Bàn Chân Bẹt Nên Đi Giày Gì? Cách Lựa Chọn Phù Hợp

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Vũ Phương Ngọc
Theo dõi IHR trên goole news

Giày xăng đan, giày thể thao có miếng lót mềm… có thể giúp giải đáp thắc mắc bàn chân bẹt nên đi giày gì? Các nghiên cứu cho thấy, những đôi giày có đế chắc chắn và đệm hỗ trợ chính là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân bẹt. Những đôi giày này có thể giúp ngăn ngừa biến chứng, hạn chế đau, người bệnh đi lại dễ dàng.

Bàn chân bẹt nên đi giày gì
Tìm hiểu bàn chân bẹt nên đi giày gì? Cách lựa chọn giày phù hợp nhất để tránh gây đau và biến chứng

Bàn chân bẹt là gì?

Hội chứng bàn chân bẹt (bàn chân phẳng) là tình trạng vòm bàn chân rất thấp hoặc không có vòm bàn chân. Điều này khiến gan bàn chân lõm vào trong khi đứng và đi, mũi bàn chân hướng ra bên ngoài.

Bệnh thường phát triển do:

  • Những rối loạn bẩm sinh (hội chứng người dẻo, rối loạn phối hợp phát triển, ngón chân hướng vào trong, loạn dưỡng cơ…)
  • Đi giày không phù hợp
  • Hội chứng Marfan
  • Mang thai, viêm khớp dạng thấp thường gây bàn chân bẹt ở người lớn

Những người có bàn chân bẹt thường không bị đau. Tuy nhiên hội chứng này có thể gây rối loạn liên kết ở bàn chân, tăng áp lực và nguy cơ chấn thương theo thời gian. Từ đó dẫn đến những đợt đau nhức ở đầu gối và đau mắt cá chân.

Ngoài ra bàn chân bẹt ở trẻ em cần được điều trị kịp thời và phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển và hệ thống thần kinh.

Vì sao cần lựa chọn giày phù hợp?

Trong hội chứng bàn chân bẹt, việc lựa chọn giày phù hợp có thể mang đến những lợi ích sau:

Lựa chọn giày phù hợp giúp vận động và đi lại dễ dàng
Lựa chọn giày phù hợp giúp vận động và đi lại dễ dàng, tạo sự thoải mái, giảm áp lực lên bàn chân
  • Mang đến sự thoải mái tối đa cho chân
  • Vận động và đi lại dễ dàng
  • Giảm áp lực lên bàn chân khi đứng hoặc di chuyển, hạn chế tình trạng sưng tấy và tổn thương gân
  • Hỗ trợ vòm bàn chân, giúp bệnh nhân đi bộ thoải mái hơn
  • Ngăn ngừa những vấn đề trong sinh hoạt và vận động. Cụ thể như đau lưng, đau đầu gối, sưng đau mắt cá chân, chấn thương trong sinh hoạt
  • Hỗ trợ điểu chỉnh biến dạng cho trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt
  • Việc lựa chọn những đôi giày không đủ hỗ trợ có thể gây ra những biến chứng cho người có bàn chân bẹt. Khi mang giày phù hợp cùng với những thiết bị chỉnh hình (chẳng hạn như miếng lót tùy chỉnh), người bệnh có thể giảm nguy cơ tổn thương gân, những vấn đề về khớp và bệnh bunion.

Hội chứng bàn chân bẹt không giống nhau ở tất cả mọi người. Gân gót chân (gân Achilles) có thể bị căng, những ngón chân có thể hướng ra ngoài, vòm bàn chân có thể trở lại bình thường khi nhắc chân lên hoặc đứng. Chính vì thế mà bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra lời khuyên về cách lựa chọn kiểu giày phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Bàn chân bẹt nên đi giày gì?

Sử dụng giày dép phù hợp là một trong những cách giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy người mắc hội chứng bàn chân bẹt nên đi giày gì? Theo các chuyên gia, những người có bàn chân bẹt cần lựa chọn một đôi giày vừa vặn, có thể là giày xăng đan hoặc giày thể thao.

Ngoài ra những đôi giày được lựa chọn cần có đế chắc chắn và miếng lót (đệm) để hỗ trợ bề mặt của bàn chân. Bên cạnh đó đế giày phải dẻo nhưng không mềm. Những đôi giày này có khả năng hỗ trợ khi bạn đứng hoặc đi bộ, giảm áp lực, giảm đau mắt cá chân và đau đầu gối.

Một số kiểu giày tốt cho người có bàn chân bẹt:

1. Giày có miếng lót tùy chỉnh

Thông thường bệnh nhân sẽ được kê đơn một thiết bị tùy chỉnh. Đó là một miếng lót giày được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân bẹt. Miếng lót giày thường được làm từ một miếng thạch cao, kích thước vừa với bàn chân của một người. Điều này giúp hỗ trợ điều chỉnh biến dạng và giữ cho bàn chân thẳng hàng.

Người bệnh cần lưu ý lựa chọn những đôi giày có thể tháo rời miếng lót. Điều này giúp tăng sự linh hoạt khi dùng với thiết bị chỉnh hình. Nên lựa chọn những đôi giày có kích thước rộng vừa vặn, có phần hỗ trợ vòm và gót chân. Những đôi giày này được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh.

Giày có miếng lót tùy chỉnh
Mang giày có miếng lót tùy chỉnh được thiết kế riêng để hỗ trợ và giữ cho bàn chân thẳng hàng

2. Giày xăng đan

Lựa chọn những đôi giày xăng đan có đế dẻo, không trượt. Thiết kế giày có phần thun bo hoặc dạng xỏ ngón để tháo và xỏ giày vào một cách dễ dàng.

Bất kỳ đôi giày nào (bao gồm giày xăng đan) phải có đế chắc chắn để phân bổ trọng lượng đồng đều, hỗ trợ bàn chân. Có đệm lót ở phần gót chân mang đến sự thoải mái và vừa vặn.

3. Giày nam công sở

Để giải đáp thắc mắc “bàn chân bẹt nên đi giày gì?”, người bệnh có thể sử dụng những đôi giày nam công sở không có rãnh ở phần đế. Những đôi giày này chứa một bộ chỉnh hình tùy chỉnh (phần chèn có thể tháo rời). Thêm một lớp chất liệu bên trong và giữa đế giúp đệm và bảo vệ bàn chân.

Phần mũi giày rộng cho phép những ngón chân của bạn xòe ra ngoài. Bên cạnh đó những đôi giày nam công sở được trang bị dây buộc. Điều này giúp người bệnh linh hoạt hơn trong việc nới lỏng hoặc thắt chặt để giày vừa vặn hơn với đôi chân.

4. Giày có gót dưới 2 phân

Những đôi giày có gót dưới 2 phân phù hợp với nữ giới mắc hội chứng bàn chân bẹt. Những đôi giày này có tác dụng hỗ trợ bàn chân và bảo vệ gót chân. Thiết kế giày vừa vặn và ổn định giúp bàn chân không bị lăn vào trong.

Trong giày chứa một tấm đệm lót chân. Điều này mang đến sự thoải mái và hỗ trợ bàn chân. Một số đôi giày còn có dây đeo giúp điều chỉnh vừa vặn, ổn định bàn chân.

Giày có gót dưới 2 phân
Giày có gót dưới 2 phân giúp bàn chân không bị lăn vào trong, hỗ trợ di chuyển và bảo vệ gót chân

5. Giày tây nam

Khi chọn giày tây nam, bạn cần lựa chọn những đôi giày có phần gót sâu giúp nâng đỡ bàn chân và mũi giày không quá nhọn. Ngoài ra nên ưu tiên những đôi giày có đế bằng cao su. Bởi thiết kế này giúp bàn chân được hỗ trợ nhiều hơn, giảm nguy cơ tổn thương gân.

Khi mang giày tây nam, nên sử dụng miếng chèn có thể tháo rời để có một bộ chỉnh hình tùy chỉnh.

6. Giày thể thao trẻ em

Trẻ em có thể xương khớp mềm dẻo, dễ tổn thương và có bàn chân bẹt rõ rệt khi đứng lên. Hầu hết trẻ em có bàn chân phẳng sẽ phát triển vòm chân vào khoảng 4 – 6 tuổi. Tuy nhiên hội chứng này có thể liên tục ở một số trẻ.

Đối với trẻ em, nên tìm những đôi giày thể thao bền và linh hoạt để chơi. Đặc biệt nên lựa chọn những đôi giày có đế chắc chắn và miếng lót mềm để hỗ trợ bàn chân.

7. Giày chạy bộ

Cần thận trọng khi chọn giày chạy thể thao cho vận động viên mắc hội chứng bàn chân bẹt. Thông thường người bệnh sẽ được xem xét về dáng bàn chân, dáng đi, vòm chân có bị xẹp xuống hay không.

Sập vòm có thể xảy ra ở những người có gân bị hư hỏng hoặc bị kéo căng. Nếu có chấn thương, vòm bàn chân cần được hỗ trợ cho đến khi lành lại hoàn toàn.

Không nên sử dụng giá đỡ vòm khi chạy, đặc biệt là những người có bàn chân phẳng tự nhiên. Bởi điều này có thể tạo hình dạng không tự nhiên cho bàn chân, gây căng thẳng cho các cơ và khớp. Chính vì thế người bệnh nên lựa chọn những đôi giày chạy bộ không có hỗ trợ vòm.

Ưu tiên lựa chọn những đôi giày có đế rộng vì nó có thể giúp hỗ trợ phân bổ áp lực đều khắp bàn chân. Ngoài ra nên lựa chọn miếng đệm phù hợp để giúp ngăn ngừa áp lực quá mức và hấp thụ sốc.

Lựa chọn những đôi giày chạy bộ không có hỗ trợ vòm
Lựa chọn giày chạy bộ không có hỗ trợ vòm để tránh tạo hình dạng không tự nhiên cho bàn chân

8. Dép

Ngoài những đôi giày nêu trên, bệnh nhân mắc hội chứng bàn chân bẹt có thể lựa chọn những đôi dép quai ngang hoặc xỏ ngón. Thiết kế thông thoáng và vừa vặn giúp giữ cho chân luôn thoáng mát và thoải mái. Tuy nhiên nó có thể ít hỗ trợ bàn chân hơn so với giày.

Để cung cấp nhiều sự hỗ trợ hơn, hãy lựa chọn những đôi dép có đệm hỗ trợ gót chân và hấp thụ chấn động, đế rộng và chắc chắn, đế giữa mềm hơn để tạo cảm giác thoải mái.

Đối với những đôi dép mang trong nhà, nên sử dụng dép có đế cao su đúc, hỗ trợ vòm và ôm gót. Có lớp ngoài nhẹ giúp giảm áp lực lên bàn chân và giảm trọng lượng.

Tránh mang những đôi dép có thiết kế kém. Bởi những đôi dép này không có khả năng hỗ trợ, tăng nguy cơ chấn thương, đau hoặc gây ra những vấn đề khác cho người có bàn chân bẹt.

Cách lựa chọn giày cho bàn chân bẹt

Để lựa chọn một đôi giày phù hợp, không gây đau hay chấn thương khi vận động, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

Lựa chọn những đôi giày vừa vặn, có đế vững chắc
Lựa chọn những đôi giày vừa vặn, có đế vững chắc, mặt trước đủ cao và rộng ở ngón chân
  • Giày vừa vặn: Luôn luôn lựa chọn một đôi giày vừa vặn. Không nên lựa chọn những đôi giày có phần trước hẹp hoặc có mũi nhọn.
  • Mặt trước đủ cao và rộng ở ngón chân: Một đôi giày phù hợp phải có mặt trước đủ cao để không tạo cảm giác bí bách cho những ngón chân. Giày rộng ở ngón chân (phần mũi chân) để giúp những ngón chân trải rộng ra, không bị gò bó. Điều này giúp giảm áp lực và hạn chế chấn thương ở nửa trước của bàn chân. Đồng thời ngăn ngừa đau và sưng tấy khi di chuyển.
  • Đế vững chắc: Giày có đế vững chắc, có khả năng hỗ trợ gót chân. Thiết kế này có thể giúp ngăn bàn chân lăn vào trong.
  • Gót được gia cố: Lựa chọn những đôi giày có phần gót được gia cố, đệm gót chắc chắn trong giày để hỗ trợ bàn chân. Điều này giúp bảo vệ gót chân, gân gót chân và gân gắn cơ bắp chân với xương bàn chân. Từ đó ngăn ngừa hỏng hoặc kéo căng quá mức các gân ở bàn chân.
  • Giày có gót thấp: Lựa chọn những đôi giày gót thấp, có hỗ trợ gót chân và có đệm. Không nên mang giày cao gót. Bởi những đôi giày này làm tăng áp lực lên nửa trước của bàn chân. Ngoài ra giày cao gót còn gây tổn thương gân, không tốt cho quá trình điều trị bàn chân bẹt và tạo cảm giác đau đớn.
  • Giày thể thao phù hợp: Lựa chọn những đôi giày chạy bộ không có hỗ trợ vòm. Chọn giày có đế rộng để phân bổ áp lực đều khắp bàn chân. Đồng thời giày thể thao phải có miếng đệm phù hợp để giảm áp lực khi hoạt động và hấp thụ sốc.

Những đôi giày khác nhau sẽ giúp hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi người. Khi hiểu rõ kiểu giày nào phù hợp với đôi chân, người bệnh có thể so sánh kiểu giày, chất liệu và giá cả. Nếu chưa thể lựa chọn một đôi giày phù hợp nhất, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn.

Thông tin tổng hợp trong bài giúp giải đáp “Bàn chân bẹt nên đi giày gì? Cách lựa chọn giày phù hợp”. Nhìn chung việc lựa chọn giày phù hợp là điều cần thiết để hỗ trợ vận động và điều trị cho người có hội chứng bàn chân bẹt, tránh phát sinh biến chứng. Do đó hãy ưu tiên những đôi giày có khả năng hỗ trợ tốt cho chân.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua