Hiện Tượng Đau Buốt Thắt Lưng Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Mai | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau buốt thắt lưng có thể ảnh hưởng đến hơn 80% người trưởng thành và người cao tuổi. Cơn đau này thường được mô tả là nhức nhối, ê ẩm, kéo dài, tuy nhiên đôi khi cơn đau cũng được mô tả như dao hoặc vật sắc nhọn đâm vào vùng thắt lưng. 

Các triệu chứng đi kèm đau buốt thắt lưng

Đau buốt thắt lưng có thể xảy ra do các chấn thương đột ngột, chẳng hạn như gãy cột sống thắt lưng, bong gân hoặc các vấn đề như đau thần kinh tọa hoặc các tổn thương đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Cơn đau buốt có thể xuyên qua da, thường liên quan đến một số cử động đơn giản, chẳng hạn như xoay người hoặc khi người bệnh nâng các vật nặng.

Đau buốt thắt lưng
Đau buốt thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các thói quen hàng ngày của người bệnh

Cơn đau thắt lưng thường được mô tả như có luồng điện chạy dọc hoặc như dao cắt vào cột sống. Hầu hết các cơn đau đều rất khó chịu và dữ dội, thậm chí khiến người bệnh không thể đứng thẳng hoặc thực hiện các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đau buốt lưng dưới có thể đi kèm với một hoặc nhiều đặc trưng như sau:

  • Giảm chuyển động lưng: Đau buốt lưng thường liên quan đến sự căng thẳng và có thắt các cơ ở xung quanh, gây ra cứng và giảm phạm vi chuyển động.
  • Đau lan tỏa: Nếu các nguyên nhân gây đau buốt lưng ảnh hưởng đến các rễ thần kinh cột sống, cơn đau có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ thắt lưng và lan đến chân thông qua dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Các triệu chứng thần kinh: Đau thắt lưng do kích thích hoặc chèn ép các dây thần kinh có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, chẳng hạn như ngứa ran, tê bì chân tay, cảm giác châm chích hoặc yếu ở chân.

Các triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc được cải thiện bởi các tư thế hoạt động, chẳng hạn như ngồi, đứng, đi bộ và nằm. Thông thường tình trạng đau buốt thắt lưng có thể được cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng, tuy nhiên tình trạng suy nhược có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh trong một thời gian.

Nguyên nhân nào gây đau buốt thắt lưng?

Đau buốt thắt lưng có thể là cấp tính hoặc mãn tính, xảy ra ở đốt sống L1 đến khu vực đĩa đệm L5 – S1. Các cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo các chuyên gia, đau buốt thắt lưng không phải là bệnh mà là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý cũng như vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:

1. Căng cơ

Căng cơ lưng là một chấn thương xảy ra khi các sợi gân, cơ bắp bị lạm dụng quá mức, dẫn đến rách và viêm. Khi ảnh hưởng đến thắt lưng, tình trạng này sẽ dẫn đến những cơn đau buốt dữ dội. Cơn đau có thể lan tỏa xuống mông và kéo dài đến mặt sau của một hoặc hai chân.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ
Căng cơ xảy ra khi lạm dụng quá mức hoặc sử dụng cơ lưng không đúng tư thế

Các triệu chứng căng cơ khác bao gồm:

  • Cứng thắt lưng
  • Co thắt cơ bắp
  • Khó khăn khi di chuyển
  • Đau đớn dữ dội khi thay đổi từ tư thế ngồi sang đứng hoặc đứng sang ngồi

Cơn đau buốt lưng có thể thuyên giảm khi ngả người có sự hỗ trợ lưng hoặc nằm xuống và kê cao đầu gối. Ngoài ra, chườm nóng / lạnh và nghỉ ngơi đầy đủ cũng có thể cải thiện cơn đau này.

2. Bong gân thắt lưng

Bong gân lưng dưới xảy ra khi các dây chằng (các dải mô cứng kết nối xương) bị tổn thương. Tình trạng này có thể xảy ra do kéo căng hoặc rách dây chằng, thường xảy ra do té ngã hoặc bị tấn công vào thắt lưng, khiến các đốt sống dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường và gây tổn thương dây chằng.

Bong gân có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Bầm tím
  • Sưng tấy
  • Cột sống không ổn định
  • Đau đớn khi cử động
  • Co thắt cơ

Bong gân thường không nghiêm trọng, có thể được cải thiện trong vài tuần. Người bệnh có thể thường xuyên chườm đá, chườm nóng và sử dụng thuốc chống viêm để kiểm soát các cơn đau.

3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đĩa đệm cột sống hoạt động như một bộ phận giảm xóc, cho phép cột sống chuyển động linh hoạt. Nếu các đĩa đệm bị thoát vị, nhân nhầy bên trong có thể thoát ra, gây kích ứng, viêm, chèn ép các rễ thần kinh cột sống và dẫn đến nhiều đợt viêm cấp tính.

Hội chứng đau thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau nhói lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể dẫn đến một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Đau thắt lưng cấp tính
  • Cứng thắt lưng và hạn chế khả năng vận động
  • Đau nghiêm trọng hơn trong một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như nâng vật nặng hoặc tập thể dục gắng sức
  • Có cảm giác bóng rát ở mông, đùi hoặc bắp chân
  • Đau nhói hoặc đau âm ỉ dọc theo bên ngoài hoặc bên dưới bàn chân
  • Yếu, tê hoặc ngứa ran ở chân

Khi cơn đau buốt thắt lưng bắt nguồn từ các rễ thần kinh tọa (L4 đến S3) được gọi là đau thần kinh tọa.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc chống viêm và thực hiện các bài tập kéo dài. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được điều trị y tế, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

4. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, kéo dài từ thắt lưng đến mông và chân. Khi các tổn thương ở thắt lưng, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, gây áp lực lên dây thần kinh tọa, dẫn đến đau buốt thắt lưng và kèm theo những cơn đau lan xuống chân.

Tình trạng này được gọi là đau thần kinh tọa và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể.

Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Đau từ nhẹ đến dữ dội
  • Có cảm giác nóng rát hoặc ê buốt ở vùng thắt lưng, mông, đùi
  • Cảm giác đau như điện giật
  • Tê và ngứa ran
  • Đau chân

Trong một số trường hợp, đau thần kinh có thể do khối u nang hoặc khối u xương chèn ép lên các dây thần kinh. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân cơ bản để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

5. Gãy nén cột sống

Gãy nén cột sống hoặc gãy xẹp đốt sống, gãy xương do áp lực, xảy ra khi các đốt sống bị tổn thương do các tác động ngoại lực. Điều này thường gặp trong các chấn thương cột sống, chẳng hạn như té ngã hoặc tư thế xấu gây áp lực lên cột sống trong thời gian dài.

Bị đau lưng dưới gần mông
Gãy xẹp đốt sống xảy ra do áp lực tác động lên các đốt sống trong một thời gian dài

Ở người lớn tuổi, gãy cột sống thường liên quan đến chứng loãng xương. Tuy nhiên tình trạng này thường không gây ra triệu chứng ngay lập tức. Thay vào đó, người bệnh có thể bị đau buốt lưng dưới âm ỉ trong một thời gian.

Gãy cột sống có xu hướng dẫn đến những cơn đau thắt lưng khi người bệnh đang đứng, hoặc đứng lên ngồi xuống bị đau lưng.

Gãy nén đốt sống có thể được cải thiện bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, nẹp cột sống và rèn luyện sức khỏe tổng thể. Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật tạo hình đốt sống để phục hồi sự linh hoạt của cột sống.

6. Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac

Khớp Sacroiliac là khớp nối đáy cột sống với xương chậu. Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac có thể dẫn đến một số đặc trưng như:

  • Cảm giác đau nhói ở thắt lưng, đau như điện giật hoặc dao cắt ảnh hưởng đến lưng dưới và mông
  • Cảm giác bỏng rát dọc theo mặt sau của đùi
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi thay đổi từ tư thế đứng sang ngồi, leo cầu thang hoặc nằm nghiêng ở vị trí bị ảnh hưởng

Các loại thuốc giảm đau kết hợp với việc điều chỉnh tư thế và các bài tập tăng cường khớp sacroiliac có thể giúp cải thiện các cơn đau cấp tính. Đôi khi người bệnh có thể cần điều trị y tế, bao gồm phẫu thuật, để cải thiện các triệu chứng nghiêm trọng.

7. Nhiễm trùng cột sống

Nhiễm trùng cột sống, chẳng hạn như viêm tủy xương hoặc lao cột sống, có thể gây đau buốt thắt lưng. Nhiễm trùng thường phổ biến ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Bị đau cột sống lưng dưới
Nhiễm trùng cột sống có thể gây đau buốt ở thắt lưng, thường xảy ra ở người có hệ thống miễn dịch suy giảm

Đôi khi người bệnh cũng có thể phát triển một khối áp xe trên tủy sống, mặc dù tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Khi khối áp xe phát triển đến một kích thước nhất định, có thể bắt đầu gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh và dẫn đến đau buốt.

Nhiễm trùng cột sống có thể dẫn đến cơn đau buốt lan đến cánh tay và chân. Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Co thắt cơ bắp
  • Cứng cột sống thắt lưng
  • Mất sự kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Sốt

8. Chứng phình động mạch chủ bụng

Động mạch chủ bụng chạy thẳng xuống giữa cơ thể. Phình động mạch chủ bụng xảy ra khi động mạch chủ suy yếu và bị phình ra tại một vị trí nào đó. Tình trạng này có thể xảy ra dần dần theo thời gian hoặc xuất hiện một cách đột ngột.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau buốt ở thắt lưng một cách đột ngột hoặc dữ dội
  • Đau ở ở bụng hoặc một bên bụng
  • Có cảm giác đau đớn ở xung quanh bụng

9. Đau buốt thắt lưng do nguyên nhân nội tạng

Đau buốt thắt lưng có thể xảy ra do một tình trạng viêm hoặc kích ứng hoặc nhiễm trùng ở cơ quan nội tạng. Các cơ quan nội tạng ở vùng lưng giữa và vùng bụng hoặc vùng chậu có thể dẫn đến áp lực, đau nhói, đau buốt ở lưng dưới hoặc đau xung quanh khu vực thắt lưng.

Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ trẻ
Sỏi thận, nhiễm trùng thận và một số bệnh nội tạng khác có thể dẫn đến các cơn đau ở thắt lưng

Cụ thể các tổn thương nội tạng có thể gây đau buốt thắt lưng bao gồm:

  • Sỏi thận: Sỏi thận dẫn đến những cơn đau thắt lưng cấp tính khi những viên sỏi di chuyển bên trong thận hoặc niệu quản. Cơn đau nhói thường khu trú ở bên trái hoặc bên phải thắt lưng, tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng.
  • Nhiễm trùng thận: Nhiễm trùng thường bắt đầu từ tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, dẫn đến viêm và đau ở vùng lưng dưới bên trái hoặc bên phải, tùy thuộc vào thận bị ảnh hưởng.
  • Viêm loét đại tràng: Viêm hoặc tổn thương ở đại tràng có thể dẫn đến đau quặn bụng và đau buốt thắt lưng ở một hoặc cả hai bên lưng.
  • Viêm tụy: Đau thắt lưng dưới bên trái có thể là dấu hiệu bị viêm tuyến tụy. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau thượng vị.
  • Viêm ruột thừa: Ruột thừa có thể bị viêm, dẫn đến đau nhói ở vùng bụng trên bên trên và vùng thắt lưng.

Ở phụ nữ các cơn đau buốt thắt lưng có thể liên quan đến một số bệnh phụ khoa, chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cũng hoặc mang thai ngoài tử cung.

Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro liên quan đến lối sống có thể dẫn đến đau đớn ở thắt lưng, chẳng hạn như:

  • Trọng lượng cơ thể dư thừa
  • Thường xuyên thực hiện động tác uốn cong hoặc vặn lưng dưới
  • Nâng và đặt vật nặng sai cách
  • Ngồi hoặc đứng cùng một vị trí trong một thời gian dài
  • Lối sống ít vận động
  • Hút thuốc lá

Đau buốt thắt lưng là một tình trạng phổ biến, có thể là do căng cơ, bong gân hoặc các bệnh xương khớp. Hầu hết các cơn đau không nghiêm trọng và có thể tự khỏi, tuy nhiên những cơn đau nghiêm trọng có thể cần đến bệnh viện hoặc điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đau buốt thắt lưng có nguy hiểm không?

Đau buốt ở thắt lưng thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện. Tuy nhiên đôi khi đau thắt lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Đau đớn không thể kiểm soát hoặc không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc nhu động ruột
  • Són tiểu kèm theo đau buốt thắt lưng
  • Tê hoặc bị châm chích lưng dưới, mông hoặc chân
  • Đau nhói ở vùng háng hoặc mông
  • Yếu ở chân

Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng đau buốt thắt lưng có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Đau thắt mãn tính, nghiêm trọng theo thời gian và không thể phục hồi
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa, gây mất kiểm soát khả năng đại tiểu tiện
  • Teo cơ, tàn phế, hạn chế khả năng vận động ở các cơ
  • Chẩn đoán và điều trị sớm là điều cực kỳ quan trọng để cải thiện trình trạng đau buốt thắt lưng.

Chẩn đoán đau buốt thắt lưng như thế nào?

Để chẩn đoán nguyên nhân gây buốt lưng dưới, bác sĩ có thể xem xét các triệu chứng và yêu cầu người bệnh mô tả cơn đau đang gặp phải. Đôi khi bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh thực hiện các cử động nhẹ để đánh giá tình trạng mất cân bằng hoặc suy nhược cơ thể.

Bị đau lưng dưới gần mông ở nam giới
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng ở lưng để xác định nguyên nhân gây dau

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như:

Điều trị đau buốt thắt lưng như thế nào?

Các biện pháp điều trị đau buốt thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Điều trị cũng phụ thuộc vào cơn đau là cấp tính hay mãn tính.

Có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để điều trị đau buốt thắt lưng, chẳng hạn như:

1. Tự chăm sóc

Các phương pháp tự chăm sóc tại nhà hiệu quả đối với các cơn đau nhẹ, cấp tính do căng cơ, lạm dụng hoặc chấn thương do va chạm. Các phương pháp tự chăm sóc bao gồm:

đau buốt thắt lưng phải làm sao
Thay đổi các thói quen hoạt động hàng ngày có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau
  • Nghỉ ngơi ngắn: Có nhiều cơn đau buốt lưng có thể cải thiện bằng cách tránh các hoạt động quá sức trong một thời gian. Người  bệnh có thể nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày để cơ lưng có thời gian phục hồi, tuy nhiên không nghỉ ngơi quá lâu, điều này có thể dẫn đến giãn cơ.
  • Thay đổi hoạt động: Tránh các hoạt động có thể làm trầm trọng thêm cơn đau thắt lưng, chẳng hạn như ngồi nhiều hoặc uốn cong thắt lưng. Điều này có thể cải thiện cơn đau cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
  • Chườm nóng: Chườm nóng có thể làm giãn các cơ, cải thiện lưu lượng máu lưu thông. Tăng cường lưu lượng máu có thể mang các chất dinh dưỡng và oxy đến khắp cơ thể để chữa lành tổn thương và giúp thắt lưng luôn khỏe mạnh.
  • Chườm lạnh: Nếu vùng thắt lưng bị viêm, người bệnh có thể chườm đá để giảm sưng và ngăn ngừa cơn đau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen có thể hỗ trợ chống viêm và cải thiện cơn đau nhói lưng. Bên cạnh đó, acetaminophen có thể cải thiện cơn đau bằng cách can thiệp vào các tín hiệu cơn đau được gửi đến não.

Các phương pháp tự chăm sóc phù hợp cho các cơn đau nhẹ và mới vừa bùng phát. Tuy nhiên các phương pháp và thuốc không có thể tiềm ẩn một số rủi ro không mong muốn, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Điều trị y tế không phẫu thuật

Mục tiêu của phương pháp điều trị y tế không phẫu thuật bao gồm giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng cột sống. Thông thương bác sĩ có thể đề nghị các chương trình vật lý trị liệu, thuốc giảm đau theo toa hoặc các phương pháp điều trị khác.

Đau ngang thắt lưng
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của người bệnh để tránh các tác dụng phụ không mong muốn

Các phương pháp điều trị đau buốt thắt lưng không phẫu thuật bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ: Thuốc hoạt động như một chất ức chế hệ thống thần kinh trung ương, tăng cường khả năng vận động, giảm đau lưng và chống co thắt cơ.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả đối với các cơn đau nghiêm trọng. Tuy nhiên thuộc chỉ được sử dụng ngắn hạn và dưới sự chỉ định của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Nẹp lưng: Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị nẹp lưng để tạo sự thoải mái và giảm đau. Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng nẹp có thể tăng cường khả năng đàn hồi, tăng tốc độ chữa lành và giảm đau lưng.
  • Tiêm steroid ngoài màng cứng: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm steroid trực tiếp vào màng cứng, màng bao quanh tủy sống để giảm viêm và đau tạm thời.

Các phương pháp điều trị nội khoa thường kết hợp với các biện pháp khác, chẳng hạn như vật lý trị liệu để tăng cường hiệu quả điều trị.

3. Phương pháp điều trị khác

Có một số phương pháp chăm sóc thay thế có thể cải thiện các cơn đau buốt thắt lưng, chẳng hạn như:

Bị đau ở thắt lưng bên phải
Châm cứu có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau thắt lưng hiệu quả
  • Nắn chỉnh cột sống: Bác sĩ nắn chỉnh khớp xương có thể thực hiện các điều chỉnh vật lý ở cột sống để cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau và khó chịu. Các phương pháp này có thể mang lại hiệu quả giảm đau rõ rệt ở một số người bệnh.
  • Châm cứu: Theo y học cổ truyền, châm cứu có thể điều chỉnh năng lượng trong cơ thể, giúp giảm đau và khó chịu. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một cây kim mỏng để chèn vào các huyệt đạo, hỗ trợ giảm đau.
  • Liệu pháp xoa bóp massage: Phương pháp này có thể giảm đau cơ, tăng cường lưu lượng máu đến vùng thắt lưng, tăng cường chất dinh dưỡng đến vùng thắt lưng và tăng cường khả năng chữa lành các tổn thương.
  • Thiền và chánh niệm: Thiền có thể mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện cơn đau, giảm trầm cảm, lo lắng và một số vấn đề về giấc ngủ. Các kỹ thuật thiền định bao gồm hít thở sâu đến chánh niệm thay đổi trọng tâm cơ thể. Trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định cho tình trạng đau buốt thắt lưng nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp tự điều trị tại nhà trong 6 – 12 tuần. Một số yếu tố cần kiểm tra trước khi thực hiện phẫu thuật bao gồm:

  • Mất khả năng hoạt động
  • Khả năng hồi phục và các rủi ro liên quan
  • Sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh

Sau phẫu thuật người bệnh có thể cần nghỉ ngơi một thời gian, kết hợp vật lý trị liệu phù hợp để cột sống phục hồi hoàn toàn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa đau buốt thắt lưng

Để hạn chế tình trạng đau buốt thắt lưng tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Giảm thời gian ngồi
  • Giữa tư thế tốt khi ngồi  và đứng
  • Nâng và đặt vật nặng đúng cách
  • Ngủ trên đệm có hỗ trợ
  • Tăng cường sức mạnh cơ lưng và cơ bụng
  • Tránh nằm sấp khi ngủ
  • Tập thể dục đúng cách, tránh các hoạt động mạnh hoặc tác động đến thắt lưng
  • Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu tập thể dục

Đau buốt thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua