Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn – Thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn là phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để hỗ trợ thư giãn, giảm đau cũng như giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Diện chẩn được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu quả và có chi phí điều trị phù hợp.

Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn
Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả

Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn là gì?

Đau vai gáy là tình trạng xảy ra ở vùng cột sống cổ, dẫn đến khó chịu và hạn chế các hoạt động thường ngày của người bệnh. Ngoài ra, đôi khi đau vai gáy đôi khi có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm. Đặc trưng của cơn đau vai gáy là đau đớn khu trú ở vai gáy, sau đó lan rộng ra các khu vực lân cận, chẳng hạn như cổ và lưng trên. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể có dấu hiệu rối loạn vận động, cứng cổ, tê cánh tay và chi trên.

Diện chẩn là phương pháp ra đời vào năm 1980 bởi Giáo sư Bùi Quốc Châu. Phương pháp này tác động lên các huyệt vị trên khuôn mặt để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trên toàn cơ thể.

Theo phương pháp diện chẩn, các bác sẽ sẽ sử dụng các vật dụng như que cào, cây lăn, búa gõ, để tác động lên các huyệt đạo. Ngoài ra, thầy thuốc cũng sử dụng các thủ thuật như day, ấn, bấm huyệt, hơ, để hỗ trợ khai thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu và điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Các huyệt vị trên khuôn mặt thường được gọi là “Sinh huyệt”.

Phương pháp chữa đau vai gáy bằng diện chẩn kích thích vào các sinh huyệt, điều này mang lại một số lợi ích như:

  • Thúc đẩy lưu lượng máu lưu thông và cung cấp oxy đến các cơ, xương ở vùng vai gáy, mang lại hiệu quả giảm đau.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đau vai gáy tiến tiến triển nghiêm trọng hoặc tái phát trong tương lai.
  • Giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật một cách tự nhiên.

Ngoài việc điều trị đau vai gáy và các bệnh cơ xương khớp, diện chẩn có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, diện chẩn chữa đau vai gáy là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc, do đó thường rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ và rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh có thể tham khảo phương pháp chữa đau vai gáy bằng diện chẩn để điều trị bệnh an toàn.

Quy trình chữa đau vai gáy bằng diện chẩn

Khi thực hiện diện chẩn chữa đau vai gáy cần tuân thủ theo quy trình được đề ra để tăng cường lưu thông máu và cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả. Thông thường, quy trình chữa đau vai gáy thông qua ba bước như sau:

1. Khai thông huyệt đạo

Để diện chẩn chữa đau vai gáy đạt hiệu quả tốt nhất, thầy thuốc thường tiến hành khai thông huyệt đạo, tức các sinh huyệt của người bệnh.

Diện Chẩn chữa đau khớp vai
Trước khi diện chẩn, thầy thuốc sẽ tiến hành khai thông huyệt đạo cho người bệnh

Trong bước này, thầy thuốc tiến hành tác động nhẹ nhàng lên các huyệt vị để cơ thể thích nghi cho quá trình chữa đau vai gáy bằng diện chẩn. Khai thông huyệt đạo là được xem là bước quan trọng trong phương pháp diện chẩn và có tác động trực tiếp đến kết quả điều trị đau vai gáy.

Bên cạnh việc khai thông các sinh huyệt, thầy thuốc cũng cố thể tập trung tác động đến vai gáy để kích thích các dây thần kinh. Cụ thể, thầy thuốc thường sử dụng tay để ấn, xoa bóp, dây hoặc sử dụng dụng cụ chuyên môn để tác động lên các huyệt vị.

2. Tiến hành diện chẩn chữa đau vai gáy

Để chữa đau vai gáy bằng diện chẩn, thầy thuốc sử dụng tay hoặc các dụng cụ chuyên dụng để tác động lên các sinh huyệt. Cụ thể, các huyệt vị được tác động theo thứ tự như sau:

– Đau bả vai:

Biểu hiện bệnh: Đau nhức bả vai trái và phải, gặp khó khăn khi cử động, chẳng hạn như đưa tay lên cao, đánh răng hoặc cầm nắm đồ vật.

Cách diện chẩn:

  • Dùng con lăn tác động lên các huyệt huyệt 332 – 360 – 16, sau đó lăn xéo từ huyệt 73 đến 330.
  • Day ấn các huyệt 477 – 97 – 98 – 99 – 106 – 34.
  • Dùng búa gõ vào huyệt 05.
Chữa vẹo cổ bằng Diện chẩn
Thầy thuốc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng tác động lên các sinh huyệt để điều trị cơn đau vai gáy

– Đau mỏi và cứng cổ vai gáy:

Biểu hiện: Người bệnh đau mỏi vùng vai gáy và có dấu hiệu cứng cổ.

Phương pháp diện chẩn:

  • Thực hiện day ấn theo thứ tự các vùng huyệt như 16 – 61 – 287; 65 – 8 – 290 – 127 – 87; 188 – 477 – 34 – 97 – 98 – 99 – 100.
  • Kết hợp lăn, ấn và hơ nóng bằng hương (nhang) hoặc cứu ngải tại các huyệt 8 – 20 – 12 – 65.
  • Tiến hành hơ vùng thái dương. Tại huyệt 07, huyệt cần được làm nóng với cứu ngải hoặc thoa dầu cao, dầu nóng trước khi tác động.
  • Tiến hành gạch và tác động đến huyệt 156.
  • Hơ nóng và dùng búa gõ đối với huyệt 240 – 195.
  • Hơ nóng và dùng con lăn tại vùng Ấn đường và Sơn căn, tiền hành day ấn huyệt 422 và kết hợp lăn vùng đầu gờ chân mày.

– Có biểu hiện vẹo cổ:

  • Thực hiện day ấn lên huyệt 106 -108.
  • Hơ và gõ vào huyệt 420.
  • Day ấn huyệt 29 – 64 – 156.
  • Gạch và hơ vài hai gân gót chân.

– Đau khớp vai:

  • Day ấn các huyệt 26 – 88 – 65 – 278.
  • Day ấn lần lượt các huyệt 26 – 19 –  97.
  • Sử dụng con lăn tác động lên huyệt phản chiếu ở vai, sau đó sử dụng búa gõ vào các huyệt 65 – 34.

Mỗi huyệt vị cần tác động tối thiểu trong 30 giây. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thực hiện điều trị theo nhiều phác đồ khác nhau, với các lần điều trị, cường độ và thời gian khác nhau. Thông thường, người chữa đau vai gáy bằng diện chẩn cần thực hiện liên tục trong 1 – 2 tuần.

3. Thư giãn, nghỉ ngơi

Sau khi thực hiện diện chẩn, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể có thời gian thích nghi, tái tạo và phục hồi các chức năng cần thiết.

xoa bóp chữa đau vai gáy
Xoa bóp cổ vai gáy có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau vai gáy hiệu quả

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp hỗ trợ như:

– Xoa bóp:

  • Tiến hành thoa dầu nóng lên tay sau đó xoa bóp nhẹ nhàng từ vai gáy bên trái đến bên phải, sau đó di chuyển đến phía cổ.
  • Tiến hành day ấn, tác động các các huyệt Đại chùy, Phong trì và Kiên tỉnh.
  • Sau đó, sử dụng lực các ngón tay để bóp vào vùng cơ ở vai gáy và nhẹ nhàng kéo lên trên.

– Bấm huyệt:

Người bệnh sử dụng các ngón tay để dây ấn vào các huyệt Phong trì, Phong môn, Kiên tỉnh, Đại trì và Đốc du. Khi thực hiện bấm huyệt cần duy trì ít nhất 20 giây ở mỗi huyệt, đồng thời liên tục vận động cổ từ trái sang phải và ngược lại.

– Chườm ngải cứu:

Sử dụng ngải cứu mang đi rửa sạch sau đó rang nóng lên, bọc vào vải sạch và dùng chườm lên khu vực đau nhức. Thực hiện chườm ngải cứu khoảng 5 – 10 phút mỗi lần để cải thiện cơn đau.

Lưu ý khi thực hiện diện chẩn

Phương pháp diện chẩn chữa đau vai gáy cần được thực hiện đúng phương pháp, lực tác động và đùng vào thứ tự các sinh huyệt. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro liên quan, khi diện chẩn cần lưu ý một số vấn đề như:

Diện chẩn chữa đau nhức xương khớp
Khi thực hiện diện chẩn cần tác động đến các huyệt theo đúng thứ tự
  • Diện chẩn cần một khoảng thời gian nhất định để đạt hiệu quả như mong muốn, do đó người bệnh nên thực hiện phương pháp đều đặn theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Diện chẩn chỉ hiệu quả với các trường hợp đau vai gáy nhẹ và chỉ có khả năng năng cải thiện các triệu chứng, không thể điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kéo dài hoặc có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
  • Diện chẩn cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Do đó người bệnh nên đến các cơ sở y tế được cấp phép hoặc người được chứng nhận tay nghề khi thực hiện diện chẩn.
  • Làm việc, hoạt động đúng tư thế và dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Phòng ngừa đau vai gáy

Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn có thể cải thiện cơn đau, tuy nhiên không thể điều trị nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy. Do đó, để tránh tình trạng tái phát, người bệnh nên lưu ý một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

  • Ngủ với tư thế và gối nằm phù hợp để ngăn ngừa cơn đau vai gáy sau khi ngủ dậy;
  • Đảm bảo màn hình máy vi tính ngang tầm mắt khi ngồi làm việc;
  • Hạn chế cúi đầu khi sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng;
  • Thường xuyên tập thể dục và duỗi cổ, chẳng hạn như xoay vai, ép hai bả vai vào nhau hoặc xoay đầu từ bên này sang bên kia;
  • Giữ đủ nước trong cơ thể để nuôi dưỡng và cung cấp chất lỏng cho các đĩa đệm ở cổ vai gáy;
  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu canxi để phòng tránh nguy cơ loãng xương;
  • Đảm bảo lượng vitamin D thích hợp hàng ngày;
  • Tham gia vào các hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ nhanh, khiêu vũ hoặc nâng tạ, ít nhất 30 phút mỗi ngày;
  • Không hút thuốc;
  • Hạn chế tiêu thụ rượu;
  • Giảm căng thẳng bằng cách thiền định, nghe nhạc hoặc dành thời gian nghỉ giải lao giữa giờ làm việc.

Chữa đau vai gáy bằng diện chẩn mang lại hiệu quả tốt cho các trường hợp nhẹ đến trung bình. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tương đối an toàn, không sử dụng thuốc và không có các rủi ro nghiêm trọng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên chọn cơ sở y tế có chuyên môn và được cấp phép khi điều trị bệnh. Ngoài ra, duy trì chế độ dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi và xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tái phát.

 Tham khảo thêm: 5 địa chỉ khám đau vai gáy tốt nhất tại TP HCM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua