Phương pháp châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội - Mỹ Đình
Theo dõi IHR trên goole news

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, lâu dài và an toàn. Biện pháp này dựa trên nền tảng Y học cổ truyền, ít tác dụng phụ và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối
Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối góp phần giảm đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt 

Châm cứu chữa thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp ở đầu gối bị tổn thương, phá vỡ. Điều này khiến các xương ở đầu gối bị cọ xát, dẫn đến đau đớn, cứng hoặc sưng. Tuổi tác cao là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp. Tuy nhiên, các yếu tố khác, chẳng hạn như di truyền, chấn thương, rối loạn chuyển hóa, đều góp phần làm tăng nguy cơ tổn thương sụn và thoái hóa khớp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc thường xuyên tập thể dục. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham khảo các kế hoạch điều trị thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền, chẳng hạn như bấm huyệt hoặc châm cứu.

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối tập trung vào việc tác động lên các huyệt vị cụ thể, từ đó cải thiện tắc nghẽn, tăng cường lưu thông khí huyết, từ đó loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối cũng góp phần kích hoạt khả năng tự chữa lành của cơ thể. Điều này góp phần nuôi dưỡng sụn khớp, cơ, xương, từ đó nâng cao sức khỏe khớp cũng như ngăn ngừa các triệu chứng thoái hóa khớp tái phát.

Châm cứu cần được thực hiện tại cơ sở Y học cổ truyền uy tín bởi các thầy thuốc được đào tạo về chuyên môn. Người bệnh không tự ý châm cứu tại nhà để tránh các rủi ro phát sinh.

Lợi ích của phương pháp châm cứu chữa thoái hóa khớp gối

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối xảy ra khi khí huyết ứ trệ, tắc nghẽn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là phòng, tà xâm nhập vào cơ thể, khiến máu huyết khó lưu thông, cơ thể suy yếu, từ đó gây đau đớn, cứng khớp và hạn chế phạm vi chuyển động.

Theo các nghiên cứu hiện đại, châm cứu có thể góp phần sản xuất steroid tự nhiên. Điều này góp phần chống viêm khớp, hỗ trợ tái tạo sụn và chữa lành các tổn thương. Theo Đông y, châm cứu giúp trừ hàn, khu phong, từ đó nâng cao sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả.

Phác đồ châm cứu khớp gối
Châm cứu giúp tăng cường lưu thông máu và các chất dinh dưỡng, từ đó phục hồi tổn thương ở khớp gối

Như đã đề cập, châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả cao, lâu dài và an toàn. Cụ thể, các lợi ích của phương pháp này như sau:

  • Ức chế khả năng dẫn truyền thần kinh và ức chế thụ cảm đau, từ đó giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn
  • Cải thiện tình trạng cứng khớp, tê bì và mất khả năng chuyển động ở khớp gối
  • Tăng cường chức năng thần kinh, giúp người bệnh phản xạ tốt hơn, từ đó phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt
  • Cải thiện tâm trạng, mang đến cảm giác thoải mái, giải stress, căng thẳng và nâng cao sức khỏe toàn diện

Như đã phân tích, châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả tương đối cao và lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng châm cứu chữa thoái hóa khớp gối

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối là phương pháp có độ an toàn cao, tuy nhiên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Theo các bác sĩ Y học cổ truyền, các đối tượng nên và không nên châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối như sau:

Chỉ định:

  • Thoái hóa khớp gối gây đau cấp tính hoặc mãn tính
  • Người bệnh có dấu hiệu rối loạn chức năng kèm theo, chẳng hạn như đau đầu, mất ngủ, suy giảm chức năng vận động

Chống chỉ định:

  • Người bệnh có dấu hiệu suy giảm sức đề kháng, suy nhược cơ thể, thường hay mệt mỏi
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Người có các vấn đề sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như tim mạch, thiếu máu
  • Bệnh nhân đang trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, có bệnh đường ruột hoặc đau bụng không rõ nguyên nhân
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh nhân sợ kim tiêm, tâm lý không ổn định, không thể hợp tác trong suốt quá trình châm cứu
  • Bệnh nhân viêm da, da dày, chai sạn hoặc có sẹo tại các vị trí cần tác động

Phương pháp châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Để phương pháp châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các loại châm cứu, quy trình cũng như các kỹ thuật phổ biến.

1. Các loại châm cứu phổ biến

Hiện tại có nhiều phương pháp châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối, chẳng hạn như:

  • Châm cứu truyền thống: Thầy thuốc sẽ sử dụng các kim tim tác động trực tiếp lên các huyệt vị, từ đó giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối.
  • Điện châm: Thầy thuốc sẽ sử dụng dòng điện để tăng sự kích thích của kim châm vào các huyệt vị, từ đó nâng cao hiệu quả giảm đau cũng như điều trị thoái hóa khớp. Thầy thuốc có thể điều chỉnh cường độ dòng điện phù hợp với từng bệnh nhân để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cấy chỉ: Phương pháp này kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Theo đó, thầy thuốc sẽ đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào huyệt vị, mang lại hiệu quả giảm đau lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thủy châm: Trong phương pháp này, bác sĩ Y học cổ truyền sẽ tiêm thuốc vào các huyệt vị cụ thể để cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp.
  • Cứu ngải: Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng điếu ngải nóng hơ trực tiếp vào huyệt vị hoặc đốc kim châm cứu, nhằm tác động sâu hơn đến các huyệt, từ đó phục hồi sụn khớp bị tổn thương.

2. Quy trình châm cứu

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, thời gian châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối mất khoảng 15 – 20 phút mỗi lần. Mặc dù thời gian tác động có thể khác nhau, tuy nhiên kỹ thuật châm cứu thường tuân thủ quy trình như sau:

Châm cứu khớp gối
Thầy thuốc sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh trước khi tiến hành châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối
  • Khám sức sức khỏe tổng quát, xác định tình trạng bệnh, các vấn đề sức khỏe liên quan và mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp gối.
  • Thầy thuốc đề nghị liệu trình châm cứu phù hợp, mang lại hiệu quả và sự thuận tiện nhất cho khách hàng.
  • Tiến hành châm cứu theo đúng kỹ thuật.
  • Người bệnh được đề nghị nghỉ ngơi tại chỗ và theo dõi phản ứng trong 30 phút và ra về nếu không có bất cứ bất thường nào.
  • Hướng dẫn kế hoạch chăm sóc tại nhà và hẹn lịch tái khám.

3. Kỹ thuật châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối

Kỹ thuật châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối được thực hiện theo các bước sau:

  • Người bệnh được hướng dẫn ngồi hoặc nằm ở tư thế phù hợp, để lộ các huyệt vị cần tác động
  • Thầy thuốc xác định vị trí các huyệt đạo và tiến hành khử khuẩn, sát trùng
  • Chuẩn bị kim châm cứu thích hợp, kim được sử dụng cho một bệnh nhân duy nhất, có thể khử khuẩn với cồn 70 độ và tái sử dụng trên cùng một bệnh nhân trong tối đa 7 ngày
  • Châm kim vào vị trí huyệt đạo, xuyên qua da đến khi chạm đến vị trí đắt khí (dựa trên chuyên môn của thầy thuốc)
  • Nếu cần thiết, có thể sử dụng các thiết bị kích thích cần thiết, chẳng hạn như kích thích điện
  • Từ từ rút kim ra khỏi huyệt đạo, sát khuẩn và lưu trữ sử dụng nếu cần thiết

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối cần được thực hiện đúng kỹ thuật. Việc châm cứu sai kỹ thuật hoặc sai huyệt vị có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, người bệnh không tự ý châm cứu tại nhà hoặc châm cứu tại các đơn vị thiếu uy tín.

Châm cứu thoái hóa khớp gối theo các thể bệnh

Đông y chia thoái hóa khớp gối theo nhiều thể khác nhau, dựa vào nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh. Do đó, tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán ban đầu, thầy thuốc có thể đề nghị kế hoạch châm cứu phù hợp.

1.  Thoái hóa khớp gối thể thận khí hư

Đối với thoái hóa khớp gối thể thận khí hư thường xảy ra khi phong, hàn khí xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng này dẫn đến các dấu hiệu như sưng, viêm, đau nhức, cứng khớp vào buổi sáng, tay chân lạnh, đi tiểu nhiều, người bệnh mệt mỏi, lưỡi có rêu trắng, mạch trầm tế.

Điều trị: Dưỡng thận, ích khí, khử tà, thông kinh lạc

Châm cứu các huyệt:

  • Châm bổ tại các huyệt Dương lăng tuyền, Mệnh môn, Thận du, Túc tam lý, Huyết hải.
  • Châm tả tại các huyệt Độc tỵ, Nội tất nhãn, Hạc đỉnh, Lương khâu. Có thể châm kết hợp với các huyện Phong long, Phong trì.

2. Thoái hóa khớp gối thể can thận âm hư

Thoái hóa khớp gối thể can thận âm hư có thể dẫn đến tê bì, cứng khớp gối, đau nhức kéo dài và hạn chế cử động. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, suy nhược cơ thể, mất ngủ, lưỡi hồng, mạch huyền tế sác hoặc rêu lưỡi trắng.

Điều trị: Bổ can thận, thông kinh lạc

Châm cứu:

  • Châm bổ tại các huyệt Thái khê, Đại trường du, Thận du, Tam âm giao, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Huyết hải
  • Châm tả tại các huyệt Ngoại tất nhãn, Nội tất nhãn, A thị huyệt, Hạc đỉnh, Lương khâu

3. Thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý

Thoái hóa khớp gối thể phong hàn thấp tý có thể dẫn đến đau nhức khắp đầu gối, bắp chân, gây căng cứng và giảm sự linh hoạt trong các chuyển động. Các triệu chứng thường được giảm bớt khi chườm nóng. Ngoài ra, người bệnh thường sợ lạnh và có lưỡi rêu trắng.

Điều trị: Trừ thấp, khu phong, tán hàn

Châm cứu: Tập trung tác động đến các huyệt Tất nhãn, Túc tam lý, A thị huyệt, Độc tỵ, Lương khâu, Hạc đỉnh

4. Thoái hóa khớp gối thể khí trệ ứ huyết

Thoái hóa khớp gối thể khí trệ ứ huyết xảy ra khi máu huyết lưu thông kém, gây đau nhức tại khớp gối, sưng phù, có cảm giác nóng, ấm và mềm khi chạm vào. Đôi khi người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như hoa mắt, đau đầu đột ngột, lưỡi rêu mỏng, xuất hiện các huyệt ứ huyết trên da, mạch trầm sáp.

Điều trị: Hoạt huyết, hành khí, thông kinh lạc

Châm cứu:

  • Châm bổ tại các huyệt Cách du, Tam âm giao, Thái khê, Dương lăng tuyền, Huyết hải
  • Châm tả tại các huyệt Hạc đỉnh, Độc tỵ, Nội tất nhãn, A thị huyệt

Xác định các huyệt châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối

Theo Y học cổ truyền, việc châm cứu cần đúng các huyệt vị phản ánh tình trạng bệnh. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả và tránh các rủi ro phát sinh. Đối với tình trạng thoái hóa khớp gối, các huyệt vị thường được tác động bao gồm:

Những ai không nên châm cứu
Châm cứu cần tác động đúng huyệt vị để tránh các rủi ro phát sinh
  • Huyệt Độc tỵ nằm ở vị trí lõm vào bên ngoài xương bánh chè và ở góc dưới. Tác động lên huyệt có tác dụng giảm đau và viêm.
  • Huyệt Thận du nằm ngay bên dưới đường viền gai đốt sống thắt lưng thứ 2 (L2), cách đốt sống L2 1.5 thốn đo sang ngang. Kích thích huyệt này có thể cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối và thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Huyệt Lương khâu nằm ở giữa hai đường gân cách đầu gối 2 tấc. Tác động lên huyệt có thể giảm đau khớp gối. Ngoài ra, châm cứu tại huyệt này cũng giúp điều trị các cơn đau dạ dày hiệu quả.
  • Huyệt Tất nhãn nằm tại vị trí lõm ở hai bên đầu gối. Kích thích huyệt giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động.
  • Huyệt Âm lăng tuyền nằm tại vị trí lõm ở phía dưới xương chày và mặt trong của chân. Tác động lên huyệt này góp phần chống viêm, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Huyệt Huyết hải nằm tại khe của cơ rộng trong và cơ may. Tác động lên huyệt có tác dụng thanh huyết và điều huyết.

Lưu ý khi châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối là phương pháp đơn giản, hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Thực hiện châm cứu tại cơ sở Y học cổ truyền uy tín, được cấp phép. Không tự ý châm cứu tại nhà hoặc tại các cơ sở không đạt chuẩn để tránh các rủi ro phát sinh.
  • Trước khi châm cứu không ăn quá no, không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
  • Trong quá trình châm cứu cần thư giãn, thả lỏng cơ thể và thực hiện các thao tác theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Hạn chế thực hiện các động tác như ngồi xổm, uốn cong đầu gối hoặc giữ một tư thế quá lâu.
  • Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên khu vực vừa thực hiện châm cứu.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc, chất béo lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ muối, đường, các chất kích thích, chẳng hạn như rượu, bia.
  • Kết hợp với các kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp gối khác, chẳng hạn như vận động phù hợp, vật lý trị liệu theo chỉ dẫn để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp tái phát.

Châm cứu điều trị thoái hóa khớp gối được thực hiện theo từng đợt, tùy theo mức độ tổn thương của người bệnh. Trao đổi với bác sĩ về liệu trình châm cứu phù hợp với từng người bệnh.

Tham khảo thêm:

NÊN ĐỌC

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua