Cứng Khớp Ngón Tay Sau Bó Bột – Cách Khắc Phục Nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Phan Đình Long | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Cứng khớp ngón tay sau bó bột là một tình trạng thường gặp, thể hiện cho sự co cứng ở các khớp sau một thời gian bó bột điều trị chấn thương hay phẫu thuật. Tình trạng này làm giảm phạm vi chuyển động, khớp cứng và kém linh hoạt. Trong nhiều trường hợp, người bệnh còn có dấu hiệu đau đớn khi cố chuyển động ngón tay.

Cứng khớp ngón tay sau bó bột
Tìm hiểu nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay sau bó bột, biểu hiện và cách khắc phục nhanh

Cứng khớp ngón tay sau bó bột là gì?

Cứng khớp ngón tay sau bó bột là tình trạng cứng khớp ngón tay xảy ra sau một khoảng thời gian bó bột điều trị chấn thương/ phẫu thuật. Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác co cứng, khó mở rộng hay uốn cong khớp, hạn chế phạm vi chuyển động. Ngoài ra khớp tổn thương còn kém linh hoạt, đôi khi xuất hiện cảm giác đau đớn khi cố gắng thực hiện các chuyển động.

Không giống như cứng khớp do bệnh lý hay chấn thương, cứng khớp ngón tay sau bó bột thường không kèm theo các triệu chứng viêm, điển hình như sưng khớp, tấy đỏ, nóng rát, tê ngón tay và bàn tay…

Mặt khác tình trạng này không quá nghiêm trọng, có thể được ngăn ngừa và phục hồi bằng các bài tập kéo giãn. Tuy nhiên người bệnh cần tránh chủ quan, tránh điều trị chậm trễ. Bởi cứng khớp ngón tay không được điều trị có thể là yếu tố thúc đẩy phát triển nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Cụ thể như thoái hóa khớp ngón tay, viêm khớp

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay sau bó bột

Bó bột là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trong điều trị chấn thương hoặc phẫu thuật cần phục hồi. Phương pháp này giúp các mô và khớp xương được cố định trong khi chúng lành lại. Đồng thời tránh tình trạng di lệch hay những tác động bên ngoài khiến tổn thương gia tăng, xương khớp lành lại không đúng cách. Ngoài ra bó bột còn giúp giảm tính nhạy cảm và đau do tổn thương.

Tuy nhiên bó bột có thể khiến bàn tay và các ngón tay bất động lâu ngày. Điều này làm giảm sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của các khớp xương. Đồng thời giảm sự đàn hồi của các dải mô cứng (dây chẳng), gân, thúc đẩy quá trình xơ hóa bắt đầu. Từ đó gây ra tình trạng cứng khớp.

Ngoài ra cứng khớp ngón tay sau bó bột còn do những nguyên nhân dưới đây:

  • Chấn thương khiến máu tụ lại xung quanh và phía trong của khớp, cản trở sự chuyển động của các ngón tay.
  • Những bộ phận của ngón tay gồm dây chằng, da, niêm mạc khớp… bị bất động lâu ngày làm thay đổi các mô. Điều này khiến chúng bị rút ngắn, không thể linh hoạt và mở rộng tối đa như bình thường.
  • Trong một số trường hợp, mô ở ngón tay thay đổi và gây cứng khớp mà không bị tổn thương.
Bất động lâu ngày do bó bột làm giảm sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của các khớp xương
Bất động lâu ngày do bó bột làm giảm sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của các khớp xương

Nhận biết cứng khớp ngón tay sau bó bột

Các biểu hiệu của chứng cứng khớp ngón tay sau bó bột có thể được biểu hiện trong khi nén, kéo dài đến khi tháo bột hoàn toàn. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên có thể giảm nhẹ sau khi tập phục hồi cứng khớp.

Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết cứng khớp ngón tay sau bó bột:

  • Có cảm giác co cứng
  • Khó mở rộng hay uốn cong các ngón bị ảnh hưởng
  • Mỏi khớp
  • Giảm phạm vi chuyển động
  • Đau khi cử động
  • Cử động ngón tay làm phát ra tiếng kêu lụp cụp

Cách khắc phục cứng khớp ngón tay sau bó bột

Thông thường cứng khớp ngón tay sau bó bột có thể dễ dàng được khắc phục bằng các bài tập trị liệu. Ngoài ra triệu chứng cũng có thể thuyên giảm nhanh khi xoa bóp, sử dụng nhiệt và các biện pháp đơn giản khác.

Dưới đây là những cách khắc phục cứng khớp ngón tay đơn giản và mang đến hiệu quả nhanh:

1. Chườm nóng

Chườm nóng mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay sau bó bột. Biện pháp này giúp các khớp xương và mô được thư giãn, giảm nhanh cảm giác co cứng và đau đớn. Từ đó tăng phạm vi chuyển động và giúp các khớp cử động dễ dàng hơn.

Ngoài ra biện pháp chườm nóng còn có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến các ngón tay tổn thương. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tê bì, khó chịu. Đồng thời thúc đẩy quá trình lành lại của những tổn thương.

Khi chườm nóng trị cứng khớp ngón tay, người bệnh có thể dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh chứa nước ấm đặt lên bàn tay tổn thương. Đợi trong 20 phút. Lặp lại 3 lần mỗi ngày hoặc thực hiện khi có cảm giác tê cứng.

Chườm nóng
Dùng túi chườm ấm áp lên tay tổn thương giúp thư giãn khớp xương, giảm nhanh cảm giác co cứng và đau đớn

2. Chườm lạnh

Nếu cứng khớp kèm theo sưng đau do chấn thương, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng và đau, chống viêm và hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng cứng khớp.

Chườm lạnh nên được thực hiện mỗi ngày 4 lần, tối đa 20 phút/ lần. Có thể dùng khăn bông bọc gọn rau củ đông lạnh hoặc đá lạnh, sử dụng để áp lên các ngón tay.

3. Ngâm tay trong nước ấm

Để khắc phục cứng khớp ngón tay sau bó bột, người bệnh có thể thường xuyên ngâm tay trong nước ấm. Với nhiệt độ thích hợp, biện pháp này có thể giúp thư giãn các khớp xương và mô xung quanh, cải thiện lưu thông máu và tăng tính linh hoạt cho các khớp.

Ngoài ra ngâm tay trong nước ấm còn giúp giảm đau, thư giãn và cải thiện tâm trạng. Biện pháp này nên được thực hiện khi có cảm giác co cứng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý người bệnh chỉ nên ngâm tay trong nước ấm từ 10 – 15 phút.

4. Xoa bóp

Xoa bóp được đánh giá là một trong trong những biện pháp giảm cứng khớp ngón tay sau bó bột hiệu quả. Lực tác động lên các ngón tay khi xoa bóp có thể giúp cải thiện các vấn đề về tuần hoàn, thư giãn các khớp xương và mô. Đồng thời giảm đau và cải thiện tính linh hoạt cho khớp tổn thương.

Theo các chuyên gia, biện pháp xoa bóp nên được thực hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy (thời điểm dễ bị cứng khớp) và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Biện pháp này nên kéo dài trong 10 phút, có thể sử dụng thêm tinh dầu thảo dược để tăng hiệu quả điều trị cứng khớp.

Thường xuyên xoa bóp để thư giãn, giảm cứng khớp ngón tay sau bó bột
Thường xuyên xoa bóp để thư giãn, tăng tuần hoàn, giảm cứng khớp ngón tay sau bó bột

5. Bài tập kéo giãn

Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn và chuyển động khớp xương đơn giản có thể giúp giảm cứng khớp ngón tay sau bó bột. Ngoài ra những bài tập này còn có tác dụng giảm đau, tăng tính linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động của khớp xương. Từ đó tăng tính độc lập của bạn.

Dưới đây là những bài tập thường được sử dụng phổ biến:

Uốn cong

Bài tập uốn cong giúp tăng chuyển động của các ngón tay và bàn tay, cải thiện tính linh cho khớp sau một thời gian bó bột. Ngoài ra bài tập này còn giúp thư giãn các gân và cơ.

  • Đặt khuỷu tay trên bàn để giữ cánh tay ổn định
  • Giữ cho cánh tay và cổ tay thẳng, lòng bàn tay hướng lên
  • Uốn cong các ngón tay, đầu ngón gần chạm vào phần cuối của lòng bàn tay
  • Giữ nguyên động tác này trong 10 giây
  • Nhẹ nhàng duỗi thẳng ngón tay, giữ trong 10 giây
  • Lặp lại liên tục 10 lần.

Ngón tay chạm vào

Bài tập ngón tay chạm vào giúp tăng cường sức cơ, cải thiện sự linh hoạt cho ngón tay cái. Đồng thời ngăn ngừa và giảm cứng khớp ngón tay sau bó bột hiệu quả.

  • Lòng bàn tay thẳng, các ngón tay hướng lên
  • Gập ngón tay cái vào lòng bàn tay, đầu ngón chạm vào gốc của ngón tay út
  • Giữ động tác trong 5 giây. Mở rộng ngón tay
  • Gập ngón tay cái để chạm vào gốc của ngón tay trỏ
  • Giữ động tác trong 5 giây. Mở rộng ngón tay
  • Lặp lại tương tự với những ngón tay còn lại
  • Thực hiện 5 lần mỗi ngày.
Ngón tay chạm vào
Bài tập ngón tay chạm vào giúp cải thiện sự linh hoạt cho ngón tay cái và tăng cường sức cơ

Nắm tay nhẹ nhàng

Bài tập nắm tay giúp các khớp của ngón tay được thư giãn, khắc phục tình trạng cứng khớp.

  • Mở rộng bàn tay và các ngón tay
  • Nắm tay nhẹ nhàng sao cho các ngón tay áp sát vào lòng bàn tay, ngón tay cái nằm trên ngón trỏ. Lưu ý không nắm quá chặt
  • Giữ nguyên động tác từ 30 – 45 giây
  • Mở rộng bàn tay
  • Lặp lại 5 lần mỗi ngày.

Duỗi ngón tay

Nếu bị cứng khớp ngón tay sau bó bột, người bệnh nên thử thực hiện bài tập duỗi ngón tay. Bài tập này có tác dụng giảm đau và cứng, cải thiện phạm vi chuyển động.

  • Đặt bàn tay và cánh tay lên bàn, lòng bàn tay hướng xuống
  • Dùng tay lành nhẹ nhàng ấn bàn tay bệnh xuống sàn để các ngón tay được duỗi thẳng. Lưu ý luyện tập nhẹ nhàng, tránh tạo cảm giác khó chịu hay đau đớn
  • Duy trì tư thế trong 1 phút. Thả lỏng bàn tay
  • Lặp lại động tác 5 lần/ ngày.

Trượt ngón tay

Bài tập trượt ngón tay tác động tích cực vào các ngón, giúp tăng tinh linh hoạt cho khớp xương, cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay.

  • Đặt lòng bàn tay xuống bàn
  • Từ từ tách các ngón tay bằng cách trượt ngón trỏ về phía ngón cái, giữ nguyên ngón tay thẳng, không uốn cong
  • Tiếp tục trượt từng ngón tay còn lại về phía ngón cái
  • Sau khi hoàn thành, đưa các ngón tay về vị trí bắt đầu
  • Lặp lại động tác 5 – 10 lần/ ngày.

Bộ tăng cường tay cầm

Luyện tập với một quả bóng nhỏ có thể giúp rèn luyện sức mạnh và cải thiện tính linh hoạt khi cầm nắm. Từ đó khắc phục chứng cứng khớp ngón tay hiệu quả.

  • Đặt một quả bóng nhỏ và mềm vào lòng bàn tay
  • Bóp chặt quả bóng trong tay
  • Giữ quả bóng trong 5 giây, sau đó thả ra
  • Lặp lại động tác khoảng 45 giây. Đổi tay
  • Để tay nghỉ ngơi từ 24 – 48 giờ sau khi hoàn thành bài tập này.
Bộ tăng cường tay cầm
Giảm cứng khớp ngón tay sau bó bột, cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh bằng bộ tăng cường tay cầm

Bộ tăng cường pinch

Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho các ngón tay, cải thiện độ dẻo dai cho dây chằng và gân nối xương. Đồng thời tăng tính ổn định khớp và giúp các chuyển động diễn ra linh hoạt hơn.

  • Kẹp vào giữa các ngón tay và ngón cái một quả bỏng nhỏ và mềm
  • Giữ nguyên quả bóng từ 30 – 60 giây
  • Sau khi hoàn thành động tác, thả quả bóng và thư giãn ngón tay từ 1 – 2 ngày.

6. Ăn nhiều hạt lanh

Hạt lanh chứa một hàm lượng cao axit béo omega-3 . Thành phần dinh dưỡng này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể mà còn có tác dụng chống viêm và giảm đau. Ngoài ra omega-3 còn giúp duy trì dịch nhờn trong ổ khớp, giảm nguy cơ khô khớp và cứng khớp. Để bổ sung omage-3 lành mạnh từ hạt lanh, người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc thêm dầu hạt lanh vào các ngón ăn.

7. Bổ sung dầu cá

Hàm lượng Acid Docosahexaenoic (DHA) và Axit Eicosapentaenoic (EPA) trong dầu cá khá cao. Cả hai chất này đều là những chất béo omega-3 lành mạnh và rất quan trọng đối với sức khỏe của con người.

Các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên thêm dầu cá vào chế độ ăn uống hầu như không bị cứng khớp vào buổi sáng và đau khớp. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều omega-3 từ dầu cá còn giúp duy trì sức khỏe tổng thể, chức năng của não bộ và võng mạc.

Chính vì những lợi ích nêu trên, người bệnh nên thêm món cá vào chế độ ăn uống mỗi ngày để giảm nhanh chứng cứng khớp ngón tay sau bó bột. Ngoài ra bạn có thể bổ sung omega-3 trong những loại thực phẩm khác hoặc dùng sản phẩm bổ sung dầu cá dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung dầu cá
Bổ sung DHA và EPA từ dầu cá giúp ngăn ngừa và giảm cứng khớp hiệu quả, hạn chế đau khớp

Ngăn ngừa cứng khớp ngón tay sau bó bột

Để ngăn ngừa cứng khớp ngón tay sau bó bột, người bệnh nên thực hiện một số lời khuyên dưới đây:

  • Tháo bột khi bác sĩ cho phép. Không nên kéo dài thời gian bó bột và bất động tay.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc di chuyển các ngón tay nhẹ nhàng trong khi bó bột điều trị.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng biện pháp chườm lạnh và nâng cao chi để giảm đau và sưng tấy. Điều này giúp loại bỏ những vấn đề làm cản trở sự chuyển động linh hoạt của khớp xương.
  • Sau tháo bột, người bệnh cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Biện pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp ngón tay sau bó bột mà còn phục hồi tính linh hoạt và giảm đau. Ngoài ra tập phục hồi vật lý trị liệu còn giúp tăng cường sức cơ, cải thiện sức mạnh, tăng phạm vi chuyển động của bàn tay và các ngón tay.

Cứng khớp ngón tay sau bó bột – Khi nào cần đến bệnh viện?

Cứng khớp ngón tay sau bó bột thường được khắc phục nhanh bằng các biện pháp chăm sóc và bài tập đơn giản. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không giảm sau 7 ngày chăm sóc, người bệnh nên liên hệ và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra người bệnh cũng cần đến bệnh viện khi:

  • Cứng khớp ngón tay kèm theo cảm giác đau nhức nghiêm trọng hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như sưng, nóng và đỏ khớp (biểu hiện viêm).
  • Cứng khớp và đau xuất hiện đột ngột.
  • Không thể di chuyển khớp (bao gồm cả mở rộng và uốn cong).
  • Xuất hiện các tình trạng bất thường và nghiêm trọng khác như tê cứng, biến dạng khớp.

Sau khi tiếp nhận, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá tình trạng và xác định nguyên nhân tiềm ẩn. Sau đó đề nghị điều trị với những phương pháp thích hợp. Điều này giúp sớm khắc phục tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng.

Khám bác sĩ khi cứng khớp ngón tay kèm theo cảm giác đau đớn
Khám bác sĩ khi cứng khớp ngón tay kèm theo cảm giác đau đớn hoặc nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác

Cứng khớp ngón tay sau bó bột là một tình trạng phổ biến, thường không quá nghiêm trọng và có thể được khắc phục nhanh bằng nhiều biện pháp đơn giản. Tuy nhiên việc khắc phục cần diễn ra sớm. Vì điều này giúp quá trình điều trị diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, ngăn biến chứng và giảm nguy cơ tái phát.

Trong trường hợp cứng khớp không giảm sau 7 ngày chăm sóc hoặc kèm theo biểu hiện khác, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ để được khám và hướng dẫn điều trị cụ thể.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua