khảo: Sản phẩm có giá trung bình 800.000 trên thị trường và được ưu đãi nay chỉ còn 649.000 VNĐ khi đặt mua tại Dr Vitamin.
Jex Max
Một trong những sản phẩm xương khớp nổi tiếng của Mỹ đang chinh phục thị trường Việt Nam chính là viên uống Jex Max. Sản phẩm được nghiên cứu bởi những nhà khoa học và chuyên gia y tế Hoa Kỳ, giúp kích thích các tế bào xương phát triển và đẩy nhanh quá trình hồi phục ở các mô sụn.
Thành phần chính: tinh chất peptan, collagen, chondroitin
Công dụng:
- Làm chậm quá trình thoái hóa ở các mô sụn
- Giảm đau xương khớp ở cấp độ cấp và mãn tính
- Giảm các triệu chứng như viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp
- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện loãng xương hiệu quả
Cách dùng: Sử dụng 1 – 2 viên/ ngày, mỗi lần 1 viên, nên uống sau ăn và uống với nhiều nước.
Giá bán tham khảo: Sản phẩm có giá 180.000 VNĐ khi mua tại Dr Vitamin.
Đau lưng dưới gần mông có liên quan đến nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Một số tình trạng có thể được điều trị bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng, chấn thương, nhiễm trùng hoặc khi người bệnh bị tê yếu ở chân, cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP
Tham khảo thêm:
- 14 bài tập thể dục chữa đau lưng đơn giản, hiệu quả
- Hiện Tượng Đau Buốt Thắt Lưng Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm?
- 10 cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả – Hết đau nhanh
- Kinh nghiệm khỏi hẳn đau lưng do thoát vị đĩa đệm của nghệ sĩ Phú Thăng
NÊN ĐỌC
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!