Đau Cổ Tay Nhưng Không Sưng: Nguyên Nhân và Cách Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau cổ tay nhưng không sưng là tình trạng cực kỳ phổ biến, liên quan đến các chấn thương nhẹ và cơn đau có thể biến mất trong vài ngày nếu được chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên đôi khi cơn đau có thể liên quan đến các bệnh lý hoặc điều kiện y tế khác. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Đau cổ tay nhưng không sưng
Đau cổ tay nhưng không sưng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh

Đau cổ tay nhưng không sưng là bị gì?

Các chấn thương như gãy xươngbong gân là những nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau cổ tay. Tuy nhiên một số tình trạng như viêm khớp, căng thẳng do lặp lại các hoạt động thường xuyên hoặc Hội chứng ống cổ tay cũng có thể dẫn đến tình trạng đau cổ tay nhưng không gây sưng tấy.

Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đau cổ tay, do đó điều quan trọng là có chẩn đoán chính xác để có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây đau cổ tay nhưng không gây sưng phổ biến:

1. Các chuyển động lặp lại

Thường xuyên thực hiện các chuyển động lặp, đặc biệt là các chuyển động sai tư thế là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau cổ tay. Các chấn thương nhỏ hàng ngày, chẳng hạn như va đập nhẹ với một bề mặt cứng, thực hiện một chuyển động đột ngột hoặc do sử dụng lực quá mức, chẳng hạn như nâng tạ, có thể gây ra đau cổ tay cấp tính.

Ngã xe bị đau cổ tay
Thực hiện các chuyển động lặp lại với cường độ cao có thể gây đau đớn cổ tay

Đánh máy vi tính thường xuyên hoặc di chuột máy tính cũng là một nguyên nhân gây đau cổ tay nhưng không đau đớn phổ biến. Trên thực tế, nếu các chuyển động này lặp lại thường xuyên trong nhiều giờ, nhiều ngày, có thể dẫn đến mệt mỏi, đau đớn mãn tính và tăng nguy cơ mắc Hội chứng ống cổ tay.

2. Bong gân

Bong gân gây tổn thương các dây chằng ở cổ tay, dẫn đến đau và viêm. Bong gân nhẹ thường gây đau đớn nhưng không gây sưng hoặc sưng không đáng kể.

Đặc trưng và dấu hiệu bong gân bao gồm:

  • Đau khi cử động
  • Bầm tím hoặc đổi màu da ở cổ tay
  • Có cảm giác bỏng rát, ngứa ran

Các triệu chứng bong gân nhẹ có thể được cải thiện tại nhà bằng cách chườm đá, chườm nóng, quấn băng mỏng quanh khớp cổ tay hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Các lựa chọn điều trị khác bao gồm xoa bóp, nắn chỉnh xương hoặc châm cứu.

Nếu không được điều trị phù hợp, các triệu chứng bong gân cổ tay có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến đau dữ dội và không thể sử dụng cổ tay hoặc cánh tay.

3. Viêm khớp

Có hai dạng viêm khớp chính gây ảnh hưởng đến cổ tay là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể. Cổ tay thường là vị trí bị tổn thương đầu tiên và thường ảnh hưởng đến cả hai bên cổ tay.

Viêm xương khớp hay thoái hóa khớp, xảy ra khi các sụn đệm ở các khớp bị thoái hóa theo thời gian. Ở cổ tay, thoái hóa khớp thường xảy ra do sử dụng quá mức hoặc khi cổ tay đã có các chấn thương trước đó.

Cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi
Các bệnh lý viêm khớp có thể dẫn đến đau âm ỉ ở cổ tay trong một thời gian dài

Các biện pháp điều trị viêm khớp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục như:

  • Thay đổi lối sống, chẳng hạn như không mang vác nặng, có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
  • Nẹp cổ tay có thể hỗ trợ các chuyển động nhẹ nhàng, ngăn ngừa chấn thương nặng và giúp người bệnh thực hiện một số hoạt động đơn giản.
  • Chườm nóng có thể cải thiện cơn đau cổ tay hiệu quả.

Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

4. U nang hạch cổ tay

U nang hạch là những khối u không phải ung thư phát triển dọc theo các khớp cổ tay hoặc bàn tay. U thường có hình tròn hoặc bầu dục và chứa đầy các chất lỏng giống như thạch.

Các u nang có kích thước nhỏ bằng hạt đậu, tuy nhiên cũng có những nang lớn hơn với đường kính lên đến 2.5 cm. U nang hạch có thể gây đau đớn nếu khối u nang đè lên các dây thần kinh gần đó. Đôi khi khối u nang có thể gây cản trở hoạt động thông thường của khớp và ảnh hưởng đến khả năng chuyển động.

Triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Thường xuất hiện dọc theo gân hoặc khớp cổ tay, bàn tay.
  • Có hình tròn hoặc hình bầu dục và kích thước dưới 2.5 cm. Một số u nang có kích thước nhỏ đến mức không thể cảm nhận nhưng có thể gây khó khăn khi thực hiện chuyển động khớp.
  • Gây đau cổ tay nhưng không sưng. Khi các khối u chèn ép lên các dây thần kinh, người bệnh có thể bị ngứa ran, yếu cơ hoặc tê tay.

Các triệu chứng u nang hạch cổ tay có thể được điều trị bằng cách bất động tay, hút chất lỏng hoặc phẫu thuật loại bỏ u nang. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc phù hợp.

5. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng phát triển khi có nhiều áp lực chèn ép lên dây thần kinh giữa. Đây là một dây thần kinh đi qua lòng bàn tay thông qua một ống được gọi là ống cổ tay.

Cổ tay bị đau khi xoay
Hội chứng ống cổ tay có thể gây đau đớn, tê mỏi và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường

Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng phổ biến, dẫn đến một loạt cơn đau cổ tay và các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Đau cổ tay nhưng không sưng
  • Tê tay vào ban đêm
  • Ngứa ran hoặc đau các ngón tay, đặc biệt là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa

Trong các trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng của Hội chứng ống cổ tay có thể khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ, thức giấc vào ban đêm.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, đặc biệt là ở những thường xuyên sử dụng cổ tay trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Bất cứ ai cũng có thể mắc Hội chứng ống cổ tay và nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi. Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Sử lực tác dụng cao lâu dài
  • Chuyển động lực cổ tay lặp lại thường xuyên
  • Mang thai
  • Từng bị trật khớp cổ tay
  • Biến dạng khớp cổ tay hoặc bàn tay
  • Có các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout
  • Mất cân bằng hormone tuyến giáp
  • Bệnh tiểu đường
  • Nghiện rượu
  • Có khối trong ống cổ tay
  • Tuổi tác lớn

Hội chứng ống cổ tay có thể được điều trị theo hai cách, phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Biện pháp không phẫu thuật được điều trị cho các trường hợp không nghiêm trọng và người bệnh có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách bình thường. Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng và không đáp ứng phương pháp không phẫu thuật.

Đau cổ tay nhưng không sưng có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân y tế cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Đau cổ tay không sưng được chẩn đoán như thế nào?

Cổ tay là một khớp nhỏ nhưng phức tạp, được tạo thành từ nhiều xương, cơ và mô. Để chẩn đoán nguyên nhân đau cổ tay, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra tiền sử bệnh, các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài, chẳng hạn như bầm tím, sưng tấy, cơ bắp hao mòn hoặc thay da. Bác sĩ sẽ cảm nhận mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, di chuyển cổ tay để đánh giá phạm vi chuyển động và kiểm tra hệ thống thần kinh trên bàn tay, cổ tay và cánh tay.

Cách xoa bóp chữa đau cổ tay
Bác sĩ có thể kiểm tra mức độ nghiêm trọng của cơn đau và có chẩn đoán phù hợp

Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X – quang. Hình ảnh X – quang cổ tay có thể xác định nguy cơ gãy xương hoặc viêm khớp.

Nếu cần được chẩn đoán thêm, bác sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định các bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau cổ tay nhưng không sưng có thể gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng, thói quen sinh hoạt và tính chất công việc của người bệnh nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Cách trị đau cổ tay nhưng không sưng

Đau cổ tay là một trong những vấn đề phổ biến nhất, có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là những người chơi các môn thể thao cử động giật, chẳng hạn như golf, bóng bàn, hoặc những người có tính chất công việc vận động cổ tay, chẳng hạn như đầu bếp hoặc thợ rèn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và các vấn đề liên quan, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng các biện pháp như:

1. Ngừng lạm dụng cổ tay

Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị đau cổ tay, bạn nên học cách chăm sóc cổ tay, thay đổi các chuyển động và ngăn ngừa cơn đau có thể xảy ra.

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà
Sử dụng các thiết bị công thái học nhằm hỗ trợ cổ tay và ngăn ngừa cơn đau

Những người thường xuyên sử dụng cổ tay vào các hoạt động gây căng thẳng hoặc áp lực lớn cho cổ tay, chẳng hạn như nhân viên văn phòng, nhân viên trong dây chuyền lắp ráp, vận động viên bóng bàn hoặc thợ rèn, cần có những kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để cải thiện cơn đau.

Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể ngừng thực hiện các hoạt động gây đau liên quan đến cổ tay. Điều này có thể giúp cổ tay có thời gian phục hồi và chữa lành các tổn thương.

2. Băng ép cổ tay

Nếu tình trạng đau cổ tay nhưng không sưng xảy ra do bong gân và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, hãy sử dụng một loại bằng ép để cố định cổ tay. Các loại băng ép được phân phối rộng rãi trên thị trường và người bệnh có thể tìm mua ở các nhà thuốc.

Hãy làm sạch cổ tay và băng ép bằng băng chất lượng cao để cổ tay phục hồi tốt nhất. Người bệnh không cần băng cổ tay cả ngày và có thể tháo ra khi đi tắm hoặc khi không cần thực hiện các động tác tác động đến cổ tay.

3. Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu cơn đau cổ tay nhưng không sưng kéo dài, nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc. Nếu đau cổ tay liên quan đến viêm khớp, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau như Aspirin, Tylenol hoặc Motrin.

Khi sử dụng thuốc, vui lòng đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc trao đổi với dược sĩ kê đơn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

4. Uống nhiều nước

Uống đủ lượng nước cần thiết có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau cổ tay nhưng không sưng. Nước là một chất bôi trơn hiệu quả cao, hỗ trợ thải độc tố cũng như tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Điều này có thể giúp cải thiện nhưng cơn đau nhẹ trên khắp cơ thể.

5. Thoa dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể làm ấm các khớp và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên đôi khi tinh dầu quá mạnh có thể dẫn đến bỏng rát hoặc khó chịu, do đó người dùng nên pha loãng tinh dầu trong các loại dầu thực vật như dầu ô liu và dầu dừa để tránh gây tổn thương da.

Bài tập chữa đau khớp cổ tay
Thoa các loại dầu nóng có thể cải thiện cơn đau hiệu quả và an toàn

Người bệnh chỉ cần thoa dầu bạc hà lên cổ tay và đợi đến khi các cơ ấm lên, cơn đau sẽ được cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm giảm đau thoa ngoài da, chẳng hạn như gel Salonpas hoặc miếng dán Salonpas để giảm đau cổ tay.

6. Điều trị các chấn thương

Các chấn thương trong công việc và cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như té ngã, va chạm thể thao hoặc lạm dụng, đều có thể gây đau cổ tay nhưng không sưng. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp như:

  • Nếu nhận thấy bàn tay bị tê liệt, biến dạng, chảy máu hoặc không thể cử động cổ tay, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Nếu không có biến dạng hoặc cơn đau nhẹ, người bệnh có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen để cải thiện cơn đau.
  • Vệ sinh vùng cổ tay bị đau và chườm túi đá lên cổ tay để giảm đau. Không nên chườm túi đá trực tiếp lên da, thay vào đó hãy bọc viên đá trong khăn mỏng để tránh gây bỏng lạnh.

Nếu các cơn đau nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp tự chăm sóc, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

7. Điều trị y tế

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị nẹp cổ tay, hạn chế vận động hoặc phẫu thuật điều trị.

Đau cổ tay
Bác sĩ có thể đề nghị nẹp cổ tay hoặc phẫu thuật để cải thiện cơn đau
  • Nếu cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh sẽ được yêu cầu hạn chế số lượng các hoạt động liên quan đến cổ tay, dành thời gian nghỉ ngơi và giúp cổ tay tự hồi phục.
  • Đối với những trường hợp bong gân nghiêm trọng, người bệnh có thể được nẹp cổ tay và sử dụng thuốc cải thiện cơn đau.
  • Trong trường hợp có dấu hiệu gãy xương, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật chỉnh hình.

Sau điều trị, người bệnh nên theo dõi các triệu chứng và phản ứng của cơ thể. Nếu cơn đau không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa đau cổ tay

Một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương và gây đau cổ tay. Do đó, để hạn chế cơn đau, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Sử dụng dụng cụ bảo hộ khi tham gia một số môn thể thao như trượt patin, bóng bàn, bóng chuyền hoặc các môn thể thao tác động đến cổ tay khác.
  • Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, để cổ tay được thư giãn và phục hồi.
  • Sử dụng các thiết bị công thái học, chẳng hạn như giá đỡ cổ tay hoặc bàn di chuột để cải thiện cơn đau.
  • Thường xuyên duỗi tay để giãn các cơ.

Đau cổ tay nhưng không sưng là tình trạng cực kỳ phổ biến, có thể liên quan đến các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống. Tuy nhiên đôi khi đau cổ tay cũng liên quan đến các chấn thương, bệnh lý và các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua