Các Giai Đoạn Viêm Khớp Dạng Thấp và Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp phát triển từ nhẹ, trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng và dấu hiệu nhận biết ở mỗi người bệnh là khác nhau. Do đó, người bệnh nên chủ động tìm hiểu triệu chứng và các thông tin liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp
Tìm hiểu các giai đoạn viêm khớp dạng thấp để có kế hoạch điều trị phù hợp

Thông tin cần biết về các giai đoạn viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng mạn tính, thường trải qua bốn giai đoạn và ảnh hưởng đến người bệnh theo nhiều cách khác nhau. Không có mốc thời gian chính xác cho các giai đoạn viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên khi bệnh tiến triển cơ thể sẽ thay đổi. Có một số thay đổi có thể nhận thấy hoặc cảm thấy, tuy nhiên cũng có những thay đổi không có dấu hiệu báo trước.

Mỗi giai đoạn của viêm khớp dạng thấp đều có mục tiêu và phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, tìm hiểu và nhận biết các triệu chứng ở mỗi giai đoạn là điều quan trọng nhất.

Giai đoạn 1: Viêm khớp dạng thấp sớm

Giai đoạn 1 là giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong giai đoạn này, các mô bên trong khớp có thể bị sưng lên và viêm. Niêm mạc khớp, hay còn gọi là bao hoạt dịch, có thể bị viêm, tuy nhiên không có dấu hiệu tổn thương xương.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không có nhiều triệu chứng ngoại trừ một số cơn đau nhẹ hoặc cứng khớp vào buổi sáng, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, chẳng hạn như bàn tay, bàn chân và đôi khi là đầu gối. Các chuyên gia cũng cho biết, tình trạng cứng khớp sẽ được cải thiện người bệnh vận động.

Các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp
Trong các giai đoạn đầu, triệu chứng thường không nghiêm trọng và khó chẩn đoán

Các biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Đau khớp;
  • Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa thức dậy;
  • Viêm khớp hoặc sưng nhẹ.

Giai đoạn 1 là nhẹ nhất trong các giai đoạn viêm khớp dạng thấp. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Việc chẩn đoán trong giai đoạn đầu có thể gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bác sĩ có thể kê các toa thuốc giảm đau, bảo vệ thuốc và đề nghị người bệnh tăng cường thực hiện các bài tập phù hợp để cải thiện các triệu chứng.

Giai đoạn 2: Viêm khớp dạng thấp trung bình

Trong giai đoạn hai, cơ thể bắt đầu tạo ra các kháng thể trong máu và dẫn đến các khớp bắt đầu sưng lên. Lúc này tình trạng viêm có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể, chẳng hạn như phổi, mắt, phát ban trên da và thậm chí là gây ảnh hưởng đến tim. Lúc này các nốt dạng thấp ở khuỷu tay cũng phát triển, được gọi là nốt thấp khớp.

Trong giai đoạn này, bao hoạt dịch bị viêm và sụn khớp có thể bị tổn thương. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh có thể bị đau đớn, mất khả năng vận động hoặc thu hẹp phạm vi chuyển động của các khớp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Ở giai đoạn hai, chức năng khớp có thể bị ảnh hưởng và hạn chế phạm vi hoạt động

Dấu hiệu nhận biết phổ biến:

  • Viêm bao hoạt dịch
  • Đau khớp, chẳng hạn như khuỷu tay;
  • Khả năng vận động khớp bị hạn chế.

Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thông qua phim X-quang, siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI). Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh.

Giai đoạn 3: Viêm khớp dạng thấp nặng

Khi đã tiến triển đến giai đoạn ba, viêm khớp dạng thấp được xem là nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, tổn thương lan rộng đến sụn và xương, gây hao mòn lớp đệm ở giữa các xương, khiến các xương cọ sát với nhau, dẫn đến đau đớn và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Ở giai đoạn ba, các khớp có thể bắt đầu không ổn định. Người bệnh có thể nhận thấy các dị dạng xương, chẳng hạn như xuất hiện nốt dạng thấp có kích thước lớn, gây đau đớn, sưng và mất khả năng vận động.

Viêm khớp dạng thấp (RA)
Ở giai đoạn ba, các ngón tay có thể bị cong hoặc dị dạng

Các dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp giai đoạn ba như sau:

  • Sưng, đau và cứng khớp nhiều hơn;
  • Một số người bệnh có thể bị yếu cơ, teo cơ và mất khả năng vận động khớp;
  • Các khớp bắt đầu bị cong và biến dạng, các ngón tay có thể trở nên cong vẹo hoặc có hình dạng bất thường;
  • Xương có thể bị mòn và biến dạng.

Giai đoạn cuối: Viêm khớp dạng thấp giai đoạn cuối

Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, viêm khớp dạng thấp sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối. Trong giai đoạn cuối, tình trạng viêm sẽ được cải thiện, tuy nhiên các tổn thương vẫn tiếp tục diễn ra. Người bệnh vẫn sẽ bị đau đớn, sưng, cứng khớp và gần như không thể cử động khớp. Cơ bắp có thể bị yếu, các khớp có thể bị phá hủy và các xương có thể bị hợp nhất với nhau tạo ra chứng dính khớp.

dấu hiệu viêm khớp
Các khớp có thể bị dị dạng trong giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp

Trong các giai đoạn viêm khớp dạng thấp, giai đoạn cuối là nghiêm trọng và khó điều trị nhất. Nếu cần thiết, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật thay thế khớp để phục hồi chức năng và tránh và rủi ro liên quan.

Quá trình tiến triển qua tất cả các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp có thể mất nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ và một số người bệnh có thể không trải qua tất cả các giai đoạn viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, có một số trường hợp, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ dừng gây ảnh hưởng hoặc thuyên giảm theo thời gian. Do đó, điều quan trọng là theo dõi các triệu chứng, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và thay đổi phong cách sống phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp đang tiến triển

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ xấu dần theo thời gian. Trong các giai đoạn nhẹ triệu chứng sẽ không nghiêm trọng, dễ điều trị do đó thường ít được quan tâm. Tuy nhiên vào một thời điểm nhất định, các triệu chứng sẽ bùng phát dữ dội và nghiêm trọng hơn.

Khi tình trạng viêm khớp dạng thấp đang chuyển sang các giai đoạn nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể nhận thấy một số dấu hiệu như:

  • Xuất hiện các nốt dạng thấp, nốt sưng dưới da, thường là ở xung quanh khuỷu tay;
  • Phát hiện tình trạng viêm trong cơ thể thông qua xét nghiệm bao hoạt dịch hoặc xét nghiệm máu;
  • Các tổn thương có thể nhìn thấy trên phim chụp X – quang;
  • Phát hiện yếu tố dạng thấp hoặc các kháng thể citrulline trong các xét nghiệm máu.

Tại sao viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn?

Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến các giai đoạn viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn. Một số yếu tố không thể kiểm soát được, chẳng hạn như giới tính hoặc tiền sử gia đình. Tuy nhiên có một số nguyên nhân tác động từ bên ngoài, chẳng hạn như:

1. Hút thuốc lá

Các nhà nghiên cứu cho biết, hút thuốc lá có thể khiến tình trạng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn, giảm hiệu quả điều trị và có thể gây ra các biến chứng dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như vấn đề tim mạch, tổn thương khớp nghiêm trọng và tàn tật.

Xét nghiệm viêm khớp dạng thấp
Hút thuốc lá một trong những nguyên nhân chính khiến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn

2. Yếu tố nghề nghiệp

Những người làm công việc lao động nặng nhọc và những công việc sử dụng nhiều chất độc hại cũng có nguy cơ tiến triển qua các giai đoạn viêm khớp dạng thấp nhanh hơn.

Một số nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy, việc tiếp xúc với những chất độc hại trong không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người thợ lát gạch, công nhân công trường, thợ điện cũng có nguy cơ gấp đôi những người làm công việc khác. Ngoài ra, những người làm công việc tiếp xúc với hoạt chất, chẳng hạn như y tá, điều dưỡng cũng có nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp hơn hơn 30% .

3. Phong cách sống

Duy trì thói quen vận động và giữ cân nặng hợp lý có thể hỗ trợ giảm căng thẳng, đau và viêm. Tình trạng viêm ít hơn cũng có thể làm chậm tiến triển bệnh. Ngoài ra, ngủ đủ giấc và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để chống viêm và làm chậm diễn tiến viêm khớp dạng thấp.

Điều trị các giai đoạn viêm khớp dạng thấp

Các mục tiêu khi điều trị viêm khớp dạng thấp là kiểm soát tình trạng viêm, giảm đau, giảm nguy cơ tổn thương khớp và ngăn ngừa khả năng tàn tật. Các biện pháp điều trị bao gồm thuốc, vật lý trị trị, liệu pháp nghề nghiệp và thay đổi phong cách sống.

Điều trị sớm và tích cực là các tốt nhất để cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

1. Điều trị trong giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu (giai đoạn 1 và 2), việc điều trị chính là kiểm soát các tình trạng viêm và giảm đau. Ngoài ra, điều đặc biệt quan trọng khi điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu là ngăn ngừa tổn thương khớp.

thuốc viêm đa khớp dạng thấp
Trong giai đoạn đầu, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau và chống viêm để cải thiện các triệu chứng

Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như:

  • Thuốc chống steroid liều thấp;
  • Sử dụng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMRAD), đặc biệt là methotrexate, để ức chế phản ứng của hệ thống miễn dịch và thay đổi phản ứng viêm trong cơ thể;
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin và ibuprofen, để cải thiện các cơn đau.

Ngoài ra, người bệnh cần bỏ thuốc lá, giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý để làm chậm quá trình tiến triển của viêm khớp dạng thấp.

2. Điều trị giai đoạn trung bình

Giai đoạn trung bình là vào cuối giai đoạn 2 và giai đoạn ba. Trong giai đoạn này, sụn đã xuất hiện các tổn thương, gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của khớp. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày vì đau đớn và mệt mỏi.

điều trị viêm khớp bộ y tế
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid vào khớp bị ảnh hưởng

Trong giai đoạn nặng, các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như Certolizumab pegol, Golimumab, Infliximab, Etanercept, Adalimumab;
  • Nếu thuốc sinh học không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể kê các chất ức chế JAK, chẳng hạn như Upadacitinib, Baricitinib, Tofacitinib.

Trong trường hợp cá triệu chứng không được cải thiện hoặc khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid vào khớp. Khi cơn đau đã được kiểm soát, người bệnh cần tiến hành tập thể dục, duy trì vận động và vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng khớp.

3. Điều trị giai đoạn nặng

Giai đoạn nặng (cuối giai đoạn 3 và giai đoạn 4) cơn đau khớp có thể trở nên nghiêm trọng hơn và các khớp có thể bị phá hủy. Các phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng chất ức chế TNF hoặc một loại thuốc sinh học khác để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ được thực hiện ở các trường hợp rất nặng, chẳng hạn như biến dạng khớp, hư hỏng khớp và hạn chế khả năng vận động.

phẫu thuật viêm khớp dạng thấp
Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp nặng có thể cần được phẫu thuật điều trị

Có ba loại phẫu thuật phổ biến được sử dụng cho viêm khớp dạng thấp, bao gồm:

  • Thay khớp: Bác sĩ có thể thay khớp háng, khớp gối hoặc bất cứ khớp nào bị tổn thương bằng các khớp nhân tạo.
  • Hợp nhất khớp: Đây là loại phẫu thuật hợp nhất hai khớp lại với nhau.
  • Sửa chữa gân: Bác sĩ phẫu thuật có thể sắp xếp lại các gân và dây chằng bị hư hỏng để giảm đau cũng như phục hồi chức năng vận động.

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, người bệnh cần thay đổi phong cách sống để quản lý các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Bác sĩ có thể đề nghị một số kế hoạch tự chăm sóc tại nhà, như:

  • Tập thể dục, đặc biệt là các bài tập không gây quá nhiều áp lực lên khớp và các cơ để cải thiện sức mạnh;
  • Kiểm soát căng thẳng và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp tiến triển;
  • Nếu hút thuốc, người bệnh cần bỏ thuốc lá ngay lập tức, bởi vì thuốc là nguyên nhân hàng đầu khiến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tiến triển và các giai đoạn thường không giống nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị và phong cách sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch quản lý bệnh phù hợp.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua