Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận và thông tin cần biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận là tình trạng phổ biến, xảy ra khi các kháng thể của lupus ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong thận. Điều này có thể dẫn đến viêm thận, tiểu ra máu, có protein trong nước tiểu, huyết áp cao hoặc suy giảm chức năng thận.

Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận
Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận là một biến chứng phổ biến và nghiêm trọng

Bệnh lupus ban đỏ gây ảnh hưởng đến thận như thế nào?

Lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn, khiến hệ thống miễn dịch sản xuất các protein, được gọi là tự kháng thể và tấn công các mô hoặc cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận.

Lupus ban đỏ biến chứng thận xảy ra khi các kháng thể của lupus ban đỏ ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong thận và chức năng lọc thải của thận.

Có hơn 50% những người bị lupus ban đỏ phát triển một số dạng viêm thận. Trong giai đoạn đầu, viêm thận lupus không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng. Tuy nhiên khi viêm lan rộng hoặc kéo dài, điều này có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận. Tình trạng này thường liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Nước tiểu có bọt do tăng nồng độ protein trong nước tiểu;
  • Nước tiểu hơi nâu do có chứa máu;
  • Huyết áp cao;
  • Tăng nồng độ creatinine trong máu;
  • Sưng phù bàn chân, cẳng chăng và đôi khi là mí mắt.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh lupus ban đỏ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện kiểm tra, đánh giá chức năng thận. Nếu phát hiện vấn đề ở thận, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết thận để xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Các loại bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1964, có năm giai đoạn bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận. Tuy nhiên, Hiệp hội Quốc tế Thận và Hội Bệnh thận, phân chia bệnh thận do lupus ban đỏ bao gồm 6 loại vào năm 2003. Các giai đoạn này được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương thận.

Cụ thể, theo Hiệp hội Quốc tế của Thận và Hội Bệnh thận, các giai đoạn của bệnh thận do lupus ban đỏ bao gồm:

  • Loại I: Viêm thận lupus mạc treo tối thiểu (Minimal mesangial lupus nephritis);
  • Loại II: Viêm thận lupus tăng sinh màng treo (Mesangial proliferative lupus nephritis);
  • Loại III: Viêm thận lupus khu trú (Focal lupus nephritis ), đây là loại bệnh thận hoạt động, mãn tính, dẫn đến tăng sinh và xơ cứng;
  • Loại IV: Viêm thận lupus lan tỏa (Diffuse lupus nephritis), đây là dạng bệnh thận hoạt động, mãn tính, tăng sinh, xơ cứng, phân đoạn hoặc toàn thể;
  • Loại V: Viêm thận lupus màng (Membranous lupus nephritis);
  • Loại VI: Viêm thận lupus xơ cứng tiến triển (Advanced sclerosis lupus nephritis).

Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận và các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận

Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận là một vấn đề nghiêm trọng. Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là phù chân, mắt cá chân, bàn chân. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể bị sưng ở tay hoặc mặt.

Lupus ban đỏ hội chứng thận hư
Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm có thể là dấu hiệu bệnh thận ở người bị lupus ban đỏ

Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau, sưng hoặc cứng khớp;
  • Đau cơ;
  • Sốt không rõ nguyên nhân;
  • Nước tiểu có màu đậm;
  • Có máu trong nước tiểu;
  • Nước tiểu có bọt;
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Sưng mắt cá chân hoặc có bọng mắt ở mắt cá chân hoặc cảm thấy chân nặng hơn;
  • Tăng cân;
  • Huyết áp cao.

Tuy nhiên không phải tất cả các vấn đề tiết niệu hoặc thận ở người bệnh lupus đều liên quan đến viêm thận lupus. Các triệu chứng này có thể liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận, dẫn đến sưng tấy và một số triệu chứng tương tự như viêm thận lupus. Tuy nhiên, tình trạng này thường được cải thiện khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc.

Nguyên nhân dẫn đến lupus biến chứng thận

Có hơn một nửa người bệnh lupus ban đỏ hệ thống toàn thân phát triển các biến chứng ảnh hưởng đến thận. Lupus ban đỏ khiến các protein của hệ thống miễn dịch làm tổn thương đến thận và khả năng lọc chất thải của thận.

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, hoạt động để loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Do đó, khi thận bị tổn thương, người bệnh có thể cần chạy thận thường xuyên. Trong các trường hợp nghiêm trọng, những người bệnh lupus ban đỏ thậm chí còn có thể cần ghép thận để tránh các rủi ro liên quan.

Không có nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến bệnh thận do lupus ban đỏ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ được xác định bao gồm:

  • Giới tính: Mặc dù nữ giới có xu hướng dễ mắc lupus ban đỏ hơn nam giới, tuy nhiên tỷ lệ lupus ban đỏ biến chứng thận ở nam giới cao hơn nữ giới.
  • Chúng tộc: Mặc dù không rõ nguyên nhân, tuy nhiên những người da đen, người gốc Tây Ban Nhà, người Latinh và người Mỹ gốc Á thường có nguy cơ viêm thận do lupus ban đỏ hơn những người da trắng.

Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận có nguy hiểm không?

Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận là một tình trạng phổ biến, nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro liên quan. Điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng lupus và ngăn ngừa tổn thương thận.

Có khoảng 10 – 30% các trường hợp bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận phát triển các triệu chứng suy thận. Suy thận có nghĩa là chức năng thận suy giảm, hoạt động yếu (ít hơn 15% chức năng thận bình thường). Khi chức năng thận suy giảm đến mức độ này, người bệnh có thể phát triển các triệu chứng tích tụ chất thải và nước thừa bên trong cơ thể.

Lupus ban đỏ hệ thống biến chứng thận
Nếu không được điều trị, bệnh thận có thể trở nên nghiêm trọng và người bệnh có thể cần thay thận

Để thay thế chức năng thận đã mất, người bệnh có thể cần:

  • Chạy thận nhân tạo;
  • Giải phẫu tách màng bụng;
  • Cấy ghép thận.

Dạng bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận nghiêm trọng nhất được gọi là viêm thận tăng sinh lan tỏa (diffuse proliferative nephritis). Đây là dạng viêm thận phổ biến sau nhiễm trùng, có thể dẫn đến hình thành sẹo ở thận. Sẹo có thể là vĩnh viễn và chức năng thận thường suy giảm khi có nhiều sẹo hơn ở thận. Chẩn đoán và có biện pháp điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Ngoài ra, những người bị bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận thường có nguy cơ ung thư cao hơn, chủ yếu là u lympho tế bào B, một loại ung thư phát triển trong các tế bào của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ biến chứng tim mạch và mạch máu cao hơn những người khác.

Do đó xác định tình trạng bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận sớm và có biện pháp điều trị phù hợp có thể hỗ trợ ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận như thế nào?

Để xác định tình trạng lupus ban đỏ biến chứng thận, bác sĩ thường kiểm tra các dấu hiệu ban đầu, chẳng hạn như có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có bọt. Ngoài ra, huyết áp cao và sưng phù ở bàn chân cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh thận do lupus ban đỏ.

Bệnh thận do biến chứng lupus ban đỏ được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và sinh thiết thận. Cụ thể các xét nghiệm bao gồm:

1. Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ có  thể đề nghị người bệnh thu thập nước tiểu trong 24 giờ và xét nghiệm để xác định protein có trong nước tiểu của người bệnh. Người bệnh sẽ thu thập mẫu nước tiểu trong mỗi lọ đựng chuyên dụng tại phòng khám.

Để kiểm tra nồng độ protein trong máu, y tá hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ đặt một dải giấy đã qua xử lý hóa học, được gọi là que thăm, vào mẫu nước tiểu. Que thăm sẽ đổi màu khi có máu hoặc protein hiện diện trong nước tiểu.

Nồng độ protein cao hoặc số lượng hồng cầu trong nước tiểu cao là dấu hiệu cho thấy thận bị tổn thương. Ngoài ra, mẫu nước tiểu cũng có thể được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định các tế bào thận.

2. Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận của người bệnh. Xét nghiệm máu đo nồng độ creatinine, là một chất thải từ quá trình phân hủy bình thường của các cơ trong cơ thể.

điều trị lupus ban đỏ biến chứng thận
Xét nghiệm máu được sử dụng để xác định mức độ tổn thương thận ở người bệnh lupus ban đỏ

Thông thường, thận sẽ loại bỏ creatinine ra khỏi máu. Do đó, các bác sĩ sử dụng lượng creatinine trong máu để ước tính chức năng thận và mức lọc cầu thận (GFR). Khi chức năng thận bị tổn thương nghiêm trọng, nồng độ creatinine sẽ tăng lên.

3. Kiểm tra độ thanh thải Iothalamate

Xét nghiệm này sử dụng thuốc cản quang để quan sát chức năng lọc của thận có đang hoạt động đúng cách hay không.

Bác sĩ sẽ tiêm Iothalamate vào máu của người bệnh, sau đó kiểm tra tốc độ bài tiết Iothalamate trong nước tiểu. Bác sĩ có thể kiểm tra trực tiếp tốc độ đào thảo Iothalamate ra khởi máu.

Xét nghiệm này được xem là cách để kiểm tra tốc độ lọc của thận chính xác nhất.

4. Siêu âm

Siêu âm thận sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết về thận của người bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để xác định các vấn đề bất thường về kích thước và hình dạng của thận.

5. Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là thủ tục sử dụng một mẫu nhỏ của các mô thận để kiểm tra bên dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm. Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các kỹ thuật như siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để hỗ trợ quá trình sinh thiết thận.

Trước khi sinh thiết, bác sĩ có thể gây tê ở vị trí sinh thiết để giảm đau hoặc cho người bệnh sử dụng thuốc an thần nhẹ để thư giãn trong suốt quá trình thực hiện xét nghiệm.

sinh thiết thận trong hội chứng thận hư
Sinh thiết thận được chỉ định để xác định các biến chứng liên quan đến bệnh lupus ban đỏ

Mô thận sẽ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để chẩn đoán các triệu chứng bệnh. Cụ thể, sinh thiết có thể:

  • Xét định bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận;
  • Xác định mức độ tiến triển của các triệu chứng;
  • Xây dựng và hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận

Hiện tại không có biện pháp điều trị lupus ban đỏ cũng như lupus ban đỏ biến chứng thận. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc hạn chế các tổn thương thận có thể phòng ngừa nguy cơ ghép thận và tránh các biến chứng liên quan khác, chẳng hạn như bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao.

Mục tiêu của các biện pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận bao gồm:

  • Giảm viêm bên trong thận;
  • Giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch;
  • Ngăn ngừa các tế bào của hệ thống miễn dịch tấn công trực tiếp vào thận hoặc ngăn ngừa tình trạng tạo ra các kháng thể tấn công thận.

Để điều trị lupus ban đỏ biến chứng thận, bác sĩ thường đề nghị các biện pháp như:

1. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc corticosteroid, chẳng hạn như prednisone và các loại ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch để cải thiện tình trạng viêm thận do lupus ban đỏ.

thuốc điều trị lupus ban đỏ biến chứng thận
Sử dụng thuốc điều trị bệnh thận do lupus ban đỏ theo hướng dẫn của bác sĩ

Các loại thuốc phổ biến chẳng hạn như:

  • Thuốc corticoid: Corticoid là các loại thuốc chống viêm mạnh, có tác dụng giảm viêm trong cơ thể nhanh chóng và hiệu quả. Bác sĩ có thể kê các loại đơn thuốc này để cải thiện các tổn thương thận ở người bệnh lupus ban đỏ để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, sử dụng corticoid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó thuốc cần được sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng khi các triệu chứng bắt đầu được cải thiện để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch hoạt động bằng cách ngăn ngừa các hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, thường được sử dụng để điều trị ung thư hoặc ngăn chặn việc đào thải của các cơ quan được cấy ghép. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch gây tổn hại cho thận. Các loại thuốc phổ biến bao gồm azathioprine, cyclophosphamide, voclosporin và mycophenolate.

Ngoài ra, người bệnh có thể cần sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông và giảm huyết áp trong trường hợp cần thiết.

Đối với trường hợp huyết áp cao, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc kiểm soát huyết áp, chẳng hạn như:

  • Thuốc ức chế men chuyển và ARB;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chẹn beta;
  • Thuốc chặn canxi.

Các loại thuốc ức chế men chuyển có thể hỗ trợ bảo vệ thận và thuốc lợi tiểu có thể loại bỏ các chất lỏng ra khỏi cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ chức năng thận và tránh các rủi ro liên quan.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tìm hiểu người bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì và kiêng gì là điều cần thiết để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh lupus ban đỏ, tuy nhiên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể góp phần cải thiện các triệu chứng.

lupus ban đỏ kiêng an gì
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ biến chứng thận

Khi bị lupus ban đỏ, tình trạng viêm trong cơ thể có thể dẫn đến các biến chứng liên quan, bao gồm tổn thương thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega 3 từ các loại cá béo hoặc dầu các có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lupus ban đỏ hiệu quả. Cụ thể, các loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh thận do lupus ban đỏ bao gồm:

  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá thu
  • Cá trích
  • Cá ngừ
  • Cá chim lớn
  • Hạt lanh
  • Quả óc chó
  • Dầu hạt cải, dầu hạt lạnh, dầu óc chó
  • Các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc

Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống tốt cho tim mạch để tránh các biến chứng liên quan đến tim. Cụ thể, các loại thực phẩm nên bổ sung, bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Thịt gia cầm không có da
  • Các loại đậu
  • Rau xanh
  • Trái cây
  • Sữa ít béo hoặc không có chất béo
  • Sữa chua và phô mai

Điều quan trọng ở người bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận là thực hiện chế độ ăn uống ít natri, kali và protein. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được đề nghị bổ sung nghệ (curcumin) để hỗ trợ bảo vệ chức năng thận.

3. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng cũng có thể hỗ trợ duy trì chức năng vận động của khớp và hỗ trợ hoạt động của thận.

Ở người bệnh lupus ban đỏ, thường xuyên vận động có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm căng thẳng và ngăn ngừa các nguy cơ bùng phát lupus ban đỏ.

4. Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Bởi vì lupus ban đỏ là một bệnh lý tự miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng thận. Do đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng để hỗ trợ cải thiện các vấn đề ở thận.

lupus ban đỏ có chữa được không
Thường xuyên tập thể dục để tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng ngừa bệnh thận do lupus ban đỏ

Một số biện pháp giảm nguy cơ nhiễm trùng bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục thường xuyên và dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ;
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín;
  • Rửa rau và trái cây cẩn thận trước khi ăn;
  • Rửa tay, thớt, dao bằng xà phòng và nước sạch;

Để tránh nguy cơ nhiễm trùng từ thú cưng, người bệnh nên tiêm phòng cho thú cưng để phòng bệnh. Ngoài ra, tắm cho thú cưng thường xuyên và rửa tay ngay sau khi chạm vào thú cưng.

5. Lọc máu

Ngay cả khi được điều trị tích cực, các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận vẫn có thể tiến triển.

Trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc khi cả hai thận đều bị ảnh hưởng, người bệnh có thể cần phải lọc máu. Lọc máu là phương pháp nhân tạo được thực hiện để loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể khi chức năng thận không hoạt động bình thường.

Ngoài ra, nếu các tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cần ghép thận để tránh các rủi ro không mong muốn. Trong trường hợp được ghép thận, người bệnh có thể cần sử dụng thêm các loại thuốc để tránh hệ thống miễn dịch đào thải thận được ghép.

Bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận là một tình trạng nghiêm trọng và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Mục tiêu của các phương pháp điều trị là ngăn ngừa các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Việc ngăn ngừa tổn thương thận có thể hạn chế nguy cơ cần ghép thận.

Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được đề nghị ghép thận. Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Tham khảo thêm: Bệnh lupus ban đỏ theo đông y và điều cần biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua