Tại Sao Đau Khớp Gối Khi Thay Đổi Thời Tiết? Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau khớp gối khi thay đổi thời tiết thường gặp ở bệnh nhân bị viêm khớp hoặc có chấn thương trước đó. Nhiệt độ càng giảm càng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng. Điều này có thể do áp suất khí quyển, mức độ nhạy cảm của dây thần kinh và nhiều nguyên nhân khác.

Đau khớp gối khi thay đổi thời tiết
Đau khớp gối khi thay đổi thời tiết chủ yếu khởi phát ở người có chấn thương và viêm khớp

Nguyên nhân gây đau khớp gối khi thay đổi thời tiết

Đối với một số bệnh nhân bị chấn thương và viêm khớp, nhiệt độ giảm xuống khiến cơn đau đầu gối trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bị đau khớp gối khi thay đổi thời tiết, người bệnh sẽ có cảm giác nhói buốt sâu bên trong, khó chịu, đau lan tỏa kèm theo cứng khớp gối. Mốt số bệnh nhân còn có cảm giác tê bì, châm chích ở chân tay.

Theo các chuyên gia, đau khớp gối khi thay đổi thời tiết do những nguyên nhân dưới đây:

1. Áp suất khí quyển

Một số giả thuyết cho rằng áp suất khí quyển là nguyên nhân khiến đầu gối bị đau khi thời tiết thay đổi. Đây là một phép đo trọng lượng của không khí. Áp suất khí quyển thường giảm xuống khi nhiệt độ xuống thấp. Điều này làm giảm áp lực của không khí lên cơ thể. Sự suy giảm khiến khớp xương, gân, hoặc mô sẹo sưng lên. Từ đó gây ra cảm giác đau đớn.

Ngoài ra sự thay đổi của áp suất không khí (bất kể nhiệt độ như thế nào) khiến một số người bị tổn thương nhiều hơn, đặc biệt là khi áp suất thay đổi nhanh chóng.

Bên cạnh đó, chất lỏng hoạt dịch (chất lỏng trong khớp) trở nên đặc hơn khi nhiệt độ lạnh, khí trong khớp giãn nở đè nén lên dây thần kinh. Điều này khiến khớp gối trở nên cứng và đau hơn.

Một vài nghiên cứu xoay quanh mối quan hệ của người bị đau khớp (đặc biệt là đau do viêm khớp) với sự thay đổi thời tiết đã được thực hiện. Kết quả cho thấy đầu gối trở nên nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất không khí. Điều này có thể do sụn chêm đệm cho xương bên trong đầu gối bị mòn đi, ảnh hưởng đến các dây thần kinh quanh khớp. Cuối cùng tạo ra cảm giác đau đớn.

2. Tác động của nhiệt lạnh và độ ẩm cao

Khi độ ẩm cao kết hợp nhiệt độ thấp, bạn có thể cảm thấy đau nhiều ở đầu gối. Bởi cấu trúc tế bào của sụn và xương bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của hai yếu tố này. Chúng bắt đầu giãn nở và co lại, tăng áp lực lên các dây thần kinh quanh đầu gối. Từ đó tạo cảm giác đau đớn khó chịu.

Độ ẩm cao và nhiệt độ thấp làm đau đầu gối
Độ ẩm cao và nhiệt độ thấp làm ảnh hưởng cấu trúc tế bào của sụn xương, tăng áp lực lên dây thần kinh và gây đau

3. Dây thần kinh nhạy cảm

Đau khớp gối do dây thần kinh nhạy cảm thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử chấn thương. Đặc biệt là người có sẹo mô, dính hoặc viêm khớp sau chấn thương.

Bất kỳ tổn thương nào sau chấn thương cũng làm tăng sự nhạy cảm của các dây thần kinh quanh khớp gối. Khi ngoài trời lạnh hoặc nhiệt độ xuống thấp có thể kích thích các dây thần kinh nhạy cảm. Từ đó làm khởi phát cảm giác đau nhức kèm theo tê bì, yếu chi.

4. Dày chất lỏng khớp

Tương tự như những khớp khác trên cơ thể, đầu gối tồn tại một lượng dịch khớp nhất định. Chúng có khả năng hấp thụ những va chạm và cú sốc, giúp khớp gối chuyển động trơn tru trong các hoạt động.

Tuy nhiên chất lỏng trong ổ khớp có thể đặc lại khi nhiệt độ bắt đầu giảm xuống. Điều này làm gia tăng độ dày của chất lỏng, ức chế dòng chảy tự do của chính nó. Từ đó dẫn đến cứng khớp gối kèm theo cảm giác đau đớn khó chịu.

5. Thiếu vận động

Thiếu vận động trong thời gian dài (do lười vận động khi nhiệt độ thấp) khiến đầu gối dễ bị cứng và đau. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sưởi ấm và vận động nhẹ nhàng ở đầu gối.

6. Mao mạch co thắt

Thời tiết lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, giảm lưu lượng máu đi qua. Lúc này hồng cầu có xu hướng tích tụ và đổ dồn về những cơ quan nội tạng (chẳng hạn như gan, phổi, tim…) để giữ ấm.

Ngược lại khớp gối và nhiều cơ quan ngoại biên khác không nhận đủ lượng hồng cầu cần thiết. Điều này khiến đầu gối và tứ chi bị lạnh và tê cứng. Những trường hợp có tổn thương đầu gối trước đó sẽ có cơn đau nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Mao mạch co thắt khi thời tiết lạnh gây đau khớp gối
Mao mạch co thắt làm giảm lưu thông máu, đầu gối không nhận đủ hồng cầu dẫn đến lạnh, tê và đau

Loại thời tiết gây đau khớp gối

Những người bị viêm xương khớp ở đầu gối thường có cơn đau tăng lên khi nhiệt độ giảm còn 10 độ, áp suất khí quyển thấp. Trong khi đó tình trạng đau và khớp bị cứng ở người thoái hóa khớp gối tăng lên khi áp suất khí quyển và độ ẩm tăng lên.

Tình trạng y tế nào dễ nhận thấy cơn đau?

Đau khớp gối khi thay đổi thời tiết thường phổ biến hơn ở những người có các tình trạng y tế dưới đây:

  • Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối (do va đập, té ngã…) làm ảnh hưởng đến cấu trúc khớp và các cơ xung quanh đầu gối. Khi nhiệt độ giảm xuống, các cơ bị ảnh hưởng phải làm việc nhiều hơn.

Khi nhiệt độ tăng và thời tiết ấm hơn, các cơ được thư giãn, các bó cơ không cần nỗ lực hay sử dụng một nguồn năng lượng nào để hoàn thành những nhiễm vụ giống nhau. Chính vì thế mà nhiệt độ thấp làm tổn thương mô và cơ nhiều hơn, bệnh nhân cảm thấy đau đớn.

Cơn đau thường phổ biến và nghiêm trọng hơn ở những người có các chấn thương sau:

Gân bánh chè nằm giữa xương bánh chè, nối cơ đùi đến xương chày (xương ống chân). Khi bị viêm, gây bánh chè yếu và cứng, tạo cảm giác đau đớn dưới xương bánh chè. Thời tiết lạnh khiến gân bánh chè cứng hơn, đồng thời giảm tuần hoàn máu qua đầu gối. Điều này khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng.

  • Viêm khớp gối

Bệnh nhân bị viêm khớp gối thường bị đau khớp gối khi thay đổi thời tiết. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những bệnh nhân có các dạng viêm khớp sau:

    • Viêm xương khớp ở đầu gối: Viêm xương khớp là viêm khớp do thoái hóa. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng hỏng sụn, sụn khớp bị hao mòn khiến các đầu xương va vào nhau trong các cử động. Điều này kích thích viêm, khớp gối sưng tấy, đau đớn, cứng khớp và khó vận động.
    • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến đầu gối. Đây là một tình trạng viêm do rối loạn miễn dịch. Trong đó sự rối loạn khiến hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh dẫn đến tổn thương. Điều này gây sưng, đỏ, nóng, đau đớn và cứng khớp.
    • Viêm khớp do chấn thương: Đây là bệnh viêm khớp khởi phát sau một số chấn thương ở đầu gối. Chẳng hạn như rách sụn chêm đầu gối, đứt dây chằng chéo sau – trước, đứt gân bánh chè
Người bị viêm khớp gối thường bị đau khi thay đổi thời tiết
Người bị viêm khớp gối như viêm xương khớp thường bị đau khớp gối khi thay đổi thời tiết
  • Một số đối tượng khác

Đau khớp gối khi thay đổi thời tiết cũng thường xảy ra ở một số nhóm đối tượng sau:

    • Người cao tuổi (đau khớp gối ở người già do thoái hóa khớp gối, viêm gân…)
    • Thoái hóa khớp gối
    • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
    • Tổn thương khớp gối do tăng áp lực từ những công việc nặng nhọc.

Cách khắc phục đau khớp gối khi thay đổi thời tiết

Tùy thuộc vào tình trạng ổ khớp mà người bệnh có thể bị đau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tuy nhiên hầu hết cơn đau được kiểm soát tốt bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà. Một số trường hợp nặng hơn có thể dùng thuốc hỗ trợ giảm đau, kháng viêm theo hướng dẫn.

1. Giữ ấm

Để ngăn ngừa và giảm đau đầu gối khi thời tiết lạnh, người bệnh cần giữ ấm cơ thể. Giữ nhiệt cho cơ thể giúp các khớp xương, cơ và dây thần kinh thư giãn, tăng tuần hoàn máu, ngăn nhiệt độ thấp làm đông cứng dịch khớp. Từ đó giúp xoa dịu cơn đau và giảm cứng khớp hiệu quả.

Để giữ nhiệt cho có thể, bạn có thể mặc những bộ quần áo có độ dày thích hợp và mang tất khi ra đường. Ngoài ra có thể cuộn mình trong chăn, nằm trên đệm sưởi.

2. Chườm ấm

Chườm ấm lên đầu gối tổn thương có thể giảm đau khớp gối khi thay đổi thời tiết. Dùng chườm đệm sưởi hoặc lăn chai nước ấm lên khớp có thể giúp thư giãn đầu gối, tăng tuần hoàn máu tại chỗ. Đồng thời giúp khắc phục tình trạng co cứng và xoa dịu cơn đau. Chườm ấm nên được thực hiện trong 20 phút, mỗi ngày 3 lần nếu cần thiết.

3. Tắm nước ấm

Tương tự như chườm ấm, tắm nước ấm cũng giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả. Nhiệt độ cao từ nước ấm giúp thư giãn cơ thể, giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh, giảm đau nhức xương khớp, thư giãn cơ và giảm nhanh tình trạng cứng khớp.

Ngoài ra tắm nước ấm còn giúp cải thiện tâm trạng, tăng chất lượng giấc ngủ. Trong khi đó, tâm trạng tích cực và giấc ngủ sâu có thể tạo điều kiện cho mô tổn thương lành lạnh. Đồng thời ngăn cảm giác đau trong cơ thể.

Tắm nước ấm giúp giảm đau khớp gối khi thời tiết thay đổi
Tắm nước ấm giúp thư giãn, tăng chất lượng giấc ngủ, giảm nhanh cảm giác đau nhức và cứng khớp

Khi ngâm mình và tắm với nước ấm, có thể hòa tan 1 chén muối espom vào bồn. Loại muối này có thể giúp tăng hiệu quả giảm đau, giảm viêm và sưng tấy ở các khớp.

Lưu ý: Kiểm tra nhiệt độ nước để tránh gây bỏng da.

4. Chống sưng tấy

Đau thường liên quan đến sưng tấy ở người có chấn thương đầu gối. Chính vì thế giảm sưng tấy có thể ngăn ngừa và giảm nhẹ cảm giác đau khớp gối khi thay đổi thời tiết. Dưới đây là một số biện pháp chống sưng tấy hiệu quả:

  • Nghỉ ngơi và nâng cao đầu gối: Trong khi nghỉ ngơi, đặt một chiếc gối bên dưới để nâng cao đầu gối của bạn. Biện pháp này giúp máu về tim dễ dàng, giảm sưng tấy.
  • Nén: Có thể nén đầu gối bằng băng thun hoặc nẹp. Biện pháp này giúp cải thiện độ ổn định cho khớp gối bị chấn thương. Đồng thời giúp giảm sưng và đau.

5. Duy trì hoạt động thể chất

Nhiều người có xu hướng lười vận động khi thời tiết trở lạnh. Điều này làm giảm sự linh hoạt của các khớp xương, gây cứng khớp và đau khớp khi trở lại hoạt động sau một thời gian bất động. Các tình trạng thường tồi tệ hơn khi thời tiết thay đổi.

Vì thế bạn cần duy trì các hoạt động thể chất để ngăn ngừa và điều trị đau khớp gối khi thay đổi thời tiết. Một số bài tập cụ thể có thể giúp tăng cường sức cơ, tăng độ linh hoạt và dẻo dai cho đầu gối, kích thích tăng tiết dịch nhờn và lưu thông máu. Từ đó giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa và duy trì chức năng vận động.

Một số bài tập tốt cho đầu gối, giúp giảm đau nhanh chóng:

Bài tập đứng căng bắp chân

Bài tập này có tác dụng cải thiện tính linh hoạt và tăng cường các cơ ở đầu gối và bắp chân. Đồng thời giảm đau đầu gối hiệu quả.

Bài tập đứng căng bắp chân
Bài tập đứng căng bắp chân giúp giảm đau, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường các cơ
  • Đứng thẳng, cách tường khoảng 1m
  • Hai chân rộng bằng vai
  • Bước chân phải về trước, khuỵu chân với đầu gối không vượt qua mũi chân
  • Giữ thẳng chân trái, chống hai tay vào tường với khuỷu tay thẳng
  • Nhấn gót chân trái về phía sàn để tạo cảm giác căng chân
  • Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Đổi chân
  • Lặp lại động tác 3 lần mỗi chân.

Bài tập half squat

Bài tập half squat giúp củng cố đầu gối tổn thương do chấn thương và thoái hóa khớp gối. Ngoài ra bài tập này còn giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai, kích thích lưu thông máu. Đồng thời ngăn cứng khớp và giảm đau đầu gối hiệu quả.

Bài tập half squat giảm đau khớp gối khi thay đổi thời tiết
Bài tập half squat có tác dụng củng cố đầu gối tổn thương, giảm đau, tăng cường sức mạnh
  • Đứng thẳng trên sàn với hai chân dang rộng bằng vai
  • Chống tay vào hông hoặc đưa tay ra trước, duỗi thẳng
  • Đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước
  • Từ từ hạ thấp thân người tương tự như ngồi xổm, khoảng 10 inch (nửa điểm của bài squat hoàn toàn)
  • Giữ tư thế này trong 5 giây, đứng thẳng bằng lực tạo từ gót chân
  • Lặp lại 10 – 20 lần.

Bài tập căng cơ tứ đầu

Bài tập căng cơ tứ đầu giúp khớp gối thư giãn, tăng độ linh hoạt và sức bền, tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu và cơ gấp hông. Điều này giúp giảm cứng khớp và đau khớp gối khi thay đổi thời tiết.

Bài tập căng cơ tứ đầu
Bài tập căng cơ tứ đầu giúp giảm đau khớp gối khi thay đổi thời tiết
  • Đứng thẳng với hai chân dang rộng bằng vai
  • Co đầu gối chân phải với bàn chân hướng về mông
  • Dùng tay phải giữ cổ chân, ép bàn chân về phía mông hết mức có thể
  • Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 30 giây
  • Đổi chân. Lặp lại động tác 3 – 5 lần.

Ngoài những bài tập thể dục cho người đau khớp gối, bạn cũng có thể ngăn ngừa và giảm đau bằng các bộ môn có cường độ nhẹ. Chẳng hạn như đi bộ, đạp xe…

6. Xoa bóp

Nếu khớp gối bị đau khi thay đổi thời tiết, người bệnh có thể thực hiện các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng ở đầu gối. Biện pháp này giúp khí huyết lưu thông, thư giãn khớp xương, hạn chế tình trạng cứng khớp. Từ đó giúp cải thiện tính linh hoạt, giảm cảm giác tê bì khó chịu.

Ngoài ra liệu pháp xoa bóp còn giúp giảm nhẹ cơn đau, cải thiện tâm trạng, giúp ngủ ngon và ngủ sâu. Chính vì thế, người bệnh có thể xoa bóp đầu gối từ 5 – 10 phút/ lần với thao tác nhẹ nhàng và chậm rãi. Có thể dùng thêm tinh dầu thảo dược hoặc sử dụng dầu xoa bóp xương khớp để tăng hiệu quả.

7. Sử dụng thuốc giảm đau

Người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc nếu đau khớp gối khi thay đổi thời tiết kéo dài hoặc tồi tệ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động sinh hoạt. Dưới đây là một số thuốc không kê đơn giúp giảm đau hiệu quả:

  • Acetaminophen: Thuốc giảm đau Acetaminophen giúp xoa dịu cơn đau nhẹ và hạ sốt. Thuốc thường mang đến hiệu quả tốt trong điều trị đau nhức khớp xương do thay đổi thời tiết.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID có tác dụng giảm đau và trị viêm, phù hợp với cơn đau vừa. Ibuprofen, Naproxen và Aspirin là những thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng. NSAID nên được dùng ngắn hạn theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa.
  • Thuốc bôi: Một số loại thuốc bôi chứa menthol có thể giúp giảm đau khớp gối khi thay đổi thời tiết. Thuốc này có tác dụng giảm viêm, sưng và đau hiệu quả. Khi dùng, bôi thuốc trực tiếp lên đầu gối và xoa bóp nhẹ nhàng.

Nếu đau nhức thường xuyên hoặc không giảm, người bệnh có thể được chỉ định loại thuốc giảm đau mạnh hơn. Những trường hợp đau do chấn thương hoặc bệnh lý cần thăm khám và áp dụng thêm các phương pháp điều trị chuyên sâu (theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa).

Phòng ngừa đau khớp gối khi thay đổi thời tiết

Để giảm nguy cơ đau khớp gối khi thay đổi thời tiết, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Giữ ấm cơ thể phòng ngừa đau khớp gối khi thay đổi thời tiết
Cố gắng giữ ấm cơ thể để phòng ngừa đau khớp gối khi thay đổi thời tiết
  • Điều trị tích cực các chấn thương và bệnh lý ở đầu gối.
  • Ngăn chấn thương khớp gối bằng cách sử dụng thiết bị hỗ trợ và thận trọng khi chơi thể thao.
  • Cố gắng giữ ấm cho cơ thể khi nhiệt độ giảm để ngăn cơn đau khởi phát. Cụ thể như mặc nhiều lớp quần áo, uống thức uống nóng, nằm trên đệm sưởi, đắp khăn bông, tắm với nước ấm và sử dụng thêm những thiết bị tăng nhiệt độ trong phòng.
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục để thư giãn, tăng cường dẻo dai và tính linh hoạt cho khớp xương. Ngoài ra tập thể dục còn giúp tăng lưu thông máu, cải thiện cơ bắp, giảm nguy cơ chấn thương và đau đầu gối. Một số bộ môn có cường độ thích hợp và tốt cho khớp gối như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Duy trì trọng lượng ở mức an toàn. Cân nặng dư thừa có thể làm tăng áp lực lên khớp gối dẫn đến đau nhức, xương khớp dễ tổn thương.
  • Tránh gắng sức trong các hoạt động, không thực hiện những động tác tạo áp lực lớn cho khớp gối như xoắn, vặn, uốn cong hay duỗi khớp quá tầm, nhảy từ một độ cao…
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin D, A, nhóm B, C, E, chất béo omega-3… Những thành phần dinh dưỡng này có thể làm chậm lão hóa xương khớp, ngăn ngừa và thúc đẩy chữa lành tổn thương. Đồng thời giúp kháng viêm, giảm đau và củng cố hệ xương khớp chắc khỏe.

Đau khớp gối khi thay đổi thời tiết thường nhẹ, có thể ngăn ngừa và giảm đau bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu đau khớp gối liên quan đến chấn thương hoặc bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh nên điều trị tích cực để khắc phục nguyên nhân và ngăn đau tái diễn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua