Đau Gót Chân Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân và Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau gót chân khi ngủ dậy có thể xảy ra ngay khi người bệnh chưa ra khỏi giường hoặc khi vừa mới bước những bước đầu tiên trong ngày. Điều này có thể gây khó chịu cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần xác định các nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch xử lý phù hợp. 

Đau gót chân khi ngủ dậy
Đau gót chân khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của viêm cân gan chân hoặc các bệnh lý khác

Nguyên nhân gây đau gót chân khi ngủ dậy

Tình trạng đau gót chân khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của viêm cân gan chân hoặc viêm gân achilles. Tuy nhiên các bệnh viêm khớp, chấn thương hoặc gãy xương do căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Đôi khi đau gót chân có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như chườm đá, nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có một số nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đau gót chân khi ngủ dậy, chẳng hạn như:

1. Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau gót chân vào buổi sáng. Viêm cân gan chân là tình trạng viêm mô dày ở dưới bàn chân, từ ngón chân đến gót chân. Tình trạng này có thể dẫn đến những cơn đau buốt hoặc nhức nhối ở gót chân sau khi ngủ dậy hoặc sau một thời gian hoạt động hoặc đứng lâu.

Đau gót chân khi ngủ dậy là bị gì
Viêm cân gan chân là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau gót chân khi ngủ dậy

Dấu hiệu phổ biến khi bị viêm cân gan chân là đau ở gót chân hoặc vùng giữa bàn chân. Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng đến một bàn chân, tuy nhiên đôi khi cũng có thể gây ảnh hưởng đến cả hai bàn chân. Đau do viêm cân gan chân phát triển dần dần theo thời gian, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau buốt đột ngột. Một số người bệnh cũng có thể cảm thấy bỏng rát hoặc đau nhức ở dưới bàn chân, kéo dài từ bên dưới gót chân.

Cơn đau do viêm cân gan chân thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng khi người bệnh đi những bước đầu tiên hoặc sau khi nằm hoặc ngồi trong một thời gian.

Nếu bị viêm cân gan chân, người bệnh thường cần nhiều hơn một phút để hoạt động, chẳng hạn như đi bộ vài phút để làm ấm và giúp giảm đau. Ngoài ra, người bệnh có thể cần được điều trị y tế hoặc vật lý trị liệu để cải thiện các triệu chứng và phục hồi khả năng vận động.

2. Viêm gân achilles

Gân achilles chạy từ cơ bắp chân xuống gót chân và thường dễ bị chấn thương do lạm dụng. Đau gót chân sau khi ngủ dậy thường là dấu hiệu gân achilles bị căng và dẫn đến rách vi mô. Gân achilles nối xương gót chân với cơ bắp chân, thường bị viêm do hoạt động quá sức trong khi chơi thể thao hoặc chạy.

Bị đau gót chân khi ngủ dậy
Tổn thương hoặc viêm gân achilles có thể dẫn đến đau gót chân

Những cơn đau liên quan đến gân achilles có thể từ nhẹ đến nặng, đôi khi người bệnh cũng có thể bị sưng khớp. Nếu không được điều trị, gân có thể bị chấn thương thêm, rách hoặc đứt hoàn toàn.

Viêm gân achilles có thể được điều trị bằng các biện pháp tại nhà chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc kháng viêm hoặc các phương pháp điều trị xâm lấn khác, chẳng hạn như phẫu thuật.

3. Gãy xương gót chân

Xương gót chân có thể bị gãy do căng thẳng quá mức, lạm dụng, sử dụng kỹ thuật không đúng hoặc không khởi động trước khi tập thể thao cường độ cao.

Tình trạng đau gót chân khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu gãy xương do căng thẳng. Đây là những vết nứt nhỏ hoặc bầm tím nghiêm trọng ở trong xương. Chấn thương này thường xảy ra ở vận động viên, đặc biệt là người tham gia các môn thể thao liên quan đến chạy và nhảy. Những người bị loãng xương cũng có thể gãy xương gót chân do căng thẳng.

Bị đau phía trên gót chân
Xương gót chân có thể bị gãy do áp lực, căng thẳng và dẫn đến đau đớn

Gãy xương có thể dẫn đến đau đớn. Cơn đau thường nghiêm trọng theo thời gian, đau thường nghiêm trọng hơn khi hoạt động và được cải thiện khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, nếu không có kế hoạch điều trị phù hợp, cũng như không dừng các hoạt động gây ảnh hưởng đến gót chân, có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Gãy xương do căng thẳng có thể gây đau suốt cả ngày với cường độ đau khác nhau. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

4. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một dạng rối loạn tự miễn dẫn đến viêm khớp mãn tính. Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ viêm cân gan chân cao hơn những người khác, điều này dẫn đến đau gót chân vào buổi sáng khi thức dậy.

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường khác nhau ở mỗi người bệnh và có thể thay đổi theo thời gian. Ngoài gây đau gót chân, người bệnh cũng có thể bị cứng khớp vào buổi sáng. Tình trạng cứng khớp có thể kéo dài trong suốt 30 phút và thường được cải thiện khi người bệnh thực hiện các hoạt động thể chất.

Bài tập chữa đau gót chân
Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ viêm gót chân và gây đau đớn khi ngủ dậy

Các triệu chứng khác khi bị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Ăn mất ngon
  • Khô mắt và miệng
  • Hình thành các nốt thấp khớp, là những cục u dưới da thường phát triển ở bàn tay và khuỷu tay
  • Giảm cân
  • Đau ngực
  • Đau dây thần kinh

Nếu tình trạng đau gót chân vào buổi sáng kéo dài hoặc không đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng nẹp cổ chân, bàn chân hoặc gót chân để cải thiện các triệu chứng khi người bệnh ngủ.

5. Suy giáp

Suy giáp xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp cần thiết. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ, giải phóng các hormone giúp cơ thể điều hòa và sử dụng năng lượng.

Tuyến giáp chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho hầu hết cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như kiểm soát nhịp đập của tim và hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Nếu không đủ năng lượng, cơ thể sẽ hoạt động chậm lại hoặc rối loạn các chức năng.

Viêm gân gót chân
Suy giảm tuyến giáp có thể gây rối loạn hàng loạt các chức năng trong cơ thể, bao gồm dẫn đến đau gót chân

Suy giáp là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây đau gót chân vào buổi sáng. Sự thiếu hụt các hormone và chất hóa học trong cơ thể có thể dẫn đến viêm, sưng tấy ở bàn chân, mắt cá chân và cả gót chân. Suy giảm cũng có thể dẫn đến Hội chứng ống cổ chân, xảy ra khi các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương.

Nếu người bệnh bị đau gót chân khi ngủ dậy và có các dấu hiệu suy giáp, hãy trao đổi với bác sĩ để xét nghiệm máu. Suy giáp cần được điều trị phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ thể.

6. Tổn thương thần kinh

Tổn thương hoặc rối loạn thần kinh có thể gây chèn ép xương gót chân, dẫn đến đau buốt hoặc đau nhói ở gót chân khi ngủ dậy. Cơn đau cũng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi hoạt động hoặc khi chơi thể thao.

7. Rối loạn khớp

Đau gót chân khi ngủ dậy có thể liên quan đến một số rối loạn khớp hoặc cột sống, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp hoặc bệnh gout. Đây là những rối loạn toàn thân nhưng có thể ảnh hưởng đến bàn chân và cả gót chân.

Chấn thương gót chân
Rối loạn khớp, chẳng hạn như bệnh gout cũng có thể dẫn đến đau gót chân

Nếu nghi ngờ đau gót chân liên quan đến rối loạn khớp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các xét nghiệm cũng như kiểm tra để xác định những tình trạng này.

Cách điều trị đau gót chân khi ngủ dậy

Hầu hết các tình trạng gây đau gót chân khi ngủ dậy không nghiêm và không cần điều trị y tế. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc áp dụng các biện pháp tự chăm sóc khác để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

1. Chườm đá

Chườm đá hoặc chườm lạnh có thể làm dịu các mô gót chân bị viêm và giúp giảm đau ngay lập tức. Người bệnh có thể chườm túi đá bằng vải vào gót chân hoặc ngâm chân trong nước mát để cải thiện các triệu chứng.

Cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà
Chườm đá có thể giúp giảm viêm, sưng và đau ở gót chân

Ngoài ra, các túi chườm mát hoặc chườm đá có bán ở các hiệu thuốc cũng mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt. Giữa các túi chườm trong túi đông, sau đó quấn quanh gót chân và bàn chân trong 10 phút để giảm đau.

Có thể lặp lại biện pháp chườm đá nhiều lần trong ngày để cải thiện cơn đau gót chân cũng như ngăn ngừa cơn đau vào sáng hôm sau.

2. Massage gót chân

Massage, xoa bóp gót chân có thể giúp tăng cường lưu thông máu vá giúp gót chân thư giãn, từ đó hỗ trợ giảm đau. Sử dụng các ngón tay và bàn tay ấn nhẹ dọc theo bàn chân đến bàn chân, điều này có thể giúp thư giãn, cũng như hỗ trợ giảm đau.

bài tập chữa đau gót chân
Massage bàn chân và gót chân có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh có thể lăn một quả bóng tennis hoặc quả bóng bàn dọc theo lòng bàn chân từ ngón chân đến gót chân, điều này có thể giúp giải phóng căng thẳng và giúp giảm đau hiệu quả.

Người bệnh cũng có thể sử dụng các con lăn xốp hoặc một chai nước đầy để hỗ trợ thư giãn bàn chân.

3. Bài tập gót chân

Để cải thiện tình trạng đau gót chân sau khi ngủ dậy, người bệnh có thể cân nhắc kéo căng gót chân để cải thiện cơn đau cũng như giúp người bệnh linh hoạt hơn trong suốt ngày.

Động tác 1: Căng gót chân với khăn

  • Ngồi trên sàn với bàn chân bị ảnh hưởng duỗi ra trước mặt
  • Vòng khăn quanh bàn chân và kéo duỗi ra phía sau, giữa yên trong 20 giây sau đó thư giãn trong 20 giây
  • Lặp lại động tác
bài tập cho người đau gót chân
Thực hiện bài tập căng chân với tường có thể cải thiện cơn đau gót chân khi ngủ dậy

Động tác 2: Căng chân với tường:

  • Đứng đối mặt với một bức tường, chống tay vào tường ngang tầm mắt
  • Đặt chân bị ảnh hưởng ở phía sau, với gót chân chạm sàn nhà và chân không bị thương ở phía trước với các ngón chân hướng về phía trước
  • Dựa vào tường càng gần càng tốt, giữ yên trong 15 – 20 giây, lặp lại động tác 10 lần.

4. Sử dụng giày dép thoải mái

Giày dép thoải mái và vừa vặn có thể giảm áp lực lên gót chân, điều này có thể giúp giảm đau và khó chịu. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn giày dép cho người thường xuyên bị đau gót chân:

  • Hỗ trợ gót chân: Giày cần có gót chắc chắn để ngăn bàn chân bị lệch vào trong hoặc ra ngoài.
  • Tinh linh hoạt vừa phải: Một đôi giày không nên dễ bị uốn cong đến mức có thể thu gọn lại. Tuy nhiên, giày phải có độ uốn cong từ từ để có một số lực cản khi bàn chân gập hoặc uốn cong.
  • Nâng cao gót chân: Sử dụng các miếng lót gót chân không cao quá 2 cm có thể giúp giảm áp lực lên gót chân và giảm đau.

5. Sử dụng thuốc không kê đơn

Các loại thuốc chống viêm không kê đơn có thể giúp giảm đau và khó chịu ở gót chân, chẳng hạn như:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Naproxen natri

Các loại thuốc này có thể giúp giảm viêm ở các mô nhằm ngăn ngừa các tổn thương thêm. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc nên có vấn đề về thận hoặc có tiền sử chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.

6. Uống trà gừng

Gừng có đặc tính chống viêm và giảm đau. Các hoạt chất có trong gừng, chẳng hạn như gingerols ngăn chặn việc sản xuất các hormone gây đau. Ngoài ra, gừng cũng giúp tăng cường lưu thông máu khắp cơ thể, điều này cũng giúp cải thiện cơn đau gót chân khi ngủ dậy.

trà gừng có tác dụng gì
Uống trà gừng có thể hỗ trợ giảm viêm cũng như giảm đau ở gót chân

Người bệnh có thể sử dụng một lát gừng tươi, đun sôi cùng một ly nước, dùng uống. Để cải thiện hương vị cũng như tăng cường sức khỏe, người bệnh có thể thêm vào một ít mật ong nguyên chất và một chút nước cốt canh.

7. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp có thể duy trì mức độ pH trong cơ thể, từ đó giúp giảm viêm. Chế độ ăn uống phù hợp thậm chí còn ngăn ngừa tình trạng tích tụ canxi và hạn chế nguy cơ gai gót chân.

  • Chế độ ăn uống phù hợp cho người bị đau gót chân khi ngủ dậy bao gồm:
  • Nhiều trái cây tươi và rau trong chế độ ăn uống
  • Uống 3 – 4 tách trà xanh mỗi ngày
  • Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu canxi, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có chứa caffeine, rượu  và ngũ cốc tinh chế

Phòng ngừa đau gót chân khi ngủ dậy

Có một số biện pháp phòng ngừa đau gót chân và hỗ trợ gót chân trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như:

đau gót chân phải làm sao
Giảm cân để tránh gây áp lực lên gót chân và ngăn ngừa tình trạng đau gót chân
  • Giữ cân nặng hợp lý: Trọng lượng của cơ thể có thể tác động lên bàn chân và mắt các chân. Do đó, hãy giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh để hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ đau gót chân.
  • Tăng tính linh hoạt của bàn chân: Thường xuyên thực hiện các động tác kéo căng để giúp bàn chân thư giãn và ngăn ngừa nguy cơ đau gót chân.
  • Không đi giày cao gót: Các loại giày cao gót có thể chèn ép lên gót chân và các ngón chân, dẫn đến đau đớn và nhiều nguy cơ khác.
  • Nghỉ ngơi phù hợp: Nếu cảm thấy đau gót chân, người bệnh nên dừng lại và dành thời gian nghỉ ngơi. Điều này có thể giúp gót chân có thời gian phục hồi cũng như tránh các chấn thương không mong muốn.
  • Uống đủ nước: Giữ cơ thể luôn đủ nước có thể ngăn ngừa chuột rút, tăng cường lưu thông máu và giúp cơ bắp trở nên khỏe mạnh hơn.

Đau gót chân khi ngủ dậy là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm cân gan chân, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh lý khác có thể dẫn đến tình trạng này. Có nhiều biện pháp khác nhau có thể cải thiện cơn đau, chẳng hạn như chườm đá, thực hiện các bài tập thư giãn cũng như nghỉ ngơi hợp lý.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau một thời gian, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua