Con Trai & Gái Bao Nhiêu Tuổi Thì Hết Tăng Chiều Cao?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Con trai và con gái gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, kế hoạch luyện tập, gen di truyền cũng như môi trường và thói quen sống. Nắm được khoảng thời gian ngừng phát triển chiều cao là cách tốt nhất để giúp trẻ có chiều cao vượt trội khi trưởng thành. Dưới đây là mốc thời gian tăng trưởng chiều cao và một số biện pháp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì, bạn có thể tham khảo.

Con Trai & Gái Bao Nhiêu Tuổi Thì Hết Tăng Chiều Cao?
Con trai và con gái có tốc độ phát triển khác nhau do đó thời gian ngừng tăng trưởng chiều cao cũng khác nhau

Con trai & gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?

Thông thường trẻ em sẽ phát triển với tốc độ nhanh chóng trong suốt thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu. Đến độ tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng sẽ tăng lên một cách đột ngột. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ở con trai và con gái là khác nhau, do đó, thời điểm ngừng phát triển chiều cao cũng khác nhau.

1. Khi nào con gái ngừng phát triển chiều cao?

Thông thường các bé gái sẽ ngừng phát triển chiều cao khi trưởng thành vào khoảng 16 – 18 tuổi hoặc một vài năm sau khi kỳ kinh nguyệt đầu tiên bắt đầu. Các bé gái thường có sự tăng trưởng vượt bậc trong 1 – 2 năm trước khi kỳ kinh đầu tiên. Sau kỳ kinh nguyệt chiều cao của bé gái sẽ phát triển chậm dần và kết thúc khi bé được 16 hoặc 18 tuổi.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ
Con gái sẽ ngừng tăng trưởng chiều cao vài năm sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Đối với hầu hết các bé gái, tuổi dậy thì phát triển từ 8 – 13 tuổi và phát  triển một cách nhanh chóng trong độ tuổi từ 10 – 14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, các bé gái có thể cao hơn nhiều so với các bé trai cùng trang lứa. Sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên bé vẫn có thể cao thêm 3 – 5.5 cm mỗi năm và khi được 16 – 18 tuổi trẻ đạt được chiều cao trưởng thành.

Hầu hết các bé gái sẽ đạt chiều cao trưởng thành vào khoảng 15 – 16 tuổi. Tuy nhiên độ tuổi này phụ thuộc vào thời gian bé có kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Và thông thường, những cô gái sẽ không thể cao lên sau tuổi 20 – 21, bất kể các hoạt động thể dục thể thao.

2. Con trai bao nhiêu tuổi thì hết cao?

Hầu hết các bé trai đều có tốc độ phát triển nhanh chóng và đáng kinh ngạc, khiến nhiều bậc cha mẹ tự hỏi không biết khi nào thì trẻ hết phát triển chiều cao. Theo các nghiên cứu, hầu hết các bé trai sẽ phát triển chiều cao vượt trội trong những năm 12 – 15 tuổi. Sau 16 tuổi, trẻ sẽ phát triển chậm dần, đạt đến chiều cao trưởng thành vào khoảng 18 – 22 tuổi. Mặc dù một số năm giới vẫn có thể cao thêm đến năm 25 tuổi, tuy nhiên chiều cao tăng thêm là không đáng kể.

Các bé trai trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc trong thời kỳ dậy thì. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể khác nhau rất nhiều vì các bé trai trải qua tuổi dậy thì ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trung bình, các bé trai có xu hướng tăng khoảng 7.6 cm mỗi năm trong giai đoạn này.

con trai bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao
Sau năm 16 tuổi con trai sẽ tăng trưởng chiều cao chậm dần và ngừng hẳn khi được 18 – 22 tuổi

Độ tuổi dậy thì của các bé trai không gây ảnh hưởng đến việc chiều cao trưởng thành là bao nhiêu, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình phát triển chiều cao. Thời điểm dậy thì ở bé trai có xu hướng chia thành hai giai đoạn như sau:

  • Dậy thì sớm, bắt đầu từ 11 hoặc 12 tuổi
  • Dậy thì muộn, bắt đầu vào khoảng 13 hoặc 14 tuổi

Cả hai xu hướng dậy thì đều có chiều cao trung bình như nhau, tuy nhiên những bé trai có xu hướng trưởng thành muộn hơn có tốc độ phát triển nhanh hơn để bù đắp vào thời gian đã mất. Trong giai đoạn dậy thì, các bé trai có xu hướng đạt được 92% chiều cao trưởng thành.

Ngoài ra, các bé trai thường có xu hướng bị hạn chế về chiều cao trước khi dậy thì. Do đó ở độ tuổi trước dậy thì các bé trai thường có xu hướng thấp hơn so với trẻ em gái cùng độ tuổi.

Tốc độ phát triển của bé gái và bé trai có gì khác nhau?

Tốc độ dậy thì, trưởng thành và phát triển chiều cao ở trẻ em trái vào trẻ em gái là hoàn toàn khác nhau. Con trai có tốc độ phát triển nhanh hơn con gái trong thời thơ ấu và thông thường các bé trai cũng cao hơn các bé gái. Do đó, các bác sĩ sử dụng biểu đồ tăng trưởng khác nhau giữa bé trai và bé gái.

chiều cao trung bình của con trai việt nam
Tốc độ tăng trưởng và phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái là khác nhau

Nói chung, các bé trai bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 11 đến 13 tuổi và trải qua các giai đoạn phát triển vượt bậc từ 12 đến 15 tuổi. Trong khi đó, chiều cao vượt bậc ở bé gái thường phát triển trong khoảng 10 – 14 tuổi. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của bé trai xảy ra khoảng hai năm sau các bé gái.

Hầu hết các bé trai sẽ ngừng phát triển chiều cao sau 16 – 18 tuổi, tuy nhiên cơ bắp vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Sau độ tuổi phát triển chiều cao vượt bậc, chiều cao thường không tăng thêm hoặc tăng lên rất chậm và không đáng kể. Do đó, nếu muốn trẻ có chiều cao vượt trội, cha mẹ nên lên kế hoạch luyện tập cũng như thực các chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp trẻ cao lớn hơn.

Biện pháp tăng chiều cao hiệu quả cho bé trai và bé gái

Để trẻ phát triển chiều cao tối đa khi trưởng thành, phụ huynh cần chú ý một số vấn đề như:

1. Ăn bữa sáng lành mạnh

Một bữa ăn sáng đầy đủ được khuyến nghị cho hầu hết các lối sống lành mạnh. Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như viêm loét dạ dày, đồng thời làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn.

Bữa sáng lành mạnh và đầy đủ chất có thể giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp thanh thiếu niên phát triển chiều cao tối đa khi trưởng thành.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng góp phần cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể và quyết định chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương và khiến trẻ trở nên thấp hơn chiều cao trung bình khi bước vào tuổi dậy thì.

tăng chiều cao cho bé
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất là cách tốt nhất để giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tối đa

Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết để có đủ dinh dưỡng. Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phải giàu kẽm, mangan, phốt pho để giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa. Ngoài ra, trong thực đơn tăng chiều cao cần phải giàu protein, bởi vì protein là thành phần hỗ trợ tăng chiều cao và xây dựng cơ thể.

3. Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ ngủ nghỉ thích hợp cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Khi ngủ, cơ thể sẽ tái tạo các mô để phát triển và sửa chữa. Do đó, nghỉ ngơi và ngủ đủ chất là điều cực kỳ quan trọng.

Cả bé trai và bé gái đều cần ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày. Trong khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa khi trưởng thành.

4. Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên

Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên hơn có thể giúp cơ thể nạp lại năng lượng. Các bữa ăn nhỏ và thường xuyên hơn cũng giúp cơ thể hấp thụ năng lượng tốt hơn. Do đó, trẻ em nên ăn sáu bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn mỗi ngày để điều chỉnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể điều hòa nội tiết tố, từ đó hỗ trợ quá trình tăng trưởng và giúp trẻ đạt được chiều cao tốt hơn.

5. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao ở trẻ em trai và trẻ em gái. Các bài tập thể dục tăng chiều cao có thể giúp kéo dài các chi và mô trong cơ thể, chẳng hạn như nhảy dây hoặc leo núi, đều có thể tăng chiều cao hiệu quả.

tăng chiều cao tuổi dậy thì
Duy trì vận động và tập thể dục đầy đủ có thể giúp trẻ cao và khỏe hơn khi trưởng thành

Các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, quần vợt và bóng đá đều có thể hỗ trợ tăng chiều cao tối đa. Ngoài ra, một số động tác yoga đúng cách cũng có thể hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả.

6. Tránh hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc lá và uống rượu khi chưa trưởng thành có thể ngăn chặn quá trình phát triển tự nhiên và khiến cơ thể trở nên còi cọc, thấp bé. Ngoài ra, các chất gây nghiện, kích thích và một số loại thuốc kháng sinh cũng gây ức chế quá trình tăng trưởng của trẻ.

Do đó nếu muốn phát triển chiều cao tối đa, trẻ em trai và gái cần tránh tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu khi chưa đủ tuổi. Bên cạnh đó, trẻ không được sử dụng các chất gây nghiện cũng như sử dụng thuốc hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

7. Thực hiện các tư thế tốt

Luôn giữ tư thế tốt khi đứng, ngồi hoặc nằm là một trong những cách chiều cao ở tuổi dậy thì hiệu quả và đơn giản nhất. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến chiều cao, tư thế xấu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp khác, chẳng hạn như vẹo cột sống, thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.

Luôn đảm bảo đầu, cổ và cột luôn thằng hàng hoàn toàn, trừ khi cần cúi xuống hoặc thực hiện một động tác nào khác. Một tư thế xấu có thể gây ảnh hưởng đến tủy sống và làm giảm chiều cao tiêu chuẩn khi trưởng thành.

Ngoài ra, lưng khỏe có thể giúp trẻ cao hơn khoảng 5 cm khi trưởng thành. Đi bộ với vai tròn và lưng gù sẽ khiến trẻ thấp hơn và tạo thành tật gù lưng rất khó sửa khi trưởng thành. Điều này thậm chí có thể gây mất chiều cao vĩnh viễn và gây biến dạng cột sống.

Để đạt được chiều cao tối đa khi trưởng thành, trẻ em trai và gái cần ghi nhớ một số vấn đề sau:

  • Giữ lưng thẳng khi đi bộ, nâng cao đầu, mắt nhìn thẳng và vai cân bằng;
  • Khi ngồi không chùng lưng và luôn giữ thẳng cột sống;
  • Dang rộng hai chân khi đứng đồng thời hai tay để sát vào cơ thể (cho tay vào túi quần có thể khiến vai chùng xuống)

8. Giữ cơ thể ngậm nước

Nước là một thành phần cực kỳ quan trọng trong cơ thể và hỗ trợ tăng chiều cao ở tuổi dậy thì một cách hiệu quả. Cơ thể chứa rất nhiều độc tố cần được thải ra ngoài và nước sẽ hỗ trợ quá trình đó. Một khi cơ thể hoạt động bình thường, tốc độ phát triển sẽ được đẩy nhanh và giúp trẻ tăng chiều cao một cách vượt bậc.

thực đơn tăng chiều cao
Uống đủ nước giúp cơ thể tăng cường trao đổi và hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn

Nên uống đủ hai lít nước mỗi ngày. Điều này đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Sự trao đổi chất không đúng cách có thể  gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao.

Ngoài ra nước cùng cần thiết cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể dễ dàng hơn. Bên cạnh việc uống nước lọc, co thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu nước như cần tây, dưa chuột, dưa hấu.

9. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh tật trong cơ thể vào thời thơ ấu có thể là một nguyên nhân dẫn đến quá trình tăng trưởng thấp còi. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng thì vấn đề y tế là một trong những yếu tố quyết định trẻ sẽ cao bao nhiêu. Do đó, điều quan trọng là đảm bảo hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.

Bằng cách tiêm chủng định kỳ và thực hiện chế độ dinh dưỡng cần bằng, có thể giúp bé có hệ thống miễn dịch ổn định hơn. Hãy bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung một lượng Vitamin C, axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa lành mạnh từ chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống kém, căng thẳng, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, vì vậy hãy có được khả năng miễn dịch mạnh hơn bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh.

Các bé trai và các bé gái có thể tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn dậy thì và chậm dần khi được 16 – 18 tuổi. Do đó, trong giai đoạn dậy thì trẻ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi hợp lý để phát triển chiều cao tối đa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua