Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng + cổ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị ảnh hưởng, chẳng hạn như đau, yếu và tê ở tay hoặc chân. Tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian và gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh nếu không được xử lý phù hợp.

biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Đau đớn mãn tính là biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân mềm của đĩa đệm gây tổn thương hoặc rách bao xơ và chảy ra ngoài. Tình trạng này có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh ở cột sống, dẫn đến đau đớn, yếu và tê ở cổ, lưng, cánh tay và chân.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của cột sống và gây kích thích các dây thần kinh ở khu vực đó. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở lưng dưới (cột sống thắt lưng), nhưng cũng có thể xuất hiện ở cột sống cổ.

Các dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm và tình trạng chèn ép lên các dây thần kinh. Ngoài ra, các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:

  • Đau ở cánh tay hoặc chân: Thoát vị đĩa đệm ở cổ có thể dẫn đến đau vai và cánh tay. Cơn đau này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi hắt hơi, ho hoặc di chuyển tay vào một vị trí nhất định. Nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở lưng dưới, các triệu chứng thường bao gồm đau ở mông, đùi, bắp chân và một phần của bàn chân.
  • Ngứa ran hoặc tê: Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở một phần cơ thể do các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Yếu cơ bắp: Cơ bắp hoạt động nhờ vào các dây thần kinh. Do đó, nếu dây thần kinh bị ảnh hưởng, cơ bắp cóp xu hướng trở nên yếu hoặc mất sức mạnh. Điều này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi nâng đồ đạc hoặc dễ bị vấp ngã.

Trong hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm xảy ra do sự hao mòn tự nhiên theo thời gian. Khi cơ thể lão hóa, các đĩa đệm dần trở nên kém linh hoạt, dễ bị rách, vỡ và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc bảo tồn. Tuy nhiên ở cột sống, đặc biệt là cột sống thắt lưng, chứa các nhóm rễ thần kinh dài, chẳng hạn như rễ thần kinh Cauda equina (có hình dạng giống như đuôi ngựa).

Thoát vị đĩa đệm, đôi khi có thể chèn ép toàn bộ ống sống, bao gồm các dây thần kinh Cauda equina, điều này dẫn đến Hội chứng chùm đuôi ngựa. Tình trạng này có thể cần được phẫu thuật để tránh các rủi ro nghiêm trọng, bao gồm yếu hoặc liệt vĩnh viễn.

biến chứng thoát vị đĩa đệm
Hội chứng chùm đuôi ngựa là một biến chứng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng

Ngoài ra, trong một số trường hợp, thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị y tế khẩn cấp. Cụ thể, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi cho cấp cứu nếu:

  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau, tê, yếu nghiêm trọng theo thời gian và có thể gây cản trở hoạt động hàng ngày của người bệnh.
  • Rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột, dẫn đến tiêu không tự chủ hoặc mất kiểm soát ruột. Điều này có thể là dấu hiệu của Hội chứng chùm đuôi ngựa (Hội chứng Cauda equina).
  • Mất cảm giác vùng yên ngựa là tình trạng người bệnh mất cảm giác ở khu vực đùi trong, mặt sau của chân và khu vực xung quanh trực tràng.

Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không nghiêm trọng và có thể được cải thiện trong vòng 6 tuần với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể các biến chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến bao gồm:

1. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Hiếm khi, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trở nên nghiêm trọng và bệnh có thể tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên nếu rễ thần kinh ở cổ bị chèn ép hoặc viêm, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng không mong muốn, chẳng hạn như ngứa ran, tê và yếu ở cánh tay. Nếu tủy sống bị chèn ép, người bệnh có thể xuất hiện một số vấn đề về phối hợp hoặc di chuyển. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột.

biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể dẫn đến thiếu máu não

Ngoài ra, khi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phát triển, người bệnh có thể gặp một số biến chứng liên quan, chẳng hạn như:

  • Yếu và teo cơ: Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép các dây thần kinh có thể dẫn đến các biểu hiện bất thường, chẳng hạn như tê hoặc ngứa ran ở cánh tay. Tình trạng này khiến người bệnh hạn chế hoạt động thể chất và dẫn đến yếu, teo cơ.
  • Hạn chế phạm vi chuyển động: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây thu hẹp phạm vi hoạt động của vai và cánh tay. Đôi khi tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến chân và dây khó khăn khi di chuyển.
  • Hẹp ống sống: Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm cổ có thể dẫn đến yếu cơ, tê, ngứa ran và đau kéo dài từ vai đến cánh tay hoặc các ngón tay. Ngoài ra, hẹp ống sống có thể dẫn đến Hội chứng ống cổ tay trong một số trường hợp.
  • Thiếu máu não: Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch ở cột sống. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và dẫn đến thiếu máu não.
  • Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay: Đám rối thần kinh cánh tay bắt đầu từ cổ chạy dọc theo vai, cánh tay và thông qua lỗ liên hợp. Do đó, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây chèn ép đến đám rối thần kinh cánh tay và dẫn đến các đặc trưng như đau mỏi vai gáy, co thắt cơ hoặc tê mỏi ở một hoặc cả hai cánh tay.
  • Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: Mặc dù không phổ biến nhưng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể dẫn đến Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật. Các đặc trưng phổ biến bao gồm chèn ép thực quản gây khó nuốt, đau ngực theo từng cơn, hạ huyết áp, tăng nhu động ruột, vã mồ hôi, mặt nóng bừng, mờ mắt hoặc đau ở khu vực hốc mắt và các dấu hiệu khác.

Chèn ép rễ thần kinh và tủy sống do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số tình trạng có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh các vấn đề nguy hiểm hoặc trở thành vĩnh viễn.

2. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tủy sống thường kết thúc ở những đốt sống thắt lưng đầu tiên. Bên dưới các đốt sống này là một bó dây thần kinh, được gọi là Cauda equina hay còn được gọi là chùm đuôi ngựa. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây chèn ép lên chùm đuôi ngựa. Điều này có thể dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa và một số biến chứng liên quan, chẳng hạn như:

biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây mất kiểm soát bàng quang và gây khó tiểu
  • Rối loạn bài tiết và tiết niệu: Các dây thần kinh của hệ thống bài tiết và tiết niệu đi xuống từ tủy sống như một phần của cauda equina. Các dây thần kinh này có thể bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và dẫn đến một số dấu hiệu như khó tiểu, tiểu không tự chủ hoặc mất kiểm soát bàng quang.
  • Rối loạn cảm giác: Các dây thần kinh cảm giác ở phần dưới cơ thể cũng là một phần của chùm đuôi ngựa. Do đó, tổn thương do Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể dẫn đến rối loạn cảm giác ở một hoặc hai chân. Khu vực thường bị ảnh hưởng là đùi trọng, mặt sau của chân và khu vực xung quanh trực tràng.
  • Mất sức mạnh: Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên các xung động cơ tự nguyện từ não và các xung cơ không tự nguyện từ tủy sống. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến xung thần kinh ở cơ đùi, chân, bàn chân và có thể dẫn đến yếu cơ bắp. Các đặc trưng phổ biến bao gồm thay đổi dáng đi hoặc nâng cao chân bất thường khi di chuyển để tránh kéo lê chân.
  • Hẹp ống sống: Hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến các dấu hiệu như đau dây thần kinh ở hông và chân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau, tê buốt hoặc yếu cơ chân. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây thay đổi chức năng ruột và bàng quang.
  • Rối loạn cương dương: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây ảnh hưởng đến phản xạ cơ thắt động mạch ở dương vật và dẫn đến rối loạn cương dương. Các triệu chứng rối loạn cương dương càng nghiêm trọng, thì biểu lâm sàng của thoát vị đĩa đệm càng lớn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Có biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng thoát vị đĩa đệm. Các lựa chọn điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, chẳng hạn như:

1. Điều trị bảo tồn

Hầu hết các trường hợp, thoát vị đĩa đệm có thể phục hồi thông qua các biện pháp điều trị bảo tồn. Bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các biện pháp điều trị trong ít nhất 6 tuần để cải thiện sự khó chịu và đau đớn.

điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện bằng cách biện pháp chăm sóc không phẫu thuật

Cụ thể, các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật bao gồm:

  • Vật lý trị liệu, tập thể dục và thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng có thể giảm áp lực lên rễ thần kinh và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Liệu pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau.
  • Nắn chỉnh hoặc tác động cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen để giảm đau và tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị khác.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo toa hoặc uống steroid để chống viêm và giảm đau.
  • Tiêm ngoài màng cứng để giảm đau và cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

2. Phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả trong 4- 6 tuần, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Thông thường phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị hoặc giải phóng dây thần kinh bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường mang lại hiệu quả tốt, ít rủi ro và có thể hỗ trợ phục hồi chức năng ở cột sống. Tuy nhiên trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn và cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp hạn chế nguy cơ, bao gồm:

cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Không hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ phát triển thoát vị đĩa đệm
  • Sử dụng kỹ thuật nâng phù hợp, không uốn cong thắt lưng khi nâng đồ. Tư thế nâng đồ vật đúng bao gồm gập đầu gối, giữ thẳng lưng và sử dụng cơ chân để hỗ trợ tải trọng.
  • Thực hành tư thế tốt khi ngồi, đứng và ngủ để tránh gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh trọng lượng dư thừa gây áp lực lên vùng lưng dưới.
  • Thường xuyên kéo căng khi ngồi trong một thời gian dài.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cho cơ lưng, chân và bụng khỏe mạnh.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, chẳng hạn như không hút thuốc lá và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Các biến chứng thoát vị đĩa đệm thường không nghiêm trọng và có thể phòng ngừa bằng cách điều trị phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng các biện pháp điều trị bảo tồn trong 6 tuần. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua