10 Cách Giảm Đau Cơ Hiệu Quả – Phục Hồi Nhanh Chóng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Nghỉ ngơi và giảm áp lực lên chân, chườm lạnh, massage, dùng thảo dược thiên nhiên… là những cách giảm đau cơ hiệu quả. Việc dùng kết hợp có thể giúp thư giãn, giảm căng cơ và xoa dịu cơn đau. Đồng thời tăng cường sức mạnh và phục hồi vận động linh hoạt.

Cách giảm đau cơ
Các cách giảm đau cơ hiệu quả gồm nghỉ ngơi, chườm lạnh, massage, dùng thảo dược thiên nhiên…

Hướng dẫn 10 cách giảm đau cơ hiệu quả

Đau cơ là triệu chứng thường gặp. Cơn đau chủ yếu xảy ra do chấn thương, lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Đôi khi đau cơ là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, rối loạn thần kinh cơ, viêm khớp dạng thấp

Cơn đau ở mỗi người không giống nhau. Đau cơ có thể là một cơn đau sâu hoặc đau nhói ngẫu nhiên; đau cục bộ ở một số vị trí hoặc đau toàn thân. Nếu đau nhẹ và do nguyên nhân cơ học, đau cơ có thể được kiểm soát bằng biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Những trường hợp đau nặng hoặc không rõ nguyên nhân cần được điều trị y tế theo chỉ định.

Dưới đây là một số cách giảm đau cơ hiệu quả nhất, giúp phục hồi nhanh:

1. Nghỉ ngơi

Những người bị đau cơ (đặc biệt là đau bắp chân) nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Tránh những hoạt động gắng sức hoặc khiến cơn đau thêm nghiêm trọng. Điều này có thể giúp các cơ được thư giãn, giảm co thắt và đau đớn.

Ngoài ra nghỉ ngơi đầy đủ còn tăng khả năng tự chữa lành các cơ bị thương, giảm áp lực khiến cơ căng giãn quá mức. Đồng thời làm dịu các triệu chứng viêm cấp tính. Sau khi đau giảm, hãy vận động nhẹ nhàng và kết hợp với các biện pháp khác để tăng hiệu quả và ngăn đau cơ tái diễn.

2. Chườm lạnh

Đây là cách giảm đau cơ hiệu quả bởi hầu hết bệnh nhân đều có đáp ứng tốt với biện pháp này. Chườm lạnh lên vùng bị thương giúp co mạch, co cơ (ở người bị căng cơ gây đau), giảm triệu chứng viêm (sưng, đỏ…) và xoa dịu cơn đau.

Ngoài ra cách giảm đau cơ này còn giúp giảm lưu lượng máu lưu thông tại chỗ, hạn chế tình trạng ứ huyết ở vùng bị thương. Chườm lạnh sau luyện tập có thể giảm nguy cơ đau cơ. Nó đặc biệt phù hợp cho những bệnh nhân có nguy cơ hoặc đau bị đau cơ bắp chân, đau cơ bắp tay.

Chườm lạnh nên được thực hiện 2 – 3 lần, mỗi 2 – 4 giờ 1 lần ở trường hợp chấn thương. Khi thực hiện, áp túi đá hoặc túi chườm lạnh lên vùng bị đau. Giữ từ 10 – 20 phút. Không đặt đá lạnh trực tiếp lên vùng bị thương.

Chườm lạnh
Chườm lạnh giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm và đau, hạn chế ứ huyết ở vùng bị thương

3. Nén

Để cố định và hỗ trợ vùng bị thương, hãy dùng đai đàn hồi hoặc một miếng băng thun quấn quanh khu vực bị thương. Thực hiện với độ nén vừa phải. Biện pháp này giúp bảo vệ và cố định cơ bị thương, giảm đau. Đồng thời ngăn tác động bên ngoài hoặc những chuyển động làm tăng mức độ đau.

Trong khi nén cố định vùng đau, cơ bắp có thời gian được nghỉ ngơi và chữa lành tự nhiên. Tuy nhiên không nén chật và tránh nén quá lâu bởi có thể làm ảnh hưởng đến lưu thông máu.

4. Nâng cao

Nâng cao là một trong những cách giảm đau cơ hiệu quả, nên được áp dụng sau khi cơn đau khơi phát. Khi nâng cao hơn tim, những khu vực có cơ bị thương sẽ được thư giãn, giảm lưu lượng máu đến cơ dẫn đến ứ huyết. Đồng thời tạo điều kiện cho máu về tim dễ dàng, giúp giảm đau và sưng hiệu quả.

Để nâng cao, hãy đặt một chiếc khăn bông cuộn hoặc 1 – 2 chiếc gối dưới vùng bị thương. Thực hiện biện pháp này khi nghỉ ngơi hoặc bất cứ khi nào có thể.

Nâng cao
Nâng cao khu vực bị đau cơ giúp thư giãn, máu lưu thông về tim dễ dàng, giảm đau và sưng

5. Chườm nóng

Nếu cơ vẫn đau sau chườm lạnh và nghỉ ngơi 48 tiếng, người bệnh có thể thử dùng nhiệt (chườm nóng). Biện pháp này có thể giúp thư giãn, kích thích lưu lượng máu đến các cơ. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và làm dịu cơn đau.

Ngoài ra biện pháp chườm ấm còn có tác dụng thư giãn khớp xương và dây thần kinh, ngăn ngừa cứng khớp, cải thiện khả năng vận động và tính linh linh hoạt. Khi áp dụng, dùng miếng đệm ấm, khăn ấm hoặc chai nước ấm đặt lên vùng bị trong trong 20 phút. Lặp lại mỗi ngày vài lần.

Lưu ý:

  • Không chườm ấm ít nhất 48 tiếng đồng hồ sau chấn thương và đau cơ.
  • Không chườm nóng nếu còn sưng. Vì điều này có thể khiến sưng thêm nghiêm trọng.
  • Thận trọng và dùng nhiệt độ thích hợp để tránh gây bỏng da.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ sản phẩm hay thiết bị sưởi ấm nào.

6. Massage nhẹ nhàng

Đây là một trong những cách chữa đau cơ hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Cách này có thể giúp tăng cường lưu thông máu, tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt ở các khớp. Đồng thời giảm căng cơ và đau cơ, nâng cao tâm trạng và cải thện giấc ngủ.

Khi bị đau cơ, người bệnh cần dùng lực vừa phải để massage nhẹ nhàng. Điều này có thể mang đến hiệu quả tốt hơn so với massage mô sâu. Ngoài ra có thể thử massage kết hợp với bấm huyệt vùng đau để tăng hiệu quả chữa trị. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách dùng lực ấn và giữ trực tiếp lên một số huyệt đạo ở vùng đau.

Massage nhẹ nhàng
Giảm đau và căng cơ, nâng cao tâm trạng và cải thện giấc ngủ bằng cách massage nhẹ nhàng

7. Tắm với nước muối Epsom

Tắm với nước ấm hoặc tắm với nước muối Epsom ấm có thể cải thiện đau cơ và các triệu chứng đi kèm. Muối Epsom rất giàu magie sulfat. Đau là một thành phần tự nhiên giúp giảm đau và thư giãn các cơ bị đau hiệu quả. Khi sử dụng, magie nhanh chóng rút chất lỏng ra khỏi mô gây đau cơ.

Khi được pha trong nước ấm, hiệu quả thư giãn và giảm đau của muối Epsom tăng cao. Ngoài ra ngâm mình trong nước ấm còn giúp thư giãn khớp xương và hệ thần kinh, tăng tuần hoàn máu, cải thiện cứng khớp. Đồng thời tăng khả năng vận động và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chính vì những tác dụng nêu trên, tắm với nước muối Epsom ấm trở thành một trong những cách giảm đau cơ đơn giản và hiệu quả nhất, giúp phục hồi nhanh.

Hướng dẫn tắm với nước muối Epsom ấm:

  • Hòa tan một cốc muối Epsom trong bồn nước ấm
  • Ngâm mình (đặc biệt là vùng cơ bị đau nhức) trong bồn nước ấm cho đến khi nước nguội bớt
  • Ngâm mình và tắm với nước muối Epsom tối thiểu 3 lần mỗi tuần.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi thực hiện cách giảm đau cơ này cho bệnh nhân bị huyết áp cao, bệnh tim hoặc tiểu đường.

8. Dùng thảo dược thiên nhiên

Nếu đang tìm kiếm cách giảm đau cơ hiệu quả, người bệnh có thể thử dùng thảo dược thiên nhiên. Bởi chúng chứa các thành phần giảm đau và thư giãn tự nhiên, có thể giúp giảm đau nhanh và hiệu quả.

  • Tinh dầu

Một số loại tinh dầu có thể mang đến nhiều lợi ích trong việc giảm đau cơ. Đối với trường hợp bị đau cơ do chuột rút, người bệnh có thể thử sử dụng tinh dầu sả, kinh giới hoặc bạc hà. Đây đều là những loại tinh dầu chứa hoạt chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên, có khả năng giảm các chứng viêm và đau cơ hiệu quả.

Ngoài ra tinh dầu sả, kinh giới và bạc hà còn có khả năng ngăn ngừa và khắc phục tình trạng co thắt đột ngột do chuột rút. Đối với trường hợp đau cơ do căng cơ hoặc căng thẳng quá mức, sử dụng tinh dầu oải hương, bạc hà và kinh giới là tốt nhất.

Khi sử dụng, hãy thêm 1 – 2 giọt tinh dầu vào một thìa dầu massage như dầu ô liu hoặc dầu dừa. Sau đó thoa và xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng bị ảnh hưởng.

Tinh dầu
Hoạt chất kháng viêm và giảm đau tự nhiên trong một số loại tinh dầu giúp cải thiện đau cơ nhanh chóng
  • Nước ép anh đào

Nhờ chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, nước ép anh đào có khả năng giảm đau nhức cơ bắp, làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời giúp thư giãn các cơ sau một buổi luyện tập mệt mỏi. Ngoài ra, nước ép anh đào còn chứa nhiều vitamin C giúp kháng viêm, giảm đau và tăng sức đề kháng.

Vì thế người bị căng cơ thể ăn trực tiếp hoặc uống một ly nước ép anh đào mỗi ngày. Uống liên tục vài ngày có thể giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể.

  • Gừng 

Uống nước gừng tươi là cách giảm đau cơ hiệu quả. Loại thảo dược này có đặc tính chống viêm mạnh. Sử dụng gừng đúng cách giúp kháng viêm, ngăn ngừa và giảm đau nhức cơ thể thường xuyên (bao gồm cả đau cơ).

Hướng dẫn cách dùng:

    • Xay nhuyễn gừng tươi
    • Đun sôi 4 cốc nước ấm, thêm 2 thìa gừng, khuấy nhẹ và giữ trong 10 phút
    • Lọc bỏ bã gừng. Có thể thêm vào một ít mật ong hoặc nhanh
    • Để nước gừng nguội, nhấm nháp trong ngày.

Lưu ý: Không dùng nước gừng cho những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng. Bởi nó có thể gây kích ứng và tạo ra cảm giác nóng trong dạ dày.

  • Giấm táo

Giấm táo có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tuyệt vời. Khi sử dụng có thể giúp trị viêm và giảm đau cơ hiệu quả.

Hướng dẫn cách dùng:

    • Thêm 1 thìa giấm táo và mật ong vào một cốc nước ấm
    • Khuấy đều. Uống hết khi hỗn hợp còn ấm nóng
    • Uống giấm táo và mật ong 2 lần mỗi ngày, tối thiểu 2 ngày.

Ngoài ra có thể thêm 2 cốc giấm táo vào bồn nước ấm. Ngâm mình và tắm để thư giãn, làm mát và xoa dịu cơn đau.

Uống giấm táo và mật ong
Uống giấm táo và mật ong mỗi ngày giúp kháng viêm, ngăn ngừa và giảm đau nhức cơ

9. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn là cách giảm đau cơ hiệu quả, phù hợp với những cơn đau từ nhẹ đến vừa.

  • Thuốc Paracetamol: Paracetamol được dùng cho những trường hợp đau nhẹ. Thuốc có tác dụng điều trị các cơn đau (chẳng hạn như đau cơ, đau nhức xương khớp, đau lưng, đau đầu…) và hạ sốt.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Một số loại NSAID như Naproxen, Ibuprofen, Aspirin… được dùng cho những trường hợp đau vừa. Thuốc có tác dụng trị viêm, giảm sưng và đau hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: Thuốc dán Salonpas, NSAID dạng bôi/ xoa có khả năng xoa dịu nhanh các cơn đau, bao gồm cả đau cơ. Những loại thuốc này có tác dụng thư giãn, tăng lưu thông máu tại chỗ và giảm đau.

Đối với những trường hợp nặng hơn hoặc đau cơ không giảm, người bệnh nên dùng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như các thuốc kháng viêm mạnh, thuốc giảm đau giãn cơ.

10. Kéo giãn nhẹ nhàng

Những bài tập kéo giãn nhẹ nhàng và các môn thể thao (bơi lội, đạp xe…) có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Biện pháp này có tác dụng thư giãn, giảm đau, tăng lưu thông máu, ngăn ngừa và giảm co thắt.

Ngoài ra chơi thể thao và kéo giãn nhẹ nhàng còn có tác dụng tăng tính tinh hoạt và khả năng vận động, tăng cường khối lượng và sức cơ. Từ đó tăng sức mạnh, giảm đau cơ và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.

Lưu ý:

  • Thận trọng khi luyện tập. Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng và thích hợp. Không luyện tập gắng sức.
  • Không luyện tập và chơi thể thao nếu đau nhức cơ nghiêm trọng hoặc sưng.
Các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng
Các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng giúp giảm đau, thư giãn, tăng cường khối lượng và sức cơ

Khi nào đau cơ nên khám bác sĩ?

Phần lớn bệnh nhân có đáp ứng tốt với cách giảm đau cơ và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp có thể đau nặng và cần được điều trị y tế. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện nếu đau cơ nặng nề và liên tục trong nhiều ngày, không giảm khi áp dụng các cách nêu trên.

Ngoài ra người bệnh cũng nên thăm khám nếu đau cơ không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo những dấu hiệu bất thường sau:

  • Yếu cơ
  • Sốt
  • Đau tức ngực
  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột
  • Tê hoặc ngứa ran ở các chi

Trên đây là 10 cách giảm đau cơ hiệu quả, giúp phục hồi nhanh chóng. Đau cơ thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân có thể tự chăm sóc và giảm đau tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau tăng dần mức độ theo thời gian, đau kèm theo biểu hiện bất thường hoặc kéo dài, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua