Bệnh gout có ăn được tôm không? (tôm biển và đồng)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Chuyên Khoa: Xương Khớp | Nơi công tác: IHR Cơ Sở Hà Nội
Theo dõi IHR trên goole news

Tôm là thực phẩm có chứa thành phần dưỡng chất đa dạng, tuy nhiên hàm lượng nhân purin lại ở mức cao. Vậy bệnh gout có ăn được tôm không? Việc bổ sung tôm có ảnh hưởng gì đến quá trình kiểm soát bệnh? Vấn đề này sẽ được làm rõ cùng nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh gout có ăn được tôm không
Bệnh gout có ăn được tôm không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm

Thành phần dưỡng chất có trong tôm

Tôm là một trong những loại hải sản được tiêu thụ rất phổ biến. Thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng dồi dào, bao gồm cả chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, tôm không hoàn toàn lành mạnh do chứa một lượng lớn cholesterol.

Theo phân tích, trung bình 100 gram tôm sẽ chứa một số thành phần dưỡng chất với hàm lượng cụ thể như sau:

  • Năng lượng: 106 calo
  • Protein: 20.3 gram
  • Tổng lượng chất béo: 1.7 gram
  • Chất béo bão hòa: 0.3 gram
  • Cholesterol: 152 milligram
  • Canxi: 5% nhu cầu cơ thể mỗi ngày
  • Sắt: 13% nhu cầu cơ thể mỗi ngày
  • Vitamin A: 4% nhu cầu cơ thể mỗi ngày
  • Vitamin C: 3% nhu cầu cơ thể mỗi ngày

Ngoài ra, tôm còn chứa một lượng nhỏ các thành phần dưỡng chất thiết yếu khác cũng rất cần thiết cho cơ thể con người. Điển hình như vitamin B12, đồng, kẽm, magie, kali, mangan, photpho, i-ốt…

Nhờ có chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà tôm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bao gồm:

  • Chống oxy hóa
  • Hỗ trợ giảm cân
  • Chứa các chất giúp phòng ngừa bệnh tật
  • Tốt cho sức khỏe xương khớp
  • Tăng cường trí nhớ và phát triển não bộ

Bệnh gout có ăn được tôm không? Tại sao?

Như đã phân tích, tôm là thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào và mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt hàm lượng canxi lớn từ tôm rất hữu ích cho sức khỏe xương khớp. Vậy những người bị bệnh gout có ăn được tôm không? Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia cho biết:

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa nhân purin rất phổ biến đặc trưng bởi sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu khiến cho các tinh thể muối urat bị lắng đọng tại khớp và làm phát sinh triệu chứng. Để kiểm soát tiến triển của bệnh thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh nhằm làm hạ acid uric.

bị gout được ăn tôm không
Ăn nhiều tôm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gout

Trong đó, bệnh nhân gout được khuyến cáo là không nên tiêu thụ các sản phẩm có hàm lượng nhân purin cao. Tôm mặc dù giàu đạm, canxi và các dưỡng chất thiết yếu nhưng lại chứa lượng lớn nhân purin. Trong 100gram tôm có chứa tới khoảng gần 150mg purin. Trong đó cả tôm biển và tôm đồng đều chứa hàm lượng dưỡng chất tương đương nhau và lượng lớn nhân purin. Chính vì vậy mà tôm được xếp vào nhóm thực phẩm nên hạn chế trong khẩu phần ăn của bệnh nhân gout.

Nếu người bệnh vẫn cố chấp ăn tôm thì các vấn đề nguy hại tiềm ẩn sẽ phát sinh. Đặc biệt là tiêu thụ nhiều tôm khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Từ đó khiến nhiều tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp và hình thành nên các hạt tophi khiến khớp bị tổn thương nặng, thậm chí là biến dạng. Hơn nữa, bệnh gout tiến triển mãn tính còn kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng.

Ngoài ra, tôm còn là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, bởi có chứa tropomyosin, arginine kinase và hemocyanin. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa ran trong miệng, nghẹt mũi, rối loạn tiêu hóa hay các phản ứng trên da. Một số người bị dị ứng tôm còn có nguy cơ sốc phản vệ rất nguy hiểm. Đây là tình trạng đến đột ngột, có thể gây co giật, bất tỉnh và thậm chí gây tử vong nếu không được dị ứng với tôm. Bởi vậy, ngoài bệnh nhân gout thì những người bị dị ứng với tôm cũng nên tránh ăn tôm hoàn toàn.

Người bị gout nên làm gì khi thèm ăn tôm?

Người bị bệnh gout được khuyến cáo là không nên bổ sung tôm vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên tôm là một thực phẩm có thể chế biến thành các món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Và cũng không ít người thường có xu hướng thèm ăn tôm khi lâu ngày không tiêu thụ thực phẩm này.

Vậy nếu bệnh nhân gout thèm ăn tôm thì phải làm sao? Có được ăn không? Như đã nói, tôm chứa hàm lượng lớn purin nên là thực phẩm không lành mạnh với những người mắc bệnh gout. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh quá thèm ăn tôm thì có thể bổ sung 1 lượng nhỏ nhưng cần chú ý đến các vấn đề sau:

– Tuyệt đối không ăn tôm quá thường xuyên:

Người bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một ít tôm nếu cảm thấy thèm nhưng chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ, khoảng từ 50 – 100 gram. Và nên nhớ rằng, tuyệt đối không tiêu thụ tôm thường xuyên để tránh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình kiểm soát tiến triển của bệnh gout.

ăn tôm khi bị gout
Thỉnh thoảng bệnh nhân gout vẫn có thể ăn 1 ít tôm để giải tỏa cơn thèm và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

– Chú ý đến cách chế biến:

Cách chế biến cũng ảnh hưởng không ít đến giá trị dinh dưỡng và lợi ích của tôm. Với bệnh nhân gout thì chỉ nên ăn tôm theo hình thức luộc, hấp. Tuyệt đối không chế biến tôm theo cách chiên, xào, rang, làm sốt… Bởi nếu thêm lượng dầu mỡ vào khi chế biến thì sẽ khiến cho nồng độ acid uric tăng cao hơn là ăn tôm theo cách luộc, hấp.

– Không nên ăn tôm với các loại thực phẩm chứa nhiều canxi:

Trong tôm vốn đã có 1 lượng lớn canxi, nếu người bệnh đã ăn tôm thì không nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi khác. Bởi chúng có thể khiến hệ tiêu hóa gặp bất lợi, gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

– Tránh dùng các thực phẩm chứa nhiều purin khác:

Như đã nói, tôm có chứa lượng lớn nhân purin vốn không tốt cho quá trình kiểm soát bệnh gout. Trường hợp quá thèm ăn tôm thì người bệnh có thể bổ sung một lượng nhỏ nhưng tuyệt đối tránh xa các thực phẩm giàu purin khác. Điển hình như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại hải sản khác, măng tây, rau bina…

Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bị gout

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân gout cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Cần đảm bảo mục tiêu kiểm soát và làm hạ nồng độ acid uric trong máu. Đồng thời giữ cho cân nặng ở trong giới hạn phù hợp, tránh bị thừa cân – béo phì cũng như cần tránh không để bị suy dinh dưỡng.

Nguyên tắc chung cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh là:

  • Nhu cầu năng lượng mỗi ngày: Khoảng từ 30 – 35kcal/ kg cân nặng/ ngày.
  • Nhu cầu chất đạm: Khoảng 0.8g/ kg cân nặng/ ngày.
  • Nhu cầu chất béo: Khoảng từ 18 – 25% nhu cầu năng lượng của cơ thể.
  • Lượng muối: Không quá 5 gram/ ngày.
  • Lượng nước: Ít nhất 40ml/ kg cân nặng/ ngày.
chế độ ăn uống cho người bị gout
Người bị gout nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh

Bổ sung thực phẩm trong chế độ ăn uống của người bị bệnh gout cụ thể như sau:

– Thực phẩm cung cấp chất đạm:

  • Nên ăn các thực phẩm có chứa dưới 50% nhu cầu purin hằng ngày của cơ thể. Điển hình như lườn gà, trứng, sữa tách béo, thịt lợn nạc… (chỉ nên chiếm khoảng 10% protein tổng giá trị bữa ăn).
  • Hạn chế ăn thịt, cá, tôm. Đối với người có cân nặng dưới 50kg chỉ nên ăn tối đa 100 gram. Còn người trên 60kg thì nên ăn không quá 150 gram.
  • Không nên tiêu thụ các loại thức ăn có từ 50% purin trở lên như thịt đỏ, các loại hải sản, nội tạng động vật, các loại họ đậu, măng tây, dọc mùng, giá đỗ… Không ăn động vật non, tránh dùng nước luộc thịt, cá hay nước xương để nấu ăn.

– Thực phẩm cung cấp chất béo:

Chất béo là thành phần không thể thiếu với cơ thể con người. Thành phần này đặc biệt quan trọng với quá trình chuyển hóa một số chất và vi chất như vitamin A, D, E… Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn gout cấp. Người bị gout chỉ nên bổ sung 15 – 20% chất béo trong tổng giá trị dinh dưỡng hằng ngày. Dầu ô liu, dầu vừng, dầu lạc… là các thực phẩm chất béo tốt cho người bệnh. Cần hạn chế dùng dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, mỡ động vật hay thực phẩm chiên rán.

– Tinh bột:

Đây là nhóm dưỡng chất chiếm tỷ lệ cao hơn cả trong bữa ăn thường ngày của bệnh nhân gout. Tinh bột chiếm khoảng 70% tổng giá trị khẩu phần ăn hằng ngày. Một số nguồn tinh bột được khuyến khích sử dụng là cơm, bún, khoai, sắn, phở… đều là các sản phẩm chỉ chiếm dưới 20% purin. Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp hay đồ ăn chế biến sẵn chứa chất bảo quản.

– Các loại rau củ:

Thực tế, hầu hết các loại rau củ quả tươi đều có chứa hàm lượng purin dao động trong khoảng từ 20 – 25%. Người bệnh gout có thể thoải mái bổ sung mà không lo ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát bệnh. Tuy nhiên cần tránh một số thực phẩm như giá đỗ, măng tây, rau bina, nấm…

– Đồ uống:

Người bị gout nên bổ sung đủ cho cơ thể từ 2.5 – 3 lít nước/ ngày. Điều này giúp đảm bảo quá trình chuyển hóa và tăng tốc độ đào thải acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên chỉ nên uống nước lọc và một số loại nước ép từ rau củ quả tươi. Tuyệt đối không tiêu thụ rượu bia, các loại nước ngọt đóng chai, thức uống có gas, có cồn và chất kích thích.

Mong rằng với những thông tin từ bài viết, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề bệnh gout có ăn được tôm không? Đồng thời chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ tối ưu cho quá trình kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Gout là bệnh lý có tiến triển dai dẳng nên tốt nhất hãy thăm khám và nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Mẹo chữa bệnh gout bằng rau cải bẹ xanh tại nhà

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua