Đau bụng dưới và đau lưng là bị gì? Có phải mang thai?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đau bụng dưới và đau lưng là các triệu chứng rất phổ biến ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra. Cần theo dõi các biểu hiện đi kèm để nắm được căn nguyên và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

đau bụng dưới và đau lưng
Đau bụng dưới và đau lưng là các triệu chứng thường gặp ở nữ giới liên quan tới nhiều nguyên nhân

Đau bụng dưới và đau lưng là bị gì?

Đau bụng dưới và đau lưng là các triệu chứng có xu hướng đi kèm với nhau, thường gặp ở nữ giới. Nó có thể là do chu kỳ kinh nguyệt hoặc là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe bất thường.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng dưới và đau lưng:

1. Chu kỳ kinh nguyệt

Khi tới kỳ hành kinh, tử cung của nữ giới sẽ phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh nguyệt ra bên ngoài. Điều này có thể khiến cho các cơn đau bụng dưới đi kèm với đau lưng phát sinh.

Đau bụng dưới và đau lưng ở kỳ hành kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới. Mức độ đau phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa của mỗi người. Các cơn đau này chính là triệu chứng tiền kinh nguyệt, báo hiệu kỳ kinh đang cận kề.

2. U xơ tử cung

Đau bụng dưới và đau lưng đi kèm với nhau có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các khối u nhỏ mọc đơn lẻ bên trong tử cung với kích thước đa dạng.

Thông thường các khối u này là lành tính nhưng nếu không can thiệp điều trị thì các biến chứng nguy hiểm sẽ rất dễ xảy ra. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên bệnh có xu hướng phát triển ở chị em bị béo phì, quan hệ tình dục sớm hay rối loạn nồng độ estrogen.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau bụng dưới, vùng xương chậu và đau lưng
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
  • Bí tiểu, khó tiểu
  • Cứng bụng, sờ nắn có thể thấy khối u

3. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng đề cập tới sự xuất hiện của khác khối u nang bất thường bên trong buồng trứng. Nguyên nhân chính được xác định là do sự tích tụ dịch tiết bất thường hay do sự phát triển của các khối cấu tạo vốn không nằm bên trong buồng trứng.

Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở nữ giới có hàm lượng hCG trong cơ thể dư thừa, nang trứng kém phát triển hay do hormone luteinizing kích thích lên buồng trứng. Đa phần các khối u nang là lành tính nhưng trong một số trường hợp vẫn có nguy cơ phát sinh biến chứng. Lúc này cần cắt bỏ để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

vì sao bị đau bụng dưới và đau lưng
U nang buồng trứng có thể gây đau bụng dưới và đau lưng

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ra khí hư bất thường
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Đau bụng dưới, thắt lưng và vùng chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Bí tiểu hoặc đi tiểu liên tục
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân

4. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu đề cập đến tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở cơ quan sinh sản của nữ giới như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng… Nguyên nhân chính gây bệnh được xác định là do quan hệ tình dục khi đang bị viêm nhiễm vùng kín.

Bệnh lý này có mức độ nghiêm trọng cao, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản. Với các trường hợp nhẹ thường được điều trị bằng kháng sinh nhưng đôi khi có thể cần can thiệp ngoại khoa khi bệnh tiến triển nặng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau âm ỉ ở bụng dưới và đau vùng thắt lưng
  • Khí hư ra nhiều, bất thường về màu và mùi
  • Đau rát khi quan hệ tình dụng
  • Mệt mỏi, sốt cao và ớn lạnh

5. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là một bệnh phụ khoa tương đối phổ biến ở phụ nữ tuổi sinh sản. Số liệu thống kê ghi nhận, ở nước ta có khoảng 30% phụ nữ bị viêm cổ tử cụng. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm kích hoạt ở bên ngoài tử cung.

đau bụng dưới và đau lưng là bị gì
Đau bụng dưới và đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây bệnh thường do vệ sinh vùng kín sai cách, dị ứng với bao cao su, chất bôi trơn, quan hệ tình dục mạnh bạo… Nêu sớm phát hiện thì bệnh viêm cổ tử cung có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ra khí hư bất thường, có mùi hôi khó chịu
  • Đau cơ, đau bụng dưới lan ra cả hông lưng
  • Đau khi quan hệ tình dục hay khi đi tiểu
  • Suy giảm ham muốn tình dục

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là bệnh lý tương đối phổ biến gây đau bụng dưới và đau lưng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nữ giới ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính được xác định là do viêm nhiễm lan từ âm đạo hay hậu môn lên hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang hay thận.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu đục, lẫn máu và có mùi hôi
  • Sốt, ớn lạnh, buồn nôn
  • Đau bụng dưới, vùng chậu và đau lưng

7. Các bệnh xương khớp

Trong một số trường hợp, đau bụng dưới và đau lưng có thể là hệ quả khi mắc các bệnh về cơ xương khớp. Phổ biến là:

– Thoái hóa cột sống thắt lưng:

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng không chỉ gây đau lưng mà còn có thể khiến cho người bệnh bị đau ở vùng bụng dưới. Đây là bệnh cơ xương khớp phổ biến ở nữ giới khoảng từ 35 tuổi trở lên. Bởi lúc này, quá trình lão hóa của cơ thể đã bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Ngoài gây đau nhức và khó chịu thì bệnh còn làm giảm chức năng vận động. Người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn giải pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng với thảo dược an toàn, hiệu quả tận gốc. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

bệnh gây đau bụng dưới và đau lưng
Các bệnh về cột sống ngoài gây đau lưng thì có thể gây đau bụng dưới

– Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:

Khi đĩa đệm bị phồng lồi hay nứt rách thì phần nhân nhầy bên trong có thể thoát ra ngoài. Từ đó gây chèn ép lên tủy sống và các rễ dây thần kinh. Cơn đau không chỉ ảnh hưởng đến vùng lưng mà còn lan tỏa ra cả hông và bụng dưới. Nếu không sớm điều trị thì có thể dẫn tới viêm cột sống, đau thần kinh tỏa, giảm chức năng vận động…

THAM KHẢO: Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm TOÀN DIỆN hiệu quả dứt điểm chỉ sau 1 LIỆU TRÌNH, không lo tác dụng phụ

– Gai cột sống lưng:

Bệnh gai cột sống có xu hướng phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên hoặc lớn hơn. Bệnh thường xảy ra khi có tình trạng lắng đọng canxi khiến các mỏm xương bất thường mọc lồi ra tại thân và bên ngoài cột sống. Cơn đau do bệnh gai cột sống lưng gây ra có thể kích hoạt đột ngột, dữ dội và ảnh hưởng trên diện rộng.

8. Viêm tụy

Tuyến tụy là một cơ quan lớn nằm ở ngay phía sau dạ dày và vắt qua cột sống thắt lưng. Bệnh viêm tụy có xu hướng xảy ra ở những người bị sỏi mật, rối loạn chuyển hóa, mắc bệnh tự miễn, chấn thương hay lạm dụng rượu bia.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau dữ dội lan tỏa từ vùng bụng ra phía sau lưng
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi ăn các thực phẩm giàu chất béo
  • Rối loạn nhịp tim
  • Sốt, buồn nôn

9. Bệnh về thận

Ngoài các vấn đề nêu trên, trong nhiều trường hợp đau lưng và đau bụng dưới có thể liên quan đến các bệnh về thận. Trong đó thường gặp nhất là bệnh sỏi thận. Bệnh lý này thường là hệ quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến cho lượng canxi bị ứ đọng quá nhiều trong nước tiểu.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau thắt lưng và bụng dưới
  • Khó tiểu, tiểu buốt, lượng nước tiểu ít
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không?

Như đã đề cập, tình trạng đau bụng dưới và đau lưng ở nữ giới có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân. Ngoài các vấn đề sức khỏe bất thường thì đây còn có khả năng là dấu hiệu cảnh báo thai kỳ.

Vậy đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, khi bước vào thai kỳ, cơ thể nữ giới có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ của một số hormone nội tiết tố. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng bất thường. Trong đó, điển hình là triệu chứng đau bụng dưới kèm theo đau lưng.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào 2 triệu chứng này thì sẽ không đủ để chắc chắn về sự xuất hiện của thai kỳ. Bởi các triệu chứng này có liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Điển hình như bệnh phụ khoa, chu kỳ kinh nguyệt, bệnh cơ xương khớp, bệnh đường tiết niệu…

đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không còn tùy thuộc vào nhiều dấu hiệu đi kèm khác

Chính vì vậy, để phát hiện đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không thì nữ giới cần theo dõi các biểu hiện khác của cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp phát hiện thai kỳ sớm:

  • Cổ tử cung ẩm ướt
  • Chảy máu báo thai
  • Tiết nhiều nước bọt
  • Tâm trạng thất thường
  • Đau bụng dưới kèm đau lưng
  • Nhạy cảm với nhiệt độ
  • Thay đổi ở vùng ngực
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi
  • Thay đổi khẩu vị, đầy hơi, chướng bụng, táo bón
  • Nướu sưng và đau
  • Khó thở, hụt hơi
  • Thân nhiệt tăng

Trường hợp ghi nhận cơ thể có các dấu hiệu mang thai sớm thì bạn có thể mua que thử thai về để thử. Nên sử dụng que thử vào buổi sáng sớm khi thức dậy để nhận được kết quả tốt nhất. Que thử hiện 1 vạch chứng tỏ bạn không mang thai, còn 2 vạch thì thai kỳ đã được xác nhận. Nếu nghi ngờ về kết quả của que thử thì bạn có thể chờ 1 tuần sau đó rồi thử lại hoặc thăm khám bác sĩ.

Cảnh giác với tình trạng thai ngoài tử cung

Nữ giới bị đau bụng dưới và đau lưng cần đặc biệt cảnh giác với tình trạng mang thai ngoài tử cung. Bởi đây là trường hợp nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau và có thể đe dọa cả tính mạng của mẹ bầu.

Mang thai ngoài tử cung đề cập đến tình trạng trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ở bên ngoài khoang chính của tử cung. Trong đó phổ biến nhất là ở ống dẫn trứng, chiếm đến hơn 90% các trường hợp. Ngoài ra, thai ngoài tử cung còn có thể xảy ra ở cổ tử cung, buồng trứng, vòi tử cung, khoang bụng…

Các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể bao gồm:

  • Từng có tiền sử bị mang thai ngoài tử cung
  • Viêm/ nhiễm trùng
  • Phương pháp điều trị hiếm muộn – vô sinh
  • Phương pháp ngừa thai
  • Giải phẫu ống dẫn trứng
  • Thói quen hút thuốc lá thường xuyên
đau bụng dưới và đau lưng nguy hiểm không
Cần cảnh giác với tình trạng mang thai ngoài tử cung khi bị đau bụng dưới kèm đau lưng

Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung:

  • Chậm kinh
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau bụng và đau lưng

Nếu túi thai bị vỡ thì các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau bụng rất dữ dội
  • Cơn đau quặn bụng kéo dài
  • Đau nhức cột sống
  • Hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi
  • Chân tay bủn rủn, ớn lạnh
  • Khó thở, đôi khi còn bị ngất xỉu

Lúc này, cần lập tức tới bệnh viện để được xử lý kịp thời. Chậm trễ có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Cách xử lý khi bị đau bụng dưới và đau lưng

Đau bụng dưới và đau lưng là các triệu chứng thường gặp liên quan tới nhiều vấn đề. Trong một số trường hợp, các giải pháp tại nhà có thể đáp ứng. Tuy nhiên nếu cơn đau có liên quan đến các vấn đề bệnh lý thì cần can thiệp điều trị y tế.

1. Các giải pháp tại nhà

Nếu chỉ bị đau âm ỉ ở mức độ nhẹ hay đau do sắp tới kỳ kinh nguyệt thì nữ giới có thể cải thiện bằng một số giải pháp tại nhà. Điển hình như massage, chườm ấm, tắm nước ấm hay dành thời gian nghỉ ngơi. Cụ thể như sau:

– Dành thời gian nghỉ ngơi:

Tình trạng đau bụng dưới và đau lưng thường có xu hướng tồi tệ thêm khi bạn vận động mạnh hoặc di chuyển quá nhiều. Khi cơn đau kích hoạt, tốt nhất nên dành thời gian nghỉ ngơi.

Khi nằm nghỉ, chú ý đến tư thế, có thể kê thêm gối mỏng ở dưới thắt lưng để được thoải mái hơn. Tránh nằm trên đệm quá mềm bởi có thể ảnh hưởng tới đường cong sinh lý của cột sống. Từ đó gây đau nhức nhiều hơn.

làm gì khi bị đau bụng dưới kèm đau lưng
Nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn khi bị đau bụng dưới kèm đau lưng

– Chườm ấm:

Chườm ấm là giải pháp hữu hiệu có thể đáp ứng tốt với các trường hợp bị đau bụng dưới kèm theo đau lưng. Nhiệt độ ấm từ túi chườm sẽ tạo cảm giác thư giãn và kích thích tuần hoàn máu. Từ đó mang tới hiệu quả giảm đau tốt.

Bạn chỉ cần dùng túi chườm có nhiệt độ phù hợp để áp trực tiếp lên các khu vực bị đau 15 – 20 phút. Hoặc có thể dùng chai nước ấm để thay thế nếu không có sẵn túi chườm ấm.

– Massage:

Ngoài chườm ấm thì massage cũng là một giải pháp rất dễ áp dụng, giúp làm giảm đau bụng dưới và đau lưng hiệu quả. Massage giúp thư giãn hệ thống gân cơ, làm giảm đau và kích thích quá trình lưu thông máu.

Bạn hãy xoa 2 bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó xoa bóp lên các vị trí bị đau theo chuyển động tròn. Nên dùng lực tay nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới da và mô mềm.

Có thể thoa 1 lớp dầu nóng ngoài da trước khi xoa bóp để nâng cao hiệu quả giảm đau. Nếu thấy việc tự xoa bóp cho vùng lưng gặp khó khăn thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.

2. Thăm khám và điều trị y tế

Các trường hợp đau bụng dưới và đau lưng trong nhiều trường hợp có liên quan tới các vấn đề bệnh lý. Nếu các giải pháp tại nhà không mang lại hiệu quả thì bạn nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Từ đó giúp xác định cụ thể bệnh lý liên quan. Đối với từng bệnh lý sẽ có phác đồ điều trị đặc hiệu riêng biệt.

Vấn đề của người bệnh là cần nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thường xuyên tái khám để theo dõi tốc độ điều trị và kiểm soát tốt hiện trạng sức khỏe. Đây chính là cách tốt nhất để chữa bệnh khỏi hoàn toàn, tránh gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đau bụng dưới và đau lưng có liên quan tới rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Tốt nhất nên chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể để thăm khám bác sĩ khi cần thiết. Tuyệt đối không được chủ quan bởi các vấn đề nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra gây nguy hại cho sức khỏe.

3. Giải pháp điều trị đau bụng dưới và đau lưng do bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Giám đốc chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) nhận định: “Đau bụng dưới và đau lưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Trong trường hợp nguyên nhân gây ra do bệnh xương khớp, người bệnh cần tìm giải pháp điều trị triệt để từ căn nguyên mới khỏi hẳn triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng”.

Nếu đau bụng dưới và đau lưng do bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…người bệnh có thể tham khảo giải pháp ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp Quân Dân 102. Giải pháp kết hợp thăm khám bằng y học hiện đại hỗ trợ cho quá trình điều trị an toàn, dứt điểm với bài thuốc y học cổ truyền. Hàng NGHÌN bệnh nhân đã từng sử dụng phương pháp điều trị này và để lại phản hồi tích cực trên các trang tin, diễn đàn sức khỏe:

Phản hồi của người bệnh về hiệu quả điều trị bài thuốc Cốt Vương với bác sĩ Đăng
Phản hồi của người bệnh về hiệu quả điều trị bài thuốc Cốt Vương với bác sĩ Đăng
Phản hồi của bệnh nhân điều trị viêm khớp vai với bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang
Phản hồi của bệnh nhân điều trị viêm khớp vai với bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang

Cốt Vương thần hiệu thang – Bài thuốc sử dụng 100% nam dược đạt chuẩn

Phát triển đi lên từ Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam, Quân Dân 102 được kế thừa bài thuốc thảo dược độc quyền suốt nhiều năm. CỐT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG – thành quả của dự án “Nghiên cứu bài thuốc điều trị xương khớp bằng y học cổ truyền” chính là sự lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh nhân xương khớp.

Cùng theo dõi phóng sự sau để có đánh giá khách quan về hiệu quả điều trị xương khớp với bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang:

[PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ HIỆU QUẢ CỦA BÀI THUỐC CỐT VƯƠNG THẦN HIỆU THANG]

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang trở thành giải pháp điều trị hiệu quả bệnh xương khớp nhờ hàng loạt ưu điểm vượt trội như sau:

  • Dẫn đầu xu hướng sử dụng nhóm thảo dược đạt chuẩn, được trồng theo công nghệ sinh học. Quân Dân 102 trực tiếp xây dựng và quy hoạch chuỗi dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO tại Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Giang, Hà Nội,…
  • Xây dựng quy trình kiểm định chất lượng, đánh giá độ an toàn bài thuốc thảo dược tại các đơn vị uy tín như Học viện Quân y, Viện Dược liệu,…
  • Trực tiếp bác sĩ điều trị sẽ gia giảm thành phần bài thuốc dựa theo kết quả thăm khám của mỗi bệnh nhân. Nhờ đó hiệu quả bài thuốc sẽ được tối ưu hơn do bám sát tình trạng thực tế của người bệnh.

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang với cơ chế điều trị tận gốc

Sau một thời gian áp dụng, nhận thấy điểm bất cập trong điều trị cho người bệnh, đội ngũ y bác sĩ Quân Dân 102 xây dựng thành phác đồ 3 GIAI ĐOẠN hoàn chỉnh. Mỗi giai đoạn đều phải đảm bảo nguyên tắc riêng và phù hợp với thể trạng thực tế của người bệnh. Nhìn chung, 3 giai đoạn điều trị bệnh xương khớp tại Quân Dân 102 cần đáp ứng 3 mục tiêu chính:

GIẢM TRIỆU CHỨNG – CHỮA CĂN NGUYÊN – NGĂN NGỪA TÁI PHÁT

Liệu trình điều trị xương khớp 3 giai đoạn vàng
Liệu trình điều trị xương khớp 3 giai đoạn vàng

Để có được phác đồ điều trị xương khớp bám sát tình trạng thực tế, người bệnh cần phải trải qua quy trình thăm khám toàn diện kết hợp Đông – Tây y. Tùy thuộc vào chẩn đoán ban đầu, người bệnh được chỉ định một số phương pháp kiểm tra, thăm khám phù hợp. 

NỔI BẬT: Chuyên gia HÀNG ĐẦU nhận định hiệu quả của giải pháp xương khớp kết hợp Đông – Tây y Quân Dân 102

Thông qua chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, bác sĩ có thể đánh giá chi tiết hơn nguyên nhân gây đau bụng dưới và đau lưng. Nếu tình trạng này gây ra do bệnh lý xương khớp, bác sĩ cũng có thêm cơ sở khoa học đưa ra phác đồ phù hợp hơn. Trong quá trình dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định tái khám thường xuyên nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của bài thuốc và đưa ra chỉnh lý phù hợp trong giai đoạn dùng thuốc tiếp sau.

Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà chỉ định phương pháp điều trị phù hợp
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Để được TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ về giải pháp điều trị bệnh lý xương khớp, người bệnh nên chủ động liên hệ tới Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102 theo thông tin:

  • Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN. Hotline 0888 598 102 
  • Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hotline 0888 698 102 
  • Fanpage: Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102
  • Website: benhvienxuongkhop102.org

KHỎI NGAY ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP – TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CTA

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua