Bị Đau Cổ Sau Khi Ngủ Dậy Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Cứng và đau cổ sau khi ngủ dậy có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động, chằng hạn như quay đầu, và mang lại tâm trạng xấu cho người bệnh. Do đó, tìm hiệu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp.

Đau cổ sau khi ngủ dậy
Đau cổ sau khi ngủ dậy thường là do tư thế ngủ kém hoặc gối ngủ không phù hợp

Nguyên nhân gây đau cổ sau khi ngủ dậy

Đau cổ sau khi ngủ dậy có thể là cơn đau dữ dội, đau buốt và gây giảm phạm vi hoạt động của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng này có thể dẫn đến một số áp lực ở cổ, gây đau vai gáy và ảnh hưởng cho các hoạt động trong ngày của người bệnh.

Trong hầu hết các trường hợp, cứng cổ sau khi thức dậy liên quan đến tư thế ngủ xấu, gối ngủ không phù hợp hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Hầu hết các trường hợp này đều không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến đân đến tình trạng đau cổ khi ngủ dậy. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

1. Tư thế ngủ không phù hợp

Tư thế ngủ không phù hợp, chẳng hạn như nằm sấp có thể gây tổn thương đến cổ và dẫn đến cứng cổ sau khi ngủ dậy. Cụ thể, nằm sấp khi ngủ, cổ có thể bị vẹo sang một bên trong nhiều giờ liền. Điều này có thể dẫn đến căng cơ cổ và khiến người bệnh cảm thấy cứng hoặc đau cổ sau khi ngủ dậy.

Nằm sấp cũng có thể gây áp lực lên lưng, đặc biệt là khi ngủ trên nệm mà không có nhiều gối tựa. Điều này có thể khiến phần bụng bị lún xuống giường, dẫn đến căng thẳng và áp lực lên cột sống cũng như các cơ ở lưng. Do đó, ngủ nằm sấp có thể gây đau cổ, đau vai gáy và đau thắt lưng.

2. Gối ngủ không phù hợp

Đầu và cổ dành nhiều thời gian mỗi đêm để tiếp xúc với gối ngủ. Do đó, gối ngủ không phù hợp có thể gây tổn thương đến cổ và gây đau cổ khi ngủ dậy. Gối không thể nâng đỡ đầu đúng cách có thể gây căng thẳng lên cơ cổ và dẫn đến cứng cũng như đau cổ.

Sáng ngủ dậy đau vai cổ
Sử dụng gối ngủ không phù hợp có thể gây áp lực lên cổ và gây đau cổ

Gối lông vũ hoặc gối xốp hoạt tình được cho là có thể hỗ trợ và nâng đỡ đầu vào ban đêm. Điều này có thể giúp cột sống và cổ ở vị trí trung tính.

3. Di chuyển đột ngột

Các cử động đột ngột, chẳng hạn như nhanh chóng ngồi dậy hoặc xoay tứ chi khi ngủ (chẳng hạn như khi mơ thấy ác mộng), có thể làm căng cơ cổ. Xoay cổ và trở người thường xuyên trong khi ngủ hoặc cố gắng ngủ khi bị mất ngủ, cũng có thể dẫn đến căng thẳng và gây đau, cứng cổ khi ngủ dậy.

4. Các chấn thương trong quá khứ

Một số chấn thương, chẳng hạn như bị đánh hoặc chấn thương thể thao, có thể không dẫn đến các cơn đau tại thời điểm tổn thương. Tuy nhiên các tác động vật lý, chẳng hạn như đau cổ, có thể được cảm nhận sau vài ngày.

Do đó, những người bị chấn thương, tai nạn, có thể đi ngủ bình thường và thức dậy với cổ bị đau. Các tổn thương này có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng, do đó người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

2. Các nguyên nhân không phổ biến

Các nguyên nhân gây cứng cổ sau khi thức dậy có thể liên quan đến một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Đôi khi cứng cổ có thể là một phản ứng với rối loạn tiềm ẩn ở cột sống cổ, hỗ trợ ổn định và bảo vệ tủy sống.

Cách nằm chữa đau cổ
Mặc dù không phổ biến tuy nhiên thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến đau cổ khi ngủ dậy

Cụ thể, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng cứng cổ khi ngủ dậy bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Phần bên ngoài của đĩa đệm cột sống cổ có thể bị vỡ theo thời gian. Điều này khiến phần nhân mềm rò rỉ ra bên ngoài, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh, viêm các mô lân cận và dẫn đến tình trạng cứng cổ khi ngủ dậy.
  • Thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ: Khi đĩa đệm bị mất nước và chiều cao theo thời gian, điều này sẽ gây áp lực lên các khớp, dây thần kinh và các mô mềm lân cận, chẳng hạn như dây chằng và cơ. Quá trình này có thể dẫn đến đau và cứng cổ, kể cả khi mới ngủ dậy.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương và hao mòn theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến hẹp ống sống và một số thay đổi về giải phẫu khác, chẳng hạn như hình thành gai xương, và dẫn đến cứng hoặc đau cổ khi ngủ dậy.

Thông thường các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy là do căng cổ, chẳng hạn như căng cơ hoặc bong gân dây chằng. Tuy nhiên các nguyên nhân khác, bao gồm thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm cũng có thể dẫn đến cứng cổ khi ngủ dậy. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Các triệu chứng đau cổ khi ngủ dậy

Cứng và đau cổ khi ngủ dậy có nhiều mức độ khác nhau, từ cảm giác khó chịu đến cực kỳ đau đớn, buốt và hạn chế cử động. Thông thường việc cố gắng xoay cổ có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, khiến người bệnh phải dừng các hoạt động hàng ngày.

Sự giảm khả năng chuyển động ở cổ có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động cá nhân, chẳng hạn như lái xe.

Cách khắc phục tình trạng đau cổ khi ngủ dậy

Thông thường tình trạng đau cổ có thể được cải thiện bằng cách thư giãn trong một hoặc hai ngày. Trong trường hợp đau đớn nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chườm đá hoặc chườm nóng để cải thiện các triệu chứng.

Cụ thể, để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

1. Tự chăm sóc tại nhà

Hầu hết các trường hợp cứng cổ đều không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:

Cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế
Chườm đá hoặc chườm nóng lên cổ có thể cải thiện tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy
  • Chườm đá hoặc chườm nóng: Chườm đá ngay sau khi thức dậy có thể hạn chế tình trạng cứng cổ, tránh sưng tấy và ngăn ngừa cơn đau. Chườm đá thường có hiệu quả tốt nhất trong 10 – 20 phút mỗi lần. Ngoài ra, liệu pháp nhiệt, chẳng hạn như tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng chườm nóng, có thể giúp thả lỏng và thư giãn các cơn. Điều này có thể giảm đau cổ cũng như giảm đau vai gáy tại nhà và hỗ trợ cải thiện phạm vi chuyển động của người bệnh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoạt động bằng cách chống viêm và thường là loại thuốc đầu tiên được chỉ định để điều trị tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy. Các loại thuốc phổ biến bao gồm ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên sử dụng thuốc quá mức hoặc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ và tương tác thuốc. Do đó, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
  • Tự xoa bóp cổ: Sau khi tìm thấy vị trí cụ thể của cơn đau, người bệnh có thể tiến hành thả lỏng các cơ và dây chằng bằng cách kéo giãn hoặc xoa bóp nhẹ nhàng. Một số động tác kéo căng có thể không thể thực hiện hoàn toàn do tình trạng căng và đau cổ. Tuy nhiên người bệnh nên xoay cổ nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai và không gây đau đớn. Tương tự, việc xoa bóp nhẹ nhàng bằng cách ngón tay có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau mà không gây tổn thương các cơ ở cổ.
  • Thực hiện bài tập thể dục tác động thấp: Ngoài việc kéo căng, các hình thức tập thể dục tác động thấp, chẳng hạn như đi bộ, cũng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy. Ngay cả khi đi bộ không liên quan trực tiếp đến cổ, tuy nhiên điều này có thể tăng cường lưu lượng máu đến các mô mềm cột sống, từ đó thúc đẩy quá trình điều trị bệnh.
  • Đánh giá và điều chỉnh các hoạt động: Sau khi cơn đau cổ được cải thiện, người bệnh có thể đánh giá mức độ của cơn đau và cứng cổ có được cải thiện hay không. Nếu tình trạng không được cải thiện hoặc cơn đau có xu hướng đau nhói hoặc đau buốt, người bệnh cần tránh các hoạt động gắng sức để tránh dẫn đến các cơn đau. Đi bộ và di chuyển xung quanh có thể được khuyến khích để cải thiện các triệu chứng, bởi vì nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường có thể khiến tình trạng cứng cổ trở nên nghiêm trọng hơn.

Đôi khi tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy có thể được cải thiện ngay sau khi áp dụng các phương pháp tự điều trị. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, người bệnh có thể mất một hoặc hai ngày để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, đối với các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Thực hiện các bài tập tăng cường cơ cổ

Có một vài bài tập đơn giản có thể giữa cho cơ cổ khỏe mạnh, mềm mại và từ đó ngăn ngừa tình trạng đau cổ khi ngủ dậy. Các bài tập phổ biến bao gồm:

Căng cơ cổ:

  • Người tập đứng thẳng với hai tay đặt ngang hông;
  • Cổ và thắt lưng giữ thẳng, từ từ quay đầu sang trái cho đến khi cảm thấy căng nhẹ;
  • Giữ yên tư thế trong 10 – 20 giây sau đó từ từ từ quay đầu sang phải và thực hiện các động tác tương tự;
  • Lặp lại động tác 3 – 4 lần cho mỗi bên. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập này hàng ngày để tăng cường sức mạnh cổ.
bài tập tăng cường cơ cổ
Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh ở cổ có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau cổ

Nhún vai với tạ:

  • Người tập đứng với hai chân rộng bằng vai;
  • Giữ cằm hướng lên và cổ thẳng;
  • Giữ một quả tạ ở mỗi bên tay và từ từ di chuyển vai lên phía tai;
  • Thực hiện động tác từ từ để cảm nhận được các cơ co lại ở lưng trên và cổ;
  • Giữ yên tư thế trong một vài giây sau đó thở ra, kết hợp hạ vai xuống;
  • Lặp lại động tác từ 8 – 10 lần. Người bệnh có thể thực hiện bài tập này 3 lần mỗi tuần để tăng cường sức mạnh cơ cổ.

Cách ngăn ngừa đau cổ sau khi ngủ dậy

Không phải tất cả các tình trạng cứng cổ sau khi ngủ dậy đều có thể phòng ngừa, tuy nhiên người bệnh có thể hạn chế các nguy cơ bằng một số lưu ý, chẳng hạn như:

chữa đau cứng cổ khi ngủ dậy
Ngủ với tư thế phù hợp có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng cứng cổ khi ngủ dậy
  • Cải thiện vị trí ngủ: Nằm sấp khi ngủ có thể gây căng thẳng cho cột sống cổ do đầu bị đẩy sang một bên. Do đó, nếu có thể, hãy nằm ngửa khi ngủ để tránh gây căng thẳng cho cột sống. Ngoài ra, người bệnh có thể ngủ nghiêng hoặc ngủ với tư thế ngả lưng để hỗ trợ cột sống cổ.
  • Sử dụng gối phù hợp: Cũng tương tự như tư thế nằm, sử dụng loại gối phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau cổ sau khi ngủ dậy. Đối với người nằm ngửa khi ngủ, người bệnh có thể đặt một chiếc khăn cuộn tròn bên dưới cổ để hỗ trợ cột sống. Những người ngủ nghiêng có thể đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giữa cho cột sống thẳng.
  • Giữa nhiệt độ phòng ngủ thích hợp: Đôi khi người bệnh có thể bị đau cổ sau khi thức dậy khi bị gió thổi vào người khi ngủ, chẳng hạn như khi cửa sổ mở. Mặc dù điều  này không được nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên người bệnh nên sắp xếp một môi trường ngủ mát mẻ và tránh gió thổi trực tiếp vào người để đảm bảo sức khỏe.

Một số yếu tố khác có thể làm giảm nguy cơ bị cứng cổ hoặc đau nhức khi ngủ, chẳng hạn như sử dụng nệm ngủ đủ cứng. Ngoài ra, người bệnh cần tránh những nơi không có lợi cho giấc ngủ, chẳng hạn như ghế sofa hoặc ghế nằm trong khi xem TV, điều này có thể làm tăng khả năng thức dậy với chứng cứng và đau cổ.

Khi nào đau cổ sau khi ngủ dậy nghiêm trọng?

Cứng và đau cổ sau khi ngủ dậy có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi các tình trạng này cần được đánh giá y tế kịp thời và có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Nếu đau cổ liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng, đôi khi người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Sốt, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng;
  • Đau đầu, đặc biệt là khi cơn đau kéo dài hoặc đã từng xuất hiện trong quá khứ;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Mệt mỏi nghiêm trọng hoặc buồn ngủ mà không rõ nguyên nhân;
  • Thay đổi trạng thái tinh thần, dễ nhầm lẫn hoặc thay đổi tâm trạng;
  • Có vấn đề về khả năng phối hợp, chẳng hạn như chóng mặt, gặp vấn đề về di chuyển hoặc viết chữ;
  • Giảm cân không rõ lý do.

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân cần được điều trị y tế ngay lập tức, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não hoặc các bệnh lý nhiễm trùng khác.
  • Khối u, đặc biệt là khối u ở tiểu nào, có thể dẫn đến cứng và đau cổ sau khi ngủ dậy. Một số khối u khác, chẳng hạn như ung thư, cũng có thể khiến cổ bị cứng và đau.
  • Loạn trương lực cơ cổ, đây là một rối loạn thần kinh dẫn đến co thắt cơ cổ khiến cơ cổ co thắt mà không kiểm soát được. Đôi khi tình trạng này có thể khiến đầu bị xoay và kẹt ở nhiều vị trí khác nhau.

Cứng và đau cổ sau khi ngủ dậy có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp tự chăm sóc hoặc thực hiện các bài tập tăng cường cơ cổ.

Cân nhắc thay đổi nệm ngủ, tư thế và gối ngủ, đồng thời đảm bảo môi trường để có thể ngủ thoải mái nhất.

Ngoài ra, trong ngày người bệnh cần chú ý tư thế và cố gắng thường xuyên căng cổ để cơ cổ được thư giãn và mềm mại. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe ở cổ và tránh các rủi ro liên quan.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua