Đau Cổ Chân Khi Đi Bộ, Chạy Bộ Nhiều và Cách Xử Lý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau cổ chân khi đi bộ có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ hạn chế khả năng chuyển động. Do đó, điều quan trọng là xác định các nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Đau cổ chân khi đi bộ
Đau cổ chân khi đi bộ có thể là do lạm dụng, chấn thương hoặc các bệnh lý khác gây ra

Nguyên nhân gây đau cổ chân khi đi bộ

Cổ chân là một nhóm phức tạp bao gồm xương, gân, dây chằng, các sụn, hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng cơ thể khi đứng, đi bộ và chạy. Cổ chân có thể bị tổn thương trong quá trình vận động, tập luyện thể thể hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Trong trường hợp người bệnh bị đau cổ chân khi đi hoặc chạy bộ, các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Bệnh lý tiềm ẩn

Có một số điều kiện sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cổ chân và dẫn đến tình trạng đau đớn khi đi bộ, chẳng hạn như:

Tự nhiên bị đau khớp cổ chân
Đau cổ chân có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp
  • Bệnh gout: Bệnh gout là một loại bệnh viêm khớp, xảy ra khi axit uric không thể hòa tan vào máu như bình thường. Thay vào sẽ tích tụ trong các khớp, dẫn đến đau đớn. Cơn đau thường ảnh hưởng đến ngón chân cái đầu tiên, sau đó lan rộng đến cổ chân, gót chân và các khớp khác.
  • Bệnh giả gout: Tình trạng này dẫn đến sự hình thành các tinh thể trong niêm mạc khớp, từ đó gây ra các cơn đau đớn và viêm khớp nghiêm trọng. Tương tự như bệnh gout, bệnh giả gout cũng có thể dẫn đến tình trạng đau đớn cổ chân khi đứng, đi bộ hoặc chạy bộ.
  • Viêm xương khớp (OA): Viêm xương khớp hay thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra khi các sụn trong khớp bị phá hủy. Điều này có thể dẫn đến đau cổ chân khi đi bộ, đứng lâu hoặc chạy. Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn ở người lớn tuổi, thừa cân hoặc đã từng bị thương ở cổ chân.
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn gây ra tình trạng viêm mãn tính ở các khớp và mô xung quanh các khớp bị ảnh hưởng. Dạng viêm khớp này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm khớp mắt cá chân, và xảy ra ở hai bên cơ thể.
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Các tổn thương dây thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến tình trạng đau mắt cá chân khi đi bộ. Tổn thương thần kinh có thể là do khối u, chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác trong cơ thể.

2. Chấn thương

Chấn thương cổ chân có thể xảy ra trong các hoạt động thể chất bình thường nào, bao gồm đi bộ và chạy bộ. Các chấn thương có thể dẫn đến đau cổ chân bao gồm:

Bị đau cổ chân khi đá bóng
Các chấn thương như bong gân hoặc căng cơ là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ chân khi đi bộ
  • Bầm tím: Nếu bị va chạm mạnh vào mắt cá chân, chẳng hạn như bị đá, có thể dẫn đến đau đớn khi đi bộ. Thông thường, cơn đau do loại chấn thương này có thể tự biến mất sau hai đến ba tuần mà không cần điều trị.
  • Bong gân hoặc căng cơ: Bong gân và căng cơ có thể xảy ra do chấn thương các mô mềm, chẳng hạn như dây chằng hoặc gân, ở cổ chân. Thông thường bong gân và căng cơ có thể tự lành sau vài tuần mà không cần điều trị.
  • Gãy xương hoặc nứt xương: Gãy xương hoặc nứt xương ở khớp cổ chân có thể dẫn đến đau đớn dữ dội khi đi bộ. Các triệu chứng khác bao gồm sưng, đỏ hoặc mất cảm giác ở các ngón chân. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để các triệu chứng lành lại hoàn toàn và thông thường người bệnh cần đến bệnh viện để được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, gãy xương cũng có thể dẫn đến viêm khớp cổ chân trong tương lai nếu không được chăm sóc phù hợp.

3. Nguyên nhân đau phía sau cổ chân khi đi bộ

Đau ở mặt sau của cổ chân khi đi bộ tương tự như đau ở bất cứ bộ phận nào của mắt cá chân. Tuy nhiên, có một số điều kiện cụ thể có thể làm tăng nguy cơ đau ở phía sau mắt cá chân, chẳng hạn như:

– Đứt gân gót chân

Đứt gân gót chân thường xảy ra trong một hoạt động hoặc một môn thể thao mạnh khiến gân bị tổn thương, đứt hoặc rách toát ra. Đứt gân cũng xảy ra do ngã, bước vào khoảng trống (chẳng hạn như hụt chân cầu thang) hoặc đi bộ và chạy trên một bề mặt không bằng phẳng.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau gót chân khi đứng, đi bộ, chạy hoặc di chuyển chân
  • Đau và sưng gần gót chân
  • Đau bắp chân
  • Không có khả năng chịu lực trên các ngón chân
Bị đau phía sau cổ chân
Bị đau phía sau cổ chân có thể là do tổn thương dây chằng gót chân hoặc viêm bao hoạt dịch 

– Viêm bao hoạt dịch gót chân

Bao hoạt dịch là một túi chứa đầy chất lỏng hoạt động như một túi giảm xóc xung quanh khớp. Có một bao hoạt dịch ở sau cổ chân và gót chân, giúp bảo vệ gân gót chân. Viêm bao hoạt dịch gót chân có thể xảy ra trong các hoạt động quá mức hoặc gắng sức.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau ở gót chân
  • Đau khi đứng trên các ngón chân
  • Da ở phía sau cổ chân bị sưng đỏ, căng

– Viêm gân gót chân 

Viêm gân gót chân xảy ra do lạm dụng, căng thẳng quá mức khiến các dây kết nối cơ bắp chân và xương gót chân bị kéo căng, dẫn đến viêm. Các triệu chứng bao gồm:

  • Cứng cổ chân
  • Đau cổ chân khi đi bộ hoặc chạy
  • Đau nhẹ hoặc nặng ở mắt cá chân và bắp chân

Đau cổ chân khi đi bộ phải làm sao?

Đau cổ chân khi đi bộ thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp viêm khớp hoặc liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

1. Chăm sóc tại nhà

Có nhiều biện pháp chăm sóc tại nhà có thể cải thiện các triệu chứng đau cổ chân khi đi bộ, chẳng hạn như:

Mới chạy bộ bị đau chân
Chườm lạnh là cách cải thiện cơn đau cổ chân hiệu quả và đơn giản nhất
  • Cố định cổ chân: Người bệnh có thể sử dụng băng thun co giãn hoặc nẹp chuyên dụng để cố định cổ chân. Điều này có thể giúp cổ chân ổn định, hạn chế các chấn thương không mong muốn.
  • Sử dụng miếng lót chỉnh hình: Các miếng loét chỉnh hình giúp điều chỉnh và định hình bàn chân, cải thiện các cơn đau cũng như hỗ trợ ổn định cơ thể khi di chuyển.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên cổ chân có thể làm tê các dây thần kinh, giúp thư giãn và ngăn ngừa cơn đau hiệu quả.
  • Nâng cao chân khi nằm: Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim, giúp giảm sưng và đau.

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp đau cổ chân khi đi bộ liên quan đến bệnh lý, người bệnh có thể cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

cách chữa đau cổ chân khi đá bóng
Sử dụng thuốc điều trị đau cổ chân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Có một số loại thuốc giảm đau và giảm viêm cổ chân không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Chọc hút dịch khớp: Nếu bị viêm bao hoạt dịch cổ chân, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút dịch khớp để cải thiện cơn đau. Bác sĩ sẽ đưa kim vào khớp để loại bỏ các chất lỏng dư thừa, giúp giảm sưng tấy.
  • Vật lý trị liệu: Một chương trình vật lý trị liệu có thể cải thiện tính linh hoạt và tăng cường hỗ trợ cổ chân để tránh các cơn đau khi đi hoặc chạy. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể lên kế hoạch tập luyện phù hợp với từng người bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự kéo giãn cơ tại nhà, tuy nhiên cần lưu ý đến kỹ thuật để tránh các chấn thương không mong muốn.
  • Tiêm steroid: Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm cortisone làm giảm viêm và đau. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng kim để tiêm thuốc chống viêm trực tiếp vào khớp cổ chân.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cổ chân thường không phổ biến và chỉ được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng. Có nhiều loại thủ thuật phẫu thuật cổ chân được sử dụng để phục hồi dây chằng hoặc gân bị rách và cải thiện các cơn đau. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp cổ chân để giảm đau và phục hồi chức năng.

Phòng ngừa đau cổ chân khi đi bộ

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây đau cổ chân khi đi bộ, tuy nhiên người bệnh có thể giữ cho xương, dây chằng và gân khỏe mạnh bằng cách duy trì sức khỏe tốt. Để ngăn ngừa chấn thương cổ chân, người bệnh cần lưu ý:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Trọng lượng quá mức sẽ gây áp lực dư thừa lên các khớp, bao gồm cả cổ chân và gây đau.
  • Tăng cường các cơ khác: Bằng cách giữ cho các cơ khác khỏe có thể hỗ trợ cổ chân và giảm nguy cơ chấn thương.
  • Ngừng các hoạt động gây đau: Đừng bỏ qua các cơn đau nhẹ ở cổ chân khi đi bộ hoặc chạy bộ. Nếu một chuyển động hoặc hoạt động không thoải mái, hãy dừng lại và nghỉ ngơi, đến bệnh viện nếu cơn đau không thuyên giảm. Tiếp tục tập luyện khi cơn đau xuất hiện có thể khiến chấn thương trở nên trầm trọng hơn.
  • Khởi động đúng cách: Duỗi người trước khi tập thể dục có thể giúp cơ bắp và các mô mềm (như dây chằng và gân) ít bị tổn thương hơn. Thư giãn và thả lỏng sau khi tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa các chấn thương hiệu quả.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Đau cổ chân thường không nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra đến bệnh viện ngay khi nếu nhận thấy các triệu chứng như:

  • Cơn đau không biến mất sau hai đến ba ngày điều trị tại nhà
  • Đau đớn nghiêm trọng và sưng đột ngột
  • Cổ chân có màu đỏ, sưng, ấm khi chạm vào hoặc người bệnh bị sốt
  • Không thể đứng hoặc chịu trọng lượng cơ thể

Đau cổ chân khi đi bộ có thể là dấu hiệu của chấn thương và nhiều tình trạng bệnh lý khác. Hầu hết cơn đau không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như kê cao chân và nghỉ ngơi nhiều. Tuy nhiên các cơn đau nghiêm trọng có thể cần được điều trị y tế hoặc phẫu thuật. Do đó, nếu cơn đau kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua