Đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau đầu gối nhưng không sưng là dấu hiệu thường gặp của nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình như thoái hóa khớp gối, viêm gân bánh chè, bệnh lao khớp, bệnh gout giai đoạn đầu… Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, cơn đau xảy ra do bệnh nhân sử dụng khớp quá mức hoặc vận động mạnh mà không kèm theo triệu chứng sưng khớp.

Đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không?
Tìm hiểu đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng

Đầu gối nhưng không sưng là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi và người trưởng thành. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như căng chân do vận động quá mức hoặc do bệnh lý. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh nhân có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, không hoặc có một số biểu hiện đi kèm nhưng không sưng.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây đầu gối nhưng không sưng:

1. Căng chân

Căng chân có thể đột ngột gây ra một cơn đau nhức nghiêm trọng ở khớp gối nhưng không kèm theo biểu hiện sưng nóng. Tình trạng này thường xảy ra do người bệnh sử dụng khớp quá mức hoặc đột ngột vận động mạnh.

Thông thường khi bị căng chân, người bệnh sẽ bị đau nhói kèm theo phản ứng khuỵu chân, thậm chí té ngã, bệnh nhân khó có thể tự đứng lên hoặc đi lại như bình thường. Tình trạng này có thể dễ dàng thuyên giảm bằng biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh ngay sau đó kết hợp với xoa bóp.

Tuy nhiên nếu không xử lý hoặc xử lý không đúng cách, tia gân có thể bị rách. Lúc này bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng, đồng thời gây sưng và nóng đỏ ở khớp.

Căng chân
Căng chân do vận động quá mức có thể đột ngột gây ra một cơn đau nhức nghiêm trọng ở khớp gối

2. Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè là một chấn thương thông thường, dễ xảy ra ở những người thừa cân béo phì, thường chỉ gây đau, không kèm theo sưng khớp. Bệnh xảy ra khi gân bánh chè liên tục chịu nhiều áp lực và tổn thương.

Ngoài ra viêm gân bánh chè cũng có thể xảy ra do đột ngột tăng cường độ hoạt động thể chất hoặc nhảy lặp đi lặp lại, bệnh nhân bị mất cân bằng cơ, xương bánh chè lên cao, lệch trụ chi, teo cơ cẳng chân…

Để nhận biết bệnh viêm gân bánh chè, bệnh nhân có thể dựa vào đặc điểm đau của bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh nhân bị đau tại nơi gân bị viêm (trước đầu gối)
  • Thời gian đầu, bệnh nhân bị đau nhẹ nhưng âm ỉ kéo dài
  • Đau tăng lên theo thời gian, đau nhiều khi chơi thể thao hoặc khi vận động
  • Đau do viêm gân bánh chè có tính chất chu kỳ. Cơn đau có thể tự khỏi hoặc tiến triển mãn tính. Phần lớn các trường hợp điều có cơn đau kéo dài trong nhiều tháng.

3. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức liên tục ở đầu gối nhưng không kèm theo biểu hiện sưng khớp. Bệnh thể hiện cho tình trạng ổ khớp (sụn khớp, xương dưới sụn) bị tổn thương nghiêm trọng và bị mài mòn.

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, hai đầu xương có thể đối đầu và va vào nhau khi bệnh nhân di chuyển. Lúc này bệnh nhân không chỉ có cảm giác đau nhức mà còn có tiếng kêu lụp cụp.

Bệnh thoái hóa khớp gối xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, được chia thành hai nhóm gồm:

  • Thoái hóa khớp gối nguyên phát: Thoái hóa do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, do sự chuyển hóa tự nhiên và nội tiết của cơ thể, do di truyền.
  • Thoái hóa khớp gối thứ phát: Thoái hóa sau khi chấn thương, viêm khớp, thừa cân béo phì, bẩm sinh, thiếu dinh dưỡng…

Thông thường, thoái hóa khớp sẽ gây đau nhức âm ỉ ở khớp gối, đau không mang tính liên tục. Tuy nhiên khi vào giai đoạn tiến triển, bệnh nhân bị đau nhiều và liên tục hơn. Đôi khi bệnh nhân có thể bị đau cấp tính khiến khả năng vận động bị hạn chế.

Một số triệu chứng đi kèm khi bị thoái hóa khớp gối:

  • Cứng khớp, thường gặp vào buổi sáng, kéo dài trong 30 phút
  • Xuất hiện tiếng kêu lụp cụp khi di chuyển
  • Khả năng đi lại và vận động của bệnh nhân bị hạn chế
  • Tràn dịch khớp gối
  • Hình thành gai xương hoặc thoái vị màng hoạt dịch, lệch trục khớp khiến đầu gối bị biến dạng. Trường hợp biến dạng có thể kèm theo biểu hiện sưng khớp trên lâm sàng.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức liên tục ở đầu gối nhưng không sưng

4. Bệnh lao khớp gối

Khi bị đau đầu gối nhưng không sưng, bệnh nhân có thể nghĩ đến lao khớp gối. Đây là một dạng tổn thương lao và viêm khu trú ở khớp gối, thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị lao sơ nhiễm.

Bệnh nhân có thể nhận thấy khớp gối đau nhức liên tục ngay trong thời gian đầu của bệnh. Điều này khiến đau khớp gối trở thành triệu chứng đặc trưng. Cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Đau nhiều hơn khi bệnh nhân vận động hoặc di chuyển.

Trong giai đoạn nhẹ, bệnh nhân chỉ bị đau khớp gối. Ngoài ra không có triệu chứng khác. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển ở mức độ nghiêm trọng hơn (do không kiểm soát), bệnh nhân có thể thấp khớp gối sưng to kèm theo một số biểu hiện viêm khác như nóng đỏ, khớp cứng và khó vận động.

5. Bệnh gout giai đoạn đầu

Đau và sưng khớp là triệu chứng thường gặp của bệnh gout (gút). Tuy nhiên ở giai đoạn mới phát, nồng độ acid uric thay đổi nhẹ, bệnh nhân sẽ không nhận thấy triệu chứng sưng khớp, đặc biệt là sưng ở đầu gối.

Ngoài ra sau giai đoạn cấp tính của bệnh gout (giai đoạn 2), bệnh nhân sẽ bị gout liên tục hay còn gọi là gout tái phát (giai đoạn 3). Giai đoạn này thường kéo dài trong một năm hoặc có thể lâu hơn. Khi bùng phát, bệnh nhân không có biểu hiện sưng khớp. Sau vài tuần đến vài tháng, đợt bùng phát này sẽ dịu để chuẩn bị cho đợt bùng phát tiếp theo.

Bệnh gout giai đoạn đầu
Bệnh gout giai đoạn đầu thường khiến bệnh nhân bị đau đầu gối nhưng không sưng

6. Đau đầu gối nhưng không sưng do tuổi tác

Đau đầu gối nhưng không sưng thường gặp ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do ở độ tuổi càng cao, ổ khớp càng có xu hướng lỏng lẻo, dây chằng có biểu hiện căng giãn khó phục hồi. Điều này khiến bệnh nhân có biểu hiện đau mỏi khớp gối, khó vận động. Tuy nhiên xuất hiện triệu chứng sưng khớp hay những biểu hiện nghiêm trọng khác.

7. Chấn thương

Chấn thương nhẹ do té ngã, va đập ở khớp gối có thể gây đau khớp, bầm tím nhưng không kèm theo sưng. Đối với trường hợp này, cơn đau có xu hướng tự thuyên giảm và khỏi hẳn. Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể kéo dài dai dẳng. Lúc này người bệnh nên sử dụng thuốc bôi hoặc áp dụng các biện pháp tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp để cải thiện tình trạng.

Chấn thương nhẹ
Chấn thương nhẹ do té ngã, va đập ở khớp gối có thể khiến đầu gối bị đau, bầm tím nhưng không gây sưng

Đau đầu gối nhưng không sưng có nguy hiểm không?

Đau đầu gối nhưng không sưng thường xảy ra do chấn thương nhẹ, căng chân và đau do tuổi tác. Vì thế tình trạng này ít gây nguy hiểm, có thể khỏi tự nhiên hoặc được khắc phục bằng những biện pháp đơn giản tại nhà.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, bệnh nhân có thể bị đau khớp gối do bệnh lý nhưng không kèm theo biểu hiện sưng. Đối với trường hợp này, cơn đau thường kéo dài dai dẳng, đau nhiều khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong vận động và kèm theo một số biểu hiện khác. Hơn thế nếu không sớm chữa trị, bệnh nhân có thể bị teo cơ, chân tê yếu, thậm chí mất khả năng vận động.

Cách xử lý khi bị đau đầu gối nhưng không sưng

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ đau nhức khớp gối và các biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể áp dụng một trong những biện pháp xử lý dưới đây:

1. Chườm nóng cải thiện cứng khớp, giảm đau đầu gối nhưng không sưng

Ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên sử dụng túi chườm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm đặt lên toàn bộ khớp gối. Đây là một biện pháp giảm đau hiệu quả, có khả năng làm dịu nhanh cơn đau, thư giãn ổ khớp, giảm căng cứng dây chằng và cải thiện tình trạng cứng khớp.

Bên cạnh đó, nhiệt độ cao từ túi chườm còn giúp người bệnh điều hòa dịch khớp, ổn định quá trình lưu thông máu, phòng ngừa và giảm sưng. Điều này khiến bệnh nhân dễ dàng đứng lên, ngồi xuống và di chuyển.

Để cải thiện cứng khớp, đau đầu gối nhưng không sưng, người bệnh nên chườm nóng 3 lần/ ngày. Đặc biệt nên chườm nóng khi cơn đau xuất hiện.

Chườm nóng
Chườm nóng kích thích lưu thông máu, cải thiện cứng khớp, giảm đau đầu gối nhưng không sưng

2. Chườm lạnh giảm đau và viêm

Nếu bị đau khớp gối do chấn thương hoặc viêm, người bệnh có thể sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh đặt lên khớp. Tương tự như chườm nóng, biện pháp này cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả nhờ khả năng gây tê. Bên cạnh đó việc sử dụng nhiệt lạnh còn giúp người bệnh giảm viêm và phòng ngừa sưng khớp.

Vì thế để cải thiện tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng, người bệnh có thể chườm lạnh lên khớp từ 10 đến 15 phút. Mỗi ngày áp dụng từ 2 đến 3 lần.

3. Dùng dầu nóng kết hợp xoa bóp

Cơn đau có thể nhanh chóng được khắc phục khi người bệnh sử dụng dầu nóng kết hợp xoa bóp. Bởi nhiệt nóng cùng với lực tác động từ bàn tay và các ngón tay có thể giúp thư giãn dây chằng, kích thích tiết chất nhầy hoạt dịch và ổn định ổ khớp.

Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng cải thiện tình trạng cứng khớp, căng cơ, kích thích lưu thông máu và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng sụn khớp.

Để sớm khắc phục cơn đau, người bệnh thực hiện những bước sau:

  • Thoa dầu nóng vào khớp bị đau (dùng với lượng vừa đủ)
  • Bắt đầu massage khớp gối bằng bàn tay và các ngón tay, bóp nhẹ và xoay vòng theo chiều kim đồng hồ
  • Thực hiện trong 10 phút
  • Dùng dầu nóng kết hợp xoa bóp từ 1 – 2 lần/ ngày để sớm khắc phục triệu chứng đau nhức.
Dùng dầu nóng kết hợp xoa bóp
Dùng dầu nóng kết hợp xoa bóp giúp giảm đau, thư giãn dây chằng, kích thích tiết chất nhầy hoạt dịch và ổn định ổ khớp

4. Duy trì thói quen vận động

Tập yoga, ngồi thiền, đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp… đều là những bộ môn góp phần cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối nhưng không sưng. Bởi những bộ môn này có thể giúp người bệnh kéo giãn khớp xương, kích thích lưu thông máu, tăng độ bền, độ dẻo dai và mức độ linh động cho khớp gối.

Ngoài ra yoga và những bài tập liên quan còn giúp người bệnh xoa dịu cơn đau, phòng ngừa và cải thiện tình trạng cứng khớp. Đồng thời giảm mức độ nhạy cảm, bệnh nhân di chuyển và sinh hoạt dễ dàng.

5. Nghỉ ngơi và thư giãn

Nghỉ ngơi và thư giãn cũng là một trong những giải pháp giảm đau khớp gối hiệu quả. Bởi trong thời gian nghỉ ngơi, các khớp xương cùng mô mềm sẽ được thư giãn, giảm áp lực từ trọng lượng và giảm tác động tiêu cực do những yếu tố từ bên ngoài.

Nghỉ ngơi và thư giãn phù hợp với những bệnh nhân bị đau đầu gối nhưng không sưng do chấn thương, căng chân, viêm gân bánh chè. Chính vì thế, nếu đột ngột bị đau khớp gối, người bệnh có thể nằm nghỉ. Sau đó hãy bắt đầu việc di chuyển và vận động nhẹ nhàng để tránh cứng khớp.

Nghỉ ngơi và thư giãn
Nghỉ ngơi giúp thư giãn các khớp xương cùng mô mềm, giảm áp lực từ trọng lượng và cải thiện đau khớp gối

6. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng đau nhức khớp có thể thuyên giảm khi ngủ đủ giấc và ngủ ngon. Bởi trong thời gian ngủ, các tế bào trong cơ thể và năng lượng sẽ được phục hồi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào xương và khớp được chữa lành, cơn đau mau chóng được khắc phục.

7. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn phòng ngừa và giảm đau nhức ở khớp gối. Bởi việc đảm bảo bổ sung sung đủ một số thành phần có lợi như canxi, axit béo omega-3, mangan, vitamin C, vitamin nhóm B sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, tăng mật độ xương, hạn chế tổn thương, giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp sớm.

Vì thế bên cạnh các biện pháp giảm đau nêu trên, người bệnh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, nên ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, hạt, trái cây tươi, cá béo. Ngoài ra bạn cần kiêng một số loại thực phẩm, thức uống làm nặng hơn tình trạng viêm, đau và thoái hóa khớp như thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa chất bảo quả, nhiều muối, rượu, bia, thuốc lá…

Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối nhưng không sưng

8. Giảm đau đầu gối nhưng không sưng bằng thảo dược thiên nhiên

Ngải cứu, lá lốt, nghệ, gừng đều là những loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, giảm đau khớp, cứng khớp và hỗ trợ chữa lành tổn thương. Vì thế khi bị đau khớp gối nhưng không sưng, bạn có thể áp dụng một trong những cách dưới đây:

Chườm nóng bằng lá ngải cứu và muối chữa đau khớp gối

 Tác dụng:

  • Kích thích lưu thông máu, hỗ trợ chữa lành tổn thương
  • Giảm đau khớp, sưng khớp và cứng khớp
  • Thư giãn mô mềm và các khớp xương.

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu tươi
  • Một nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, sau đó để ráo lá ngải cứu
  • Sao nóng lá ngải cứu và muối hạt
  • Bọc nguyên liệu trong túi vải hoặc một chiếc khăn
  • Chườm lên khớp gối đến khi nguội hẳn
  • Người bệnh với lá ngải cứu từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Sau 3 – 5 ngày áp dụng sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Cải thiện đau khớp gối bằng lá lốt

Tác dụng:

  • Giảm viêm xương khớp
  • Cải thiện cứng khớp, đau nhức khó chịu ở khớp gối
  • Tăng khả năng chữa lành tổn thương ở khớp gối.

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa lá lốt thật sạch
  • Đun sôi lá lốt cùng với 1 lít nước
  • Sau 30 phút, gạn lấy nước để uống
  • Nên uống nước lá lốt mỗi ngày 1 lần.
Cải thiện đau khớp gối bằng lá lốt
Cải thiện cứng khớp, đau nhức khó chịu ở khớp gối, giảm viêm và hỗ trợ chữa lành tổn thương bằng lá lốt

Giảm viêm, đau khớp gối nhưng không sưng bằng rượu gừng

Tác dụng:

  • Giảm viêm và đau khớp gối
  • Cải thiện tình trạng cứng khớp gây khó chịu
  • Thư giãn khớp xương và duy trì chức năng cho khớp gối
  • Tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • Rượu.

Cách thực hiện:

  • Cạo bỏ vỏ gừng, thái mỏng và đập dập
  • Đựng gừng trong bình thủy tinh, rót thêm rượu cho ngập phần gừng
  • Đậy kín nắp và bảo quản ít nhất 2 tuần
  • Dùng bông y tế thấm một ít rượu, sau đó thoa đều lên khớp
  • Thực hiện động tác massage trong 10 phút
  • Người bệnh nên massage với rượu gừng 1 – 2 ngày. Sau 5 ngày sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.

Uống nghệ trị đau khớp gối nhưng không sưng

Tác dụng: 

  • Thúc đẩy chữa lành tổn thương
  • Giảm viêm và sưng ở khớp gối
  • Làm dịu cơn đau
  • Cải thiện chức năng của khớp, chống nhiễm khuẩn.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa cà phê bột nghệ
  • 5ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Cho bột nghệ vào 200ml nước ấm, thêm mật ong nguyên chất và khuấy đều
  • Uống hết khi còn ấm nóng
  • Uống nghệ 1 lần/ ngày. Duy trì trong 7 ngày.
Uống nghệ trị đau khớp gối nhưng không sưng
Uống nghệ trị đau khớp gối nhưng không sưng, giảm viêm và thúc đẩy chữa lành tổn thương

9. Thăm khám và điều trị y tế

Người bệnh cần sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị y tế khi:

  • Những biện pháp nêu trên không thể cải thiện cơn đau ở đầu gối
  • Bệnh nhân đau nhiều, đau tăng theo thời gian và kèm theo những triệu chứng khác (cứng khớp, khó vận động, nóng đỏ, khớp kêu khi di chuyển, triệu chứng viêm…)
  • Triệu chứng sưng khớp xuất hiện sau 2 – 3 ngày đau nhức
  • Có nghi ngờ đau khớp gối do bệnh lý
  • Đột ngột đau nhức do va đập mạnh, bệnh nhân không thể di chuyển.

Những trường hợp nêu trên cần được chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để tìm kiếm nguyên. Đồng thời áp dụng cách xử lý thích hợp để ngăn ngừa những rủi ro không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa đau đầu gối nhưng không sưng

Vì xảy ra do nhiều nguyên nhân nên không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Tuy nhiên những cách dưới đây có thể giúp bạn hạn chế tổn thương và đau khớp:

  • Thận trọng hơn trong các hoạt động sinh hoạt, đặc biệt là khi chơi thể thao và lao động chân tay để phòng ngừa té ngã và chấn thương.
  • Tránh chạy, nhảy lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không vận động quá sức.
  • Không đột ngột tăng tần suất và cường độ khi hoạt động thể chất.
  • Duy trì cân nặng an toàn, giảm cân khi cần thiết.
  • Duy trì thói quen vận động với những bài tập tốt cho khớp gối. Điển hình như yoga, ngồi thiền, đi bộ, bơi lội, vận động dưới nước, đạp xe đạp… Cần tránh thực hiện những bài tập có cường độ cao và không luyện tập gắng sức, đặc biệt là người lớn tuổi. Vì điều này có thể tạo áp lực cho khớp gối.
  • Cần thực hiện những bài tập đơn giản để khởi động trước khi chơi thể thao. Điều này có thể làm giảm nguy cơ chấn thương.
  • Không đột ngột thay đổi các chuyển động hoặc vận động mạnh
  • Không nên đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ. Nên thường xuyên đi lại và vận động nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ để giảm nguy cơ thoái hóa khớp gối.
  • Thường xuyên tắm nước ấm để thư giãn các khớp xương.
  • Mặc quần áo bảo hộ trong lao động hoặc khi chơi những môn thể thao tiếp xúc.
  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa, canxi và axit béo omega-3 để duy trì sức khỏe xương khớp, chống viêm, hạn chế tổn thương và đau khớp gối.
Duy trì thói quen vận động với những bài tập tốt cho khớp gối
Duy trì thói quen vận động với những bài tập tốt cho khớp gối để phòng ngừa đau đầu gối nhưng không sưng

Đau đầu gối nhưng không sưng có thể xảy ra do tuổi cao hoặc do một số nguyên nhân đơn giản, không quá nghiêm trọng như vận động quá sức, căng chân… Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp nghiêm trọng. Vì thế nếu bị đau nhức nghiêm trọng, đau dai dẳng hoặc có kèm theo nhiều triệu chứng khác, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn xử lý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua