Có bầu bị tê ngón tay nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Có bầu bị tê ngón tay thường xảy ra do tăng cân, ít vận động khiến dây thần kinh và các mạch máu bị chèn ép. Trong một số trường hợp khác, tê ngón tay khi mang thai xảy ra do cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn như hạ huyết áp, thiếu máu, tiểu đường thai kỳ… Tình trạng này cần được điều trị y tế để hạn chế phát sinh rủi ro.

Có bầu bị tê ngón tay
Tìm hiểu có bầu bị tê ngón tay nguy hiểm không? Nguyên nhân và hướng dẫn cách cải thiện

Tê ngón tay khi mang thai

Có bầu bị tê ngón tay là tình trạng thường gặp, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ. Bởi trong thời gian này, cơ thể của thai phụ có sự thay đổi đáng kể về cân năng, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh.

Tê ngón tay khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, thường xuyên có cảm giác ngứa ran, châm chích như kim châm và tê dại ở các đầu ngón tay. Ngoài ra trong một số trường hợp, thai phụ còn có cảm giác nóng như xát ở ở các ngón tay, đau nhức từ ngón tay đến cổ tay và cánh tay, khó cầm nắm đồ vật, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn giấc ngủ.

Cảm giác tê rần ngón tay khi mang thai thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón tay áp út. Sau một thời gian, cảm giác tê bì và châm chích lan rộng đến toàn bộ ngón áp út, ngón út, cuối cùng là bàn tay và cánh tay.

Tần suất và mức độ tê ngón tay khi mang thai có xu hướng tăng dần theo thời gian. Trong trường hợp xảy ra do các nguyên nhân cơ học, tê ngón tay có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần điều trị. Đối với các nguyên nhân bệnh lý, tê ngón tay khi mang thai thường kéo dài trên 4 tháng, không thể tự khỏi nên cần được điều trị y tế để khắc phục.

Nguyên nhân gây tê ngón tay khi mang thai

Tê ngón tay khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.

1. Tăng cân

Càng về cuối thai kỳ, cân nặng của thai phụ càng tăng do sự phát triển của thai nhi, tình trạng tích nước và chế độ ăn uống. Tăng cân trong thai kỳ thường xảy ra đột đột và mất kiểm soát. Điều này khiến các mạch máu bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí huyết. Từ đó tê ngón tay và bàn tay.

Ngoài ra cân nặng dư thừa còn khiến các dây thần kinh bị chèn ép, đặc biệt là dây thần kinh giữa của cổ tay. Điều này khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác tê đầu ngón tay như kim châm, tê bàn tay, cổ tay kèm theo cảm giác đau mỏi, cứng khớp và khó cử động.

Tăng cân
Tăng cân khiến các mạch máu bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông khí huyết dẫn đến tê ngón tay và bàn tay

2. Phù

Một số mẹ bầu bị phù vào giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của thai kỳ do cơ thể tích nước. Điều này gây ra hiện tượng chèn ép và thu hẹp rãnh cổ tay dẫn đến sưng nề và co kéo các dây thần kinh. Từ đó gây ra tình trạng tê bì, ngứa ran kèm theo cảm giác đau nhức ở ngón tay, bàn tay và cổ tay.

3. Ngủ nằm gối đầu lên tay

Ngủ nằm gối đầu lên tay là nguyên nhân khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Điều này khiến quá trình lưu thông máu về bàn tay và ngón tay bị gián đoạn. Cuối cùng dẫn đến ngứa ran và tê bì như kim châm.

4. Sự thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến các hormone relaxin được giải phóng với số lượng lớn, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Hormone này có tác dụng làm mềm và cho phép khung xương chậu nở rộng, phục vụ cho nhu cầu phát triển của thai nhi và tạo điều kiện sinh em bé. Ngoài hormone relaxin còn gây dịch chuyển và nới lỏng các khớp khác. Điều này khiến khớp xương lỏng lẻo, dễ dịch chuyển ra khỏi vị trí cố định và tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh.

Mặt khác, quá trình làm mềm và nới lỏng các khớp xương còn khiến sức nặng của thai và trọng lượng của cơ thể dễ chèn ép vào mạch máu và dây thần kinh quanh các khớp. Điều này dẫn đến tình trạng tê buồn tay chân, tê mỏi, đau nhức ở ngón tay và các khu vực liên quan.

Sự thay đổi nội tiết tố
Sự thay đổi nội tiết tố khiến khớp xương lỏng lẻo, dễ dịch chuyển ra khỏi vị trí cố định và tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh

5. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay thường xảy ra ở phụ nữ mang thai khiến các ngón tay, bàn tay và cổ tay bị tê kèm theo đau nhức. Hội chứng này tiến triển khi hormone thai kỳ gây ra tình trạng giữ nước khiến rãnh cổ tay bị thu hẹp dẫn đến sưng nề và co kéo các dây thần kinh.

Ngoài ra trong thời kỳ mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng thêm 50% để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của em bé. Điều này khiến các dây thần kinh giữa của cổ tay chịu nhiều áp lực. Cuối cùng gây ra hội chứng ống cổ tay dẫn đến tê mỏi từ ngón tay đến bàn tay, cổ tay và cánh tay.

6. Thiếu máu

Trong thời kỳ mang thai, nữ giới thường bị thiếu máu do chế độ ăn uống thiếu chất sắt, lượng hồng cầu thấp hoặc do yếu tố di truyền. Điều này khiến lưu lượng máu lưu thông đến các ngón tay bị gián đoạn. Cuối cùng gây ra tình trạng tê bì, khó chịu và đau mỏi các ngón tay.

7. Bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xảy ra do chế độ ăn uống thiếu khoa học trong thời kỳ mang thai. Đây là một trong những nguyên nhân gây tê ngón tay thường gặp. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao làm tổn thương và suy giảm chức năng của các dây thần kinh, bao gồm cả những dây thần kinh liên quan đến ngón tay.

Bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tổn thương và suy giảm chức năng của các dây thần kinh dẫn đến tê bì các ngón tay

8. Cơ thể thiếu chất

Chế độ ăn uống nghèo nàn, không khoa học khiến cơ thể thiếu chất. Từ đó gây ra tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể, giảm chức năng của hệ xương khớp và gây ra những rối loạn ở ngón tay, bàn tay. Ngoài ra cơ thể không được bổ sung đủ vitamin B12 khiến quá trình sản sinh hồng cầu bị gián đoạn. Đồng thời gây ra những tổn thương ở dây thần kinh dẫn đến tê bì ngón tay.

9. Lười vận động

Tình trạng mệt mỏi, suy nhược và cảm giác nặng nề trong thời kỳ mang thai khiến thai phụ lười vận động và tập thể dục. Đồng thời có xu hướng ngủ nhiều, ngồi lâu hoặc nằm bất động trên giường trong thời gian dài. Điều này khiến các mạch máu bị chèn ép, quá trình lưu thông máu bị trì trệ dẫn đến máu ứ đọng, tê mỏi, ngứa ran và châm chích ở các ngón tay, bàn tay.

10. Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, hệ tim mạch và khiến lượng máu tuần hoàn đến các chi suy giảm.

Khi các mô không nhận đủ máu, các dây thần kinh phản ứng trong cơ thể sẽ phản ứng lại bằng một số cảm giác khó chịu như ngứa ran nóng rát và tê. Từ đó gây ra tình trạng tê ngón tay trong thời kỳ mang thai.

Huyết áp thấp
Huyết áp thấp khiến lượng máu tuần hoàn đến các chi suy giảm dẫn đến tê bì và nhiều biểu hiện khó chịu khác

Có bầu bị tê ngón tay nguy hiểm không?

Có bầu bị tê ngón tay thường không nguy hiểm. Bởi tình trạng này chủ yếu xảy ra do những thay đổi và thói quen sinh hoạt trong thời mang thai. Thông thường cảm giác tê bì có thể tự khỏi hoặc nhanh chóng thuyên giảm sau khi điều chỉnh thói quen sinh hoạt và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Trong một số trường hợp khác, thai phụ bị tê ngón tay do hội chứng ống cổ tay, hạ huyết áp, tiểu đường thai kỳ và nhiều vấn đề khác. Đối với trường hợp này, tê mỏi có thể kéo dài trên 4 tháng, thường kèm theo đau nhức, mức độ nghiêm trọng tăng theo thời gian và cần được điều trị y tế để khắc phục.

Đối với những trường hợp không sớm kiểm soát, tê ngón tay do bệnh lý có thể gây ra nhiều rủi ro dưới đây:

  • Rối loạn cảm giác
  • Suy nhược cơ thể
  • Yếu cơ
  • Giảm hoặc mất khả năng vận động

Biện pháp khắc phục tê ngón tay khi mang thai

Có bầu bị tê ngón tay là tình trạng phổ biến và thường được kiểm soát bằng một số biện pháp đơn giản dưới đây:

1. Xoa bóp ngón tay

Trong trường hợp có bầu bị tê ngón tay do dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, máu huyết kém lưu thông, thai phụ cơ thể thực hiện những động tác xoa bóp ở bàn tay và ngón tay để cải thiện tình trạng. Cụ thể như xoa bóp theo chuyển động tròn, xoa bóp từ đầu ngón tay xuống bàn tay và ngược lại.

Biện pháp này có tác dụng giải nén các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, hạn chế ứ huyết, cải thiện lưu thông máu, phòng ngừa và giảm cảm giác tê bì khó chịu. Ngoài ra các động tác xoa bóp còn giúp thai phụ thư giãn tinh thần, cải thiện độ linh hoạt của các khớp xương, giảm cứng khớp. Đồng thời hạn chế tình trạng rối loạn cảm giác, tê và đau nhức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Xoa bóp ngón tay
Xoa bóp ngón tay giúp giải nén các dây thần kinh và mạch máu, hạn chế ứ huyết, cải thiện lưu thông máu và giảm tê

2. Thường xuyên thay đổi tư thế

Để phòng ngừa và giảm tê bì ngón tay, mẹ bầu không nên ngồi lâu một chỗ hoặc nằm bất động trên giường. Thay vào đó bạn nên thường xuyên đứng dậy, đi lại và vận động nhẹ nhàng.

Đối với tư thế ngủ, thai phụ cần tránh ngủ kê tay dưới đầu, nên ngủ nghiêng sang trái và kê cao chân trong lúc ngủ để giảm sưng phù và đau nhức. Ngoài ra thai phụ nên thường xuyên thay đổi tư thế trong lúc ngủ ngủ để hạn chế tình trạng chèn ép mạch máu dẫn đến khí huyết kém lưu thông.

3. Tập thể dục

Thai phụ được khuyên duy trì thói quen vận động và tập thể dục mỗi ngày với những bài tập kéo giãn cơ, yoga và đi bộ. Biện pháp này có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, tăng độ dẻo dai, giảm căng cơ, nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng độ linh hoạt và hạn chế tê bì các ngón tay.

Ngoài ra thường xuyên tập thể dục còn giúp thai phụ cải thiện tâm trạng, duy trì sức khỏe và chức năng của hệ xương khớp. Đồng thời kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ tiểu đường, hạn chế những vấn đề liên quan đến chèn ép mạch máu và dây thần kinh.

Để luyện tập đúng cách, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về các bài tập phù hợp và thực hiện theo hướng dẫn.

Tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục giúp thư giãn khớp xương, cải thiện tuần hoàn máu, hạn chế tê bì các ngón tay và tăng độ dẻo dai

4. Ngâm tay trong nước ấm

Ngâm tay trong nước ấm là biện pháp giảm tê tay khi mang thai an toàn và hiệu quả. Biện pháp này có tác dụng kích thích lưu thông máu về các ngón tay, thư giãn mạch, giảm ứ huyết và ngăn ngừa chứng tê bì khó chịu.

Ngoài ra thường xuyên ngâm tay trong nước ấm còn giúp thai phụ phòng ngừa tê tay kéo dài do khí lạnh xâm nhập, thư giãn khớp xương, thư giãn dây thần kinh và giảm cảm giác đau nhức.

Để sớm cải thiện cảm giác tê bì bằng nước ấm, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm (khoảng 40 – 50 độ). Sau đó ngâm hai bàn tay và hai cổ tay vào chậu nước ấm trong 10 phút kết hợp xoa bóp.

5. Ăn uống lành mạnh và đủ chất

Nữ giới được khuyên ăn uống đủ chất trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nên tăng cường bổ sung vitamin B, chất sắt canxi và magie. Bởi chế độ ăn uống có thể giúp thai phụ đảm bảo sự phát triển của thai nhi, tăng cường sức khỏe tổng thể, phòng ngừa thiếu máu, thiếu chất khiến xương khớp suy yếu, dễ tê bì tay chân và đau nhức.

Tuy nhiên thai phụ lưu ý sử dụng chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn thêm nhiều rau củ quả giàu chất xơ, thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời ăn ít chất béo, đường, muối, dầu mỡ để giảm nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kỳ, xương khớp suy yếu, dễ thoái hóa và gây đau nhức.

Ăn uống lành mạnh và đủ chất
Ăn uống lành mạnh và đủ chất trong thời kỳ mang thai là biện pháp giảm tê ngón tay và cải thiện sức khỏe hiệu quả

6. Chườm ấm

Tương tự như biện pháp ngâm tay trong nước ấm, chườm ấm cũng có tác thư giãn mạch, thư giãn khớp xương và dây chằng. Đồng thời cải thiện tuần hoàn máu, tán huyết ứ, giảm cảm giác tê bì khó chịu ở các ngón tay và những khu vực liên quan.

Bên cạnh đó biện pháp chườm ấm còn có tác dụng tán hàn, làm ấm các chi, giảm căng cơ, giảm đau, cải thiện tình trạng cứng khớp, hạn chế rối loạn cảm giác và tăng phạm vi cử động của các khớp xương.

7. Nghỉ ngơi

Nếu bị tê tay, tê ngón tay kèm theo cảm cảm giác đau mỏi nghiêm trọng, thai phụ nên dừng ngay các hoạt động đang thực hiện. Sau đó nằm nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể. Lúc này dây thần kinh và các mạch máu sẽ được thư giãn, giảm áp lực, giảm ứ huyết và tăng lưu thông máu về ngón tay.

Sau khi các triệu chứng thuyên giảm, thai phụ nên xoa bóp và vận động nhẹ nhàng. Không nên thực hiện các động tác mạnh, lặp đi lặp lại những chuyển động của bàn tay, ngón tay hoặc làm việc gắng sức để phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể giúp thư giãn, giảm tê bì, giảm áp lực lên các dây thần kinh và mạch máu

8. Kiểm soát cân nặng

Để giảm cảm giác tê ngón tay khi mang thai và hạn chế tái phát, thai phụ lưu ý kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân tạo áp lực lên mạch máu và các dây thần kinh. Thông thường cân nặng có thể được kiểm soát bằng cách duy trì chế độ ăn uống khoa học. Cụ thể như ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất; không nên ăn nhiều tinh bột, tránh ăn thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ và chất béo.

Ngoài ra thai phụ nên thường xuyên vận động và duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày để hạn chế cân nặng tăng cao. Đồng thời kích thích lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tổng thể, hệ xương khớp, giảm chèn ép mạch máu và dây thần kinh

Có bầu bị tê ngón tay – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có bầu bị tê ngón tay thường khởi phát do nguyên nhân cơ học, không cần thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị y tế. Tuy nhiên thai phụ được khuyên đến bác sĩ khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Bà bầu bị tê ngón tay nghiêm trọng và kéo dài trên 2 tuần
  • Tần suất và mức độ tê ngón tay tăng dần theo thời gian
  • Cảm giác tê rần như kim châm lan rộng toàn bộ cánh tay
  • Tê kèm theo đau nhức dữ dội, rối loạn cảm giác và ảnh hưởng đến khả năng vận động
  • Các triệu chứng không thuyên giảm sau 2 tuần áp dụng những triệu chứng nên trên

Thông người thai phụ sẽ được yêu cầu mô tả triệu chứng và kiểm tra cận lâm sàng để đánh giá mức độ nghiêm trọng và tìm kiếm nguyên nhân gây tê. Sau khi có kết quả chẩn đoán, thai phụ sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thăm khám với bác sĩ khi bà bầu bị tê ngón tay nghiêm trọng
Thăm khám khi bà bầu bị tê ngón tay nghiêm trọng và kéo dài trên 2 tuần, tần suất và mức độ tăng dần theo thời gian

Nhìn chung, có bầu bị tê ngón tay là tình trạng thường gặp, dễ khởi phát do nguyên nhân cơ học và thường không gây nguy hiểm. Tình trạng này có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu tê mỏi ngón tay làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc tê kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu khác, thai phụ nên thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua