Co Cứng Cơ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Co cứng cơ là một rối loạn kiểm soát cơ đặc trưng bởi các cơ bị căng hoặc cứng và người bệnh mất khả năng kiểm soát các cơ đó. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bị đột quỵ, chấn thương tủy sống, chấn thương sọ não hoặc sau các phản ứng quá mạnh, nhanh và đột ngột. Co cứng cơ không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, do đó người bệnh nên có kế hoạch điều trị phù hợp.

Co cứng cơ
Co cứng cơ có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh, bao gồm di chuyển cánh tay hoặc đi bộ

Co cứng cơ là gì?

Co cứng cơ là sự gián đoạn trong các chuyển động co lại bình thường của cơ sinh học. Điều này khiến các cơ co lại cùng một lúc và gây khó khăn trong các hoạt động liên quan đến cơ bắp. Chuyển động của cơ thường được kiểm soát bởi một hệ thống phức tạp cho phép cơ co lại (thắt lại) trong khi những cơ khác thư giãn.

Các tổn thương trong hệ thống thần kinh trung ương có thể phá vỡ hoạt động bình thường của cơ. Điều này khiến nhiều cơ co lại cũng một lúc và dẫn đến co cứng cơ. Tình trạng này có thể gặp ở người bại não, chấn thương sọ não, đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh đa xơ cứng và các tình trạng gây gây ảnh hưởng đến não bộ hoặc tủy sống.

Cơ cứng cơ có thể nhẹ và người bệnh vẫn có thể sử dụng các cơ. Tuy nhiên tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, gây co giật và khiến người bệnh di chuyển khó khăn. Một số người bị co cứng cơ cũng cảm thấy các cơ rơi vào một vị trí bất thường hoặc bị xoắn trong khi nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây co cứng cơ

Co cứng cơ là do sự mất cân bằng của các tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) đến các cơ. Có một số tình trạng và điều kiện sức khỏe dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như:

1. Thiếu máu đến các cơ

Không cung cấp đủ máu đến các cơ có thể dẫn đến những cơn đau tương tự như chuột rút, đặc biệt là ở các chi xa như chân. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ chèn ép các dây thần kinh ở cột sống hoặc dẫn đến chuột rút ở chân.

co cứng cơ do thiếu máu
Thiếu máu khiến các cơ hoạt động không bình thường và dẫn đến co cứng

Trong trường hợp căng cứng cơ chân, người bệnh nên có kế hoạch di chuyển và nghỉ ngơi phù hợp. Nếu đi bộ nhiều, cơn đau có thể gia tăng và dẫn đến các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh có thể đi bộ với tư thế hơi cong chân về phía trước để trì hoãn sự xuất hiện của cơn đau.

2. Bại não

Bại não là một nhóm rối loạn ảnh hưởng đến sự thăng bằng, khả năng vận động và trương lực cơ. Bại não bắt đầu ở khu vực não kiểm soát khả năng di chuyển của cơ bắp. Tình trạng này có thể xảy ra khi phần não này phát triển không bình thường hoặc bị tổn thương ngay khi mới sinh.

Hầu hết các trường hợp bại não là do bẩm sinh. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện sau khi sinh. Những người bị bại não có thể gặp các vấn đề nhẹ về kiểm soát cơ, căng cứng cơ bắp hoặc nặng đến mức không thể đi lại.

Một số dấu hiệu nhận biết bại não:

  • Trong khi bế trẻ nằm ngửa, đầu của trẻ sẽ ngả về phía sau
  • Các cơ của trẻ cứng hoặc mềm và thiếu sự linh hoạt
  • Khi được ôm, trẻ sẽ mở rộng lưng và cổ, gần như cố gắng đẩy ra khỏi người ôm
  • Khi được nhấc lên, chân của trẻ cơ cứng lại và bắt chéo vào nhau

Bại não có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Do đó, cha mẹ nên chú ý đến các triệu chứng để có kế hoạch điều trị phù hợp.

3. Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến các động mạch trong não bị tắc nghẽn, rò rỉ hoặc vỡ ra. Điều này dẫn đến tổn thương tủy sống và não, dẫn đến co cứng cơ, gây khó khăn cho việc co duỗi, vận động cũng như các hoạt động hàng ngày.

co cứng cơ sau đột quỵ
Co cứng cơ sau đột quỵ là tình trạng phổ biến, khiến người bệnh khó co duỗi các cơ cũng như thực hiện các vận động bình thường

Sau đột quỵ, các cơ sẽ bị kẹt lại trong một tư thế cứng, gò bó và không thể hoạt động thoải mái khi thư giãn. Đôi khi các triệu chứng có thể nhẹ hơn, những người bệnh không thể di chuyển bình thường, thay vào đó là những bước chân khập khiễng, chậm.

Một số biểu hiện đặc trưng bao gồm:

  • Đầu gối bó chặt
  • Căng thẳng ở các ngón tay
  • Bàn chân bị uốn cong ở một góc
  • Yếu ở bàn chân, khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi bộ
  • Cánh tay bị uốn cong và ép chặt vào ngực
  • Các ngón chân bị cuộn tròn

Co cứng cơ sau đột quỵ là tình trạng phổ biến, có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như tập thể dục, nẹp cơ, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn phù hợp.

4. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là tình trạng mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. Điều này dẫn đến một số vấn đề về thị lực, mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cơ và một số chức năng khác của cơ thể.

Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng là cứng cơ, gặp khó khăn khi đi bộ, luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu hoặc cơ thắt cơ, tầm nhìn đôi hoặc nhìn mờ và gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày.

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh đa xơ cứng, tuy nhiên có nhiều biện pháp cải thiện các triệu chứng cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5. Chấn thương tủy sống

Tủy sống là một bó dây thần kinh và các mô được bảo vệ bởi các đốt sống của cột sống. Cột sống chứa nhiều dây thần kinh và kéo dài từ nền não xuống phía sau, kết thúc ở gần mông. Tủy sống có nhiệm vụ gửi thông điệp từ não đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm các cử động của tay và chân.

Chấn thương tủy sống là một chấn thương cực kỳ nghiêm trọng, có thể dẫn đến ảnh hưởng lâu dài và đáng kể đến hầu hết các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

co cứng cơ trong uốn ván
Chấn thương tủy sống gây ảnh hưởng đến tín hiệu từ não đến các cơ và khiến cơ bắp hoạt động không bình thường

Dấu hiệu phổ biến khi bị chấn thương tủy sống bao gồm:

  • Gặp khó khăn khi đi bộ
  • Co cứng cơ hoặc mất kiểm soát một số cơ
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Đau đầu
  • Ngứa ran ở tứ chi
  • Có áp lực và cứng ở vùng lưng hoặc cổ
  • Đầu lệch khỏi vị trí bình thường

Chấn thương tủy sống cần được điều trị ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn. Người bị nghi ngờ chấn thương tủy sống cần được nằm yên, ngay cả khi người bệnh cảm thấy có thể đứng dậy và di chuyển.

Ngoài ra, co cứng cơ cũng liên quan đến một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như thiếu các dưỡng chất cần thiết, tác dụng phụ của một số loại thuốc, chấn thương sọ não và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Triệu chứng nhận biết co cứng cơ

Co cứng cơ có thể xuất hiện theo từng đợt với các dấu hiệu từ nhẹ đến suy nhược và đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Căng cơ
  • Cứng khớp
  • Cử động giật không chủ ý
  • Các phản xạ quá mức
  • Tư thế bất thường
  • Ngón tay, cổ tay, cánh tay hoặc vai ở vị trí bất thường
  • Co thắt cơ
  • Bắt chéo chân không tự nguyện
  • Khó kiểm soát các cơ dùng để nói chuyện
  • Co cơ dẫn đến hạn chế phạm vi chuyển động hoặc ngắn các khớp mở rộng hết mức
  • Đau ở các khớp bị ảnh hưởng
  • Đau lưng
  • Khó di chuyển
  • Biến dạng xương và khớp
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khó khăn trong các hoạt động vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày

Các triệu chứng co cứng cơ có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thay đổi vị trí hoặc di chuyển đột ngột. Các tác nhẫn khác có thể bao gồm:

  • Sự mệt mỏi
  • Căng thẳng
  • Độ ẩm cao
  • Thời tiết nóng hoặc lạnh cực độ
  • Nhiễm trùng
  • Quần áo quá chật

Có cứng cơ có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, co cứng cơ không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và khiến người bệnh không thể hoàn thành công việc hàng ngày.

co cứng cơ ở trẻ em
Nếu không được điều trị, tình trạng cơ cứng cơ có thể gây teo cơ và mất chức năng cơ

Co cứng cơ là tình trạng khiến các cơ ở tay chân và khắp cơ thể bị cứng lại. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng đến mức khiến người khác không thể di chuyển, nói chuyện và thậm chí là ngồi. Đôi khi người bệnh không thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác mà không có sự trợ giúp.

Nếu không được điều trị và khắc phục phù hợp, tình trạng co cứng cơ có thể dẫn đến cứng khớp và gây thay đổi sự liên kết trong các mô, giảm chiều dài gân và dây chằng. Cứng khớp kéo dài có thể dẫn đến sự hình thành xơ liên kết, tiêu sợi cơ và mất chức năng khớp.

Ngoài ra, co cứng cơ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất cân bằng và khả năng kiểm soát cơ thể, khiến người bệnh dễ bị té ngã.

Chẩn đoán co cứng cơ như thế nào?

Bác sĩ có thể đánh giá tiền sử bệnh lý của người bệnh để chẩn đoán tình trạng cơ cứng cơ. Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử rối loạn thần kinh hoặc cơ bắp của bản thân hoặc gia đình.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán co cứng cơ. Các bài kiểm tra này đánh giá chuyển động của tay và chân, hoạt động của cơ bắp, phạm vi chuyển động thụ động và chủ động cũng như khả năng thực hiện các biện pháp tự chăm sóc cơ thể.

Cách điều trị tình trạng co cứng cơ

Nếu không được điều trị và kiểm soát đúng cách, tình trạng co cứng cơ có thể khiến các khớp bị đông cứng và hình thành các vết lở loét ngoài da. Các đợt cứng khớp kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến mắt cá chân, đầu gối, hông, khuỷu tay, vai, cổ tay và khiến người bệnh không thể cử động.

Các biện pháp điều trị co cứng cơ được chỉ định dựa trên nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị:

1. Chăm sóc tại nhà

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể đề nghị nhiều biện pháp tự chăm sóc tại nhà để giảm bớt một số triệu chứng co cứng cơ, chẳng hạn như:

cách chữa co cứng cơ
Tập vật lý trị liệu và vận động theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để phục hồi chức năng cơ
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn để cải thiện tình trạng co cứng cơ và tăng cường sức khỏe tổng thể. Người bệnh nên trao đổi với nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể về các bài tập.
  • Nẹp kéo giãn và cố định cơ có thể duy trì phạm vi chuyển động và tăng tính linh hoạt của người bệnh.
  • Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Ngủ nhiều hơn để phục hồi cơ thể.
  • Thay đổi vị trí thường xuyên, ít nhất 2 giờ một lần. Điều này có thể giúp hạn chế việc phát triển các vết loét da nếu người bệnh cần nằm trên giường trong thời gian này.

2. Thuốc điều trị

Thuốc điều trị co cứng cơ được chỉ định khi tình trạng này gây đau đớn, ảnh hưởng đến giấc ngủ và cản trở các sinh hoạt hàng ngày.

Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Baclofen có tác dụng giãn cơ
  • Diazepam được sử dụng để an thần, giảm đau và tăng cường chất lượng giấc ngủ
  • Phenol là thuốc chẹn thần kinh và cải thiện trương lực cơ
  • Tizanidine có tác dụng làm dịu co thắt và thư giãn các cơ bị căng
thuốc chữa co cứng cơ
Sử dụng thuốc chữa co cứng cơ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ

Ưu điểm khi sử dụng thuốc:

  • Có thể làm giãn một số lượng lớn các cơ.
  • Liều lượng thuốc sử dụng có thể được điều chỉnh tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Có thể ngừng thuốc bất cứ lúc nào, tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Một số loại thuốc không nên ngừng đột ngột để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhược điểm khi sử dụng thuốc:

  • Hiệu quả của thuốc đường uống có thể không cao.
  • Có nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn ngủ, chóng mặt và suy nhược cơ thể.
  • Dẫn đến viêm gan.

Nếu gặp các tác dụng phụ của thuốc, đừng tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Tiêm botox

Bác sĩ có thể đề nghị tiêm cục bộ vào các cơ bị cơ cứng để tăng cường hiệu quả điều trị. Loại thuốc phổ biến nhất được tiêm là botulinum, bao gồm Botulinum Toxin A (Botox) và Botulinum Toxin B (Myobloc). Đôi khi bác sĩ cũng chỉ định tiêm phenol để cải thiện tình trạng căng cứng cơ.

Botulinum sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ, làm cho các cơ bị cơ cứng trở nên mềm và linh hoạt hơn. Điều này giúp cải thiện vị trí và chức năng cơ. Thông thường cần mất từ 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả điều trị và hiệu quả thường kéo dài trong 3 – 6 tháng.

4. Phẫu thuật

Nếu thuốc, vật lý trị liệu và các phương pháp tiêm không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật bao gồm:

phẫu thuật co cứng cơ
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả
  • Tiêm baclofen vào tủy sống: Phương pháp này được chỉ định sử dụng ở các trường hợp co cứng cơ nghiêm trọng. Baclofen sẽ được đưa trực tiếp vào tủy sống bằng một máy bơm và ống thông có thể điều chỉnh. Bởi vì thuốc sẽ được đặt trực tiếp tại vị trí cụ thể trong tủy sống, do đó liều lượng baclofen thường thấp và ít tác dụng phụ hơn khi sử dụng đường uống. Ngoài ra, người bệnh cần được sàng lọc và kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi thực hiện phương pháp.
  • Phẫu thuật chỉnh hình: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật chỉnh hình hoặc phẫu thuật xử lý cơ xương và mô liên kết để cải thiện cơn co cứng cơ.
  • Phẫu thuật thần kinh: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị não, tủy sống và các dây thần kinh để cải thiện chức năng cơ.

Cách tốt nhất để điều trị co cứng cơ là xác định nguyên nhân và các yếu tố rủi ro. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc cũng như tập luyện tại nhà phù hợp để tăng cường hiệu quả điều trị.

Điều quan trong khi điều trị và phòng ngừa tình trạng co cứng cơ là trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý nhất. Tuy nhiên ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện đáng kể, người bệnh cũng cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh các biến chứng, chẳng hạn như cứng khớp và loét da.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua