Đau đầu gối trái khi đứng dậy: Nguyên nhân, cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau đầu gối trái khi đứng dậy thường do khô khớp và chấn thương. Một số trường hợp khác do thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối, bệnh gout và nhiều vấn đề bệnh lý khác. Tình trạng này có thể nhẹ hoặc nặng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và tính linh hoạt của người bệnh.

Đau đầu gối trái khi đứng dậy
Thông tin cơ bản về nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy, cách chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy

Đau đầu gối trái khi đứng dậy là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa hoặc chấn thương làm mất tính ổn định của ổ khớp. Trong nhiều trường hợp khác, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến cấu trúc khớp, cần được khám và điều trị y tế càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy:

1. Chấn thương

Một số chấn thương nhẹ có thể không gây đau khi khớp gối được nghỉ ngơi và không chịu áp lực từ trọng lượng. Tuy nhiên khi đứng dậy, cơn đau có thể đột ngột xuất hiện và nhói lên như điện giật. Tình trạng này thường xảy ra sau một cú va chạm mạnh ở đầu gối trái hoặc té ngã làm ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của ổ khớp và mô mềm.

Đau đầu gối trái khi đứng dậy do chấn thương thường giảm nhanh khi chườm lạnh vài lần mỗi ngày hoặc dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Một số trường hợp khác chỉ cần nghỉ ngơi để cơn đau thuyên giảm theo thời gian.

2. Thoái hóa khớp gối

Đau đầu gối trái khi đứng dậy có thể xảy ra do bệnh thoái hóa khớp gối, thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh lý này thể hiện cho hiện tượng sụn và các đầu xương dưới sụn của khớp gối bị hao mòn, bề mặt sụn khớp gồ ghề hoặc nứt loét, mất tính đàn hồi và khả năng bảo vệ các đầu xương. Khi chuyển động, các đầu xương có thể va vào nhau tạo ra tiếng kêu và cảm giác đau nhức.

Sau một thời gian, sự biến đổi của bề mặt khớp kích thích sự phát triển quá mức của các tế bào xương. Chúng có xu hướng bù đắp vào vị trí hao mòn và hình thành gai xương. Gai xương càng lớn càng tạo ra cảm giác đau nhức, khó vận động.

Ở trường hợp nhẹ, bệnh mới phát, bệnh nhân có thể chỉ bị đau đầu gối trái khi đứng dậy. Khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng, cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, đồng thời kèm theo một số triệu chứng khác, bao gồm:

Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy thường gặp

3. Khô khớp gối

Khô khớp gối có thể là nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng giảm tiết dịch nhờn bôi trơn khiến đầu gối co cứng, đi lại và vận động khó khăn, thường xuyên phát ra tiếng kêu và đau đầu gối khi đứng dậy.

Bệnh có thể xảy ra ở khớp gối bên trái, bên phải hoặc cả hai bên. Khô khớp gây đau đầu gối trái khi đứng dậy thường xảy ra do thói quen lười vận động, thoái hóa khớp và chấn thương làm ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch.

Dấu hiệu nhận biết khô khớp gối:

  • Cứng khớp gối
  • Có cảm giác co thắt bên trong
  • Đau đầu gối khi đứng dậy và đi lại
  • Phát ra tiếng kêu bất thường khi di chuyển
  • Kém linh hoạt
  • Khó co duỗi và giảm khả năng vận động

4. Tràn dịch khớp gối

Trong nhiều trường hợp, đau đầu gối trái khi đứng dậy là dấu hiệu của bệnh tràn dịch khớp gối. Trái ngược với khô khớp gối, tràn dịch khớp gối là tình trạng tăng tiết dịch khớp bất thường ở đầu gối.

Tình trạng này thường là kết quả của một chấn thương, viêm nhiễm hoặc sự tiến triển của một số bệnh lý xương khớp (liên quan đến khớp gối) như thoái hóa khớp, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch

Để nhận biết tràn dịch khớp gối trái, người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:

  • Đau đầu gối trái khi đứng dậy
  • Đau đầu gối kèm theo cảm giác tê mỏi
  • Sưng khớp gối, sờ thấy nóng
  • Phạm vi chuyển động và khả năng vận động của khớp gối bị hạn chế
  • Xuất hiện vết bầm tím ở mặt trước, mặt sau và hai bên của đầu gối

Nếu tràn dịch khớp gối liên quan đến nhiễm khuẩn, một số dấu hiệu khác có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Sốt về đêm
  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược
  • Có cảm giác nhói buốt bên trong khớp gối
Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối gây đau đầu gối trái khi đứng dậy kèm theo cảm giác tê mỏi, sưng khớp gối, sờ thấy nóng

5. Bệnh gout

Bệnh gout (gút) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy thường gặp. Bệnh lý này là một dạng viêm khớp xảy ra do quá trình chuyển hóa nhân purin vị rối loạn làm ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric.

Sự rối loạn khiến nồng độ acid uric máu tăng cao. Điều này tạo ra một loạt các tinh thể muối urat natri. Chúng di chuyển và lắng đọng vào các mô, đồng thời kích thích phản ứng viêm tại các khớp bị ảnh hưởng.

Bệnh gout chủ yếu làm ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái, mắt cá chân, bàn chân và khớp gối. Tuy nhiên bệnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến bàn tay và nhiều khớp khác trên cơ thể. Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh gout:

  • Đau nhức đột ngột
  • Đau thường xuyên hơn khi thời tiết lạnh, vào ban đêm và sau khi uống rượu bia
  • Sưng và đỏ khớp
  • Hình thành các hạt tophi
  • Hạn chế phạm vi chuyển động và khả năng vận động

6. Giãn/ đứt dây chằng đầu gối

Đau đầu gối trái khi đứng dậy có thể bắt nguồn từ tình trạng đứt/ giãn dây chằng đầu gối. Đây là một hiện tượng căng giãn quá mức của các dây chằng ở đầu gối (dây chằng chéo trước hoặc/ và dây chằng chéo sau) dẫn đến tổn thương và tạo cảm giác đau nhức.

Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng và đột ngột sau khi đứng lên từ tư thế ngồi xổm, chạy nước rút hoặc thực hiện những động tác nhảy cao, nhảy xa.

Ngoài ra khi bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh sẽ có một số biểu hiện khác, bao gồm:

  • Cứng khớp
  • Tê và yếu cơ rõ rệt
  • Bầm tím tại khu vực tổn thương
  • Hạn chế phạm vi mở rộng khớp
  • Sưng khớp hoặc biến dạng khớp
  • Khớp phát ra tiếng kêu khi co duỗi hoặc đi lại
Giãn/ đứt dây chằng đầu gối
Giãn/ đứt dây chằng đầu gối là tình trạng căng giãn quá mức của các dây chằng ở đầu gối dẫn đến tổn thương

Đau đầu gối trái khi đứng dậy – Khi nào cần khám?

Phần lớn các trường hợp đau đầu gối trái khi đứng dậy do chấn thương và khô khớp gối. Cả hai tình trạng này thường không quá nghiêm trọng. Đối với chấn thương, bệnh nhân có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động làm ảnh hưởng đến khớp gối. Đối với khô khớp gối, người bệnh có thể duy trì thói quen luyện tập để cải thiện tình trạng.

Tuy nhiên nếu cơn đau không giảm hoặc thường xuyên tái phát, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa trị. Ngoài ra người bệnh cũng cần đến bệnh viện nếu đau đầu gối trái khi đứng dậy xuất hiện đồng thời với những triệu chứng dưới đây:

  • Sưng và đỏ khớp
  • Có cảm giác ấm nóng khi sờ lên đầu gối
  • Giảm phạm vi mở rộng khớp gối
  • Hạn chế khả năng vận động, đi lại khó khăn
  • Cứng khớp gối không giảm
  • Phát ra tiếng kêu bất thường ở khớp
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi

Chẩn đoán đau đầu gối trái khi đứng dậy

Nếu không rõ nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy hoặc đau thường xuyên và kèm theo nhiều biểu hiện khác, người bệnh cần được khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm. Điều này giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

  • Khám lâm sàng: Bệnh nhân chủ yếu được kiểm tra bệnh sử, chấn thương và các triệu chứng. Cụ thể:
    • Bệnh nhân được kiểm tra đặc điểm của cơn đau đầu gối khi đứng dậy từ tư thế ngồi xổm, ghế ngồi và nằm ngửa.
    • Kiểm tra các triệu chứng đi kèm và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
    • Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khớp gối phải hoặc các khớp gần kề.
    • Thực hiện các nghiệm pháp kiểm tra sức cơ và khả năng vận động, gồm nâng cao chân, đi lại…
  • Khám cận lâm sàng: Nếu nghi ngờ đau đầu gối trái khi đứng dậy là triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh.
    • Chụp X-quang: Kỹ thuật này cho phép kiểm tra các xương dài và đầu xương trong ổ khớp. Từ đó tìm kiếm nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy.
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI tạo ra hình ảnh chi tiết về ổ khớp, bao gồm cả xương và mô mềm. Điều này giúp xác định nhanh và chi tiết về nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu gối trái khi đứng dậy dựa vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng

Điều trị đau đầu gối trái khi đứng dậy

Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau nhức đầu gối trái khi đứng dậy được khắc phục bằng nhiều phương pháp. Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, có nguyên nhân không phức tạp, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các biện pháp giảm đau tại nhà hoặc dùng thuốc. Hiếm khi can thiệp ngoại khoa được chỉ định.

1. Biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Những biện pháp dưới đây có thể giảm mức độ và tần suất đau đầu gối trái khi đứng dậy:

  • Chườm lạnh: Những trường hợp bị đau đầu gối trái khi đứng dậy do chấn thương và giãn dây chằng thường có đáp ứng tốt với chườm lạnh. Biện pháp này giúp xoa dịu và hạn chế đau nhức tái phát, giảm viêm, sưng và cứng khớp. Chườm lạnh nên được thực hiện tốt đa 20 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Chườm nóng: So với chườm lạnh, chườm nóng phù hợp hơn với những người có bệnh lý gây đau đầu gối trái khi đứng dậy. Ngoài ra biện pháp này cũng có thể được áp dụng sau chấn thương từ 2 – 3 ngày. Chườm nóng có tác dụng giảm đau, thư giãn ổ khớp, kích thích lưu thông máu và tăng tầm vận động. Khi thực hiện, có thể dùng chai nước nóng hoặc túi chườm áp lên đầu gối.
  • Xoa bóp: Nhẹ nhàng xoa bóp đầu gối để máu huyết lưu thông, thư giãn các cơ và xương, giảm đau, giảm cứng khớp. Biện pháp này nên được thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần 5 phút.
  • Dùng đai hỗ trợ: Người bệnh có thể dùng đai để cố định và hỗ trợ khớp gối, hạn chế làm tăng áp lực lên khớp bị tổn thương. Từ đó giúp giảm đau, phục hồi cấu trúc và chức năng của khớp gối.
  • Thiết lập chế độ ăn phù hợp: Người bệnh nên thiết lập chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng để tăng cường chức năng và sức khỏe xương khớp. Đặc biệt người bệnh bị đau đầu gối trái khi đứng dậy nên ưu tiên những loại thực phẩm giàu canxi, axit béo omega-3, vitamin D và các chống oxy hóa. Những loại thực phẩm này có tác dụng duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, chống viêm, giảm đau, tăng tiết dịch nhờn. Từ đó phòng ngừa khô khớp, thoái hóa xương khớp và hạn chế viêm khớp dẫn đến đau đầu gối trái khi đứng dậy.
  • Duy trì thói quen vận động: Những người bị đau đầu gối trái khi đứng dậy nên duy trì thói quen vận động và luyện tập thể dục. Bởi vận động đúng cách có thể tăng tính linh hoạt và phạm vi mở rộng của khớp gối, hỗ trợ giảm đau và hạn chế nguy cơ chấn thương khớp. Ngoài ra duy trì thói quen vận động và luyện tập thể dục còn giúp phòng ngừa tình trạng khô khớp và thoái hóa khớp, hạn chế cứng khớp. Một số bộ môn tốt cho khớp gối gồm đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe, bơi lội, yoga…
Duy trì thói quen vận động
Duy trì thói quen vận động giúp hỗ trợ giảm đau, tăng tính linh hoạt và phạm vi mở rộng của khớp gối

2. Sử dụng thuốc

Nếu đau đầu gối trái khi đứng dậy xảy ra thường xuyên hoặc đau âm ỉ không giảm, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau và kháng viêm, bao gồm:

  • Paracetamol: Đây là một loại thuốc giảm đau không kê đơn thường được sử dụng. Thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Paracetamol phù hợp với những bệnh nhân bị đau đầu gối trái khi đứng dậy không do nguyên nhân phức tạp, có cơn đau nhẹ hoặc trung bình.
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid (NSAID): Thuốc này thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau đầu gối trái khi đứng dậy liên quan đến viêm khớp. Thuốc chống viêm không Steroid có tác dụng trị viêm và giảm đau ở mức trung bình. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hạ sốt nhưng không đặc hiệu.
  • Thuốc giảm đau nhóm Opioid: Một số loại thuốc giảm đau nhóm Opioid (điển hình như Tramadol) có thể được dùng kết hợp với Paracetamol để tăng hiệu quả giảm đau. Đây là thuốc giảm đau gây nghiện, chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Corticosteroid dạng tiêm: Tiêm Corticosteroid có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm khớp gây đau đầu gối trái khi đứng dậy. Thuốc này có tác dụng giảm đau nhờ cơ chế giảm viêm mạnh, phù hợp với những bệnh nhân không có đáp ứng với những phương pháp nêu trên.

Bài thuốc QUỐC DƯỢC PHỤC QUỐC KHANG đập tan đau nhức đầu gối, phục hồi vận động linh hoạt từ tinh hoa Y học cổ truyền

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kế thừa và phát triển từ phương thuốc chữa đau xương khớp bí truyền của người Tày vùng Tây Bắc Kạn kết hợp với hàng chục bài thuốc cổ phương trứ danh và y pháp trứ danh của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vận dụng kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm công tác, đội ngũ bác sĩ đã đưa bài thuốc vào nghiên cứu và phát triển bài bản dưới ánh sáng khoa học. 

Sau khi được hoàn thiện, Quốc dược Phục cốt khang được đưa vào ứng dụng điều trị thực tiễn, mang đến cơ hội cho hàng triệu bệnh nhân xương khớp thoát khỏi đau nhức, phục hồi vận động. Bài thuốc được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin là giải pháp HOÀN CHỈNH NHẤT hiện nay trong điều trị các bệnh xương khớp, đông đảo người bệnh đau khớp gối tin dùng nhờ những ưu điểm vượt trội sau: 

Xem trực tiếp phóng sự trong video:

 

Quốc dược Phục cốt khang là sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 nhóm thuốc chuyên biệt tạo thành mũi nhọn đột phá tấn công loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, tái tạo xương khớp và phục hồi vận động chuyên sâu. Trong đó:

QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Giải quyết dứt điểm các triệu chứng sưng tấy, đau nhức, bảo vệ ổ khớp, ngăn ngừa biến dạng, xói mòn khớp, bổ sung canxi cùng các dưỡng chất để tăng sinh dịch nhầy, tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp phục hồi vận động linh hoạt.

QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Được ví là “kháng sinh tự nhiên” giúp tiêu phong, phù thũng, thanh lọc cơ thể, bài trừ tà khí, đào thải độc tố ra ngoài qua tuyến mồ hôi và đường nước tiểu, tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thụ các dược chất trong quá trình điều trị.

QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Tác dụng bồi bổ can thận, cân bằng âm dương, kiện tỳ, tăng cường sức mạnh gân cốt, nâng cao sức đề kháng, nâng cao chính khí, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Đặc biệt, Trung tâm Thuốc dân tộc không áp dụng một đơn thuốc cho tất cả bệnh nhân. Tuân thủ phép biện chứng luận trị của YHCT, để tối ưu hoá điều trị, bác sĩ đầu ngành sẽ trực tiếp kê đơn, gia giảm linh hoạt thành phần, liều lượng thuốc cho phù hợp với thể trạng và nguyên nhân đau khớp gối ở từng bệnh nhân.

Làm nên bài thuốc trứ danh là sự kết hợp đặc biệt của hơn 50 thảo dược quý tốt bậc nhất trong nuôi dưỡng và tái tạo xương khớp. Nhiều dược liệu là những cây thuốc lâu năm của núi rừng Tây Bắc đại ngàn, được biết đến là bí dược đặc hữu của người dân tộc Tày. 

Mỗi vị thuốc đều trải qua quá trình kiểm nghiệm dược tính gắt gao trước khi đưa vào ứng dụng, đảm bảo tiêu chí “3 KHÔNG” an toàn cho sức khỏe người dùng: Không tác dụng phụ – Không nghiện thuốc – Không nhờn thuốc. 

Theo khảo sát của Viện NC & PT Y dược Cổ truyền Dân tộc, hơn 90% bệnh nhân sau khi sử dụng Quốc dược Phục cốt khang đã không còn đau nhức khớp gối, đi lại, vận động bình thường chỉ sau 2 – 5 tháng. Trung tâm cũng nhận được hàng nghìn phản hồi tích cực từ bệnh nhân cả nước gửi về sau thời gian điều trị. 

XEM NGAY: Người bệnh cả nước phản hồi về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị bệnh xương khớp

Để biết thêm thông tin về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang điều trị đau khớp gối của Trung tâm Thuốc dân tộc bạn đọc vui lòng liên hệ tới Trung tâm để được đội ngũ bác sĩ đầu ngành tư vấn trực tiếp.

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể được chỉ định để phục hồi chức năng và cấu trúc ổ khớp, hạn chế đau đầu gối trái khi đứng dậy. Những bài tập trị liệu có tác dụng điều chỉnh và duy trì sự cân bằng của ổ khớp, tăng tính linh hoạt và độ dẻo dai của khớp gối. Đồng thời cải thiện tầm vận động, hạn chế cứng khớp, giảm đau và tăng lưu thông máu.

Dựa vào tình trạng, người bệnh sẽ được thiết lập một chương trình vật lý trị liệu thích hợp. Ngoài bài tập trị liệu, người bệnh có thể được massage trị liệu hoặc/ và nhiệt trị liệu để giảm nhanh tình trạng.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện tầm vận động, giảm đau, điều chỉnh và duy trì sự cân bằng của ổ khớp

4. Phẫu thuật

Phần lớn bệnh nhân bị đau đầu gối trái khi đứng dậy có mức độ đau nhẹ và nguyên nhân không quá mức tạp. Do đó phẫu thuật hiếm khi được chỉ định. Phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị rách/ đứt dây chằng khớp gối, chấn thương nặng hoặc không có đáp ứng với phương pháp nội khoa, đau nhức kéo dài và tăng mức độ nghiêm trọng.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mục đích điều trị, người bệnh có thể được mổ hở hoặc mổ nội soi. Thông thường sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi, đánh giá tốc độ phục hồi. Đồng thời được chỉ định vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Đau đầu gối trái khi đứng dậy xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó chấn thương và khô khớp gối chiếm phần lớn trường hợp. Những trường hợp này thường nhẹ, có thể giảm đau và tăng tính ổn định khớp gối bằng một số biện pháp.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn đau có thể liên quan đến các bệnh xương khớp nghiêm trọng. Do đó người bệnh nên thăm khám và điều trị nếu triệu chứng kéo dài hoặc thường xuyên tái phát.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua