Vôi Hóa Cột Sống

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Bệnh Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội

Vôi hóa cột sống là một dấu hiệu lão hóa xảy ra trên cột sống. Bệnh ít khi gây rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên vôi hóa lại là nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau nhức, co cứng khớp, khó vận động và làm tổn thương dây thần kinh.

Thông tin cơ bản về bệnh vôi hóa cột sống, nguyên nhân, dấu hiệu nận biết, phòng ngừa và cách điều trị
Thông tin cơ bản về bệnh vôi hóa cột sống, nguyên nhân, dấu hiệu nận biết, phòng ngừa và cách điều trị

Vôi hóa cột sống là gì?

Vôi hóa cột sống là hiện tượng lắng tụ calci ngay tại những dây chằng bám vào các mấu ngang của cột sống, mấu gai hoặc thân đốt sống. Sự lắng tụ khiến các mạch máu và các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến những cơn đau nhức nghiêm trọng, co cứng khớp, quá trình vận động gặp nhiều khó khăn.

Vì là một hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể nên nguy cơ mắc bệnh có xu hướng tăng cao theo độ tuổi. Ngoài ra một số yếu tố có khả năng thúc đẩy sự tiến triển của bệnh gồm nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp, hoạt động sai tư thế, làm việc gắng sức hoặc thực hiện những động tác làm dây chằng vùng cột sống chịu nhiều áp lực.

Tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương và thoái hóa, bệnh nhân có thể bị vôi hóa cột sống lưng hoặc thắt lưng, vôi hóa cột sống cổ. Xét về đặc điểm và tính chất, bệnh có nhiều điểm tương đồng với bệnh gai cột sống.

Vôi hóa cột sống ít gây biến chứng nhưng có thể tạo ra nhiều cơn đau kéo dài. Tốt nhất bệnh nhân nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, theo dõi, có phương pháp và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Vôi hóa cột sống là một hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể theo thời gian
Vôi hóa cột sống là một hiện tượng lão hóa tự nhiên của cơ thể theo thời gian

Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống gồm:

  • Sự thoái hóa tự nhiên khi càng lớn tuổi khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị suy giảm. Lúc này xương khớp, sụn, đĩa đệm và những tế bào cũng nhanh chóng bị thoái hóa
  • Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không suôn sẻ khiến cột sống không được cung cấp đủ oxy và những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng xương khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa và khiến xương trở nên xốp hơn.
  • Vôi hóa cột sống có thể xảy ra ở những trường hợp ít vận động hoặc thường lao động gắng sức, đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ, các khớp xương co cứng, kém linh hoạt và bị chèn ép.

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống

Những triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống thường xuất hiện một cách đột ngột rồi thuyên giảm, xảy ra theo chu kỳ hoặc kéo dài dai dẳng.

  • Có cảm giác đau nhiều ở cột sống. Đối với những trường hợp nặng, vôi hóa có thể chèn vào rễ thần kinh và tủy sống làm phát sinh cơn đau nghiêm trọng dọc theo đường đi của dây thần kinh. Đối với những trường hợp bị vôi hóa cột sống cổ, bệnh nhân có thể bị đau cổ lan xuống cánh tay và xuống cột sống thắt lưng. Điều này dẫn đến những cơn đau lưng lan xuống chân.
  • Tủy sống và dây thần kinh bị ảnh hưởng gây rối loạn cảm giác tê bì, nóng rát bàn chân, bàn tay, có cảm giác như kiến bò, đồng thời gây teo cơ ở một số trường hợp năng hoặc không kịp thời trong việc điều trị.
  • Triệu chứng đau và rối loạn cột sống có thể tăng lên khi vận động quá sức, thay đổi thời tiết.
  • Cứng các khớp ở cổ, đùi, hông, bả vai. Hiện tượng vôi hóa xảy ra ở những vị trí khớp như vôi hóa đốt sống thắt lưng, vôi hóa đốt sống cổ.

Vôi hóa chèn vào rễ thần kinh và tủy sống làm phát sinh cơn đau nghiêm trọng dọc theo đường đi của dây thần kinh
Vôi hóa chèn vào rễ thần kinh và tủy sống làm phát sinh cơn đau nghiêm trọng dọc theo đường đi của dây thần kinh

Yếu tố nguy cơ của bệnh vôi hóa cột sống

Nguy cơ bị vôi hóa cột sống của sẽ tăng cao khi có một trong những yếu tố sau:

  • Tuổi cao: Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh càng tăng do quá trình lão hóa xương khớp.
  • Ăn uống thiếu chất: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những người duy trì chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Béo phì: Tốc độ thoái hóa xương khớp tăng cao ở những người thừa cân hoặc béo phì vì cột sống phải chịu áp lực lớn khi nâng đỡ phần trên của cơ thể.
  • Có thói quen hút thuốc lá: Những độc tố trong thuốc lá di chuyển trong cơ thể làm trì trệ các hoạt động, giảm chức năng và tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp. Từ đó làm tăng nguy cơ vôi hóa.
  • Chấn thương: Những chấn thương xảy ra ở cột sống có khả năng làm tăng nguy cơ thoái hóa và kích thích sự tích tụ calci.

Phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống

Những biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống hiệu quả, cụ thể:

  • Tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu ở một tư thế, mang vác quá nặng, sai tư thế, đột ngột uốn cong người dẫn đến vẹo cột sống.
  • Cần giữ cho lưng luôn thẳng khi ngồi làm việc, ghế ngồi có phần tựa lưng.
  • Tránh làm việc gắng sức, lao động nặng nhọc, nên dành thời gian nghỉ ngơi, nhất là khi có biểu hiện mỏi hoặc đau nhức lưng.
  • Duy trì thói tập luyện với những môn thể thao vừa sức như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu, tập yoga.
  • Thường xuyên nắn và xoa bóp lưng để các cơ, xương, khớp được thư giãn, tăng lưu thông máu và giảm nguy cơ thoái hóa.
  • Tránh béo phì, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cường vận động mỗi ngày.
  • Ăn uống đủ chất, đảm bảo bổ sung đủ lượng canxi, vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ duy trì các hoạt động linh hoạt của xương khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa xương khớp để sớm phát hiện những vấn đề hay dị dạng xuất hiện ở cột sống. Sau đó có phương pháp điều trị ngoại khoa hoặc chỉnh hình nội khoa thích hợp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện vôi hóa và những dị dạng xuất hiện ở cột sống
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện vôi hóa và những dị dạng xuất hiện ở cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán chính xác bệnh lý, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe tổng thể là điều quan trọng để có thể đề ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường những bệnh nhân bị vôi hóa cột sống sẽ được chẩn đoán bệnh lý với những phương pháp sau:

1. Kiểm tra lâm sàng

  • Kiểm tra tiền sử mắc bệnh.
  • Kiểm tra triệu chứng có thể giúp bác sĩ chuyên khoa xác định bệnh lý và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Kiểm tra phạm vi hoạt động của lưng (cúi gập người, xoay hông, thẳng lưng...) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh lên vùng cột sống.
  • Kiểm tra vị trí đau để xác định mức độ đau và vị trí đang bị tổn thương.

2. Kiểm tra cận lâm sàng

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp quan sát những bất thường, vấn đề hay tổn thương xuất hiện ở cột sống và các cơ quan nội tạng.
  • Chụp CT: Hình ảnh CT cho phép bác sĩ chuyên khoa kiểm tra tình trạng vôi hóa cột sống và những tổn thương đi kèm, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời phát hiện các biến chứng hoặc kiểm tra khả năng gây biến chứng của bệnh.
  • Chụp MRI: Kết quả chụp MRI giúp xác định chính xác tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bệnh nhân.

Phương pháp điều trị vôi hóa cột sống

Bệnh vôi cột sống được được điều trị bằng hai phương pháp chính, bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị bằng thuốc.

1. Điều trị vôi hóa cột sống không dùng thuốc

Điều trị vôi hóa cột sống không dùng thuốc được áp dụng cho những trường hợp mới phát, bệnh chưa tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị không dùng thuốc bằng những phương pháp sau:

  • Tập luyện thể dục: Việc luyện tập thể dục đúng cách có thể làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp, làm giảm gân cơ giảm đau, kích thích quá trình lưu thông máu, tăng độ dẻo dai và độ bệnh cho xương khớp.
  • Chiếu tia hồng ngoại, chiếu đèn: Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể được yêu cầu chiếu tia hồng ngoại, chiếu đèn vào những khu vực đang bị đau. Phương pháp điều trị này có tác dụng thư giãn các cơ và dây chằng, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.

Luyện tập thể dục đúng cách giúp giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
Luyện tập thể dục đúng cách giúp giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

2. Sử dụng thuốc điều trị vôi hóa cột sống

Đối với những trường hợp có cơn đau nghiêm trọng, bệnh vôi hóa cột sống đang tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc làm phương pháp điều trị chính.

Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị vôi hóa cột sống gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Thuốc giảm đau chống viêm được sử dụng với mục đích cải thiện mức độ nghiêm trọng và tần suất của cơn đau, chống viêm, mang đến cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân. Từ đó giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên việc dùng thuốc giảm đau dài ngày có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như những vấn đề về hạ bạch cầu hạt, viêm đường ruột, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày...
  • Sử dụng thuốc giãn cơ: Việc sử dụng thuốc giãn cơ sẽ giúp người bệnh thư giãn các cơ và dây chằng đang bị chèn ép, cải thiện triệu chứng căng cơ và hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên tương tự như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ cũng có khả năng gây ra một số tác dụng phụ như căng thẳng, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, hạ huyết áp khi đứng, nước tiểu có màu cam, màu đỏ hoặc màu tím...

Sử dụng thuốc điều trị vôi hóa cột sống cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo đạt hiệu quả, an toàn và giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Ngoài việc sử dụng thuốc bác sĩ có thể cho bạn áp dụng phương pháp chiếu tia cực tím, bó nến, chạy sóng điện từ...

Việc nghiêm túc áp dụng đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp người bệnh tăng khả năng chữa khỏi bệnh vôi hóa cột sống.

Sử dụng thuốc điều trị vôi hóa cột sống cho những trường hợp có cơn đau nghiêm trọng
Sử dụng thuốc điều trị vôi hóa cột sống cho những trường hợp có cơn đau nghiêm trọng

Những điều cần lưu ý khi điều trị vôi hóa cột sống

Trong quá trình điều trị vôi hóa cột sống người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Dùng thuốc đúng với chỉ định của bác sĩ.
  • Trong thời gian điều trị vôi hóa, người bệnh nên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện hợp lý để làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
  • Những loại thuốc giảm đau chống viêm được chỉ định có thể cải thiện tốt triệu chứng đau nhức của bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là loại thuốc điều trị triệu chứng. Mặt khác loại thuốc này còn gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa nên cần phải sử dụng thận trọng, nên có sự kiểm soát và theo dõi của bác sĩ điều trị, không được dùng thuốc kéo dài.
  • Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần tránh thực hiện những tư thế không đúng, mang vác nặng quá mức, đột ngột thay đổi tư thế, tác động quá mạnh, sai tư thế, đứng lâu hoặc ngồi lâu một chỗ.
  • Có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để tránh thừa cân béo phì, giữ cho cân nặng luôn đạt mức lý tưởng hoặc giảm cân khi cần thiết.
  • Thường xuyên tập luyện với những bộ môn vừa sức như dưỡng sinh, yoga, đạp xe, đi bộ, bơi lội...
  • Điều trị tốt những bệnh lý kèm theo có khả năng gây tổn thương đốt sống như loãng xương, thoát vị đĩa đệm đốt sống...
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng, những diễn biến của bệnh, đồng thời thông báo cho bác sĩ chuyên khoa nếu dấu hiệu bệnh không giảm hoặc có những thay đổi bất thường.
  • Bệnh vôi hóa cột sống là một tình trạng mạn tính, việc sử dụng thuốc sẽ không khiến những biểu hiện trên phim chụp X-quang thay đổi, chỉ mang đến hiệu quả giảm triệu chứng lâm sàng.
  • Bệnh vôi hóa cột sống là một tình trạng lành tính chủ yếu phát sinh do quá trình lão hóa khi tuổi cao. Do đó người bệnh không nên quá lo lắng, nên giữ tinh thần thoải mái để giúp quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả hơn.

Kết hợp điều trị bằng thuốc với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện hợp lý
Kết hợp điều trị bằng thuốc với một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện hợp lý

Bệnh vôi hóa cột sống không có mức độ nguy hiểm cao nhưng là bệnh mãn tính và khó điều trị khỏi dứt điểm, xảy ra theo tuổi do quá trình lão hóa. Vì thế để phòng ngừa bệnh xuất hiện sớm, chúng ta cần chú ý sinh hoạt hợp lý, ăn uống lành mạnh, tránh chấn thương lên xương khớp, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Bài đọc thêm: 12 cách chữa vôi hóa cột sống người bệnh nên biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ tình trạng bệnh xương khớp gặp phải - bác sĩ đầu ngành tư vấn miễn phí

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua