Các vị trí đau lưng báo bệnh bạn nên biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Các vị trí đau lưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, xác định vị trí, các yếu tố rủi ro và triệu chứng liên quan là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng.

Các vị trí đau lưng
Các vị trí đau lưng có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

ĐỌC NGAY: Bác sĩ xương khớp đầu ngành tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay

Các vị trí đau lưng báo bệnh nên biết

Đau lưng là tình trạng phổ biến liên quan đến chấn thương, hoạt động quá mức hoặc một số điều kiện y tế nhất định. Đau lưng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và liên quan đến nhiều nguyên nhân hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác nhau.

Thông thường, đau lưng dưới thường liên quan đến cột sống thắt lưng, đĩa đệm, dây chằng xung quanh cột sống, tủy sống, dây thần kinh, cơ lưng dưới, các cơ quan nội tạng vùng bụng và vùng chậu hoặc liên quan đến các mô ở xung quanh thắt lưng. Trong khi đó, đau lưng trên thường là do rối loạn động mạch chủ, khối u ở ngực và viêm cột sống.

Ngoài ra người bệnh có thể bị đau lưng ở vùng phổi, đau lưng bên trái hoặc bên phải. Điều này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và điều kiện sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, xác định các vị trí đau lưng là một trong những cách hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý và có biện pháp điều trị phù hợp.

Cụ thể các vị trí đau lưng báo bệnh phổ biến bao gồm:

1. Đau lưng trên

Đau lưng trên thường liên quan đến tư thế sai, hoạt động quá mức hoặc chấn thương. Trong trường hợp này, các biện pháp điều trị có thể bao gồm các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng.

Ngoài ra, phần lưng trên là vùng giữa cổ và đáy lồng ngực, bao gồm 12 đốt sống. Do đó, đau lưng trên đôi khi có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

– Thoát vị đĩa đệm:

Vị trí đau lưng báo bệnh
Đau lưng trên có thể liên quan đến tổn thương hoặc thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường phổ biến ở cột sống thắt lưng, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến lưng trên.

Đĩa đệm là các đĩa mềm ở giữa mỗi đốt sống. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân mềm ở trung tâm đĩa đệm thoát ra bên ngoài và gây áp lực lên cột sống. Ngay cả một áp lực nhỏ cũng có thể dẫn đến đau đáng kể ở lưng trên. Các triệu chứng khác có thể bao gồm tê, yếu ở cánh tay hoặc chân.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể hồi phục sau khi nghỉ ngơi phù hợp và sử dụng thuốc chống viêm. Đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

– Dây thần kinh bị chèn ép:

Tình trạng thoát vị đĩa đệm ở lưng trên có thể dẫn đến chèn ép các dây thần kinh ở xung quanh. Tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau và tê ở tay hoặc chân;
  • Đau lưng trên;
  • Gặp khó khăn khi kiểm soát vấn đề tiểu tiện;
  • Yếu hoặc mất kiểm soát ở chân.

Dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm được điều trị tương tự như thoát vị đĩa đệm với các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng.

– Viêm xương khớp:

Các vị trí đau ở lưng
Viêm xương khớp xảy ra khi cột sống bị thoái hóa theo thời gian và gây đau lưng

Đau lưng trên đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp. Sụn bảo vệ xương có thể bị hao mòn theo thời gian, dẫn đến thoái hóa và viêm xương khớp.

Thoái hóa khớp có thể khiến sụn xương bị hao mòn hoàn toàn, khiến các xương cọ xát vào nhau. Điều này cũng gây áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống, dẫn đến tê hoặc ngứa ran ở tay và chân.

Do đó, nếu nghi ngờ viêm xương khớp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát các cơn đau và giữ cho các khớp hoạt động.

– Nhiễm trùng cột sống:

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên nhiễm trùng cột sống có thể dẫn đến đau lưng trên. Nhiễm trùng dẫn đến việc hình thành một tập hợp các vi trùng, mủ ở giữa tủy sống và xương của cột sống.

Áp xe có thể phát triển, sưng lên, dẫn đến đau đớn và một số biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, chẩn đoán sớm và có biện pháp xử lý phù hợp là cách tốt nhất để tránh các rủi ro liên quan.

Điều trị thường bao gồm dẫn lưu mủ, phẫu thuật và sử dụng thuốc kháng sinh để làm sạch áp xe và giảm nguy cơ biến chứng.

– Ung thư phổi:

Đau lưng trên có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra. Theo thống kê, có khoảng 30 – 40% các trường hợp ung thư phổi di căn đến xương và gây đau đớn.

2. Đau lưng dưới

Đau lưng dưới thường là kết quả của chấn thương, chẳng hạn như bong gân, căng cơ hoặc chuyển động đột ngột khi nâng vật nặng. Ngoài ra, đau thắt lưng cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

– Chấn thương đĩa đệm:

Các đĩa đệm ở thắt lưng rất dễ bị chấn thương và nguy cơ này tăng lên theo độ tuổi. Chấn thương có thể xảy ra sau khi nâng một vật nặng đột ngột gây căng cơ ở lưng.

Chấn thương có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh thoát ra khỏi tủy sống và các đốt sống. Điều này dẫn đến đau thắt lưng và một số dấu hiệu liên quan khác, chẳng hạn như tê hoặc yếu chân.

– Đau thần kinh tọa:

Bị đau lưng dưới gần mông
Đau thần kinh tọa có thể kéo dài từ lưng dưới đến hông và chân

Đau thần kinh tọa có thể xảy ra khi thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên các dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa kết nối cột sống với chân. Do đó, đau thần kinh tọa có thể dẫn đến các cơn đau ở lưng dưới, hông, chân và bàn chân. Cơn đau này thường dẫn đến các cảm giác bỏng rát hoặc như kim châm.

– Hẹp ống sống:

Hẹp ống sống xảy ra khi dây thần kinh cột sống bị thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh cột sống. Nguyên nhân phổ biến thường là do thoái hóa các đĩa đệm ở giữa các đốt sống. Điều này có thể dẫn đến chèn ép các rễ thần kinh hoặc tủy sống.

Áp lực lên các dây thần kinh cột sống có thể dẫn đến các dấu hiệu như:

  • Tê;
  • Chuột rút;
  • Yếu cơ;
  • Đau thắt lưng.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh đứng hoặc đi bộ.

– Cột sống cong bất thường:

Vẹo cột sống, gù cột sống và ưỡn cột sống là các điều kiện dẫn đến độ cong bất thường ở cột sống, có thể dẫn đến đau thắt lưng. Đây là các tình trạng bẩm sinh hoặc phát triển ở trẻ em và thanh thiếu niên. Độ cong cột sống bất thường có thể dẫn đến đau đớn và tư thế sai, do áp lực lên:

  • Cơ bắp;
  • Gân;
  • Dây chằng;
  • Các đốt sống.

– Đau cơ xơ hóa:

Đau cơ xơ hóa là tình trạng mãn tính, có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau cơ và xương;
  • Mệt mỏi nói chung;
  • Rối loạn giấc ngủ và khả năng nhận thức.

Đau cơ xơ hóa dẫn đến các cơn đau âm ỉ ở thắt lưng và một số vị trí khác trên cơ thể. Cơn đau có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và gần như vượt sức chịu đựng của người bệnh. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau có thể thay đổi theo các hoạt động trong ngày.

Hiện tại không có cách điều trị tình trạng đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên người bệnh có thể tập trung vào việc giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống với một số biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc;
  • Thay đổi thói quen sống;
  • Vật lý trị liệu;
  • Áp dụng các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng.

– Viêm cột sống dính khớp:

Đau sau lưng vùng phổi
Viêm cột sống dính khớp có thể dẫn đến đau lưng dưới mãn tính

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm các khớp giữa xương cột sống, dẫn đến đau đớn mãn tính và có thể gây tàn tật. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng viêm có thể khiến cột sống hình thành các xương mới và gây biến dạng cột sống.

Viêm cột sống dính khớp chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống, đặt biệt là cột sống thắt lưng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây đau đớn ở một số khớp lớn khác, chẳng hạn như vai, hông và đầu gối.

Hiện tại không có biện pháp điều trị tình trạng viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, việc điều trị có thể bao gồm kiểm soát các cơn đau và ngăn ngừa tàn tật. Điều trị đúng cách và kịp lúc có thể làm giảm các triệu chứng, làm chậm hoặc thậm chí là ngăn các biến dạng xảy ra.

– Lạc nội mạc tử cung:

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, chẳng hạn như buồng trứng, ruột và các mô lót bên trong xương chậu. Tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm:

  • Hình thành sẹo;
  • Kết dính các mô liên kết với các cơ quan vùng chậu;
  • Đau đớn dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Có vấn đề về sinh sản.

Đau vùng chậu và đau lưng dưới là dấu hiệu phổ biến nhất của lạc nội mạc tử cung. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau trong ngày hành kinh;
  • Đau bụng dưới trước và trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Chuột rút trước một hoặc hai tuần xung quanh kỳ kinh nguyệt;
  • Chảy máu kinh nhiều hoặc ra máu giữa các chu kỳ kinh;
  • Khô âm đạo;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Đau hoặc khó chịu khi đi đại tiện;
  • Đau lưng dưới có thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

Lạc nội mạc tử cung không có cách điều trị, tuy nhiên có thể cải thiện các triệu chứng bằng một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau;
  • Áp dụng liệu pháp hormone;
  • Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết;
  • Sử dụng thuốc ngừng kinh nguyệt Danazol;
  • Phẫu thuật bảo tồn không gây tổn thương đến buồng trứng hoặc phẫu thuật cắt tử cung nếu cần thiết.

– U nang buồng trứng:

U nang buồng trứng là việc hình thành một túi chất lỏng bên trong buồng trứng. Nhiều phụ nữ sẽ phát triển ít nhất một u nang trong suốt cuộc đời. Trong hầu hết các trường hợp, u nang không đau và không dẫn đến các dấu hiệu nhận biết cụ thể.

Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xuất hiện khi u nang phát triển, chẳng hạn như:

  • Chướng bụng hoặc sưng tấy bụng;
  • Đại tiện đau đớn;
  • Đau vùng chậu trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Giao hợp đau đớn;
  • Đau ở lưng dưới hoặc đùi;
  • Căng tức ngực;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Hầu hết các trường hợp u nang không nghiêm trọng và được điều trị để thu nhỏ hoặc phẫu thuật loại bỏ u nang nếu khối u không tự biến mất. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc tránh thai;
  • Nội soi ổ bụng để loại bỏ u nang;
  • Phẫu thuật mở ổ bụng đối với khối u có kích thước lớn.

3. Chỉ đau lưng bên trái hoặc bên phải

Các vị trí đau lưng bên trái hoặc bên phải thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng. Các nguyên nhân phổ biến thường là do:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi có thể gặp các chấn thương nhẹ hoặc căng cơ và dẫn đến đau lưng ở bên trái hoặc bên phải. Ngoài ra, người lớn tuổi dễ mắc các bệnh xương khớp và thoái hóa, điều này cũng có thể dẫn đến đau lưng.
  • Vận động viên: Các vận động viên có thể bị hao mòn xương nhiều hơn những người khác. Ngoài ra, vận động viên cũng dễ bị gãy xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và có một số yếu tố gây đau lưng khác.
Bệnh đau thắt lưng ở phụ nữ
Chỉ đau ở một bên lưng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các vị trí đau lưng ở bên trái hoặc bên phải có thể liên quan đến các cơ quan nội tạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu đau lưng ở một bên cơ thể kèm các dấu hiệu như:

  • Đường ruột: Viêm ruột có thể dẫn đến các cơn đau ở một bên có thể, và thường là ở lưng dưới. Các dấu hiệu khác bao gồm đau bụng, các vấn đề về hệ thống tiêu hóa hóa và thay đổi cân nặng.
  • Thận: Thận yếu, nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận có thể dẫn đến đau lưng ở một bên cơ thể và thường phổ biến ở khung xương sườn hoặc hông. Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu ra máu, đau khi đi tiểu hoặc sốt.
  • Đau tử cung: Cơn đau lưng ở bên phải, vùng thắt lưng có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Cùng với cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp các bất thường về kinh nguyệt, đi tiểu thường xuyên và quan hệ tình dục đau đớn.

Cơn đau lưng ở một bên cơ thể có thể được cải thiện nếu người bệnh chườm đá, dành thời gian nghỉ ngơi và sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên nếu các cơn đau nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

4. Đau lưng bên trái

Các vị trí đau lưng bên trái có thể liên quan đến các nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như căng cơ, tư thế sai, lạm dụng hoặc viêm khớp. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bao gồm các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tính mạng.

– Viêm tụy:

Bị đau lưng giữa
Viêm tụy có thể gây đau bụng và lan ra sau lưng

Viêm tụy là tình trạng viêm ở tuyến tụy. Viêm tụy cấp là tình trạng ngắn hạn có thể dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đau bụng hoặc chướng bụng;
  • Sốt;
  • Buồn nôn và nôn.

Viêm tụy mãn tính có thể dẫn đến một số tình trạng và triệu chứng lâu dài, chẳng hạn như:

  • Phân nhầy, có mùi hôi;
  • Tiêu chảy;
  • Giảm cân mà không rõ lý do;
  • Đau bụng lan ra sau lưng trên bên trái;
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi ăn.

– Sỏi thận:

Sỏi thận có thể dẫn đến đau lưng trên bên trái khi sỏi rời khỏi cơ thể. Cơn đau do sỏi thận đôi khi có thể lan đến háng và khu vực lưng trên.

– Đau tim:

Cơn đau tim xảy ra khi máu không thể đến tim và bơm đi khắp cơ thể. Triệu chứng đau tim phổi biến nhất là đau ngực. Tuy nhiên đôi khi cơn đa có thể lan đến hàm, cổ và lưng trên.

Đau tim là một cấp cứu y tế và người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

– Lạc nội mạc tử cung:

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Điều này dẫn đến các dấu hiệu như:

  • Đau bụng kinh dữ dội;
  • Đau lưng dưới bên trái hoặc phải;
  • Đau vùng chậu;
  • Đau khi đi tiểu hoặc khi có kinh nguyệt;
  • Khô âm đạo;
  • Đầy hơi;
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc chảy nhiều máu.

– U xơ:

U xơ là các khối u phát triển bên trong thành tử cung, thường là lành tính và có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Chảy nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Chu kỳ kinh nguyệt đau đớn;
  • Chướng bụng dưới;
  • Đau lưng dưới;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Đau khi quan hệ tình dục.

– Viêm loét đại tràng:

Bị đau lưng trên
Bị đau lưng trên có thể dẫn đến đau lưng, đau khớp và đau lưng

Viêm loét đại tràng tạo ra các vết viêm loét nhỏ ở niêm mạc đại tràng. Tình trạng viêm này có thể trở nên nghiêm trọng hoặc phát triển lớn dần lên và ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng.

Viêm loét đại tràng có thể dẫn đến nhiều dấu hiệu khác nhau, chẳng hạn như:

  • Đau bụng;
  • Phân có máu;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Sốt;
  • Đau trực tràng;
  • Giảm cân;
  • Suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Đau khớp;
  • Sưng khớp;
  • Buồn nôn và giảm cân;
  • Các vấn đề về da;
  • Đau lưng dưới;
  • Viêm mắt.

Viêm loét đại tràng là một tình trạng mãn tính, có thể được cải thiện và ngăn ngừa với một số biện pháp tự chăm sóc, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

5. Đau lưng bên phải

Các vị trí đau lưng bên phải có thể là do chấn thương, căng cơ, lạm dụng hoặc viêm khớp. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

– Viêm ruột thừa:

đau lưng bên phải
Viêm ruột thừa dẫn đến các cơn đau ở bên phải của bụng và có thể lan ra sau lưng

Ruột thừa là cơ quan nhỏ kết nối với đoạn đầu tiên của ruột già. Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị viêm do thắt nghẽn hoặc nhiễm trùng. Tình trạng này thường dẫn đến các cơn đau dữ dội ở bên phải của bụng, cơn đau này cũng có thể lan sang bên phải của lưng trên.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đầy hơi, chướng bụng;
  • Sưng bụng;
  • Ăn mất ngon;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.

Viêm ruột thừa cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

– Nhiễm trùng thận:

Nhiễm trùng thận do vi khuẩn hoặc vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau lưng trên bên phải hoặc cả hai bên lưng;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc có máu;
  • Nước tiểu có mùi hôi;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu;
  • Ớn lạnh và sốt.

Những người có triệu chứng nhiễm trùng thận nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro không mong muốn. Điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau.

– Viêm vùng chậu:

đau lưng dưới bên trái
Viêm vùng chậu dẫn đến đau vùng chậu và thắt lưng ở phụ nữ

Bệnh viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng thường lây lan qua đường quan hệ tình dục, chẳng hạn như bệnh lậu hoặc chlamydia. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau ở bụng dưới và lưng;
  • Tiết dịch âm đạo bất thường hoặc có mùi hôi khó chịu;
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục;
  • Đi tiểu đau đớn;
  • Sốt và ớn lạnh;
  • Buồn nôn và nôn.

Viêm vùng chậu cần được điều trị sớm để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo và các vấn đề về sinh sản ở phụ nữ.

Các vị trí đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh cần xác định nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Điều trị các vị trí đau lưng

Các vị trí đau lưng được điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nhiều tình trạng đau lưng có thể được cải thiện tại nhà, trong khi các trường hợp nghiêm trọng khác có thể được điều trị y tế bởi bác sĩ chuyên môn.

1. Điều trị tại nhà

Người bệnh đau lưng có thể cải thiện các biện pháp tại nhà bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Các loại thuốc, thường là thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, có thể làm giảm các cơn đau đớn ở lưng.

Dành thời gian nghỉ ngơi sau các hoạt động gắng sức có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì các chuyển động nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng khớp và ngăn ngừa tình trạng yếu cơ.

2. Điều trị y tế

Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế, chẳng hạn như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau kê đơn hoặc gây nghiện trong thời gian ngắn để cải thiện các cơn đau nghiêm trọng.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như amitriptyline, the toa để cải thiện cơn đau lưng.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể tiến hành chườm nóng, chườm đá hoặc kích thích điện qua da để kích thích các mô mềm ở lưng và giúp giảm đau. Sau khi cơn đau được cải thiện, người bệnh có thể được hướng dẫn các bài tập để tăng cường sức khỏe lưng hoặc cơ bụng để giảm đau.
  • Tiêm cortisone: Bác sĩ có thể đề nghị tiêm cortisone vào màng cứng hoặc xung quanh tủy sống để chống viêm và giảm đau.

3. Điều trị chuyên môn

Các vị trí đau lưng đôi khi có thể phản ánh các nguyên nhân nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu nghi ngờ đau lưng liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn.

Bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán và đề nghị một kế hoạch điều trị phù hợp. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Đau lưng là một tình trạng phổ biến và các vị trí đau lưng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định được nguyên nhân là cách tốt nhất để cải thiện cơn đau và tránh các rủi ro nghiêm trọng. Các cơn đau lưng có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp.

4. ĐẶC TRỊ đau lưng do bệnh xương khớp bằng phác đồ ĐẶC BIỆT kết hợp trị liệu Y học cổ truyền và bài thuốc thảo dược

Điều trị đau lưng theo Y học cổ truyền hiện nay được nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính hiệu quả, an toàn. Với kinh nghiệm hơn 10 năm khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, thế hệ y bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện thành công phác đồ điều trị dứt điểm đau lưng. Phác đồ đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khắp cả nước dứt điểm đau nhức, phục hồi vận động, bảo tồn cột sống toàn diện.

Phác đồ đặc trị mọi bệnh lý xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Phác đồ đặc trị mọi bệnh lý xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Phương pháp trị liệu Y học cổ truyền điều trị dứt điểm mọi cơn đau lưng cấp tính 

Phương pháp trị liệu Y học cổ truyền được lựa chọn áp dụng cho bệnh nhân gặp phải những cơn đau lưng cấp tính và chưa thăm khám. Các kỹ thuật như xoa bóp, châm cứu, điện châm, thủy châm,… sẽ được chỉ định phù hợp với từng vị trí xuất hiện cơn đau.

Trị liệu Y học cổ truyền điều trị đau lưng tại Trung tâm Thuốc dân tộc được thực hiện theo hướng bảo tồn đảm bảo không gây đau nhức. Các bác sĩ sẽ tác động một lực vừa đủ vào các huyệt đạo giúp thông kinh hoạt lạc, kích thích cơ chế tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Quá trình trị liệu được thực hiện theo mô hình khép kín, mỗi bệnh nhân một bộ dụng cụ riêng biệt, bác sĩ theo dõi khắt khe quá trình phục hồi để điều chỉnh phù hợp, rút ngắn thời gian điều trị.

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau lưng hiệu quả của Trung tâm Đông Phương Y Pháp
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau lưng hiệu quả của Trung tâm Đông Phương Y Pháp

Khoa trị liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các bệnh viện lớn. Phòng trị liệu được đầu tư khang trang, hiện đại, đạt tiêu chuẩn vô trùng, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Người bệnh sẽ cảm nhận những cơn đau lưng cấp tính giảm theo từng giai đoạn. Lưng hết đau nhức, cột sống có thể vận động bình thường sau 5 – 7 buổi trị liệu.

Kết hợp sử dụng bài thuốc thảo dược Quốc dược Phục cốt khang đau lưng mãn tính cũng khỏi sau 1 liệu trình

Trường hợp các vị trí đau lưng có liên quan đến các bệnh lý xương khớp mãn tính như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, vôi/gai cột sống,… các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Bài thuốc được phát triển từ cốt thuốc xương khớp của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn cùng nhiều bài thuốc quý trong Y học cổ truyền, Y học bản địa. Hơn 50 cây thuốc Nam tốt nhất trong TÁI TẠO và PHỤC HỒI xương khớp được lựa chọn, phối chế đỉnh cao theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ tạo công thức thuốc HOÀN CHỈNH kết hợp 3 nhóm thuốc gồm:

  • QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT HOÀN: Nhóm thuốc đặc trị dứt điểm đau lưng, mạnh gân cường cốt. Không chỉ điều trị khỏi hẳn triệu chứng đau nhức, nhóm thuốc còn bổ sung dưỡng chất giúp xương chắc khỏe, tăng sinh dịch nhầy sụn khớp tự nhiên giúp cột sống hoạt động trơn tru, ngăn thoái hóa, lão hóa xương khớp.
  • QUỐC DƯỢC BỔ THẬN HOÀN: Nhóm thuốc bồi bổ can thận, hoạt huyết, tăng thể trạng, thư giãn gân cốt, tăng sức mạnh xương khớp.
  • QUỐC DƯỢC GIẢI ĐỘC HOÀN: Khu phong, trừ tà, thanh nhiệt, giải độc giúp cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài. 

Đọc thêm: Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh

Trung tâm Thuốc dân tộc không sử dụng chung một đơn thuốc cho tất cả người bệnh. Đơn thuốc được chỉ định và kê đơn dựa theo vị trí đau lưng, mức độ đau của mỗi người. Nhờ đó, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi bật với tính cá nhân hóa cao điều trị dứt điểm mọi vị trí đau lưng: đau lưng trên, đau lưng dưới, đau lưng bên phải, đau lưng bên trái,… từ nhẹ đến nặng.

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ xương khớp tại Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu là liệu pháp hoàn chỉnh và tối ưu điều trị các bệnh xương khớp.

Theo dõi chi tiết phóng sự qua Video dưới đây:

Theo thống kê, trên 95% người bệnh điều trị dứt điểm đau lưng, đau nhức xương khớp sau 1 liệu trình từ 2 – 3 tháng điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc, 100% không gặp tác dụng phụ. Đông đảo người bệnh khắp cả nước đã có những phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Dưới đây là một số phản hồi tiêu biểu:

Phản hồi của bệnh nhân bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt xương khớp đau nhức nhiều năm đã CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG sau 10 ngày điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc

 

Để được tư vấn chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị dứt điểm đau lưng, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc qua các kênh thông tin sau:

Thông tin liên hệ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. SĐT: (024) 7109 6699 – 0987 173 258

Hồ Chí Minh:145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận.SĐT:(028) 7109 6699 – 0961 825 886

Truy cập Website: thuocdantoc.org/ Fanpage:Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

GỌI NGAY HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua