Bị Đau Cổ Tay Sau Sinh: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau cổ tay sau sinh thường là dấu hiệu của hội chứng viêm bao gân De Quervain và hội chứng ống cổ tay. Cơn đau dai dẳng kéo dài, gây khó chịu và có xu hướng tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Tuy nhiên một số biện pháp chăm sóc có thể giúp bạn cải thiện nhanh vấn đề này.

Đau cổ tay sau sinh
Tìm hiểu nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh, chẩn đoán và hướng dẫn khắc phục

Tình trạng đau cổ tay ở phụ nữ sau sinh

Những bà mẹ mới sinh có thể có cảm giác khó chịu, đau nhiều ở cổ tay. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể do cổ tay phải chịu nhiều nhiều áp lực khi nâng và bế con hoặc lặp đi lặp lại những chuyển động không tốt cho bàn và cổ tay.

Trong nhiều trường hợp khác, đau cổ tay sau sinh là dấu hiệu của hội chứng viêm bao gân De Quervain hoặc hội chứng ống cổ tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cơn đau có thể khởi phát đột ngột và đau dữ dội hoặc tiến triển từ từ và đau âm ỉ. Cơn đau cũng có thể xuất hiện đồng thời với nhiều triệu chứng khác.

Một số chăm sóc tại nhà có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên điều trị y tế là điều cần thiết nếu cơn đau nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh

Có nhiều nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

1. Tăng áp lực lên cổ tay

Cổ tay chịu nhiều nhiều áp lực khi nâng và bế con quá lâu. Tình trạng này thường nghiêm trọng hơn khi những chuyển động diễn ra không đúng cách. Đặc biệt là những trường hợp chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con nhỏ.

Áp lực tăng cao khiến cổ tay và các ngón thường xuyên đau mỏi kèm theo cảm giác tê và yếu ớt. Ngoài ra cơn đau cũng có thể xảy ra khi lặp đi lặp lại những chuyển động không tốt cho bàn và cổ tay.

Tăng áp lực lên cổ tay
Tăng áp lực lên cổ tay khi chăm sóc trẻ nhỏ là nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh phổ biến

2. Chấn thương cổ tay

Chấn thương cũng có thể là nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do va đập. Đau do chấn thương cổ tay thường không quá nghiêm trọng, thường kèm theo vết bầm và sưng nhẹ. Các triệu chứng có thể nhanh chóng thuyên giảm khi cổ tay được nghỉ ngơi đúng cách kết hợp chườm đá.

3. Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Thiếu hụt chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh thường gặp, có thể làm ảnh hưởng đến những khớp xương khác. Trong thời kỳ mang thai và sau sinh, mẹ cần ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi và tăng chất lượng cho sữa mẹ.

Trong trường hợp ăn uống thiếu thốn hoặc không đủ, các khoáng chất (cụ thể như canxi trong xương và máu) sẽ được vận chuyển đến thai nhi. Điều này gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể dẫn đến xương yếuđau nhức xương khớp khi mang thai.

Cơn đau có thể xảy ra ở cổ tay và kéo dài khoảng vài tuần sau sinh. Nếu chế độ dinh dưỡng không được thiết lập, đau cổ tay có xu hướng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

4. Bệnh lý

Đau cổ tay sau sinh có thể là dấu hiệu của những bệnh lý dưới đây:

Hội chứng De Quervain còn được gọi là viêm bao gân ở ngón tay cái hay viêm bao gân De Quervain. Hội chứng này xảy ra khi các gân xung quanh gốc ngón tay cái có bao gân bị viêm hoặc kích ứng quá mức. Sưng phồng do viêm khiến gân khó di chuyển qua đường hầm (bao gân). Đồng thời tạo cảm giác đau đớn khi chuyển động cổ tay và ngón tay cái, đặc biệt là khi dạng và duỗi ngón tay.

Đau do hội chứng De Quervain thường nghiêm trọng hơn khi lặp đi lặp lại những chuyển động ở cổ tay, nắm chặt hoặc xoay cổ tay. Trong khi đó quá trình chăm sóc em bé sau khi sinh làm tăng áp lực lên cổ tay và ngón tay cái. Điều này khiến cổ tay yếu, sưng to và đau đớn.

Ngoài cảm giác đau nhức khó chịu, hội chứng De Quervain còn khiến ngón tay cái của bạn không thể chuyển động trơn tru. Tuy nhiên các triệu chứng có thể giảm khi nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.

Hội chứng De Quervain
Đau cổ tay sau sinh có thể là dấu hiệu nhận biết hội chứng De Quervain

Phụ nữ sau sinh có thể mắc hội chứng ống cổ tay dẫn đến đau khớp. Nguyên nhân là do những chuyển động lặp đi lặp lại trong quá trình chăm sóc con nhỏ khiến cổ tay chịu nhiều áp lực và ảnh hưởng đến cấu trúc khớp.

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi các dây thần kinh giữa ngang (kiểm soát hoạt động của bàn tay và cổ tay) bị chèn ép hoặc bị kích thích quá mức. Đối với trường hợp này, đau thường kèm theo cảm giác tê, yếu, châm chích và ngứa ran.

Các triệu chứng không xuất hiện đột ngột mà bắt đầu dần dần và phát triển theo thời gian. Đau thường nặng nề hơn vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai tay.

Đặc điểm đau cổ tay sau sinh

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà đau cổ tay sau sinh có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể:

  • Cơn đau thường bắt đầu từ từ, đau âm ỉ và tăng dần mức độ nghiêm trọng theo thời gian. Đau có thể đột ngột và nghiêm trọng, đặc biệt là khi có chấn thương.
  • Đau nhiều hơn khi bạn di chuyển ngón tay cái hoặc cổ tay, đặc biệt là uốn cong và xoay cổ tay.
  • Cơn đau có thể lan rộng lên cánh tay
  • Đau có thể chỉ xảy ra ở một phía của cổ tay và ngón cái
  • Cơn đau thuyên giảm khi cổ tay nghỉ ngơi đúng cách và không lập lại những chuyển động gây đau.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau cổ tay sau sinh thường đi kèm với những triệu chứng sau:

  • Sưng
  • Bầm tím
  • Cứng khớp
  • Tê yếu
  • Có cảm giác châm chích hay ngứa ran
  • Hạn chế phạm vi chuyển động
Cơn đau thường bắt đầu từ từ, đau âm ỉ và tăng dần mức độ nghiêm trọng theo thời gian
Đau ở cổ tay thường bắt đầu từ từ, đau mỏi âm ỉ và tăng dần mức độ nghiêm trọng theo thời gian

Đau cổ tay sau sinh có nguy hiểm không?

Đau cổ tay sau sinh thường không nguy hiểm. Tình trạng này chủ yếu khởi phát do những thói quen xấu trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Để kiểm soát cơn đau, người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi kết hợp nẹp hoặc sử dụng nhiệt. Không cần dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp điều trị y tế khác.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau cổ tay sau sinh nghiêm trọng và dai dẳng. Điều này xảy ra do nguyên nhân không được kiểm soát, tiếp tục lặp đi lặp lại các hoạt động làm tăng áp lực lên cổ tay.

Một số vấn đề dưới đây có thể xảy ra khi đau cổ tay sau sinh không được khắc phục, nghiêm trọng và kéo dài. Cụ thể:

  • Tổn thương khớp
  • Thoái hóa khớp cỏ tay
  • Đau mãn tính
  • Giảm khả năng vận động

Chẩn đoán đau cổ tay sau sinh

Mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh có thể được phát hiện thông qua kiểm tra lâm sàng. Trong quá trình thăm khám, người bệnh được đề nghị mô tả triệu chứng và vị trí đau. Ngoài ra bác sĩ có thể quan sát những biểu hiện bên ngoài (chẳng hạn như sưng, bầm tím…) và ấn nhẹ để xác định bộ phận tổn thương.

Nghiệm pháp Finkelstein được chỉ định khi có nghi ngờ đau cổ tay sau sinh liên quan đến hội chứng De Quervain. Thực hiện nghiệm pháp:

  • Nắm chặt bàn tay, ngón tay cái giữa lòng bàn tay và bốn ngón tay còn lại
  • Mặt dưới của ngón tay út hướng xuống sàn, cổ tay thẳng
  • Từ từ uốn cong cổ tay về phía ngón út. Nếu đau dữ dội và đột ngột ở bao gân viêm, nhiều khả năng người bệnh mất hội chứng De Quervain.
Nghiệm pháp Finkelstein
Nghiệm pháp Finkelstein được sử dụng để chẩn đoán đau cổ tay sau sinh do hội chứng De Quervain

Để chắc chắn hơn về nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh, chụp X-quang, siêu âm hoặc một số kỹ thuật khác có thể được chỉ định.

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang được chỉ định khi cổ tay đau nhiều và hạn chế phạm vi chuyển động. Hình ảnh được tạo ra từ kỹ thuật này cho phép bác sĩ kiểm tra cấu trúc xương. Từ đó xem xét liệu bạn có bị gãy xương hoặc nứt xương hay không.
  • Điện cơ (EMG): Nếu nghi ngờ đau do dây thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân được yêu cầu điện cơ và dẫn truyền dây thần kinh. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ đánh giá hoạt động của dây thần kinh.
  • Siêu âm: Siêu âm tạo ra hình ảnh chi tiết về các gân ở khớp cổ tay và bàn tay. Điều này giúp xác định đau cổ tay sau sinh có phải do hội chứng De Quervain hay không.

Điều trị đau cổ tay sau sinh

Hầu hết bệnh nhân bị đau cổ tay sau sinh có biểu hiện tốt khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Chỉ một số trường hợp đau nhức không giảm và cần điều trị y tế.

1. Biện pháp giảm đau tại nhà

Trong giai đoạn sau sinh và đang nuôi con bú, quá trình điều trị đau cổ tay thường hướng đến những biện pháp giảm đau không dùng thuốc. Mặc dù vậy các biện pháp thường mang đến hiệu quả rất cao.

  • Nghỉ ngơi

Tăng áp lực lên cổ tay có thể làm khởi phát hoặc khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Chính vì thế bạn cần nghỉ ngơi và tránh thực hiện các chuyển động ở cổ tay. Biện pháp này giúp giảm áp lực lên khớp, dây thần kinh và gân bị tổn thương. Đồng thời giảm kích ứng và giúp chúng được thư giãn đúng cách. Từ đó giảm đau nhức hiệu quả.

  • Nâng cao cổ tay

Trong khi nghỉ ngơi, nên đặt dưới cổ tay bị thương 1 hoặc 2 chiếc gối mềm. Điều này giúp cổ tay được nâng cao hơn mức tim. Từ đó giảm sưng và xoa dịu cơn đau hiệu quả.

  • Sử dụng nẹp

Đeo nẹp giúp hỗ trợ cổ tay bị thương, tránh cơn đau tái diễn khi chăm sóc trẻ nhỏ. Đối với trường hợp đau nhiều, thiết bị này giúp cổ tay được nghỉ ngơi đúng cách, giữ thẳng và ổn định khớp. Đồng thời cho phép tổn thương ở gân lành lại, giảm kích thích dây thần kinh.

Ngoài ra sử dụng nẹp còn giúp hạn chế những chuyển động không cần thiết, giảm đau khớp cổ tay và phòng ngừa chấn thương tái diễn. Tùy thuộc vào tình trạng mà nẹp cổ tay có thể được dùng liên tục từ 4 – 6 tuần. Lưu ý không bất động cổ tay và ngón tay quá lâu vì có thể gây ra tình trạng cứng khớp.

Sử dụng nẹp
Sử dụng nẹp giúp hỗ trợ cổ tay, hạn chế chuyển động không cần thiết, giảm đau khớp và phòng ngừa chấn thương
  • Xoa bóp

Xoa bóp là cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quả, có thể áp dụng cho phụ nữ sau sinh. Biện pháp này có tác dụng thư giãn, giảm đau, ngăn cứng khớp, tăng tính linh hoạt và lưu thông máu. Từ đó cải thiện tình trạng, thúc đẩy tổn thương mau lành.

Tuy nhiên xoa bóp nên được thực hiện nhẹ nhàng. Xoa kết hợp day ấn và bóp từ cẳng tay xuống ngón tay. Thực hiện đều đặn 10 phút mỗi ngày. Có thể dùng dầu xoa bóp xương khớp để tăng hiệu quả.

  • Chườm lạnh

Chườm lạnh đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân bị đau cổ tay sau sinh do chấn thương, viêm khớp hoặc có mô mềm (như gân, dây chằng, …) bị tổn thương. Biện pháp này sử dụng nhiệt độ thấp để co mạch, giảm lượng máu lưu thông. Từ đó hạn chế tình trạng tích tụ máu bầm, đưa cơ và dây chằng bị căng về vị trí cũ.

Ngoài ra chườm lạnh còn có tác dụng giảm sưng, viêm và đau hiệu quả. Vì thế khi bị đau cổ tay sau sinh, người bệnh có thể thử đặt một túi nước đá hoặc đá lạnh lên gốc ngón tay cái. Thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 – 20 phút.

Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp giảm đau do chấn thương, viêm khớp hoặc có mô mềm bị tổn thương
  • Chuyển động nhẹ nhàng

Sau khi sưng và đau thuyên giảm, người bệnh nên chuyển động cổ tay và ngón tay nhẹ nhàng. Điều này giúp cải thiện tình trạng co thắt, hỗ trợ giảm đau cổ tay, tăng tính linh hoạt và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.

Một số bài tập cơ bản giúp giảm đau cổ tay:

Bài tập nắm tay

Bài tập nắm tay giúp các gân, cơ và dây chằng được kéo giãn nhẹ nhàng, tăng sức mạnh và giảm đau.

    • Duỗi thẳng bàn tay, ngón tay cái hướng lên trần nhà
    • Thực hiện động tác nắm tay với ngón tay cái nằm trên các ngón tay còn lại
    • Giữ động tác này trong 10 giây
    • Thả lỏng và nhẹ nhàng duỗi thẳng bàn tay
    • Lặp lại bài tập 10 lần.

Bài tập nâng ngón tay

Các động tác trong bài tập nâng ngón tay giúp dây chằng và cơ được kéo giãn nhẹ nhàng, tăng khả năng vận động của cổ tay. Đồng thời giảm kích ứng và giảm đau.

    • Đặt lòng bàn tay và cẳng tay xuống bàn, lòng bàn tay hướng xuống
    • Nâng lần lượt từng ngón tay lên cao trong khi các ngón còn lại nằm yên trên mặt sàn. Lưu ý nâng cao ngón tay hết mức có thể để cổ tay được thư giãn
    • Giữ động tác này trong 5 giây. Đổi ngón
    • Lặp lại 10 lần ở mỗi bàn tay.

Uốn cong cổ tay

Bài tập uốn cong cổ tay giúp giảm đau, tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động. Đồng thời ngăn cứng khớp và kéo giãn nhẹ nhàng các gân cơ.

    • Duỗi thẳng tay và đặt trước mặt
    • Uốn cong cổ tay để các ngón tay hướng lên
    • Tay còn còn lại ôm lòng bàn tay bệnh, kéo nhẹ nhàng để ngón tay vuông góc với trần nhà
    • Giữ động tác này trong 10 giây. Thả lỏng và trở về tư thế chuẩn bị
    • Tiếp tục uốn cong cổ tay để các ngón tay hướng xuống
    • Tay còn lại ôm lòng bàn tay bệnh, kéo nhẹ nhàng để ngón tay vuông góc với sàn nhà
    • Giữ động tác này trong 10 giây
    • Lặp lại bài tập uốn cong cổ tay 5 lần/ ngày.
Bài tập uốn cong cổ tay
Bài tập uốn cong cổ tay có tác dụng tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động, giảm đau nhức
  • Điều chỉnh các động tác không đúng

Để phòng ngừa và điều trị đau cổ tay sau sinh, người bệnh cần tránh lặp lại các động tác không đúng hoặc những tư thế có khả năng làm phát sinh cơn đau. Cụ thể như: Uốn cong cổ tay, căng ngón tay cái quá mức trong thời gian dài hoặc lặp lại nhiều lần.

Một số hoạt động dưới đây nên được thực hiện để giảm tải cho ngón tay cái và cổ tay của bạn:

    • Khi chăm sóc trẻ nhỏ hay thực hiện các công việc hàng ngày, cần giữ cho cổ tay và ngón tay cái ở vị trí trung tính và thoải mái nhất.
    • Không nên căng cổ tay hoặc cánh tay trong khi cho con bú. Nên nâng đầu em bé bằng gối hoặc cẳng tay và đặt một chiếc gối bên dưới em bé để hỗ trợ.
    • Bế em bé theo nhiều cách khác nhau. Điều này giúp cổ tay và ngón tay có thời gian nghỉ ngơi, tránh hiện tượng căng mỏi cơ.
    • Nếu có thể hãy dùng túi địu hoặc xe đẩy em bé khi di chuyển.

2. Điều trị y tế

Nếu đau không giảm hoặc kéo dài trên 3 ngày, người bệnh nên thăm khám để được hướng dẫn điều trị y tế. Một số phương pháp thường dùng trong điều trị đau cổ tay sau sinh:

  • Sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau kháng viêm được sử dụng khi đau cổ tay sau sinh do bệnh lý, triệu chứng không giảm sau một thời gian điều trị tại nhà.

    • Paracetamol: Paracetamol mang đến hiệu quả giảm đau cho trường hợp nhẹ. Với liều khuyến cáo (500mg/ lần mỗi 6 giờ), cơn đau có thể thuyên giảm đáng kể.
    • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): NSAID phù hợp với người có cơn đau vừa, đau do viêm hoặc kèm theo các triệu chứng viêm (sưng, tấy đỏ…). Thuốc có tác dụng giảm đau và trị viêm, thường mang đến hiệu quả sau liều dùng đầu tiên. Ibuprofen, Naproxen, Aspirin là những thuốc kháng viêm không steroid thường được sử dụng.
    • Tiêm steroid: Nếu đau đớn nặng nề và không đáp ứng tối với hai loại nêu trên, người bệnh có thể được tiêm steroid quanh gân tổn thương hoặc khớp. Trong đó Corticoid thường được sử dụng. Đây là một loại thuốc chống viêm mạnh. Thuốc có tác dụng trị viêm, ức chế miễn dịch và giảm đau do viêm hiệu quả. Tác dụng trị viêm và giảm đau của Corticoid thường kéo dài trong 6 tháng. Thông thường cổ tay có thể hồi phục mà không cần tiêm nhắc lại.

Dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú có thể gây tác dụng phụ lên trẻ nhỏ bú mẹ. Vì thế người bệnh chỉ dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị để tránh rủi ro.

Thuốc giảm đau kháng viêm
Thuốc giảm đau kháng viêm chỉ được dùng khi cần thiết, có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Điều trị đau cổ tay sau sinh bằng bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu bài bản

Quốc dược Phục cốt khang được biết đến là bài thuốc NỔI TIẾNG điều trị mọi thể của đau khớp ngón tay. Bài thuốc được phát triển từ cốt thuốc bí truyền của người dân tộc Tày – Bắc Kạn, Y pháp bậc thầy của Hải Thượng Lãn Ông. Dưới hỗ trợ đắc lực của khoa học hiện đại, các cuộc thử nghiệm, phân tích được diễn ra, chứng minh hiệu quả vượt trội của bài thuốc. Bài thuốc được gia giảm về thành phần, liều lượng và trở thành giải pháp xương khớp HOÀN CHỈNH cho bệnh nhân viêm khớp tay, viêm khớp cổ tay, viêm khớp ngón tay.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức “3 trong 1” ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT kết hợp sức mạnh KIỀNG 3 CHÂN từ 3 nhóm thuốc Quốc dược Bổ thận hoàn – Quốc dược Giải độc hoàn – Quốc dược Phục cốt hoàn xử lý bệnh chuyên sâu. Sự liên kết này tạo 3 mũi nhọn tấn công nhằm mục đích: Loại bỏ căn nguyên gây bệnh – Giảm đau kháng viêm, tiêu sưng, kiểm soát tốt triệu chứng – Tái tạo, phục hồi và ngăn bệnh tái phát.

Với cơ chế “bệnh nào thuốc nấy”, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được gia giảm linh hoạt thành phần, hiệu quả cao cho mọi thể viêm khớp tay, viêm khớp cổ tay, viêm khớp ngón tay ở mức độ từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.

Quốc dược Phục cốt khang là sự hòa quyện của hơn 50 thượng dược trong tái tạo và phục hồi xương khớp hàng đầu. Trong đó, nhiều nhóm thuốc vị quân, vị chủ là bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng tại Việt Nam như Kê huyết đằng, Phác Kháo cài, Cây Lịn tưa, Tầm gửi, Dây Thau pinh, Phác mạy liến… Các vị thuốc được phối chế theo nguyên tắc “quân – thần – tá – sứ”, nhóm thuốc này nâng đỡ, mở đường cho nhóm thuốc kia phát huy tối đa tác dụng. Toàn bộ thảo dược được sử dụng đảm bảo sạch 100% thu hái từ vườn chuyên canh dược liệu của Trung tâm Dược liệu Vietfarm. Trung tâm CAM KẾT Không gây tác dụng phụ – Không nhờn thuốc – Không phụ thuốc trong quá trình sử dụng Quốc dược Phục cốt khang, phù hợp với nhiều đối tượng như phụ nữ sau sinh, người già, người có thể trạng kém…

Để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian lành bệnh, ngoài sử dụng bài thuốc ĐẶC TRỊ Quốc dược Phục cốt khang, Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng Y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp tay gồm: Cồn xoa bóp thảo mộc giúp giảm đau, tiêu viêm sưng; Trị liệu châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, thư giãn gân cốt, giúp dược chất nhanh chóng thẩm thấu phát huy tác dụng và Chế độ dinh dưỡng được bác sĩ tư vấn chi tiết. Các chuyên gia của Trung tâm sẽ hướng dẫn bài tập vận động tại nhà phù hợp thể trạng, thể bệnh của mỗi người.

Trên 95% bệnh nhân viêm khớp tay phục hồi vận động nhờ Quốc dược Phục cốt khang. Dưới đây là một số phản hồi tiêu biểu mà ban biên tập ghi nhận được:

Tưởng bị liệt bàn tay, Giảng viên đại học sư phạm Bùi Ngọc Bích (51 tuổi, HCM) chiến thắng bệnh viêm khớp ngón tay nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc.

Lắng nghe chia sẻ của chị Bùi Ngọc Bích qua Video sau đây:

Nguyên Chủ tịch cao cấp Canon Châu Á lành bệnh đau khớp gối sau 3 tháng nhờ sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang tại Trung tâm Thuốc dân tộc.

Bạn đọc xem chi tiết chia sẻ của tiến sĩ Alok qua video sau:

Xem ngay: Chuyên gia, người bệnh phản hồi hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp

Bệnh nhân khắp cả nước thoát đau nhức xương khớp nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được kê đơn trực tiếp bởi các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Vì vậy, bệnh nhân vui lòng liên hệ theo những cách dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

  • Vật lý trị liệu

Dựa trên mức độ nghiêm trọng, người bệnh được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu thích hợp. Những bài tập này thường là các động tác kéo giãn nhẹ nhàng, giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt cho tay.

Ngoài ra một số bài tập vật lý trị liệu còn giúp tăng cường cơ bắp, giảm kích ứng gân và dây thần kinh. Các nhà trị liệu cũng có thể hướng dẫn nữ giới sau sinh cách duy trì tư thế đúng khi chăm sóc trẻ nhỏ. Đồng thời điều chỉnh vận động và những thói quen làm tăng áp lực khiến cơn đau khởi phát.

  • Phẫu thuật

Hiếm khi phẫu thuật được chỉ định cho bệnh nhân bị đau cổ tay sau sinh. Bởi hầu hết trường hợp có thể tự khỏi hoặc đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn. Phương pháp này chỉ cần thiết khi:

    • Triệu chứng nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau phức tạp
    • Không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

Khi phẫu thuật, dây thần kinh hoặc vỏ bọc gân sẽ được giải phóng để giảm kích thích và giảm đau. Đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi, giúp những chuyển động diễn ra trơn tru hơn, ngăn viêm và đau tái diễn.

Sau phẫu thuật điều trị, bệnh nhân được đeo nẹp trong vài tuần để khớp ổn định và tổn thương lành lại. Sau đó tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn để khớp tổn thương phục hồi khả năng vận động.

Phẫu thuật
Phẫu thuật được dùng khi đau cổ tay sau sinh không đáp ứng với điều trị bảo tồn, triệu chứng nghiêm trọng

Biện pháp phòng ngừa đau cổ tay sau sinh

Để phòng ngừa đau cổ tay sau sinh, một số biện pháp dưới đây nên được áp dụng:

  • Chú ý đến tư thế khi chăm con cũng như cho con bú.
  • Đặt một chiếc gối bên dưới em bé, đồng thời nâng đầu em bé bằng gối hoặc cẳng tay. Không cố gắng dùng bằng tay hoặc cổ tay để tránh tăng áp lực.
  • Luôn luôn giữ cho cổ tay và ngón tay cái ở vị trí trung tính, tạo cảm giác thoải mái nhất.
  • Tránh lặp đi lặp lại những động tác ở bàn tay và cổ tay.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, không sử dụng khớp cổ tay quá mức.
  • Thường xuyên xoa bóp để cổ tay và ngón tay được thư giãn, tăng lưu thông máu và ngăn ngừa đau cổ tay sau sinh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh gắng sức trong các hoạt động.
  • Thường xuyên thực hiện những bài tập đơn giản cho cổ tay và các ngón. Biện pháp này giúp tăng tính dẻo dai cho dây chằng và gân, chuyển động khớp linh hoạt, hạn chế chấn thương.
  • Tránh nắn bẻ khớp.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để cung cấp các dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt nên bổ sung nhiều canxi, vitamin D, vitamin C, chất chống oxy hóa, protein, axit béo omage-3, magie và phốt pho. Những thành phần dinh dưỡng này thường có nhiều trong rau lá xanh, củ quả, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu, hạt, hải sản. Việc bổ sung có thể giúp cải thiện sức khỏe và chức năng xương khớp, tăng mật độ xương, phát triển cơ. Đồng thời tăng sự dẻo dai cho gân và dây chằng, kháng viêm. Từ đó giúp ngăn ngừa đau cổ tay sau sinh hiệu quả.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để cung cấp các dưỡng chất cần thiết
Cung cấp các dưỡng chất cần thiết qua thực phẩm để xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa đau cổ tay sau sinh

Đau cổ tay sau sinh là một tình trạng thường gặp, có thể do thói quen sinh hoạt, chấn thương hay bệnh lý. Hầu hết bệnh nhân bị đau nhẹ, đau có thể thuyên giảm sau 3 – 5 ngày chăm sóc. Tuy nhiên một số trường hợp có thể đau nặng, cần điều trị y tế. Vì thế nếu đau không giảm sau 3 ngày chăm sóc hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua