Đau Đầu Chóng Mặt Tê Tay Chân Là Bị Gì? Phải Làm Sao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau đầu chóng mặt tê tay chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, từ người trẻ tuổi để người cao tuổi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Đau đầu chóng mặt tê tay chân
Đau đầu chóng mặt tê tay chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng

Đau đầu chóng mặt tê tay chân là bị gì?

Tình trạng đau đầu chóng mặt tê tay chân có thể liên quan đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Việc đột ngột bị tê ở một bên cơ thể có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Do đó, nếu gặp các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để xác nhận nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên các thông tin này không thể thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

1. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một tình trạng lâu dài có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở cánh tay, chân, bàn tay, bàn chân và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường. Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên các điều kiện khác, chẳng hạn như chấn thương, nhiễm trùng, lạm dụng thuốc, uống rượu quá mức, các bệnh tự miễn hoặc  nhiễm HIV cũng có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.

chóng mặt, tê chân tay khó thở
Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường có thể dẫn đến tê tay chân đau đầu và chóng mặt

Các yếu tố rủi ro khác bao gồm thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần, thiếu vitamin, phơi nhiễm độc tố, rối loạn gan, thận hoặc tuyến giáp.

Rối loạn thần kinh ngoại biên là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 60 – 70% người bệnh tiểu đường. Triệu chứng chính bao gồm tê bì chân tay, yếu, liệt, mất thăng bằng, khó cử động, đau đầu, đau dây thần kinh. Đôi khi tình trạng này cũng dẫn đến tiêu chảy, chóng mặt, mờ mắt, bất lực và giảm cân.

2. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là tình trạng ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong não và tủy sống, có thể gây khó khăn trong việc giữ cân bằng, vận động, nói chuyện và thị lực kém.

Hiện tại, các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Các yếu tố nguy cơ bao gồm gen di truyền, hút thuốc lá, nhiễm trùng virus và thiếu vitamin D.

Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu chóng mặt tê tay chân, mệt mỏi, yếu cơ, khó giữ thăng bằng, khó nói, run, có vấn đề về thị lực, bàng quang và ruột. Đôi khi người bệnh cũng gặp khó khăn trong các hoạt động tình dục, mất thính giác, thay đổi tính cách, trầm cảm, khó tập trung và ghi nhớ, khả năng phán đoán kém, trầm cảm. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị liệt.

3. Thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 xảy ra khi chế độ ăn uống hoặc khi cơ thể không hấp thụ đủ lượng vitamin cần thiết đúng cách. Thiếu vitamin B12 cũng xảy ra trong một số tình trạng như:

  • Viêm dạ dày teo khiến niêm mạc dạ dày mỏng đi
  • Thiếu máu ác tính, khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin
  • Các tình trạng ảnh hưởng đến ruột non, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh celiac, sự phát triển của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
  • Lạm dụng rượu
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Chân tay bủn rủn người mệt mỏi chóng mặt
Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây tê bì tay chân, chóng mặt và đau đầu

Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống thuần chay (không ăn bất kỳ sản phẩm động vật nào, bao gồm thịt, sữa, pho mát và trứng) và những người trên 65 tuổi cũng có nguy cơ thiếu vitamin B12 cao hơn những đối tượng khác.

Triệu chứng chính khi thiếu vitamin B12 là mệt mỏi, da xanh xao, suy nhược cơ thể, buồn ngủ, trầm cảm, đau đầu chóng mặt tê tay chân. Trong các trường hợp khác, người bệnh có thể bị tê liệt và rối loạn tâm thần.

4. Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất, ảnh hưởng khoảng 30 – 80% người trưởng thành. Các triệu chứng chính bao gồm đau âm ỉ, áp lực, căng như dây đàn xung quanh đầu, nhạy cảm nhẹ với tiếng ồn hoặc ánh sáng, khó ngủ và tập trung kém. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị chóng mặt, mệt mỏi khắp cơ thể đau nhức, tê tay và tê chân.

Không rõ nguyên nhân dẫn đến đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho biết tình trạng căng cơ ở sau đầu hoặc cổ có thể dẫn đến tình trạng này. Một số tác nhân khác bao gồm:

  • Căng thẳng ở mắt, chẳng hạn như nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong thời gian dài
  • Đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như rối loạn khớp thái dương hàm
  • Có vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ
  • Căng thẳng, lo lắng liên quan đến gia đình, công việc hoặc những biến cố khác trong cuộc sống

5. Thiếu máu do bệnh mãn tính

Thiếu máu xảy ra khi một người có quá ít tế bào hồng cầu. Các tế bào này mang oxy và các chất dinh dưỡng khác đi khắp cơ thể. Các dấu hiệu của thiếu máu có thể bao gồm suy nhược, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và các triệu chứng khác.

Thiếu máu trong các bệnh mãn tính là tình trạng phổ biến thứ hai, xảy ra khi tình trạng thiếu máu liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, chẳng hạn như ung thư, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tự miễn dịch và các vấn đề sức khỏe khác.

Thiếu máu do các bệnh mãn tính thường không có biểu hiện. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể bị đau đầu chóng mặt tê tay chân, đau ngực, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở hoặc da nhợt nhạt. Tình trạng thiếu máu này thường nhẹ và không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định bổ sung sắt, vitamin và truyền máu để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

6. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh viêm khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ bị mất nước, co lại, khiến các đầu xương ma sát với nhau, gây đau đớn.

đau đầu mất ngủ, tê bì chân tay
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi các sụn khớp bị hao mòn theo thời gian, dẫn đến đau cổ, vai gái, tê tay chân

Các triệu chứng chính của thoái hóa đốt sống cổ bao gồm đau và cứng cổ, nhức đầu, chóng mắt, đau ở cánh tay, ngực hoặc vai và cảm giác nghiến khi xoay cổ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị choáng váng, chóng mặt, đau đầu, gặp khó khăn khi đi lại hoặc tê yếu ở tay và chân.

7. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ là một tình trạng tự miễn, mãn tính, khiến cơ thể bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể. Viêm do bệnh lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, bao gồm các khớp, da, thận, tế bào máu, não, tim và phổi.

Các triệu chứng chính khi bị lupus ban đỏ là phát ban hình con bướm trên má và sóng mũi. Các tổn thương khác bao gồm sưng và đau các khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, đầu gối, tê tay, chân, đau ngực, sốt, lở miệng, rụng tóc hoặc sưng các hạch bạch huyết. Trỏng một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, lú lẫn và co giật.

Là một bệnh tự miễn, lupus ban đỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Có khả năng bệnh lupus là kết quả của sự kết hợp giữa di truyền và môi trường sống. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến bệnh lupus bao gồm:

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến các tổn thương trên da hoặc gây phản ứng ở bên trong cơ thể của những người nhạy cảm
  • Nhiễm trùng
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc huyết áp, thuốc chống co giật và thuốc kháng sinh

Lupus ban đỏ là bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiễm trùng, ung thư, chết các mô xương và nhiều rủi ro khác. Do đó, nếu nghi ngờ bệnh lupus, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

8. Hẹp ống sống cổ

Hẹp ống sống xảy ra khi phần trên của ống sống bị thu hẹp. Điều này có thể gây áp lực lên cột sống, dẫn đến đau yếu hoặc tê ở cánh tay hoặc chân. Đôi khi người bệnh có thể bị bị đau vai gáy, cứng cổ, chóng mặt hoặc đau đầu. Các triệu chứng khác bao gồm ngứa ran hoặc yếu ở tay, chân, khó khăn khi đi lại hoặc mất kiểm soát bàng quang.

Triệu chứng khó thở tê chân tay
Hẹp đốt sống cổ có thể gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến chóng mặt, đau đầu và tê mỏi chân tay

Nguyên nhân hàng đầu gây hẹp ống sống cổ là bệnh viêm khớp. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Chấn thương cổ, chẳng hạn như gãy đốt sống cổ
  • Các khối u gây chèn ép cột sống cổ

9. Đột quỵ

Tình trạng đau đầu chóng mặt tê tay chân được xem là một dấu hiệu phổ biến của người mắc chứng huyết khối, xảy ra khi những cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu. Điều này có thể gây suy yếu chức năng thần kinh, gây tê tay, chân, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng bị đau đầu, chóng mặt và khó khăn khi lên xuống cầu thang.

Chứng huyết khối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Theo thống kê, có khoảng 80% các trường hợp đột quỵ, người bệnh sẽ có cảm giác tê yếu chân tay thoáng qua, đau đầu, mờ mắt, mất kiểm soát tay chan, chóng mặt và tê liệt một bên cơ thể.

Đột quỵ có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng, bao gồm gây tử vong. Do đó, nhận biết các triệu chứng là cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ.

Phải làm sao khi bị đau đầu chóng mặt tê tay chân?

Việc điều trị tình trạng đau đầu chóng mặt tê tay chân phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và bệnh lý cụ thể. Do đó, cách tốt nhất để xử lý tình trạng này là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp bao gồm:

1. Điều trị đau đầu

Biện pháp hiệu quả nhất để điều trị đau đầu là xác định nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên có một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể cải thiện cơn đau, chẳng hạn như:

  • Giảm căng thẳng có thể giúp cơ thể thư giãn, cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ đau đầu. Người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi, hít thở, tập yoga, thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để ngăn ngừa căng thẳng và đau đầu.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm chứa nhiều axit amin tyramine, chẳng hạn như caffeine, các loại thịt hun khói, dưa cải, dưa chuột muối, đậu nành lên men, đồ uống có cồn và bột ngọt.
  • Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá. Thuốc lá có thể khiến tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe khác.

2. Đối với cơn chóng mặt

Nếu thường xuyên bị chóng mặt, mất cảm giác cân bằng hoặc lâng lâng, mất phương hướng, người bệnh có thể tham khảo một số cách cải thiện như:

Hay đau đầu chóng mặt mệt mỏi là bệnh gì
Điều trị tình trạng hay đau đầu chóng mặt tê chân tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Uống đủ nước và bổ sung chất lỏng cần thiết cho cơ thể
  • Bổ sung vitamin C có thể làm giảm các triệu chứng chóng mặt. Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ổi, cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây, ớt chuông.
  • Bổ sung vitamin E để duy trì độ đàn hồi từ các mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu và điều trị tình trạng chóng mặt. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, quả hạch, kiwi, rau chân vịt.
  • Bổ sung vitamin D có thể cải thiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, giảm bớt căng thẳng, tránh sử dụng nhiều muối, rượu, caffeine cũng có thể ngăn ngừa tình trạng chóng mặt.

3. Điều trị tê tay chân

Xác định nguyên nhân và bệnh lý liên quan là cách tốt nhất để điều trị tình trạng tê mỏi chân tay. Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị các kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

  • Điều chỉnh lượng thuốc sử dụng hoặc thay thế loại thuốc mới
  • Thay đổi chế độ ăn uống để điều chỉnh cũng như phòng ngừa nguy cơ thiếu hụt vitamin
  • Điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Điều trị các tình trạng cơ bản, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ
  • Thay đổi lối sống, chẳng hạn như thường xuyên tập thể dục, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và hạn chế uống rượu để cải thiện tình trạng đau đầu chóng mặt tê tay chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu chóng mặt tê tay chân, chẳng hạn như bệnh thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường, thiếu vitamin hoặc căng thẳng quá mức. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu đột quỵ cũng như nhiều điều kiện sức khỏe khác. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua