Chữa thoát vị đĩa đệm bằng 15 bài thuốc nam, dân gian

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam, dân gian. Những bài thuốc này tương đối an toàn, chứa các nguyên liệu có khả năng giảm viêm, kiểm soát cơn đau và cải thiện tình trạng tê bì khó chịu. Tuy nhiên người bệnh cần áp dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả chữa trị.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng 15 bài thuốc nam, dân gian
Thông tin về công dụng và cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng 15 bài thuốc nam, dân gian

15 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam, dân gian

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị vỡ hoặc nứt khiến khối nhân nhầy bên trong thoát ra khỏi vị trí ban đầu, đồng thời chèn ép lên rễ thần kinh hoặc. và tủy sống dẫn đến đau đớn.

Đối với trường hợp nặng người bệnh cần sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm và điều chỉnh lối sống hoặc phẫu thuật khi cần thiết. Đối với những trường hợp nhẹ, đau không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam mà dân gian thường dùng dưới đây. Cụ thể:

1. Cây ngải cứu

Ngải cứu có khả năng kiểm soát nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có tính nóng, mùi thơm, vị đắng và hơi cay. Loại thảo dược này có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn và kích thích quá trình tuần hoàn máu. Ngoài ra ngải cứu còn có tác dụng chữa phong thấp, hàn thấp, bạch đới.

Theo Y học hiện đại, các hoạt chất được tìm thấy trong lá ngải cứu có khả năng xoa dịu và giảm tần suất đau đầu hoa mắt, nhức buốt xương khớp, đau dây thần kinh tọa. Đồng thời giúp lợi tiểu, an thai.

Bài thuốc 1: Chườm nóng lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • 300 gram ngải cứu tươi
  • 5 gram muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước sạch ngâm và rửa lá ngải cứu
  • Vớt lá ngải cứu ra ngoài và để ráo nước
  • Rang lá ngải cứu cùng với muối cho đến khi nóng, dược liệu khô lại
  • Tắt bếp, đựng lá ngải cứu và muối trong một bao vải sạch
  • Sử dụng túi ngải cứu chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm và đau
  • Khi lá ngải cứu nguội thì thực hiện rang lại và tiếp tục chườm lên vị trí đau
  • Để cải thiện các triệu chứng người bệnh nên kiên trì chườm nóng lá ngải cứu từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần.

Bài thuốc 2: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng nước sắc lá ngải cứu

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá ngải cứu
  • 10ml mật ong nguyên chất
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 100ml nước, cho muối vào, khuấy đều, sau đó để nguội
  • Rửa sạch lá ngải cứu (nên ngâm với nước muối)
  • Vớt lá ngải cứu ra ngoài, cho lá ngải cứu và nước muối loãng để nguội vào máy xay
  • Xay nhuyễn nguyên liệu và lọc lấy nước cốt
  • Cho mật ong nguyên chất vào cùng, khuấy đều
  • Uống ngay khi vừa thực hiện
  • Uống nước ngải cứu mỗi ngày 1 lần. Kiêng trì trong 3 tuần để cảm nhận hiệu quả.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây ngải cứu
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây ngải cứu

2. Cây cỏ xước

Theo Y học cổ truyền, trong thành phần của cây cỏ xước chứa một lượng lớn Saponin. Đây là một hoạt chất có tác dụng giảm đau và giảm viêm hiệu quả, thường được dùng trong điều trị các cơn đau do bệnh xương khớp.

Trong Đông y, cây cỏ xước thường được sử dụng để giảm đau, mát gan giải độc, chữa các bệnh lý thận, xương khớp và làm giảm lượng cholesterol trong máu.

 Nguyên liệu:

  • 16 gram rễ cỏ xước
  • 20 gram phục linh
  • 16 gram hy thiêm thảo
  • 12 gram ngải cứu
  • 16 gram nhọ nồi (đã sao vàng)
  • 12 gram thương nhĩ tử.

 Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và đun sôi các nguyên liệu trong 45 phút
  • Chắt lấy nước uống (nên uống khi còn ấm)
  • Mỗi ngày uống 1 thang, liên tục trong 10 ngày.

3. Bài thuốc sử dụng lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có mùi thơm nồng, tính ấm, hơi cay, có khả năng quy vào kinh Can, Tỳ và Vị. Do đó loại dược liệu này có tác dụng ôn trung tán hàn, ổn định khí huyết. Bên cạnh đó lá lốt còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, điều trị phong, hàn, thấp tê bại tay chân, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, rối loạn tiêu hóa và viêm nhiễm.

Theo Y học hiện đại, một số thành phần quan trọng trong lá lốt như piperine, piperonal có khả năng cải thiện quá trình lưu thông máu, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương. Đồng thời giúp cải thiện sức khỏe xương khớp và đĩa đệm đang bị nứt/ rách.

Bài thuốc 1: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc đắp

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt tươi
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt tươi và phơi cho ráo
  • Sao nóng lá lốt cùng một ít muối hạt
  • Dùng một miếng vải sạch bọc gọn nguyên liệu, sau đó chườm lên vị trí đau
  • Đợi đến khi nguội hẳn thì mang lá lốt sao lại và đắp thêm một lần nữa
  • Đắp lá lốt từ 1 đến 2 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bài thuốc 2: Kết hợp lá lốt và sữa bò tươi trị thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá lốt tươi
  • 100 – 150ml sữa bò tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái nhỏ lá lốt
  • Cho lá lốt vào máy xay và thực hiện xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt
  • Đun sôi sữa tươi cùng với nước cốt lá lốt, khuấy đều
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong 2 tuần.
Bài thuốc sử dụng lá lốt điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Lá lốt – Cây thuốc dân gian điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

4. Cây xương rồng

Xương rồng có tính hàn, có khả năng tiêu viêm, loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng giảm đau, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra trong xương rồng chứa vitamin C, hoạt chất kháng viêm, chất chống oxy hóa và nhiều thành phần quan trọng khác. Đây đều là những thành phần có tác dụng nâng cao sức khỏe, chữa lành tổn thương ở các mô mềm và xương khớp.

Bài thuốc 1: Sử dụng xương rồng 3 chia cải thiện triệu chứng

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 nhánh xương rồng 3 chia
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết phần gai của xương rồng
  • Mang xương rồng rửa sạch và để ráo nước
  • Đập dập xương rồng, sau đó mang thảo dược sao nóng cùng với muối hạt
  • Bọc xương rồng bằng khăn sạch và chườm lên vị trí bị đau
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút
  • Để cải thiện cơn đau, người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc trong 2 tuần.

Bài thuốc 2: Giảm đau bằng xương rồng bẹ

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết phần gai của xương rồng
  • Ngâm xương rồng trong nước muối pha loãng, rửa sạch và để ráo
  • Nướng đều 2 mặt của xương rồng trên bếp than
  • Bọc xương rồng trong một miếng vải sạch và đắp lên vị trí đau, tránh đắp trực tiếp để phòng ngừa bỏng
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần trong 2 tuần.

5. Dùng đu đủ xanh

Nhờ mang tính hàn, đu đủ có khả năng trừ phong thấp, khu phong, giảm đau và tiêu viêm. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, trong đu đủ xanh chứa papain. Hoạt chất này có khả năng làm bền và giãn nở mạch máu. Bên cạnh đó papain còn có tác dụng ổn định lưu lượng máu, cải thiện đĩa đệm và xương khớp đang bị tổn thương.

Nguyên liệu:

  • 1 quả đu đủ xanh
  • 1 củ gừng tươi
  • 10 ml rượu gạo.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lớp vỏ ngoài của đu đủ
  • Cắt đầu quả đu đủ, giữ lại nắp
  • Cạo vỏ và rửa sạch gừng
  • Thái gừng, sau đó giả nhỏ
  • Trộn đều gừng cùng với rượu gạo, sau đó đổ vào phần đầu của quả đu đủ, đậy nắp lại
  • Đun quả đu đủ đến khi nóng lên thì tắt bếp và cạo sạch phần vỏ đen bên ngoài
  • Thực hiện bóp nát quả đu đủ trong một tấm vải sạch
  • Sử dụng nguyên liệu chườm lên vị trí đang bị đau. Để nguyên trạng thái trong 20 phút
  • Người bệnh nên áp dụng bài thuốc dùng đu đủ xanh trị thoát vị đĩa đệm từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, kiên trì trong 15 ngày để cải thiện tình trạng.
Bài thuốc dùng đu đủ xanh trị thoát vị đĩa đệm và giảm đau
Bài thuốc dùng đu đủ xanh trị thoát vị đĩa đệm và giảm đau

6. Kiểm soát bệnh bằng cây chìa vôi

Cây chìa vôi có tên khoa học là Cissus modeccoides Planch, còn được gọi là cây đau xương, bạch liêm, bạch phấn đằng. Loại thảo dược này thường góp mặt trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

Theo Y học cổ truyền, chìa vôi có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng giải độc mát gan, giảm viêm, cải thiện đau nhức xương khớp và chống khuẩn. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng điều trị sưng hạch, lở ngứa và giải độc do côn trùng cắn.

Theo Y học hiện đại, trong thành phần của cây chìa vôi gồm hợp chất phenolic, saponin, các acid amin và acid hữu cơ. Những thành phần này có tác dụng kiểm soát các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, phong thấp, bong gân. Đồng thời giúp giảm viêm, giảm đau xương khớp và đau bụng kinh.

Bài thuốc 1: Đắp cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá và dây chìa vôi
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá và thân chìa vôi, phơi cho ráo
  • Sao nóng chìa vôi cùng một ít muối hạt
  • Dùng một miếng vải sạch bọc gọn nguyên liệu, sau đó chườm lên vị trí đau
  • Tiếp tục sao nóng chìa vôi và chườm lên khu vực bị tổn thương
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bài thuốc 2: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách kết hợp chìa vôi với các nguyên liệu khác

Nguyên liệu:

  • Cây chìa vôi
  • Dền gai
  • Cỏ ngươi
  • Cây tầm gửi
  • Cây cỏ xước
  • Lá lốt.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng các nguyên liệu với liều lượng vừa đủ
  • Rửa sạch nguyên liệu và mang phơi khô
  • Sắc nguyên liệu cùng với 700ml nước lọc trong 40 phút
  • Chắt lấy phần nước thuốc và uống nhiều lần trong ngày
  • Mỗi ngày dùng 1 thang, sử dụng liên tục trong 1 tháng.

7. Cây mần ri giảm sưng viêm

Mần ri là một loại thảo dược có tính ấm, vị cay và hơi đắng. Loại thảo dược này có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó mần ri còn có tác dụng loại bỏ độc tố, giảm sưng, lợi khí và giúp thư giãn các cơ.

Bài thuốc 1: Đắp mần ri giảm đau do thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

  • Một nắm mầm ri
  • 10 gram muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo và thái nhỏ mần ri
  • Cho mần ri và muối hạt vào cối, giã nát
  • Sao nóng nguyên liệu
  • Cho nguyên liệu vào miếng vải sạch và chườm lên vị trí đau
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút
  • Bệnh nhân kiên trì sử dụng mần ri trong 2 tuần.

Bài thuốc 2: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc sắc mần ri

Nguyên liệu:

  • 100 gram cây mần ri hoa trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và phơi khô cây mần ri hoa trắng
  • Tiến hành sắc nguyên liệu cùng với 750ml nước
  • Sau 30 phút, tắt bếp và lọc lấy nước thuốc
  • Uống hết nước thuốc khi còn ấm hoặc chia thành 2 lần uống mỗi ngày
  • Sử dụng bài thuốc trong 2 tuần.
Bài thuốc dùng cây mần ri giảm sưng viêm, điều trị thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc dùng cây mần ri giảm sưng viêm, điều trị thoát vị đĩa đệm

8. Cây mật gấu

Nhiều thành phần quan trọng và tốt cho xương khớp đã được tìm thấy trong cây mật gấu. Bao gồm: β-sitosterol, Ursolic acid. Những thành phần này có tác dụng cải thiện sưng viêm và giảm đau. Vì thế cây mật gấu rất phù hợp với những người đang bị thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc 1: Uống nước lá mật gấu giảm đau và sưng viêm

Nguyên liệu:

  • Lá mật gấu tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá mật gấu tươi, sau đó phơi khô nguyên liệu
  • Bảo quản lá mật gấu khô trong bình thủy tinh để dùng dần
  • Lấy một nhúm nhỏ lá mật gấu khô và cho vào tách
  • Rót 300ml nước đun sôi vào cùng, thực hiện hãm trong 20 phút
  • Uống nước lá mật gấu khi còn ấm
  • Mỗi ngày uống 1 lần trong 10 ngày.

Bài thuốc 2: Uống nước lá mật gấu và bia cải thiện triệu chứng

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá mật gấu tươi
  • 40ml bia.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá mật gấu và xay nhuyễn với 30ml nước lọc
  • Chắt lấy phần nước cốt mật gấu, sau đó trộn với bia để uống
  • Người bệnh áp dụng bài thuốc mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày. Nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

9. Cây đinh lăng chữa đau nhức do thoát vị đĩa đệm

Trong Y học cổ truyền, cây đinh lăng có tác dụng giảm đau lưng, đau nhức xương khớp, an thần, bổ khí huyết và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng giải độc và chữa lành tổn thương.

Theo Y học hiện đại, hoạt chất saponin, amin, vitamin B và tanin trong thành phần của cây đinh lăng có tác dụng giảm sưng, cải thiện triệu chứng đau nhức do bệnh th

Bài thuốc 1: Đắp lá đinh lăng giảm đau nhức xương khớp

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá đinh lăng tươi
  • Một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đinh lăng tươi, sau đó phơi cho ráo nước
  • Cho lá đinh lăng tươi cùng một ít muối hạt vào chảo và thực hiện sao nóng
  • Dùng một miếng vải sạch bọc gọn nguyên liệu, sau đó chườm lên vị trí đau
  • Sau khi nguyên liệu nguội, tiếp tục sao nóng đinh lăng và chườm lên khu vực bị tổn thương
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần hoặc cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Bài thuốc 2: Trị thoát vị đĩa đệm bằng nước đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 30 gram lá đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và đun lá đinh lăng với 500ml nước
  • Sau khi nước thuốc cạn còn 200ml thì tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc
  • Uống hết thuốc khi còn ấm
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc, nên áp dụng liên tục trong 2 tuần.
Bài thuốc sử dụng cây đinh lăng chữa đau nhức do thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc sử dụng cây đinh lăng chữa đau nhức do thoát vị đĩa đệm

10. Thân chuối hột

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, trong thân cây chuối hột chứa các thành phần quan trọng gồm saponin, tanin, flavonoid. Đây đều là những thành phần có tác dụng giảm đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp.

Ngoài ra trong thân cây chuối hột còn chứa một số hoạt chất khác có tác dụng giảm viêm, thư giãn các cơ, cải thiện tình trạng sưng đỏ khớp và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu:

  • Thân cây chuối hột chưa ra hoa
  • Một ít đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Khoét một lỗ nhỏ giữa thân cây chuối hột hoặc cắt ngang thân cây
  • Sử dụng đường phèn với liều lượng vừa đủ và cho vào thân chuối
  • Dùng bao ni lông bọc kín thân chuối để hạn chế côn trùng chui vào
  • Đợi 24 giờ, lấy phần nước trong thân cây chuối để uống
  • Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn.

11. Cây trinh nữ

Cây trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ. Đây là một loại dược liệu thường được thêm vào các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, trong đó có tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nhờ chứa ancaloid, flavonosid và crosetin, cây trinh nữ có tác dụng cải thiện đĩa đệm tổn thương, giảm sưng và xoa dịu cảm giác đau nhức.

Mặt khác, ancaloid, flavonosid và crosetin đều là những chất chống oxy hóa mạnh. Vì thế việc sử dụng cây trinh nữ sẽ mang đến hiệu quả cao trong việc làm chậm quá trình thoái hóa, ổn định chức năng của mô mềm và cột sống.

Nguyên liệu:

  • 120 gram rễ cây trinh nữ
  • 15ml rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái nhỏ rễ cây trinh nữ
  • Phơi nguyên liệu trong 60 phút
  • Thực hiện sao nóng rễ cây trinh nữ cùng với rượu trắng cho đến khi khô lại
  • Cho rễ cây trinh nữ khô vào ấm, thêm 800ml nước
  • Thực hiện sắc thuốc đến khi nước cạn còn 400ml
  • Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì trong 2 tuần để đạt hiệu quả điều trị.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam từ cây trinh nữ
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam từ cây trinh nữ

12. Bài thuốc từ gừng

Gừng có tính ấm, vị cay và mùi thơm. Loại dược liệu này có tác dụng tán hàn, làm ấm bụng, giảm đau và kháng viêm. Vì thế gừng mang hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về hô hấp, dạ dày và xương khớp.

Bài thuốc 1: Uống trà gừng cải thiện cảm giác đau và viêm

Nguyên liệu:

  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • Mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ, rửa sạch gừng và thái thành từng lát mỏng
  • Cho vào tách từ 4 – 5 lát gừng, thêm 300ml nước đun sôi
  • Thực hiện hãm gừng trong 20 phút, thêm 10ml mật ong nguyên chất và khuấy đều
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Mỗi ngày dùng 1 tách trà gừng, kiên trì trong 7 ngày để cải thiện tình trạng.

Bài thuốc 2: Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách kết hợp gừng với muối và giấm

Nguyên liệu:

  • 1 nhánh gừng
  • 2,5 gram muối
  • 10ml giấm
  • 200ml nước.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng và giã nát gừng
  • Đun sôi gừng và muối trong 200ml nước
  • Sau 5 phút thì tắt bếp và lọc lấy nước gừng
  • Trộn đều giấm và nước gừng
  • Dùng bông gòn sạch thấm vào nước gừng ấm và thoa lên cột sống
  • Thực hiện xoa bóp để thư giãn xương khớp và đẩy nhanh quá trình hấp thu dưỡng chất trong gừng
  • Mỗi ngày áp dụng từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 20 phút.

Lưu ý an toàn:

  • Không thoa thuốc lên những khu vực có vết thương hở.

Bài thuốc 3: Xoa bóp với rượu gừng cải thiện cơn đau

Nguyên liệu:

  • 1kg gừng tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng, thái mỏng và đập hơi dập
  • Tráng sơ bình thủy tinh với một ít rượu
  • Cho gừng vào bình, rót rượu đến khi ngập
  • Đậy kín nắp bình và bảo quản ở nơi khô ráo trong 10 ngày
  • Dùng bông gòn thấm vào rượu gừng và thoa lên khu vực bị đau
  • Nhẹ nhàng massage để thư giãn cơ và xương khớp
  • Massage với rượu gừng từ 1 – 2 lần mỗi ngày để sớm cải thiện tình trạng.

13. Cây đại tướng quân

Cây đại tướng quân còn được gọi là chuối nước, náng hoa trắng, tỏi lơi, náng. Tên khoa học Crinum asiaticum L., thuộc họ Loa kèn đỏ (danh pháp khoa học: Amaryllidaceae).

Theo Y học cổ truyền, cây đại tướng quân có vị cay, tính mát, quy vào kinh Tỳ, Vị và Phế. Loại thảo dược này có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, tán ứ và thông huyết, giúp điều trị các bệnh xương khớp.

Theo Y học hiện đại, cây đại tướng quân chứa những thành phần quan trọng gồm Crinamin, Crinasiatin, Ambelin, Alcaloid Harcissin (Lycorin), Vitamin… Những thành phần này có tác dụng giảm viêm, chữa bong gân, chấn thương và đau nhức xương khớp.

Ngoài ra cây đại tướng quân còn có tác dụng điều trị rối loạn tiêu hóa, chữa trĩ ngoại, phòng ngừa xơ tuyến tiến tiền liệt và giảm phì đại tuyến tiền liệt.

Nguyên liệu:

  • 2 lá đại tướng quân.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo và thái nhỏ lá đại tướng quân
  • Cho lá đại tướng quân vào cối, giã nát
  • Sao nóng nguyên liệu
  • Cho lá đại tướng quân vào miếng vải sạch và chườm lên vị trí đau
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 phút
  • Bệnh nhân kiên trì sử dụng lá đại tướng quân trong 2 tuần.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không ăn hoặc uống lá đại tướng quân vì có thể gây độc.
Bài thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây đại tướng quân
Bài thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây đại tướng quân

14. Rễ cây ngũ sắc

Trong rễ cây ngũ sắc chứa một số hoạt chất có tác dụng giảm sưng viêm, cải thiện tình trạng đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó loại thảo dược này còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành đĩa đệm hư tổn, chữa nhức mỏi chi và xương khớp.

Chính vì thế, khi bị đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể uống nước sắc rễ cây ngũ sắc 1 lần vào mỗi buổi sáng. Kiên trì áp dụng trong 10 ngày.

Nguyên liệu:

  • Một nắm rễ cây ngũ sắc

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa thật sạch rễ cây ngũ sắc
  • Thái nhỏ và phơi rễ cây ngũ sắc trong 15 phút
  • Cho rễ cây ngũ sắc cùng với 500ml nước ấm vào ấm, thực hiện đun sôi trong 20 phút
  • Uống ngay khi còn ấm.

15. Trị thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Theo kết quả nghiên cứu, trong thành phần của gạo lứt chứa các chất và hoạt chất quan trọng gồm vitamin K, IP6, Sterolin, Phytosterol. Nhờ đó loại thảo dược này có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và kháng khuẩn.

Ngoài ra những thành phần được tìm thấy trong gạo lứt còn có tác dụng giảm viêm xương khớp, cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm và làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc giảm đau, viêm và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt:

Nguyên liệu:

  • 200 gram gạo lứt.

Cách thực hiện:

  • Cho gạo lứt vào chảo, sau đó thực hiện rang nóng đến khi gạo vàng và ngậy mùi thơm
  • Xay nhuyễn và tán gạo lứt thành bột
  • Bảo quản bột gạo lứt trong bình thủy tinh có nắp đậy
  • Khi cần lấy từ 1 đến 3 muỗng cà phê bột gạo cho vào tách
  • Thêm 200 đến 500 ml nước ấm vào cùng, khuấy đều
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Người bệnh kiên trì uống nước gạo lứt 1 lần/ ngày để giảm sưng, đau do thoát vị đĩa đệm.
Bài thuốc giảm đau, viêm và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
Bài thuốc giảm đau, viêm và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Lưu ý khi dùng thuốc nam, dân gian trị thoát vị đĩa đệm

Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam và dân gian, người bệnh cần lưu ý một số điều để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả chữa bệnh.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nam hoặc dân gian nào.
  • Kiểm tra thể trạng trước khi áp dụng các bài thuốc.
  • Chỉ nên áp dụng các bài thuốc khi thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng và chỉ gây đau nhẹ.
  • Đối với những trường hợp nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các bài thuốc.
  • Ngừng sử dụng bài thuốc và trao đổi thông tin với bác sĩ khi các triệu chứng không có biểu hiện thuyên giảm sau 1 tuần điều trị bằng thảo dược.
  • Những bài thuốc nam và dân gian thường mang đến hiệu quả chữa bệnh chậm. Vì thế người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc trong nhiều ngày để các triệu chứng có thể thuyên giảm. Nên sử dụng bài thuốc liên tục, tránh ngắt quãng.
  • Có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam, dân gian kết hợp với vật lý trị liệu, thay đổi thói quen sinh hoạt… để nâng cao hiệu quả điều trị.

Trên đây là thông tin về công dụng và cách dùng các cây thuốc nam trị thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng bài thuốc phù hợp. Từ đó giúp điều trị thoát vị đĩa đệm, giảm viêm và cải thiện cơn đau hiệu quả.

Tham khảo thêm: 12 cách giảm đau lưng, sống chung thoát vị đĩa đệm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua