Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng phù hợp có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng ở cột sống. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được hướng dẫn kế hoạch điều trị phù hợp.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng để cải thiện các triệu chứng bệnh

Thông tin cần biết về thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một tình trạng thường gặp khi cơ thể lão hóa, thường liên quan đến một số vấn đề như:

  • Viêm khớp ở cột sống
  • Tổn thương hoặc thoái hóa sụn khớp
  • Các thay đổi về cấu trúc cột sống, bao gồm sự phát triển của các tế bào xương, hay còn gọi là gai cột sống

Quá tình thoái hóa cột sống thường diễn ra dần dần trong nhiều năm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau và cứng cột sống. Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có thể dẫn đến các cơn đau kéo dài hoặc lan tỏa, chẳng hạn như ảnh hưởng đến chân và bàn chân.

Ngoài ra, thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có liên quan đến các tình trạng cột sống khác, chẳng hạn như bệnh thoái hóa đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Trong trường hợp nghiêm trọng, những tình trạng này có thể gây phá hủy tủy sống hoặc các rễ thần kinh và dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau thắt lưng và gây cản trở các hoạt động hàng ngày, bao gồm gây mất ngủ
  • Đau buốt, đau âm ỉ ở thắt lưng và chân
  • Mất sức mạnh ở chân
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân
  • Mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang

Mất kiểm soát ruột và bàng quang cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

Các triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây khó chịu và hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh. Tuy nhiên có nhiều biện pháp có thể giảm đau và hỗ trợ cải thiện chức năng ở cột sống.

Các kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng có thể được thực hiện tại nhà và thường an toàn đối với hầu hết người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Chuyên gia y tế có thể xem xét các dấu hiệu liên quan và tình hình cụ thể của người bệnh và đưa ra kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Trong hầu hết các trường hợp, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng thường bao gồm:

1. Nghỉ ngơi phù hợp

Ở người thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống có thể bị cứng vào buổi sáng hoặc khi mới bắt đầu vận động. Tuy nhiên, nếu bị đau lưng từ trung bình đến nghiêm trọng khi thực hiện các bài tập thể dục, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cột sống và các mô mềm xung quanh cần nghỉ ngơi.

Chăm sóc bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để tránh gây áp lực lên cột sống thắt lưng

Những người bị đau thắt lưng nghiêm trọng có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách nằm cuộn tròn (tư thế bào thai) trong một vài giờ. Khi cơn đau nghiêm trọng đến mức cản trở các sinh hoạt bình thường, người bệnh có thể cần dành 1 – 2 ngày nghỉ ngơi hoàn toàn để phục hồi chức năng cột sống.

2. Chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một cách đơn giản và hiệu quả khi thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Các liệu pháp này có thể giảm đau nhức, cứng khớp và giúp cột sống linh hoạt hơn.

Chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm viêm, giảm sưng và đau liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp. Chườm nóng có thể hỗ trợ làm giãn cơ, bôi trơn các khớp và cải thiện tình trạng cứng khớp. Chườm nóng trước khi tập thể dục cũng có thể làm dịu các cơn co thắt ở cơ bắp và ngăn ngừa các chấn thương liên quan.

Người bệnh có thể được khuyến khích chườm nóng và lạnh luân phiên để cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Cụ thể:

  • Chườm nóng trước khi luyện tập vật lý trị liệu và chườm lạnh sau khi tập thể dục.
  • Chườm nóng vào cột sống vào buổi sáng để thư giãn cột sống và chườm lạnh sau vài giờ. Lặp lại quá trình nhiều lần trong ngày để cải thiện các cơn đau cột sống.
  • Chườm lạnh và chườm nóng là các biện pháp tạm thời, có thể cải thiện các cơn đau ở thắt lưng. Tuy nhiên, các biện pháp này không thể điều trị các nguyên nhân cơ bản và cũng không thể cải thiện các chức năng khớp lâu dài.

3. Giảm cân

Giảm cân là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Cân nặng quá mức có thể gây áp lực lên cột sống và khiến các triệu chứng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.

chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp
Giảm cân có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống

Theo các chuyên gia, giảm cân có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau ở thắt lưng hiệu quả. Nếu gặp khó khăn khi giảm cân, người bệnh có thể trao đổi với một số chuyên gia như:

  • Chuyên gia vật lý trị liệu, có thể giúp người bệnh xây dựng một kế hoạch hoạt động thể chất cá nhân phù hợp để cải thiện các cơn đau nhức phù hợp với tuổi tác và các yếu tố cá nhân khác.
  • Chuyên gia dinh dưỡng, có thể hướng dẫn kế hoạch ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện các vấn đề ở cột sống thắt lưng.

4. Lên kế hoạch tập thể dục

Thực hiện các bài tập tăng cường và kéo căng lưng có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Cơ lưng khỏe mạnh có thể hỗ trợ và giảm áp lực lên cột sống, từ đó hạn chế sự phát triển của tình trạng thoái hóa cột sống.

Một kế hoạch tập luyện cho người thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:

  • Bài tập tăng cường lưng để xây dựng cơ bắp, hỗ trợ cột sống thắt lưng và giảm áp lực lên các đốt sống.
  • Bài tập aerobic tác động thấp bao gồm đi bộ, đạp xe cố định và tập thể dục dưới nước có thể tăng cường chức năng ở cột sống mà gây áp lực lên cột sống. Ngoài ra, thường xuyên tập các bài tập thể dục nhịp điệu có thể tăng cường sức khỏe cho hệ thống hô hấp và hệ thống tuần hoàn.
  • Bài tập tăng cường phạm vi chuyển động, chẳng hạn như duỗi nhẹ sang ngang, tiến và lùi có thể tăng sự dẻo dai ở cột sống và duy trì các hoạt động bình thường. Ngoài ra, các bài tập yoga nhẹ nhàng có thể khuyến khích sự linh hoạt ở cột sống và giảm độ cứng khớp.

Bác sĩ và nhà vật lý trị liệu có thể xây dựng kế hoạch tập thể dục phù hợp cho mỗi người bệnh. Các bài tập được khuyến nghị dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn đau và các điều kiện sức khỏe liên quan. Do đó, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia y tế trước khi tiến hành tập luyện cải thiện chức năng cột sống thắt lưng.

5. Thay đổi chế độ ăn uống

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh và cải thiện các vấn đề thoái hóa cột sống thắt lưng.

chế độ ăn uống cho người thoái hóa cột sống thắt lưng
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe cột sống thắt lưng

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng vitamin và các dưỡng chất phù hợp có thể cải thiện các vấn đề cột sống và hỗ trợ nuôi dưỡng xương, cơ, đĩa đệm và các cấu trúc khác của cột sống. Cụ thể, các loại thực phẩm nên thêm vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:

  • Canxi có thể làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và duy trì khối lượng xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Bổ sung đầy đủ canxi là điều quan trọng để ngăn ngừa sự phát triển bệnh loãng xương, một chứng rối loạn xương có thể dẫn đến gãy đốt sống. Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như sữa, các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn và cải ngọt, một số loại đậu, một số loại cá như cá mòi và cá hồi, một số loại thực phẩm khác, chẳng hạn như hạnh nhân, cam, mật mía hoặc đậu phụ.
  • Magiê là một cấu trúc quan trọng trong cấu trúc nền của xương và cần thiết cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu lượng magiê trong máu giảm, magiê sẽ được rút khỏi xương để phục vụ các nhu cầu của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề xương khớp và cột sống. Magiê được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, cá, đậu, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, chuối và sô cô la đen (70% ca cao hoặc cao hơn).
  • Vitamin D3 có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi và hỗ trợ sự phát triển của xương. Nếu không có đủ lượng vitamin D3, xương sẽ trở nên giòn, mỏng hoặc biến dạng. Vitamin D3 được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cá béo, gan và lòng đỏ trứng.
  • Vitamin C cần thiết cho sự hình thành collagen, là hoạt chất được tìm thấy trong xương, cơ, da, gân, và là một phần quan trong trong quá trình phát triển các tế bào mô. Vitamin C cũng hỗ trợ chống oxy hóa và chữa lành các tổn thương ở cơ, gân, dây chằng và các đĩa đệm. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như dâu tây, kiwi và trái cây họ cam, quýt.
  • Protein là thành phần quan trọng của xương, hỗ trợ xây dựng cấu trúc của xương và sửa chữa các tổn thương ở xương, sụn và các mô mềm. Protein cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Sắt là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen và chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động. Sắt được tìm thấy trong nhiều sản phẩm thịt như gan, thịt lợn, cá, động vật có vỏ, thịt đỏ và thịt gia cầm, các loại rau lá xanh, các loại đậu lăng, trứng gà và ngũ cốc nguyên hạt.

Tham khảo thêm: Bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì, kiêng gì tốt?

6. Thay đổi hoạt động hàng ngày

Vật lý trị liệu và các bài tập có thể cải thiện các triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Bên cạnh đó, việc thay đổi các hoạt động hàng ngày có thể ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, các hoạt động khiến thoái hóa cột sống thắt lưng nghiêm trọng hơn cần tránh bao gồm:

  • Khiêng vật nặng, bao gồm mang vác túi hoặc balo nặng, điều này có thể gây tổn thương thắt lưng.
  • Cúi sâu ở thắt lưng và vặn hoặc xoay lưng quá mức.
  • Ngồi lâu ở bàn làm việc hoặc trong ô tô có thể khiến cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên thường xuyên nghỉ giải lao ngắn để đứng, vươn vai và đi bộ để ngăn ngừa các vấn đề ở cột sống.

7. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ

Sử dụng các thiết bị hỗ trợ là một phần trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Cụ thể các thiết bị chỉnh hình được sử dụng để ổn định cột sống thắt lưng bao gồm:

  • Ngủ trên một tấm đêm vừa phải có thể hỗ trợ giảm áp lực lên cột sống thắt lưng trong lúc ngủ.
  • Sử dụng khung tập đi, gây hỗ trợ để cải thiện khả năng di chuyển và đứng.
  • Sử dụng nẹp hoặc đai lưng để hỗ trợ giảm áp lực lên cột sống. Tuy nhiên không sử dụng nẹp lưng trong thời gian dài, bởi vì điều này có thể gây suy yếu các cơ ở lưng và khiến tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng.

Hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách thực hiện vật lý trị liệu, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi phong cách sống. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp, liệu pháp chữa bệnh chuyên sâu.

[NGƯỜI THẬT – VIỆC THẬT] DỨT ĐIỂM đau nhức do thoái hóa thắt lưng, người xe ôm tiếp tục công việc mưu sinh nhờ bài thuốc BÍ TRUYỀN

Chú Nguyễn Văn Hiển (57 tuổi – Tây Hồ, Hà Nội) bị thoái hóa cột sống thắt lưng nghiêm trọng khiến sinh hoạt bị đảo lộn, ông phải dừng lại công việc xe ôm mưu sinh vì không đủ sức khỏe để đi làm. Nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc, sau 1 thời gian ngắn, chú Hiển đã có thể vận động, đi lại bình thường. Chú chia sẻ: “Sau khi sử dụng bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc, những cơn đau nhức không còn hành hạ nữa tôi nữa, tôi có thể vận động trở lại bình thường và tiếp tục công việc mưu sinh, phụ giúp gia đình.”

LẮNG NGHE TRỰC TIẾP CHIA SẺ CỦA CHÚ HIỂN QUA VIDEO:

Theo tìm hiểu bài thuốc giúp chú Hiển lành bệnh là bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang do Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa và phát triển từ cốt thuốc trị đau xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn kết hợp với y pháp đỉnh cao của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và các thành tựu nghiên cứu khoa học.

Quốc dược Phục cốt khang sở hữu công thức “3 trong 1” kết hợp nhuần nhuyễn 3 nhóm thuốc ĐẶC TRỊ – BỔ THẬN – GIẢI ĐỘC thực hiện cùng lúc nhiệm vụ loại bỏ căn nguyên gây bệnh, củng cố bao xơ đĩa đệm, phục hồi chức năng vận động cho cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, ngăn chặn nguy cơ biến dạng đốt sống.

Bài thuốc được kết tinh từ hơn 50 BÍ DƯỢC XƯƠNG KHỚP đặc hữu của đồng bào dân tộc Tày – Tây Bắc, tốt bậc nhất trong việc giảm đau, kháng viêm, nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, tiêu biểu như: Cây tào đông, thau pinh, thau pú lùa, phác kháo cài, phác mạy nghiến, phác mạy liến, co bát vạ… 100% thành phần là dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP – WHO, cam kết AN TOÀN cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. 

Kể từ khi được ứng dụng vào thực tiễn chữa bệnh, Quốc dược Phục cốt khang đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi nỗi đau xương khớp, 95% người bệnh không còn đau nhức, vận động bình thường chỉ sau 2-5 tháng. 100% bệnh nhân KHÔNG GẶP TÁC DỤNG PHỤ. [XEM CHI TIẾT PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI ĐÂY]

LIÊN HỆ NGAY ĐẾN CÁC KÊNH THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG HIỆU QUẢ NGAY HÔM NAY:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định SĐT: (024) 7109 6699 – Zalo: 098 717 3258
  • Tp. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo: 0961 825 886
  • Website:thuocdantoc.org | Fanpage:Trung tâm Thuốc dân tộc

ĐỪNG BỎ LỠ: Quốc Dược Phục Cốt Khang ĐẶC TRỊ Bệnh Xương Khớp, HẾT Đau Nhức, TÁI TẠO Sụn Khớp Tự Nhiên

Tham khảo thêm: 10 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống lưng, cổ 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua