Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Ngứa Không? Cách Xử Lý Nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Ở da, lupus ban đỏ có thể gây phát ban, lở loét, dày hoặc đỏ da. Tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bệnh lupus ban đỏ có ngứa không
Tìm hiểu bệnh lupus ban đỏ có ngứa không và có kế hoạch xử lý phù hợp

Lupus ban đỏ có ngứa không?

Lupus ban đỏ là bệnh mô liên kết và rối loạn tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan trong cơ thể. Ở người bệnh lupus ban đỏ, các tự kháng thể và các phức hợp miễn dịch có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và gây bệnh.

Lupus ban đỏ ở da là một tình trạng da mãn tính, có thể dẫn đến phát ban, hình thành các vết loét da thường xuất hiện ở khu vực da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, da đầu, ngực, cánh tay và chân. Tổn thương da ở bệnh nhân lupus ban đỏ là tình trạng phổ biến, có thể gây ảnh hưởng từ 60 – 70% các trường hợp bệnh. Các triệu chứng có thể được cải thiện trong vài tuần, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

Về vấn đề bệnh lupus ban đỏ có ngứa không, có khoảng 97% người bệnh lupus ban đỏ có biểu hiện ở da và ngứa da. Ngứa da thường được biểu hiện rất nhẹ và thường được chẩn đoán nhầm thành các tình trạng khác.

Bất cứ dạng lupus ban đỏ nào cũng có thể gây ngứa, tuy nhiên những người bệnh lupus ban đỏ ở da thường có xu hướng gây ngứa thường xuyên và nghiêm trọng hơn những người bệnh lupus hệ thống. Tương tự như các triệu chứng khác của bệnh lupus ban đỏ, ngứa thường xuất hiện theo các cơn bùng phát, đột ngột và không có dấu hiệu nhận biết.

Một số nghiên cứu cho biết, rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến ngứa ở bệnh nhân lupus ban đỏ. Nồng độ IgE trong máu cao (một loại globulin miễn dịch) cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể và dẫn đến ngứa ở người bệnh lupus ban đỏ. Ngoài ra người bệnh lupus ban đỏ cũng có mức độ bạch cầu ái toan cao, tình trạng này thường xảy ra với các triệu chứng viêm da dị ứng, bao gồm gây ngứa da.

Nói chung, bất cứ dạng lupus ban đỏ nào cũng có thể gây ngứa. Tuy nhiên lupus ban đỏ ở da thường có xu hướng ngứa nghiêm trọng và thường xuyên hơn các dạng lupus ban đỏ.

Nguyên nhân bệnh lupus ban đỏ gây ngứa

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên bệnh lupus ban đỏ có thể gây ngứa trong một số trường hợp. Nguyên nhân khiến bệnh lupus ban đỏ gây ngứa thường bao gồm:

1. Lupus ban đỏ bùng phát

Đôi khi một cơn lupus ban đỏ có thể bùng phát dữ dội mà không có dấu hiệu báo trước. Tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu phổ biến của bệnh lupus ban đỏ, chẳng hạn như gây phát ban, ngứa da hoặc viêm khớp.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không
Một cơn bùng phát của bệnh lupus ban đỏ có thể đến ngứa da và nổi mề đay

Một số nguyên nhân của tình trạng này bao gồm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không sử dụng kem chống nắng hoặc không che chắn khi ra ngoài trời. Ngoài ra, căng thẳng, nhiễm virus, hút thuốc lá hoặc không sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể gây bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ và gây ngứa.

Nếu lupus ban đỏ gây ngứa hoặc khi các triệu chứng bùng phát mà không xác định được nguyên nhân, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

2. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tia UVA và UVB có thể gây tổn thương các tế bào da (tế bào sừng) và dẫn đến cháy nắng, lão hóa da và ung thư da.

Ở người khỏe mạnh, các tế bào da chết sẽ được loại bỏ thường xuyên, nhanh chóng để tránh tình trạng viêm da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên ở người mắc bệnh lupus ban đỏ, các tế bào da có thể nhạy cảm hơn với các tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra và dẫn đến nhiều tế bào chết không được loại bỏ hiệu quả. Điều này khiến nhân của tế bào được giải phóng ra bên ngoài và gây rối loạn hệ thống miễn dịch, dẫn đến ngứa da.

Hầu hết các dạng phát ban da và gây ngứa ở bệnh nhân lupus ban đỏ thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây ra. Do đó, tránh nắng, che chắn khi ra ngoài và thoa kem chống nắng là cách tốt nhất để phòng ngừa các tổn thương da.

3. Hội chứng Sjogren

Theo thống kê, có khoảng 1/3 người bệnh lupus ban đỏ cũng mắc Hội chứng Sjogren thứ phát. Tình trạng gây viêm và tổn thương các tuyến ngoại tiết, nơi tiết ra các chất lỏng (được gọi là ống dẫn) ra bên ngoài cơ thể. Hội chứng Sjogren có thể dẫn đến khô miệng, khô mắt và gây ảnh hưởng đến các tuyến bã nhờn, điều này gây ảnh hưởng đến mồ hôi và dầu được tiết ra khỏi cơ thể. Tình trạng này khiến da trở nên khô do giảm sản xuất dầu và mồ hôi, điều này cũng có thể dẫn đến ngứa da.

Bệnh lupus ban đỏ có lây không
Hội chứng Sjogren có thể gây ngứa da, đổ nhiều mồ hôi và khiến da trở nên khô hơn

Ngứa da do Hội chứng Sjogren thường nghiêm trọng hơn vào mùa đông hoặc khi không khí lạnh và khô.

Tình trạng ngứa da đôi khi có thể nghiêm trọng, dữ dội và đôi khi có thể gây khó ngủ vào ban đêm. Việc gãi ngứa đôi khi có thể gây kích ứng da, viêm da cũng như phát triển các mảng đỏ trên da.

Hội chứng Sjogren có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi. Các biện pháp điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như giảm ngứa da.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ thế dẫn đến ngứa da ở bệnh nhân lupus ban đỏ, bao gồm:

  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên;
  • Nội tiết tố nữ;
  • Nhiễm virus;
  • Thường xuyên sử dụng một số loại thuốc.

Xác định nguyên nhân gây ngứa là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch xử lý phù hợp. Nếu không xác định được nguyên nhân gây ngứa da, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Chẩn đoán lupus ban đỏ gây ngứa da

Bệnh lupus ban đỏ là một tình trạng da mãn tính, trong đó các vết loét da xuất hiện ở đầu, ngực, cánh tay, chân và các bộ phận tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là một tình trạng rối loạn tự miễn, có nghĩa là các triệu chứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh của cơ thể.

Ngứa da đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm cần thiết cũng như sinh thiết da để chẩn đoán tình trạng cụ thể.

1. Kiểm tra tiền sử y tế

Bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh để xác định thời điểm ngứa da, phát ban hoặc xuất hiện các vết loét da. Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh mô tả các triệu chứng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tiền sử y tế gia đình hoặc cá nhân về bệnh lupus ban đỏ.

Sau khi xác định các vấn đề tiền sử y tế, bác sĩ có thể kiểm tra làn da, hình dạng phát ban hoặc vết loét và đề nghị các xét nghiệm liên quan.

2. Sinh thiết da

Để chẩn đoán xác định tình trạng lupus ban đỏ, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện sinh thiết da để loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh viêm khớp vẩy nến hoặc bệnh đỏ da.

chẩn đoán lupus ban đỏ ở da
Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da để kiểm tra các triệu chứng liên quan

Để sinh thiết da, bác sĩ tiến hành lấy một mẫu da nhỏ ở khu vực bị ảnh hưởng và kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Có hai cách sinh thiết da, là sử dụng dao phẫu thuật hoặc cạo da. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng để bấm lỗ ở vùng da bị ảnh hưởng và kiểm tra tại phòng thí nghiệm.

Sinh thiết da thường được tiến hành ở bệnh viện. Người bệnh có thể được sử dụng thuốc gây tê cục bộ để giảm đau và khó chịu.

3. Xét nghiệm máu

Nếu người bệnh có dấu hiệu hoặc triệu chứng của tình trạng lupus ban đỏ hệ thống, chẳng hạn như phát ban hình cánh bướm trên mặt hoặc đau khớp kéo dài, người bệnh có thể được đề nghị xét nghiệm máu.

Nếu nghi ngờ bệnh lupus toàn thân, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh đến gặp bác sĩ thấp khớp để xác định tình trạng viêm và thực hiện các xét nghiệm phù hợp.

Lupus ban đỏ gây ngứa làm sau hết?

Hầu hết các trường hợp, ngay cả khi các triệu chứng đã nghiêm trọng, các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng cách hạn chế tiếp xúc với tia UV, sử dụng corticosteroid tại chỗ và các phương pháp điều trị khác.

1. Điều trị tại chỗ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng Corticosteroid bôi tại chỗ để cải thiện tình trạng ngứa da. Các chế phẩm Corticosteroid bôi tại chỗ có nhiều cường độ khác nhau, từ nhẹ đến rất mạnh và thường được sử dụng trên một vùng da nhỏ.

Thông thường, tình trạng ngứa da do lupus ban đỏ thường được điều trị bằng Corticosteroid mạnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng các sản phẩm Corticosteroid mà không nhận được chỉ định của bác sĩ.

điều trị ngứa da
Tình trạng ngứa da do lupus ban đỏ thường được điều trị bằng các loại thuốc điều trị tại nhà

Ngoài Corticosteroid bôi tại chỗ, các loại thuốc khác có thể bao gồm:

  • Thuốc ức chế calcineurin, kem pimecrolimus hoặc thuốc mỡ tacrolimus có thể được sử dụng thay cho Corticosteroid tại chỗ
  • Retinoids tại chỗ, calcipotriol và imiquimod cũng có thể được sử dụng để điều trị tình trạng ngứa da ở bệnh nhân lupus ban đỏ.

2. Thuốc đường uống

Rất hiếm các trường hợp ngứa da do lupus ban đỏ cần điều trị bằng thuốc đường uống. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hoặc steroid đường uống để cải thiện các triệu chứng.

Các loại thuốc đường uống bao gồm:

  • Corticosteroid: Thuốc corticosteroid có đặc tính chống viêm, giảm mẩn đỏ, bỏng rát, ngứa và sưng tấy. Thuốc corticosteroid đường uống thường mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng, tuy nhiên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như gây đau dạ dày, huyết áp cao và các vấn đề về mắt.
  • Thuốc điều trị sốt rét: Thuốc có tác dụng chống viêm và làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng phát ban. Hydroxychloroquine là loại thuốc chống sốt rét phổ biến được sử dụng để điều trị ngứa da do lupus ban đỏ. Thuốc thường được dung nạp tốt và hiếm khi gây ảnh hưởng đến thị lực.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu các triệu chứng ngứa da do lupus ban đỏ không được cải thiện sau khi sử dụng corticosteroid và thuốc chống sốt rét, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để hỗ trợ giảm mẩn đỏ, bỏng rát và sưng tấy. Thuốc ức chế hệ thống có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, luôn luôn trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

3. Tránh ánh nắng mặt trời

Ngứa da và phát ban do lupus ban đỏ thường liên quan đến tình trạng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên việc tránh tia cực tím (tia UV) có thể bảo vệ tế bào da, giảm mẩn đỏ, sưng tấy, tổn thương và ngứa da.

chống nắng cho người lupus ban đỏ
Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngứa da do lupus ban đỏ

Để tránh các tác động của cánh nắng mặt trời, người bệnh được khuyến cáo thường xuyên ở trong nhà 10:00 – 16:00. Tia nắng mặt trời mạnh nhất vào giữa trưa và thậm chí là vài phút ở dưới ánh nắng không được bảo vệ cũng có thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng lupus ban đỏ.

Nếu cần ở ngoài trời, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thoa kem chống nắng phổ rộng, có chỉ số SPF trên 50 và che chắn cơ thể cẩn thận. Vì bệnh lupus ở da thường ảnh hưởng đến da đầu và tai, nên người bệnh cần thoa kem chống nắng cẩn thận cho khu vực này.

Mỗi lần thoa kem chống nắng có hiệu quả trong khoảng 2 giờ. Do đó, nếu ở ngoài trời kéo dài, người bệnh nên thoa lại kem chống nắng sau 2 giờ hoặc khi ra nhiều mồ hôi và bị ướt. Ngay cả kem chống nắng chống nước, hiệu quả cũng có thể kém hơn khi người bệnh xuống nước.

4. Cải thiện tình trạng khô da

Khô da là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến ngứa da ở người bệnh lupus ban đỏ. Trong trường hợp này, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp xử lý, chẳng hạn như:

điều trị khô da
Uống nhiều nước trong suốt cả ngày để giữa độ ẩm cần thiết cho da và tránh ngứa da
  • Uống nhiều nước trong suốt cả ngày;
  • Tránh các chất lỏng có thể gây mất nước, chẳng hạn như rượu và caffeine;
  • Không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ;
  • Sử dụng xà phòng gốc dầu thay vì các loại xà phòng khác;
  • Tắm nước ấm hoặc nước mát để tránh làm mất lượng dầu tự nhiên trên da;
  • Sau khi tắm vỗ nhẹ da cho khô, hạn chế sử dụng khăn thô chà xát lên bề mặt da;
  • Thoa kem dưỡng ẩm lên khu vực da khô sau khi tắm để khóa ẩm;
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa axit urê, glycerine, lactic hoặc alpha hydroxy;
  • Đối với vùng da quá khô, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng Vaseline ngay sau khi tắm và da vẫn còn ẩm để tăng hiệu quả giữ ẩm.

Lupus ban đỏ có thể gây ngứa, tuy nhiên tình trạng này thường không phổ biến. Nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này không được xác định, tuy nhiên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể góp phần dẫn đến tình trạng này. Để cải thiện tình trạng ngứa da do lupus ban đỏ, người bệnh nên đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân và có kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua