Đau cơ mông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Đau cơ mông thường xảy ra do lạm dụng cơ hoặc chấn thương dẫn đến căng và đau nhói. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nhói lên như chuột rút. Tuy nhiên đau giảm nhanh khi xoa bóp, chườm ấm và áp dụng một số biện pháp chăm sóc khác. Đối với những trường hợp đau cơ do bệnh lý, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền đặc trị các bệnh xương cơ khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Đau cơ mông
Đau cơ mông là tình trạng căng giãn quá mức hoặc tổn thương cơ mông do chấn thương dẫn đến căng tức và đau nhức

Đau cơ mông là gì?

Vùng mông được tạo nên từ ba cơ, bao gồm:

  • Cơ mông minimus: Cơ này nhỏ nhất trong ba cơ mông, nằm bên dưới cơ mông medius.
  • Cơ mông medius: Cơ mông medius dày và lan tỏa sang hai bên. Cơ này nằm ở bề mặt ngoài của xương chậu.
  • Cơ mông tối đa: Đây là cơ mở rộng chính của hông. Cơ này nằm ngoài cùng và có kích thước lớn nhất trong ba cơ mông. Cơ mông tối đa tạo ra một phần lớn có diện mạo và hình dạng của mỗi bên hông.

Cơ mông có chức năng mở rộng, nâng đỡ khung xương chậu và kết nối với các khớp xương cụ thể nhằm tạo ra những chuyển động linh hoạt hơn (co, duỗi, xoay). Ngoài ra cơ này còn thông qua đường ruột giúp hỗ trợ đầu gối mở rộng.

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Hữu Tuấn (Phó đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) nhận định: Đau cơ mông là tình trạng căng giãn quá mức hoặc tổn thương cơ mông dẫn đến căng tức và đau nhức. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơ đau có thể đột ngột xuất hiện và nhói lên như chuột rút. Đôi khi đau âm ỉ kéo dài hoặc chỉ thoáng qua.

Cơ mông tổn thương và đau nhói do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn các trường hợp đều không nghiêm trọng và có thể tự giảm. Đôi khi cơn đau có thể kéo dài và nghiêm trọng do những nguyên nhân nguy hiểm hơn. Vì thế người bệnh nên thăm khám khi cơn đau kéo dài kèm theo co thắt hoặc nhiều biểu hiện khác.

Dấu hiệu nhận biết đau cơ mông

Để nhận biết đau cơ mông, người bệnh có thể dựa vào một số biểu hiện sau:

  • Có cảm giác căng tức và đau ở mông
  • Thường đau nhói và đột ngột tương tự như điện giật/ chuột rút nhưng ngắn hạn. Đôi khi đau âm ỉ và kéo dài
  • Tùy thuộc vào cơ mông tổn thương, người bệnh có thể có cảm giác đau nhói và sâu vào bên trong
  • Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi vận động mạnh, lên cầu thang, cố gắng đi lại, ngồi xuống, nghiêng người, va chạm hoặc đột ngột đứng lên từ ghế
  • Đau nhói khi ấn vào
  • Đau giảm nhẹ khi nằm nghỉ, chườm nóng và xoa bóp
  • Giảm phạm vi chuyển động của khớp háng

Triệu chứng khác (dựa trên nguyên nhân):

  • Đỏ hoặc bầm tím
  • Sưng
  • Đau lan rộng
  • Hạn chế khả năng đi lại và vận động
  • Sốt cao
  • Tê buốt hoặc châm chích tại những khu vực bị tổn thương.
Đau cơ mông khiến bệnh nhân có cảm giác căng tức và đau ở mông
Đau cơ mông khiến bệnh nhân có cảm giác căng tức và đau ở mông, thường đau nhói và đột ngột

Nguyên nhân gây đau cơ mông

Một số nguyên nhân gây tổn thương và đau cơ mông thường gặp:

  • Chấn thương

Chấn thương trong lao động, chơi thể thao hoặc những va đập mạnh có thể làm tổn thương cơ mông và gây đau nhức. Đối với trường hợp này, cơn đau thường kèm theo các vết bầm tím hoặc xanh/ đen do mạch máu vỡ và gây ứ huyết.

  • Căng cơ

Căng cơ là nguyên nhân gây đau cơ mông thường gặp nhất. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đột ngột thay đổi tư thế, vận động hoặc thực hiện các động tác mạnh, mở rộng khớp quá mức, lặp đi lặp lại một động tác (lạm dụng cơ) như chạy, bật nhảy cao…

Đau cơ mông do căng cơ thường xảy ra đột ngột, biểu hiện tương tự như chuột rút kèm theo sưng. Để cải thiện, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giãn cơ như chườm ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn cơ.

  • Táo bón

Táo bón khiến bệnh nhân rặn nhiều và căng thẳng khi đi đại tiện. Điều này kích thích các cơ mông căng giãn quá mức dẫn đến đau nhói. Tuy nhiên căng cơ dẫn đến đau nhói do táo bón thường không nghiêm trọng và chỉ thoát qua.

  • Hội chứng Piriformis

Hội chứng Piriformis là hiện tượng cơ piriformis (nằm ở vùng mông, bắt đầu từ lưng dưới và kết thúc ở đùi) bị co thắt và tạo cảm giác đau nhói ở mông. Tình trạng này thường xảy ra do sưng cơ piriformis, siết cơ để phản ứng với co thắt hoặc chấn thương, bị kích thích do một số cấu trúc lân cận như hông và khớp xương cùng.

Ngoài ra sự bất thường của cơ piriformis cũng có thể kích thích dây thần kinh tọa và tạo ra cảm giác đau nhói từ thắt lưng xuống mông và bàn chân. Đối với trường hợp này, cơn đau kèm theo cảm giác ngứa ran và tê bì dọc theo chân, hạn chế khả năng vận động (triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa).

Hội chứng Piriformis
Hội chứng Piriformis là một trong những nguyên nhân gây đau cơ mông phổ biến
  • Áp xe quanh trực tràng

Dựa vào vị trí, áp xe quanh trực tràng được phân thành một số loại, gồm: Áp xe trên cơ nâng hậu môn, áp xe quanh hậu môn, áp xe hố ngồi trực tràng, áp xe gian cơ thắt. Tình trạng ứ mủ khiến các cơ tổn thương, nhức nhối. Những trường hợp nặng có thể thấy máu và mủ chảy ra từ lỗ rò.

Áp xe quanh hậu môn thường bắt đầu từ viêm nhiễm không được kiểm soát. Để điều trị, bác sĩ có thể chích rạch dẫn mủ và máu hoặc phẫu thuật cho những trường hợp có ổ áp xe lớn.

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đau cơ mông có thể xảy ra do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh lý này thể hiện tình trạng nhân nhầy thoát vị từ vết nứt/ rách của vòng ngoài đĩa đệm hoặc bao xơ. Sau đó chèn ép vào dây thần kinh và các sợi cơ xung quanh. Sự chèn ép tạo ra những tổn thương và khiến bệnh nhân đau nhói.

Thông thường đau cơ mông do thoát vị đĩa đệm kèm theo cảm giác tê bì, châm chích ở các chi. Điều này xảy ra là do dây thần kinh cũng bị tổn thương.

Đĩa đệm và sụn ở cột sống lưng bị bào mòn do thoái hóa sẽ kích thích sự phát triển nhanh của các tế bào xương (theo nguyên tắc bù đắp). Điều này khiến gai xương hình thành trên thân đốt sống, chèn ép vào dây thần kinh và các cơ xung quanh. Từ đó tạo cảm giác đau nhức ở mông và tê yếu ở các chi.

Tham khảo: Bài thuốc Nam bí truyền ĐẶC TRỊ thoái hóa xương khớp CHẤM DỨT đau nhức

Thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến gai xương hình thành, chèn ép vào cơ và dây thần kinh dẫn đến đau nhói ở mông

Đau cơ mông có nguy hiểm không?

Đau cơ mông thường không nguy hiểm và có thể được khắc phục bằng các biện pháp đơn giản. Nguyên nhân là do phần lớn trường hợp đau cơ bắt đầu từ chấn thương và vận động không đúng cách dẫn đến căng cơ.

Tuy nhiên đau cơ mông có thể liên quan đến ổ áp xe, dây thần kinh và một số bệnh xương khớp. Do đó nếu cơn đau kéo dài, đau nhiều hoặc kèm theo một số biểu hiện khác (sốt cao, tê bì, yếu chi, châm chích, hạn chế khả năng vận động, rỉ mủ và máu…) người bệnh nên trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị.

Những trường hợp không sớm điều trị có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng sau:

  • Đau mãn tính
  • Hạn chế khả năng vận động hoặc liệt
  • Teo cơ
  • Nhiễm trùng lan rộng và tăng nguy cơ hoại tử
  • Rối loạn cảm giác
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột (nếu liên quan đến dây thần kinh)

Chẩn đoán đau cơ mông

Để chẩn đoán đau cơ mông, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và những chấn thương trước đó của bệnh nhân. Bên cạnh đó người bệnh sẽ được yêu cầu liệt kê và mô tả các triệu chứng kết hợp thăm khám để tìm kiếm những yếu tố làm tăng mức độ đau.

Ngoài ra các xét nghiệm chẩn đoán có thể được chỉ định nhằm xác định chính xác nguyên nhân, bệnh lý và mức độ nghiêm trọng. Từ đó lập phác đồ điều trị thích hợp.

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang được chỉ định để xác định những yếu gây đau ở mông không do tổn thương cơ. Cụ thể như gãy xương, trật khớp. Ngoài ra kỹ thuật này cũng được chỉ định để kiểm tra và đánh giá mức độ chèn ép của gai xương đối với cơ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI được chỉ định để xác định những vấn đề xảy ra ở cơ, mạch máu và dây thần kinh. Ngoài ra kỹ thuật này còn có tác dụng tìm kiếm ổ áp xe, vị trí nhân nhầy thoát vị… và đề xuất phát đồ điều trị thích hợp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng hoặc không rõ nguyên nhân gây đau.
  • Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh: Nếu có nghi ngờ đau cơ mông do hội chứng Piriformis, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm dẫn truyền thần kinh để kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa. Kỹ thuật này giúp đánh giá chức năng truyền tín hiệu của dây thần kinh tọa và tổn thương.
Chẩn đoán đau cơ mông
Chẩn đoán đau cơ mông bằng cách kiểm tra các triệu chứng bên ngoài, bệnh sử và xét nghiệm cận lâm sàng

Phương pháp điều trị đau cơ mông

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị đau cơ mông với các biện pháp giảm đau tại nhà hoặc điều trị y tế.

1. Biện pháp giảm đau cơ mông

Thông thường đau cơ mông do chấn thương và căng cơ có thể được khắc phục khi áp dụng một số biện pháp dưới đây:

+ Chườm ấm

Chườm ấm là biện pháp giảm đau cơ mông an toàn và hiệu quả. Biện pháp này có tác dụng thư giãn cơ, giảm căng thẳng, làm dịu cơn đau và cải thiện chức năng nâng đỡ khung xương của các cơ.

Ngoài ra nhiệt độ cao còn có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, hỗ trợ chữa lành tổn thương, hạn chế cứng khớp, thư giãn dây thần kinh và các khớp xương. Từ đó tăng phạm vi mở rộng của khớp và tăng khả năng vận động cho bệnh nhân

Hướng dẫn chườm ấm:

  • Dùng chai thủy tinh hoặc túi chườm chứa nước ấm chườm lên vị trí tổn thương
  • Giữ nguyên túi chườm trong 20 phút
  • Thực hiện 4 lần/ ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

+ Chườm đá

Khi cơn đau bắt đầu, người bệnh có thể đặt túi đá lên khu vực bị tổn thương để giảm đau. Biện pháp này có tác dụng gây tê, giảm sưng và làm dịu cơn đau.

Hướng dẫn chườm đá:

  • Nằm sấp với tư thế thoải mái
  • Đặt túi đá lên khu vực bị tổn thương trong 20 phút
  • Lặp lại sau 2 đến 4 giờ đồng hồ.

Người bệnh có thể massage nhẹ nhàng với đá để tăng hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên cách này chỉ nên thực hiện từ 3 đến 5 phút để tránh gây bỏng nước đá.

+ Xoa bóp sâu

Để giảm đau và giảm co thắt cơ mông, người bệnh nên nằm nghỉ trên giường và tiến hành xoa bóp sâu vùng mông. Lực tác động từ ngón tay và bàn tay sẽ giúp khí huyết lưu thông, đả thông kinh mạch, thư giãn cơ xương, hỗ trợ giải nén dây thần kinh và giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra thường xuyên xoa bóp vùng mông còn giúp hạn chế tình trạng tê bì, cứng khớp, cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt cho người bệnh. Đồng thời đánh tan huyết ứ, loại bỏ vết bầm do chấn thương.

Hướng dẫn xoa bóp sâu vùng mông:

  • Thoa đều lên mông một ít tinh dầu thảo dược. Nên chọn tinh dầu gừng, tràm trà và bạc hà để tăng tác dụng giảm đau.
  • Ấn và xoa nhẹ nhàng trong 2 phút để làm ấm vùng mông
  • Nắn và bóp từ hông xuống đùi và từ bên này sang bên kia (trong 10 phút)
  • Chụm các đầu ngón tay và bắt đầu day và ấn (2 phút)
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Xoa bóp sâu
Xoa bóp sâu giúp thư giãn cơ xương, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ giải nén dây thần kinh và giảm đau cơ mông

+ Vận động, tập thể dục 

Để hạn chế và giảm đau cơ mông, người bệnh nên tập thể dục bằng cách bơi lội, đi bộ quanh nhà hoặc thực hiện những bài tập có cường độ thích hợp. Biện pháp này có tác dụng thư giãn khớp xương, tăng độ dẻo dai và duy trì chức năng cho các cơ. Đồng thời giảm căng cơ và giảm đau.

Ngoài ra vận động và tập thể dục mỗi ngày còn giúp người bệnh nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch, tăng cường sức mạnh và khối lượng cơ, duy trì khả năng vận động linh hoạt cho người bệnh.

+ Yoga

Một số bài tập yoga có tác dụng giảm căng và giảm đau cơ mông hiệu quả:

Bài tập Knee to Chest

Bài tập Knee to Chest giúp tăng cường sức cơ ở vùng hông, lưng và đùi. Đồng thời kéo giãn các khớp xương và giảm đau.

  • Nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng hai chân
  • Co một gối
  • Đan các ngón tay để ôm lấy đầu gối và kéo sát vào ngực hết mức có thể
  • Giữ nguyên tư thế từ 20 đến 30 giây
  • Thả lỏng
  • Thực hiện động tác với bên chân còn lại
  • Lặp lại từ 3 – 5 lần ở mỗi bên chân.
Bài tập Knee to Chest
Bài tập Knee to Chest

Bài tập Piriformis Stretch

Bài tập Piriformis Stretch giúp mở rộng hông, tăng cường sức cơ cho vùng mông và lưng dưới. Đồng thời giảm đau cơ mông do căng cơ và đau thần kinh tọa.

  • Nằm ngửa, hai đầu gối co lại, bàn chân đặt lên sàn
  • Bắt chéo chân phải lên chân trái sao cho mắt cá chân phải đặt lên đầu gối đối diện
  • Đan tay và đặt sau đùi trái
  • Dùng lực kéo hai chân về phía ngực cho đến khi thấy căng ở hông và mông
  • Giữ nguyên tư thế từ 20 đến 30 giây
  • Trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện động tác với bên chân còn lại
  • Lặp lại từ 3 – 5 lần ở mỗi bên chân.
Bài tập Piriformis Stretch
Bài tập Piriformis Stretch

Bài tập căng dây đai thần kinh đứng

Bài tập này giúp tăng tính linh hoạt cho hông và giảm đau cơ mông.

  • Đứng thẳng bên cạnh một bức tường
  • Bắt chéo chân gần nhất với tường và đặt chân này phía sau chân còn lại
  • Di chuyển hông và dựa về phía tường cho đến khi có cảm giác căng
  • Giữ nguyên tư thế từ 20 đến 30 giây
  • Thả lỏng và trở về tư thế ban đầu
  • Thực hiện động tác với bên chân còn lại
  • Lặp lại từ 3 lần ở mỗi bên chân.
Bài tập căng dây đai thần kinh đứng
Bài tập căng dây đai thần kinh đứng

Bài tập bắt cóc hông (Hip Abduction)

Hip Abduction giúp tăng cường sức mạnh của cơ mông và đùi ngoài. Đồng thời giảm đau hiệu quả.

  • Nằm nghiêng, thẳng chân
  • Dùng tay nâng đỡ đầu, tay còn lại chạm sàn để tạo điểm tựa
  • Từ từ nâng một chân lên 40 độ, đầu gối thẳng
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây
  • Hạ chân xuống
  • Lặp lại động tác 10 lần
  • Thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
Bài tập bắt cốc hông (Hip Abduction)
Bài tập bắt cóc hông (Hip Abduction)

Bài tập yoga tư thế chó chim

Bài tập yoga tư thế chó chim giúp giảm đau ở vùng mông và lưng dưới, tăng sức mạnh và duy trì tính linh hoạt.

  • Quỳ gối và chống hai tay xuống sàn, lưng – vai thẳng và khuỷu tay thẳng
  • Nâng cánh tay về phía trước, đồng thời nâng chân hướng ra sau để tạo đường thẳng từ bàn tay đến lưng và bàn chân
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 giây
  • Hạ chân và tay xuống
  • Lặp lại động tác 5 lần
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại.
Bài tập yoga tư thế chó chim
Bài tập yoga tư thế chó chim

2. Sử dụng thuốc

Để điều trị đau cơ mông, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Đối với những trường hợp đau nhẹ, người bệnh có thể dùng Paracetamol để cải thiện. Thuốc này có tác dụng hạ sốt, giảm đau nhanh và hiệu quả.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nếu không có đáp ứng với Paracetamol hoặc đau nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể dùng Ibuprofen, Aspirin hoặc Naproxen. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau (mức độ vừa) và hạ sốt không đặc hiệu.
  • Corticosteroid: Corticosteroid được dùng cho những trường hợp viêm và đau nặng. Thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, Corticosteroid có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này giúp loại bỏ vi khuẩn từ ổ áp xe và phòng ngừa tái phát. Đối với trường hợp này, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng trước và sau khi chích rạch dẫn lưu mủ.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được dùng để giảm đau cơ mông do căng cơ.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi đau cơ mông do ổ áp xe lớn, gai xương và hư hỏng đĩa đệm không thể phục hồi. Tùy thuộc vào mục đích điều trị, người bệnh sẽ được mổ hở hoặc mổ nội soi. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được yêu cần vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Phẫu thuật
Phẫu thuật được áp dụng cho trường hợp bị đau cơ mông do ổ áp xe lớn, gai xương và hư hỏng đĩa đệm không thể phục hồi

Loại bỏ triệu chứng, chặn đứng nguyên nhân đau cơ mông với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Theo thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, ngoài các nguyên nhân chấn thương, tính chất công việc thì đau cơ mông nghiên trọng thường do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp cột sống, trượt đốt sống, đau thần kinh tọa.

Tuân thủ nguyên tắc Y học cổ truyền, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Thuốc dân tộc với cơ chế điều trị ĐA CHIỀU chuyên sâu và hoàn chỉnh giúp LOẠI BỎ căn nguyên gây bệnh – CHẤM DỨT triệu chứng đau nhức  tê bì – BỒI BỔ can thận, phục hồi sụn khớp, tăng cường khả năng vận động. Bài thuốc phối chế 3 nhóm thuốc QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN, QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN, QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN với công dụng:

  • Điều trị căn nguyên gây đau cơ mông do các bệnh lý xương cơ khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa…
  • Giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, thông kinh hoạt lạc, điều trị triệu chứng đau nhức, tê bì
  • Bổ thận, sơ thông kinh lạc, dưỡng âm, bổ tỳ, ích khí, bồi bổ khí huyết, giảm chèn ép dây thần kinh tọa
  • Tăng cường tái tạo và phục hồi cơ xương khớp, phục hồi vận động.

Kết hợp với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang, người bệnh sẽ được các bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc tư vấn sử dụng cồn thảo dược, trị liệu châm cứu, bấm huyệt để tăng hiệu quả.

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang sở hữu bảng thành phần vàng kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Nhiều chủ dược là bí dược lần đầu tiên được ứng dụng như: Thau pinh, Phác mạy nghiến, Cây tào đông, Tầm gửi Kháo Cài, Thau pú lùa, Kê huyết đằng, Hầu vĩ tóc, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, ba kích, đương quy, xuyên khung, đẳng sâm, hoàng kỳ, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả… Dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ.

XEM NGAY: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Bảng thành phần Quốc dược Phục cốt khang sở hữu nhiều thảo dược quý hiếm

95% người bệnh không còn đau nhức, phục hồi vận động sau khi sử dụng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Nhờ hiệu quả vượt trội, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được VTV2  Chất lượng cuộc sống đưa tin là giải pháp hoàn chỉnh cho bệnh xương khớp và được đông đảo người bệnh phản hồi tốt.

Theo dõi phóng sự VTV2 qua video sau:

Người bệnh chia sẻ hiệu quả điều trị bệnh với bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

XEM NGAY: Phản hồi của người bệnh về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cơ mông nên để được điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh liên hệ trực tiếp với CHUYÊN GIA XƯƠNG KHỚP đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn phác đồ phù hợp nhất.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0987 173 258

Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P. 2, Q. Phú Nhuận. SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0961 825 886

Website: thuocdantoc.org | Fanpage: 

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN, HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NHANH NHẤT

Nên đọc:

Bài thuốc xương khớp nổi danh VTV2 đưa tin, nghệ sĩ Phú Thăng và nhiều người bệnh tin dùng

Trung tâm Thuốc dân tộc điều trị bệnh xương khớp có tốt không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua