Bệnh Gout Có Uống Cà Phê Được Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Bệnh gout có uống cà phê, soda hay nước ngọt được không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp.

Bệnh gout có uống cà phê được không
Tìm hiểu thông tin bệnh gout có uống cà phê hay soda được không

Bệnh gút có uống được cà phê hay soda không?

Bệnh gout xảy ra khi các tinh thể acid uric hình thành bên trong các khớp, dẫn đến đau đớn dữ dội và đột ngột. Nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng lên khi người bệnh có chế độ ăn uống nhiều purin.

Purin là thành phần được tìm thấy trong một số mô của cơ thể và một số loại thực phẩm hoặc đồ uống. Purin được cho là có thể chuyển hóa thành acid uric, dẫn đến tăng acid uric máu và gây ra các cơn gout cấp. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, thường xuyên tiêu thụ một số loại đồ uống có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Vậy bệnh gout có uống soda hay cà phê được không?

1. Bệnh gout uống soda có được không?

Nước ngọt có đường, chẳng hạn như soda có thể dẫn đến nhiều nguy cơ, chẳng hạn như béo phì, huyết áp cao. Ngoài ra, những người bệnh gout hoặc có nguy cơ mắc bệnh gout cần phải tránh xa các loại đồ uống ngọt, bao gồm cả soda.

Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gout sẽ cao hơn nếu người bệnh thường xuyên sử dụng nước ngọt và đồ uống chứa đường. Nguồn gốc của vị ngọt có trong soda và một số loại đồ uống khác là từ đường fructose. Trong khi đó, fructose được cho là có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và dẫn đến bệnh gout.

Bệnh gout uống soda
Soda chứa đường có thể làm tăng nồng độ acid uric máu và khiến các triệu chứng gout trở nên nghiêm trọng hơn

Axit uric thường được lọc bởi thận và bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Bệnh gút xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu, khiến các tinh thể axit uric hình thành ở một hoặc nhiều khớp và dẫn đến viêm khớp, sưng đau dữ dội. Có một số yếu tố có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, bao gồm tiêu thụ nhiều đường fructose. Nước soda được làm ngọt từ đường fructose. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ soda để phòng ngừa các cơn gout cấp.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ hai hoặc nhiều phần soda mỗi ngày có thể làm tăng hàm lượng fructose trong máu và tăng nguy cơ phát triển bệnh gout lên đến 85%. Bên cạnh đó, các loại nước ngọt và nước trái cây chứa đường khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Các loại soda dành cho người ăn kiêng, không chứa đường được cho là không gây ảnh hưởng đến người bệnh gout. Do đó, nếu muốn sử dụng soda, người bệnh nên kiểm tra thành phần của sản phẩm và tránh tiêu thụ sản phẩm chứa đường fructose.

2. Bị gút có uống cà phê (đen hoặc sữa) được không?

Trong hầu hết các nghiên cứu, cà phê có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Cà phê chứa nhiều hợp chất có lợi, bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất, polyphenol và caffein.

Cà phê được cho là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout bằng cách làm hạ nồng độ acid uric trong máu bằng cách khuyến khích cơ thể bài tiết acid uric. Cà phê cũng có thể kích thích có thể phân hủy purin và giảm tốc độ sản xuất acid uric.

Bệnh gút có nên uống cà phê
Người bệnh gout có thể uống cà phê phù hợp để cải thiện các triệu chứng

Ngoài ra, có hai loại thuốc điều trị bệnh gout mà bác sĩ có thể kê đơn là thuốc ức chế xanthine oxidase và thuốc tăng uricosuric. Các chất ức chế xanthine oxidase hoạt động bằng cách ức chế xanthine oxidase. Xanthine oxidase là một loại enzyme giúp cơ thể chuyển hóa purin và giữ cho nồng độ axit uric ở mức thấp.

Caffeine trong cà phê được xem là một metyl xanthine. Do đó, sử dụng cà phê thường xuyên được xem là một cách ức chế và làm giảm nồng độ acid uric trong máu.

Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu khác cho biết, sử dụng cà phê quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, để xác định chính xác bệnh gout có uống cà phê được không, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên môn.

Soda và nước ngọt thường có chứa đường fructose để làm ngọt, điều này có thể kích hoạt các triệu chứng gout, do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng. Trong khi đó, các nghiên cứu về cà phê và bệnh gout còn nhiều tranh cãi. Do đó, để biết chính xác thông tin bệnh gout có uống soda hay cà phê được không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Đồ uống có thể làm bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn

Bệnh gout thường có liên quan đến thực phẩm giàu protein, tuy nhiên một số đồ uống cũng có thể dẫn đến các cơn gout cấp, chẳng hạn như:

1. Bia

Theo các nghiên cứu, bia chứa một lượng lớn purin và có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh gout. Theo ước tính, một người tiêu thụ 350 ml bia mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 1.5 lần khi so với những người khác.

Bia chứa nhiều cồn và men bia, cả hai chất này đều có thể dẫn đến các cơn đau gout. Do đó, bia đặc biệt không tốt cho người bệnh gout hoặc thuộc nhóm đối tượng nguy cơ của bệnh gout.

bệnh gout có nên uống bia
Men và chất cồn trong bia có thể gây tích tụ acid uric và khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn

2. Rượu

Mặc dù bia là đồ uống có cồn gây ảnh hưởng xấu nhất đến bệnh gout, nhưng rượu và bất cứ đồ uống có cồn nào khác cũng có thể dẫn đến bệnh gout. Thận ưu tiên bài tiết rượu, do đó tiêu thụ nhiều rượu có thể làm giảm khả năng bài tiết acid uric. Điều này làm tăng nồng độ acid uric máu và dẫn đến một cơn gout cấp sau 1 – 2 ngày.

3. Nước giải khát

Các loại nước giải khát, chẳng hạn như đồ uống có đường có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nguy cơ này là như nhau ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy, tiêu thụ một khẩu phần đồ uống có đường mỗi ngày có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh gout ở phụ nữ so với những phụ nữ không uống hoặc uống không thường xuyên.

Các loại đồ uống giải khát có đường và nước trái cây đóng hộp thường được làm ngọt từ fructose, do đó có thể dẫn đến các cơn gout cấp. Tuy nhiên, soda ăn kiêng thường không làm tăng tần suất của các cơn gout cấp.

4. Cam ép

Mặc dù nhiều loại đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, nhưng nước trái cây có đường tự nhiên như nước cam cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gout.

bệnh gout có được uống nước cam không
Lượng đường tự nhiên trong cam có thể gây bùng phát các cơn gout cấp

Một số nghiên cứu cho thấy, lượng đường fructose cao trong nước ép trái cây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, người bệnh có thể nên hạn chế tiêu thụ các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên nếu được chẩn đoán bệnh gout hoặc thuốc nhóm nguy cơ bệnh gout cao.

5. Cà phê

Các nghiên cứu cho thấy rằng caffein trong cà phê có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh gout nhờ cấu trúc hóa học tương tự như một loại thuốc chữa bệnh gout thông thường. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho biết, tăng lượng caffein có thể gây ra cơn đau gout cấp. Trên thực tế, việc tăng gấp đôi lượng cà phê đột ngột có thể tăng nguy cơ dẫn đến các triệu chứng gout đến 80%.

Do đó, nếu thường xuyên uống cà phê, người bệnh nên giữ cà phê ở lượng trung bình hàng ngày. Bên cạnh đó, nếu bổ sung cà phê nhằm mục đích kiểm soát các cơn gout, người bệnh nên tăng lượng tiêu thụ dần dần để tránh say cà phê và dẫn đến một cơn gout cấp tính.

6. Nước uống năng lượng

Tiêu thụ một số loại uống năng lượng có tác dụng tương tự như với cà phê. Các loại đồ uống này có thể chứa nhiều đường, do đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên gấp đôi.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về tác động của nước tăng lực đối với bệnh gout. Tuy nhiên, phần lớn những đồ uống này được làm ngọt bằng đường fructose, do đó sử dụng các loại đồ uống này có thể dẫn đến bệnh gout.

Các loại đồ uống tốt cho bệnh gout

Bên cạnh các loại đồ uống cần tránh, có một số loại đồ uống có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gout. Cụ thể các loại đồ uống tốt cho bệnh gout chẳng hạn như:

nước uống giảm gout
Nước ép cherry có thể làm giảm nồng độ acid uric và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gout
  • Nước ép dứa: Nước ép dứa có thể hỗ trợ loại bỏ acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể nhờ vào enzym bromelain. Thường xuyên sử dụng nước ép dứa có thể hỗ trợ giảm đau và viêm khớp do tích tụ acid uric trong các khớp. Loại enzym này cũng có thể hỗ trợ phân hủy axit uric và loại bỏ ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
  • Nước gừng: Đun sôi một vài lát gừng, để nguội và dùng uống có thể làm đau và viêm khớp tại vị trí tích tụ acid uric. Người bệnh có thể cho thêm một ít mật ong để thay đổi hương vị khi sử dụng.
  • Nước ép cà rốt và dưa chuột: Uống nước ép từ 2 củ cà rốt, 1 quả dưa chuột và 8 nhánh cần tây vào buổi sáng có thể hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Đây cũng là một loại đồ uống có thể giữ nước trong cơ thể, hạn chế tình trạng mất nước và tích tụ acid uric. Uống nước ép này trong ít nhất 15 đến 20 ngày để đào thải hết axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Nước ép anh đào: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép anh đào (cherry) có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa bệnh gout. Người bệnh có thể ép nước anh đào và dùng uống mỗi ngày để ngăn ngừa cơn đau và viêm do tích tụ acid uric.
  • Nước ép táo: Nước ép táo có thể trung hòa acid uric trong cơ thể, do đó có thể làm giảm viêm và đau. Táo cũng có chứa acid malic, là một loại acid có thể làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể. Do đó, người bệnh có thể ăn một quả táo mỗi ngày hoặc uống một ly nước ép táo để cải thiện các triệu chứng.
  • Thức uống nghệ và dứa: Sử dụng nước ép từ nghệ và dứa có thể hỗ trợ giảm đau và sưng tấy liên quan đến tích tụ acid uric trong máu. Người bệnh có thể thêm vài lát gừng vào đồ uống để tăng cường hương vị.
  • Nước ép cà rốt, củ cải đường và dưa chuột: Uống nước ép từ 1 quả dưa chuột nhỏ, 1 củ cà rốt và 1 củ cải đường có thể làm tan các tinh thể acid uric và loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Ngoài ra, uống một cốc nước ép này mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Người bệnh gout thường được đề nghị một số chế dinh dưỡng phù hợp để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, các loại đồ uống cũng có thể tác động đến bệnh gout theo nhiều cách khác nhau. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu thông tin bệnh gout có uống cà phê, soda hay các loại đồ uống khác được không để có kế hoạch sử dụng phù hợp.

Thông tin liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua